Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim

 Thứ Năm ngày 31 tháng 09 năm 2020

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 2: NGÔI NHÀ CỦA EM( Tiết 3)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- HS biết được nhà ở và đồ dùng trong nhà.

- Nói được địa chỉ nhà ở của mình

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở .

- Liệt kê được một số đồ dùng trong gia đình

- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nhà ở và đồ dùng trong gia đình.

- Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

- Phiếu tự đánh giá.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. MỞ ĐẦU (5P)

 * Mục tiêu:

- Nói được địa chỉ nhà ở của mình.

Hoạt động chung của cả lớp

- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát về ngôi nhà : Nhà của tôi.

- HS nói cho nhau nghe về địa chỉ nhà của mình

 GV dẫn dắt vào bài học: Cũng như lời bài hát, trong lớp chúng ta ai cũng có một ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà ở và xung quanh nhà ở; cùng chia sẻ vè ngôi nhà của mình và cần phải làm gì để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.

 B. BÀI MỚI: (25P)

 

doc32 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cong trên và thẳng xiên; nét 2 là nét thẳng ngang. 
+ Số 3: cao 2 li. Gồm 3 nét – nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 cong phải. 
- HS viết trên bảng con: 2, 3 (2 lần).
4. Củng cố, dặn dò( 2P)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe bài Tập đọc Ở bờ đê, xem trước bài 12 (g, h).
- Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 10, 11).
I. MỤC TIÊU
- Tô đúng, viết đúng các chữ ê, l, b, các tiếng lê, bễ – chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Tô, viết đúng các chữ số 2, 3. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Các chữ mẫu ê, l, b; các chữ số 2, 3 đặt trong khung chữ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Cả lớp nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, chữ số: ê, l, lê, b, bê, bễ, 2, 3. 
b) Tập tô, tập viết: ê, l, lê 
- GV vừa viết mẫu từng chữ ê, l, lê, vừa hướng dẫn quy trình:
+ Chữ ê: cao 2 li, như chữ e, nhưng có thêm dấu mũ (là 2 nét thẳng xiên ngắn). Cách viết dấu mũ: Từ điểm dừng của nét 1, lia bút lên đầu chữ để viết dấu mũ nhỏ vừa phải, cân đối (khoảng giữa ĐK 3 và ĐK 4). .
+ Chữ l: cao 5 li; viết liền 1 nét. 
+ Tiếng lê: Viết chữ l trước, chữ ê sau, chú ý nối nét giữa l và ê. 
- HS viết: ê, l, lê (2 lần). 
c) Tập tô, tập viết: b, bê, bễ 
- GV vừa viết mẫu từng chữ b, bê, bễ, vừa hướng dẫn:
+ Chữ b: cao 5 li. Gồm 3 nét: nét khuyết xuôi, nét móc ngược và nét thắt. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2, viết nét khuyết xuôi cao 5 li, rộng 1 li. Đưa bút ngược lại theo thân nét khuyết xuôi, đến ĐK 2 nối liền với nét móc ngược và nét thắt; dừng bút gần ĐK 3.
+ Tiếng bê: gồm chữ b trước, chữ ê sau; chú ý nét nối giữa b và ê.
+ Tiếng bễ viết bê, đặt dấu ngã trên chữ ê (dấu ngã đặt cân đối trên ê, không quá gần hoặc quá xa.
- HS viết: b, bê, bễ (2 lần). 
d) Tập tô, tập viết chữ số: 2, 3 
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+ Số 2: cao 2 li. Gồm 2 nét. Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong phải và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang.
+ Số 3: cao 2 li; gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên, nét 3: cong phải. 
- HS viết: 2, 3 (2 lần). 
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá
Thứ Tư ngày 30 tháng 09 năm 2020
TIÊNG VIỆT
 BÀI 12: g - h
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết các âm và chữ cái g, h; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có g, h với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”: ga, hồ.
- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm g, âm h. 
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê. 
- Viết đúng trên bảng con các chữ g, h và các tiếng ga, hồ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5P)
- 2 - 3 HS đọc lại bài Tập đọc Ở bờ đê (bài 11). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: (2P)GV giới thiệu bài học mới: âm và chữ cái g, h. 
- GV chỉ chữ g, nói: g (gờ). HS (cá nhân, cả lớp): g. Làm tương tự với chữ h. 
- GV giới thiệu chữ G, H in hoa. 
2. Chia sẻ, khám phá ( 13P)(BT 1: Làm quen). 
2.1. Âm g và chữ g 
- GV chỉ hình ảnh nhà ga; hỏi: Đây là cái gì? (Nhà ga).
- GV viết chữ g, chữ a. HS nhận biết: g, a = ga. Cả lớp: ga. GV giải nghĩa: ga / nhà ga là bến đỗ, nơi xuất phát của các đoàn tàu.
- Phân tích tiếng ga: có 2 âm, âm g đứng trước, âm a đứng sau. 
- GV giới thiệu mô hình tiếng ga. HS (cá nhân, tổ, lớp): gờ - a - ga / ga.
2.2. Âm h và chữ h
- Thực hiện như âm g và chữ g. 
- HS nhận biết: h, ô, dấu huyền = hồ. / Phân tích tiếng hồ. Đánh vần: hờ - ô - hô - huyền - hồ / hồ.
* Củng cố: HS nói 2 chữ, 2 tiếng mới vừa học. HS ghép bảng cài chữ: ga, hồ.
3. LUYỆN TẬP (13P)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm g? Tiếng nào có âm h?)
- GV nêu YC; chỉ từng hình theo số TT cho HS (cá nhân, cả lớp) nói tên từng sự vật: hổ, gấu, hoa hồng, hành, gừng, gà.
- Từng cặp HS làm bài; báo cáo kết quả: HS 1 chỉ hình trên bảng lớp, nói các tiếng có âm g (gấu, gừng, gà,). HS 2 nói các tiếng có âm h (hổ, hoa hồng, hành).
- GV chỉ từng hình, cả lớp: Tiếng hổ có âm h; tiếng gấu có âm g,...
- HS nói thêm 3 – 4 tiếng có âm g (gò, gạo, gáo, gối,...); có âm h (hoa, hoả, hỏi, hội, húi,...).
3.2. Tập đọc (BT 3)( 15P)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Bé Hà, bé Lê, giới thiệu: Bài có 4 nhân vật: Hà, bà, bé Lê (em trai Hà), ba của Hà. GV xác định lời nhân vật trong từng tranh: Tranh 1 là lời Hà (mũi tên chỉ vào Hà). Tranh 2: Câu 1 là lời bà (mũi tên chỉ vào bà). Câu 2 (Dạ) là lời Hà. Tranh 3: lời của Hà. Tranh 4: lời của ba Hà.
b) GV đọc mẫu từng lời, kết hợp giới thiệu từng tình huống
- Tranh 1: Đọc lời Hà: Hà ho, bà ạ. Tình huống: Bà nghe Hà nói, vẻ lo lắng. Cạnh đó là bé Lê ngồi trên giường, đang khóc.
- Tranh 2: Đọc lời bà: Để bà bế bé Lê đã. Nghe bà nói, Hà ngoan ngoãn, đáp: Dạ.
– Tranh 3: Đọc lời Hà: A, ba! Ba bế Hà! Ba về, Hà reo lên, chạy ra đón. Hà giơ hai tay, muốn ba bế Hà.
– Tranh 4: Đọc lời ba: Ba bế cả Hà, cả bé Lê. (Ba nói: Ba sẽ bế cả Hà, bế cả bé Lê).
c) Luyện đọc từ ngữ: HS (cá nhân, cả lớp) nhìn bài trên bảng, đọc các từ ngữ (đã gạch chân / tô màu) theo thước chỉ của GV: Hà ho, bà bế, cả Hà, cả bé Lê.
TIẾT 2
1. Luyện đọc: ( 15P)
d) Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh 
- GV: Bài đọc có 4 tranh và lời dưới 4 tranh.
- (Đọc vỡ từng câu): GV chỉ chậm từng chữ trong tên bài cho cả lớp đọc thầm. Sau đó 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc. Tiếp tục với câu 1 (lời Hà dưới tranh 1), lời dưới 3 tranh còn lại (Đọc liền 2 câu lời bà, lời Hà ở tranh 2).
- (Đọc tiếp nối cá nhân / từng cặp): 
+ 1 HS đầu bàn đọc lời dưới tranh 1, các bạn khác đứng lên tự đọc tiếp. 
+ 1 cặp HS bàn đầu đọc, các cặp ở bàn tiếp theo tự đứng lên đọc tiếp. 
e) Thi đọc cả bài (theo cặp , tổ). 
- (Làm việc nhóm đôi): Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi. 
- Các cặp, các tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc (lướt nhanh)
GV: Qua bài đọc, em hiểu điều gì? (Hà rất thích được bà và ba bế. Hà rất yêu quý bà và ba. / Bà và ba rất yêu quý chị em Hà, Lê. Mọi người trong gia đình Hà rất quan tâm, yêu quý nhau).
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại những gì vừa học ở bài 12. 3.3. Tập viết bảng con - BT 4) 
2. Luyện viết: ( 15P)
a) HS đọc trên bảng lớp: g, h, ga, hồ. 
b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn quy trình 
- Chữ g: cao 5 li; gồm 1 nét cong kín (như chữ 0) và 1 nét khuyết ngược. 
- Chữ h: cao 5 li; gồm 1 nét khuyết xuôi và 1 nét móc hai đầu. 
- Tiếng ga: viết chữ g trước, chữ a sau, chú ý viết g gần a.
- Tiếng hồ: viết chữ h trước, chữ ô sau, đặt dấu huyền trên ô. 
c) HS viết bảng con: g, h (2 lần). Sau đó viết: ga, hồ (2 lần). 
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho người thân nghe; xem trước bài 13 (i, ia).
- Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con.
 TIẾNG VIỆT
 BÀI 13: i - ia
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các âm và chữ i, ia; đánh vần, đọc đúng tiếng có i, ia với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”: bi, bia.
- Nhìn tranh ảnh minh hoạ, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm i, âm ia.
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Bi, bé Li. 
- Biết viết các chữ i, ia; các tiếng bi, bia, các chữ số 4, 5 (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P) 
2 HS đọc lại bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê (bài 12). (Hoặc cả lớp viết bảng con: ga, hồ).
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:(2P) GV giới thiệu bài học về âm và chữ i, ia. GV chỉ từng chữ cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại. GV giới thiệu chữ I in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá( 13P) (BT 1: Làm quen) 
2.1. Âm i và chữ i 
- GV chỉ hình các viên bi, hỏi: Đây là gì? (Các viên bị). 
- GV viết b, viết i. HS: b, i; đọc: bi. HS (cá nhân, cả lớp): bi. 
- Phân tích tiếng bi. HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình: bờ - i - bi / bi. 
2.2. Âm ia và chữ ia . 
- GV chỉ hình bia đá: Đây là các tấm bia ghi tên các tiến sĩ thời xưa. 
- GV viết b, viết ia. HS: b, ia; đọc: bia. HS (cá nhân, cả lớp): bia. 
- Phân tích tiếng bia gồm có âm b đứng trước, âm ia đứng sau. 
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn: bờ - ia - bia / bia. 
* HS nói lại chữ, tiếng vừa học: i, ia; bi, bia; ghép trên bảng cài chữ i, chữ ia.
LUYỆN TẬP( 15P)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm i? Tiếng nào có âm ia?)
- GV chỉ hình, 1 HS nói, sau đó cả lớp nói: bí, ví, chỉ, mía, đĩa, khỉ. / HS làm bài trong VBT, báo cáo: Tiếng có âm i: bí, ví, chi, khỉ. Tiếng có âm ia: mía, đĩa. / GV chỉ hình, cả lớp nói kết quả: Tiếng bí có âm i... Tiếng mía có âm ia...
- HS nói 3 – 4 tiếng ngoài bài có âm i (chị, phi, thi, nghỉ,...); có âm ia (chia, kia, phía, tỉa,...).
3.2. Tập đọc (BT 3) 
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài đọc kể về anh em bé Bi, bé Li (Li là em gái Bi). 
b) GV đọc mẫu từng lời dưới tranh, giới thiệu tình huống
Tranh 1: Bé Li bị bộ: – Bi, Bi. (Li đang đi chập chững, giơ hai tay gọi anh. Giải nghĩa từ bi bô: nói chưa sõi, lặp đi lặp lại một số âm).
Tranh 2: Bé ạ đi. (Bi nói bé hãy “ạ” anh đi).
Tranh 3: Nghe anh nói vậy, bé Li ngoan ngoãn “ạ” lia lịa nên bị ho. (Thấy bé ho, vẻ mặt Bi lo lắng. Giải nghĩa từ lia lịa: liên tục, liên tiếp, rất nhanh).
Tranh 4: Bi dỗ bé. (Bi thương em, ôm em vào lòng, dỗ em).
c) Luyện đọc từ ngữ: HS (cá nhân, cả lớp) đánh vần, đọc trên các từ ngữ (được tô màu hoặc gạch chân): bi bô, lia lịa, bị ho, dỗ bé.
TOÁN
 Bài 8: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, các số trong phạm vi 10, thứ tự vị trí của mỗii số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Lập được các nhóm có đến 10 đồ vật.
- Nhận dạng và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Bộ đồ dùng Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động( 5P)
Chơi trò chơi “Tôi cần, tôi cần”: Với mỗi lượt chơi, chủ trò nêu yêu cầu, chẳng hạn: “Tôi cần 5 cái bút”. Nhóm nào lấy đủ 5 chiếc bút nhanh nhất được 2 điểm.
Nhóm được 10 điểm trước sẽ thắng cuộc.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập( 20P)
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đếm và nói cho bạn nghe về số bông hoa vừa đếm được, chẳng hạn: Chỉ vào chậu hoa màu hồng, nói: “Có mười bông hoa”; đặt thẻ số 10.
Bài 2. HS thực hiện theo nhóm hoặc theo cặp:
- Một HS viết số ra nháp hoặc ra bảng con, yêu cầu nhóm hoặc cặp lấy ra số hình tương ứng với số bạn vừa viết. Chẳng hạn: Bạn A: Viết số 4. Bạn B: Lấy tương ứng 4 hình tam giác (hoặc hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật). Hai bạn cùng đọc kết quả: Có 4 hình tam giác, số 4.
- Đổi vai cùng thực hiện.
Bài 3
- HS đếm để tìm số còn thiếu trong mỗi ô trống, chẳng hạn:
+ Đếm 3, 4, 5.
+ Gắn thẻ số 4 vào ô ?
- Đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách tìm số còn thiếu.
C. Hoạt động vận dụng ( 10P)
Bài 4. HS quan sát hình vẽ các con vật, đếm số chân của mỗi con vật.
- GV có thế tố chức thành trò chơi “Đố bạn”: Con gì có 2 chân? Con gì có 4 chân?
Con gì có 6 chân? Con gì có 8 chân? Con gì có 0 chân? (không có chân).
Bài 5. HS quan sát dãy các hình, tìm hình còn thiếu rồi chia sẻ với bạn cách làm.
Lưu ý: GV có thể cho HS dùng các hình trong bộ đồ dùng học Toán 1 đế xếp thành chuỗi các hình theo quy luật trên. GV khuyến khích HS xếp tiếp các hình theo quy luật đó.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cấn chú ý?
 Đạo đức
 CHỦ ĐỀ 2: SINH HOẠT NỀN NẾP
BÀI 2: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (T1)
I . MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng,ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
- Biết ý nghĩa của gọn gàng,ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt.
- Thực hiện được hành vi gọn gàng,ngăn nắp nơi ở, nơi học.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK Đạo đức 1.
Tranh có hình đồ vật di chuyển được để thực hiện Hoạt động 2 của phần Luyện tập 
( nếu có điều kiện ).
Một bộ quần, áo/ 1 HS cho phần Vận dụng trong giờ học.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG (3P)
GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hai tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 7 và cho biết: Em thích căn phòng trong tranh nào hơn? Vì sao?
HS chia sẻ cảm xúc và lý do thích hay không thích căn phòng.
GV chia sẻ: Thầy/cô thích căn phòng thứ 2 vì rất gọn gàng, sạch sẽ.
GV giới thiệu bài học mới.
KHÁM PHÁ(
Hoạt động 1: (10P) Kể chuyện theo tranh “ Chuyện của bạn Minh”
* Mục tiêu
- HS trình bày được nội dung câu chuyện.
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát và mô tả việc làm của bạn Minh trong từng tranh.
- HS làm việc theo nhóm và kể chuyện theo từng tranh.
- GV kể lại nội dung câu chuyện theo trann: Buổi sáng, chuông đồng hồ reo vang báo đã đến giờ dậy chuẩn bị đi học. Minh vẫn cố nằm ngủ thêm lát nữa. Đến khi tỉnh giấc, Minh hốt hoảng vì thấy đã sắp muộn giờ học. Minh vội vàng lục tung tủ tìm quần áo đồng phục nhưng phải rất lâu mới tìm ra được. Rồi cậu ngó xuống gầm giường để tìm cặp sách, bới tung các ngăn tủ để tìm hộp bút. Cuối cùng, Minh cũng chuẩn bị đủ sách, vở, đồ dùng để đi học. Nhưng khi đến lớp, Minh đã bị muộn giờ. Các bạn đã ngồi trong lớp lắng nghe cô giảng bài.
Lưu ý: Khi kể lại câu chuyện, GV cố gắng sử dụng những câu từ, cách diên đạt ngây thơ, trong sáng của HS để chia sẻ.
Hoạt động 2: (10P) Thảo luận
* Mục tiêu
- HS biết được ý nghĩa của việc sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
- HS được phát triển năng lực giao tiếp và tư duy phê phán.
* Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ HS trả lời những câu hỏi sau khi kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”.
+ Vì sao bạn Minh muộn học?
+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi gì?
- HS thảo luận theo nhóm.
- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
-nGV kết luận: Sống gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tìm được đồ dùng khi cần sử dụng, giữ gìn đồ dùng thêm bền, đẹp.
Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS bổ sung những tác hại của việc sống không gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
Hoạt động 3: (10P) Tìm hiểu biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp
* Mục tiêu
- HS nêu được các biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh SGK Đạo đức 1, trang 9 và trả lời câu hỏi sau:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em còn biết những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp nào khác?
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến.
- GV nêu các biểu hiện gọn gàng, ngăn nắp sau khi HS thảo luận từng tranh:
+ Tranh 1: Treo quần áo lên giá, lên trên mắc. Tranh 2: Xếp sách vào giá sách ở thư viện sau khi đọc.
+ Tranh 3: Xếp giày dép vào chỗ quy định.
+ Tranh 4: Xếp gọn đồ chơi vào chỗ quy định( tủ, hộp).
+ Tranh 5: Treo hoặc cất chổi vào chỗ quy định.
+ Tranh 6: Sắp xếp sách vở sau khi học trong góc học tập ở nhà.
 GV kết luận: Những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt là để đồ dùng vào đúng chỗ sau khi dùng; xếp sách, đồ dùng học tập vào cắp sách, giá sách, góc học tập; quần áo đang dùng treo lên mắc áo; giày dép xếp vào chỗ quy định; mũ nón treo lên giá.
III. Cũng cố dăn dò: (2P)
Nhận xét giờ học------------------------------------------------
 Thứ Năm ngày 31 tháng 09 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 2: NGÔI NHÀ CỦA EM( Tiết 3)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- HS biết được nhà ở và đồ dùng trong nhà.
- Nói được địa chỉ nhà ở của mình
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở .
- Liệt kê được một số đồ dùng trong gia đình
- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình. 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nhà ở và đồ dùng trong gia đình. 
- Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Phiếu tự đánh giá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. MỞ ĐẦU (5P)
	* Mục tiêu: 
- Nói được địa chỉ nhà ở của mình. 
Hoạt động chung của cả lớp
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát về ngôi nhà : Nhà của tôi.
- HS nói cho nhau nghe về địa chỉ nhà của mình
	GV dẫn dắt vào bài học: Cũng như lời bài hát, trong lớp chúng ta ai cũng có một ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà ở và xung quanh nhà ở; cùng chia sẻ vè ngôi nhà của mình và cần phải làm gì để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. 
	B. BÀI MỚI: (25P)
3. Giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
6. Hoạt động 6: Tìm hiểu tình huống về phòng của bạn Hà
	* Mục tiêu
- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về tình huống cụ thể là phòng của bạn Hà.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát các hình ở trang 18, 19 ( SGK) để trả lời các câu hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về phòng của bạn Hà ở hình 1 và hình 2?
+ Nêu những việc bạn Hà và anh bạn Hà đã làm để căn phòng gọn gàng, ngăn nắp.
- Vì sao em phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng ngăn nắp?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý HS nói được: 
+ Phòng của bạn Hà rất lộn xộn , bừa bãi.
+ Bạn Hà và anh đã gấp và xếp chăn, gối; sắp xếp sách vở, giấy bút; đặt đồ chơi trên tủ; lau bàn, tủ,  
+ Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp làm căn phòng thoáng mát, sạch sẽ hơn và thuận lợi cho việc tìm sách vở, đồ dùng học tập, 
+ HS làm câu 4 của Bài 2 (VBT).
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
7. Hoạt động 7: Tìm hiểu việc làm gì để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
	* Mục tiêu
- Nêu và thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Có ý thức giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp mỗi ngày. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- Thảo luận nhóm để liệt kê ra những việc làm để giữ gìn nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm còn lại sẽ bổ sung và nhận xét phần trình bày của các bạn.
	Gợi ý: Gấp chăn, màn; cất, đặt đồ dùng đúng chỗ; sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.
- HS liên hệ xem mình đã thực hiện những việc nào để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
- GV hướng HS đến thông điệp: “ Chúng ta nhớ giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp mỗi ngày nhé!”.
IV. ĐÁNH GIÁ( 5P)
	* Đánh giá kết quả học tập của bài học:
- Gv có thể sử dụng kết quả làm các câu 2,3,4 của bài 2 (VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS. 
	* Tự đánh giá về việc giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp:
- HS làm câu 5 của bài 2 (VBT).
TIẾNG VIỆT
 BÀI 13: i - ia
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các âm và chữ i, ia; đánh vần, đọc đúng tiếng có i, ia với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”: bi, bia.
- Nhìn tranh ảnh minh hoạ, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm i, âm ia.
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Bi, bé Li. 
- Biết viết các chữ i, ia; các tiếng bi, bia, các chữ số 4, 5 (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5P)
2 HS đọc lại bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê (bài 12). (Hoặc cả lớp viết bảng con: ga, hồ).
B. DẠY BÀI MỚI( 20P)
d) Luyện đọc từng lời dưới tranh 
- GV: Bài có 4 tranh và lời dưới 4 tranh.
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ từng chữ trong tên bài cho cả lớp đọc thầm, sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. Làm tương tự với từng lời dưới tranh.
- (Đọc tiếp nối cá nhân / từng cặp) Từng HS, sau đó từng cặp tiếp nối nhau đọc lời dưới 4 tranh (HS 1 đọc cả tên bài). GV sửa lỗi phát âm cho HS, nhắc HS nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu hai chấm dài hơn sau dấu phẩy.
e) Thi đọc đoạn, bài (theo cặp / tổ) 
- Các cặp, tổ thi đọc từng đoạn (mỗi cặp / tổ đọc lời dưới 2 tranh). 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ, để không ảnh

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_3_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu_hoc_son_k.doc