Giáo án Lớp 1 Tuần 28 - Trường tiểu học số 2 Vinh An

Đạo đức

 Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (Tiết 1)

I. Mục tiêu:Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.Có thài độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ. Giáo dục HS có thái độ tôn trọng mọi người.

KNS:Giao tiếp,ứng xử với mọi người,biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.

II. Chuẩn bị: GV:Tranh đạo đức bài 13.

 HS: Vở bài tập đạo đức.

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 Tuần 28 - Trường tiểu học số 2 Vinh An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu, thân , chân, cánh của con muỗi.
-Quan sát kĩ đầu con muỗi và chỉ vòi của con muỗi.
-Con muỗi dùng vòi để làm gì?
-Con muỗi di chuyển như thế nào?
Kết luận:
* Nghỉ giữa tiết
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (7-9 phút)
Chia lớp ra 7 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
*Nhóm 1,2: Tự bảo vệ,làm chủ bản thân,hợp tác
- Muỗi thường sống ở đâu?
- Vào lúc nào em thường hay nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất?
*Nhóm 3,4:
- Bị muỗi đốt có hại gì?
- Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết?
*Nhóm 5,6:
- Trong SGK T59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào?
*Nhóm 7,6:
- Em còn biết cách nào khác?
- Em cần làm gì để không bị muỗi đốt?
Kết luận:
3. Củng cố, dặn dò: (3phút)
Nhận xét tiết học.
Xem lại bài, chuẩn bị bài :Trời nắng, trời mưa.
Ngồi theo nhóm 2: Quan sát con muỗi và trả lời câu hỏi.
Một số Hs đại diện nhóm trả lời.
Hs ngồi theo nhóm 4.
Các nhóm trình bày kết quả.
Thứ ngày tháng năm
Thể dục.
BÀI THỂ DỤC-TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG.
I.Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung ở mức độ tương đối chính xác theo nhịp hô..
-Biết cách tập hợp,dóng hàngđứng nghiêm,đứng nghỉ.. 
-Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc bằng vợt gỗ ,tung cầu lên cao và bắt lại.
-Y/c HS nghiêm túc khi học,vui khi chơi..	
II. Chuẩn bị: 
-Chuẩn bị 1 ô kẻ cho t/c.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Phần mở đầu.
-Phổ biến nội dung y/c của tiết học.
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Khởi động
2.Phần cơ bản.
+ Ôn động tác phối hợp và các đt đã học:
-Hô nhịp cho HS tập 
-Mỗi lần tập 2 lần -8 nhịp
+ HDHS xoay cổ chân,cổ tay
NXTD
+ GV giới thiệu quả cầu.GV làm mẫu và giải thích cách chơi.
GV nêu tên t/c gọi HS nhắc lại cách chơi.
-Tổ chức cho hs thi đua theo tổ.
-HDHS thực hiện tập hợp,dóng hàngđứng nghiêm,đứng nghỉ
3.Phần kết thúc.
-Tập hợp HS
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
-Hệ thống bài học
-Nhắc nhở về nhà.
HS lắng nhge-làm theo hd
HS khởi động-lớp trưởng đkhiển.
HS ôn lại các đt theo tổ
HS làm theo GV
HS tham gia t/c
HS thực hiện theo tổ,lớp
HS thực hiện theo hd
HS tập hợp nhắc lại các đt đã học.
Tập viết:
Tô chữ hoa H, I, K
I. Mục tiêu: 
- Tô được các chữ hoa: H, I, K.
 - Viết đúng các vần: ăm, ăp. ươn. ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần )
*HS viết đều nét,dãn đúng k/c và viết đủ số dòng qui định.
 - HS viết đúng, đẹp, rèn tính cẩn thận khi viết
II. Chuẩn bị: 
GV: Các chữ hoa H, I, K đặt trong khung có ô li. Bảng phụ.
 HS: Bảng con, vở tập viết- tập 2.
III. Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*KTBC: HS lên bảng viết: chăm học, ngát hương, cuộn len, buồng chuối, khắp vườn, trăng rằm.
Nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài
 1. Hoạt động1: Hướng dẫn tô chữ hoa . ( 3 phút)
B1: GV treo bảng có viết chữ hoa H, I, K
+ Chữ H gồm những nét nào?
GV chỉ chữ H và nói quy trình:Chữ H hoa gồm một nét lượn xuống, nét khuyết trái, nét khuyết phải và nét sổ thẳng. - Viết chữ hoa H
- GV chỉnh sửa
- GV hướng dẫn chữ I, K. ( Quy trình tương tự chữ H)
- GV theo dõi nhắc nhở.
B2: Hướng dẫn viết bảng con( 8 phút)
B3: Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng.
- GV treo bảng phụ các từ ngữ.
- GV nhắc lại cách nối nét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
 *Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở( 13 phút)
- GV theo dõi, nhắc nhở tư thế ngồi.
- Chấm một số vở, khen 1 số HS viết đẹp cho cả lớp xem. 
3.Củng cố, dặn dò : ( 3 phút) 
Nhận xét tiết học 
Dặn đọc bài ,chuẩn bị bài sau
- Cho HS viết các từ.
- Nghe, lấy vở, bảng con.
- Quan sát.
- HS trả lời.
- HS tô chữ hoa H 
- HS tô vào vở chữ hoa I, K
- Đọc vần, từ ngữ.
- Phân tích vần.
- HS viết bảng con.
- HS viết vào vở 
Chính tả(TC):
Ngôi nhà
I. Mục tiêu: 
Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà trong khoảng 10-12 phút. 
Điền đúng vần iêu, yêu; chữ c, k vào chỗ trống. Làm bài tập 2,3(SGK).
HS viết đúng, đẹp, rèn tính cẩn thận khi viết
II. Chuẩn bị: : GV: Bảng phụ.
 HS: Bảng con. Vở 3.
III. Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*KTBC: Gọi HS lên bảng làm lại bài tập tiết trước. Nhận xét, ghi điểm
Giới thiệu bài
 1. Hoạt động1: Hướng dẫn HS tập chép .
- GV treo bảng phụ
+ Tìm và nêu những tiếng em hay viết sai?
+ GV viết lên bảng: 
+ Phân tích các tiếng khó.
+ Cho HS viết bảng lớp, bảng con.
- Cho HS chép bài.
+ GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở. Câu đầu lùi vào 3 ô. Các chữ cái đầu câu phải viết hoa.
- Yêu cầu HS soát bài.
- GV đọc lại khổ thơ vừa chép.
- GV thu *Nghỉ giữa tiết
 2.Hoạt động 2: Hdẫn làm bài tập chính tả .
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống iêu hay yêu?
- Gọi HS đọc yêu cầu, quan sát tranh.
- Gọi HS làm miệng.
Bài tập 3: Điền c hay k?
- Gọi HS đọc yêu cầu, quan sát tranh.
- HS làm miệng, vào vở.
- Chấm, chữa
3.Củng cố, dặn dò : 
Dạy quy tắc chính tả
- GV hướng dẫn cả lớp nhận biết quy tắc chính tả: viết c trước các nguyên âm a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ua, ưa, uô, ươ; viết k trước các nguyên âm e, ê, i, ia, iê
- Gọi HS nhắc lại
Nhận xét tiết học Dặn đọc bài ,chuẩn bị bài sau
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
- HS nghe
- HS đọc bài .
- HS trả lời: mộc mạc, đất nước
- Đọc cá nhân
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- HS chép bài vào vở.
- Đổi vở cho nhau để soát bài.
- HS soát bài, ghi lỗi ra lề.
- Đọc yêu cầu, làm bài, 
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở bài tập
- Đọc lại bài đã điền
- Đọc yêu cầu, quan sát.
- HS làm bảng, làm vở bài tập
- Đọc lại bài vừa điền
- HS lắng nghe
Toán.
Tiết 109: Giải toán có lời văn 	 
I.Mục tiêu: 
Hiểu bài toán có một phép trừ: bài toán cho biết gì? hỏi gì? Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
II. . Chuẩn bị: GV: Sgk, bảng phụ .
 HS: Sgk.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Khởi động:
Giới thiệu bài
1.Hoạt động1:G thích cách giải và trình bày bài(15 phút) 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? GV ghi tóm tắt lên bảng
- Hướng dẫn giải: Muốn biết nhà An có mấy con gà ta làm như thế nào?
+ Nêu phép trừ cho cô?
- Hướng dẫn viết lời giải:
+ Trình bày bài giải như thế nào?
+ Nêu câu lời giải? 
 Bài giải:
 Số gà còn lại là:
 9 - 3 = 6 (con gà)
 ĐS: 6 con gà
Lưu ý: Lời giải, đơn vị
 *Nghỉ giữa tiết
2. Hoạt động 2: Thực hành ( 16 phút)
B1: Nêu yêu cầu của bài
Chữa bài: nhận xét.
B2: Nêu yêu cầu của bài
Chữa bài: nhận xét.
B3: Nêu yêu cầu của bài
 Chữa bài: nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
- Em thấy cách giải bai toán có lời văn hôm nay có gì khác bài toán đã học?
- Dựa vào đâu em biết?
- Trò chơi: giải nhanh bằng miệng
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau.
- HS làm bài trên phiếu
- Đứng tại chỗ đọc bài
- Nhận xét
- Đọc bài toán
- Có 9 con gà, bán 3 con
- Còn lại mấy con?
- Làm phép trừ
- 9 - 3 = 6 (con gà)
- HS kiểm tra lại bài kết quả
- Câu lời giải, phép tính, đáp số
- Số gà còn lại là:
HS nêu lại cách trình bày bài giải
- Đọc bài toán
- HS làm bài, 1 em lên bảng: 
 Bài giải:
 Số con chim còn lại là:
 8 - 2 = 6 (con)
 Đáp số: 6 con chim
- Đọc bài toán
- HS làm bài, 1 em lên bảng
- Đọc bài toán
- HS làm bài, 1 em lên bảng
- HS trả lời.
Thứ ngày tháng năm
Tập đọc:
Quà của bố
I. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em..
 Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK). Học thuộc lòng 1 khổ của bài thơ.
II. Chuẩn bị: : GV: Tranh SGK.
 HS: SGK
III. Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
*: Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài thơ Ngôi nhà. Nhận xét, ghi điểm
Giới thiệu bài
 1. Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc . ( 23 phút)
- GV đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm 
-L đọc tngữ: về phép, lần nào, vững vàng, luôn luôn
- Phân tích tiếng và ghép các từ. Giải thích từ khó: 
+ GV giải thích từ khó: về phép, vững vàng 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc.
- Luyện đọc câu: Cho HS đọc mỗi em một dòng thơ
- Luyện đọc đoạn, bài:Cho HS đọc nối tiếp, 1 em -1khổ thơ. Đọc cả bài
3. Hoạt động nối tiếp: ( Củng cố tiết 1).
Ôn các vần oan, oat
- Tìm tiếng ngoài bài có oan?
- Nói câu có tiếng chứa vần oan, oat?
+ GV nói câu mẫu 
 Tiết 2
1.Hoạt động 1:Tìm hiểu bài. ( 13 phút)
- GV đọc mẫu lần 2.
- Cho HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Bố của bạn nhỏ làm việc gì? Ở đâu?
+ Bố gửi cho bạn những quà gì?
+ V sao bạn nhỏ lại được bố cho nhiều quà như thế?
- Cho HS đọc diễn cảm toàn bài thơ.
2. Hoạt động 2. Học thuộc lòng, luện nói.. ( 8 phút)
 Cho HS đọc thầm, GV xóa dần 
- Tự học thuộc khổ thơ em thích. 
Luyện nói: Đề tài: Nghề nghiệp của bố
- Giới thiệu tranh, hdẫn quan sát nói về nghề nghiệp của bố mình. GV theo dõi , khuyến khích.
3.Củng cố, dặn dò:.
2 Hs
- HS nghe
- HS phân tích, ghép tiếng
-Đọc cá nhân, tổ, đồng thanh
- HS đọc
- HS nối tiếp đọc 
- Vài em đọc
- HS trả lời
- 3 HS đọc 3 khổ thơ và trả lời câu hỏi
-HS khá, giỏỉ học thuộc lòng bài thơ
- Nhóm 2em nói về nghề nghiệp của bố mình.
Toán.
Tiết 110: Luyện tập (tr. 150)
I.Mục tiêu: 
Biết giải bài toán có phép trừ; thực hiện được cộng, trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 20.
II. . Chuẩn bị: GV: Sgk, mẫu vật, bảng phụ .
 HS: Sgk.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Kiểm tra 
Gọi HS giải bài tập theo tóm tắt
Có: 18 bông hoa
Đã cho: 2 bông hoa
Còn lại:.........bông hoa?
- Nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập ( 25 phút)
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu tóm tắt
- GV hỏi và ghi tóm tắt
 Tóm tắt:
Có: 15 búp bê
Đã bán: 2 búp bê
Còn lại: .........búp bê?
- Nhận xét, ghi điểm
2. Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 2: Hướng dẫn tương tự. Kiểm tra vở một số em.
 *Nghỉ giữa tiết
Bài 3: Nêu yêu cầu của bài
- Cho HS thi đua tính nhẩm nhanh
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 4: 
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau
- HS lên bảng giải
- Nhận xét
- Đọc đề bài toán
- HS tự tóm tắt
- HS làm bài và 1 em lên bảng
 Bài giải:
Số búp bê còn lại trong cửa hàng là:
 15 - 2 = 13 (búp bê)
 Đáp số: 13 búp bê
- Nhận xét
- HS tự làm bài vào vở.
- Tính nhẩm
- HS thi đua theo tổ.
Hs khá giỏi thực hiện
Đạo đức
 Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (Tiết 1)
I. Mục tiêu:Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.Có thài độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ. Giáo dục HS có thái độ tôn trọng mọi người.
KNS:Giao tiếp,ứng xử với mọi người,biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
II. Chuẩn bị: GV:Tranh đạo đức bài 13.
 HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
*Khởi động: 
Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1 Thảo luận bài tập 1 ( 12 phút)
 + Trong tranh có những ai? Chuyện gì xảy ra với các bạn? Các bạn đã làm gì khi đó? Noi theo các bạn, các em cần làm gì?
GV kết luận:
Tranh 1: Trong tranh có bà cụ già và hai bạn nhỏ, họ gặp nhau trên đường đi. Các bạn đã vòng tay lễ phép chào bà cụ: “Chúng cháu chào bà ạ!”. Noi theo các bạn, các em cần chào hỏi khi gặp gỡ.
Tranh 2: Có 3 bạn HS đi học về, các bạn giơ tay vẫy chào tạm biệt nhau: “Tạm biệt nhé!”. Khi chia tay, chúng ta cần nói lời tạm biệt.
Trò chơi sắm vai.
- Giao việc cho từng cặp HS, thể hiện việc chào hỏi hay tạm biệt đối với đối tượng cụ thể: bạn bè, bác hàng xóm, cô nhân viên bưu điện, ông tổ ..
- GV tổng kết: Các em đã biết thể hiện lời chào và tạm biệt, Với những người khác nhau, các em cần có lời chào sao cho phù hợp, ví dụ: người đó đáng tuổi ông bà thì các em chào ông bà, hơn tuổi bố mẹ thì chào bác.... 1 
 2.Hoạt động 2 Làm việc cá nhân (12 phút)
KNS:Giao tiếp,ứng xử với mọi người,biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
-GV yêu cầu HS làm bài tập 2
+ Trong từng tranh các bạn nhỏ gặp chuyện gì?
+ Khi đó các bạn cần làm gì cho đúng?
* GVKL từng tranh:
Tranh 1: Các bạn nhỏ đi học gặp cô giáo. Khi đó các bạn cần chào hỏi c/giáo, như : “ Ch em chào cô ạ! ”.
Tranh 2: Bạn nhỏ cùng bmẹ đang chào tạm biệt một người khách. Bạn nhỏ cần chào cô (bác dì ...) như : “Cháu (con )chào cô (bác dì ... )ạ!”
 3.C ủng cố dặn dò: Nhận xét tiết học 
- HS thảo luận theo cặp
- HS trình bày ý kiến theo từng tranh
- HS khác bổ sung 
- HS lắng nghe
- HS thảo luận, chuẩn bị sắm vai
- Vài cặp diễn vai
- Nhận xét, góp ý
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS trình bày kết quả 
- HS khác bổ sung ý kiến theo từng tranh
- HS lắng nghe
Thứ ngày tháng năm
Chính tả(TC): 
Quà của bố
I. Mục tiêu:
Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ 2 bài Quà của bố khoảng 10-12ph. 
Điền đúng chữ s hay x; vần im hay iêm vào chỗ trống . 
 Bài tập 2a và 2b.
 HS viết đúng, đẹp, rèn tính cẩn thận khi viết
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn và bài tập..
 HS: Bảng con. Vở 3.
III. Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Khởi động: Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm lại bài tập tiết trước. Nhận xét, ghi điểm
Giới thiệu bài
 1. Hoạt động1: Hướng dẫn HS tập chép . ( 23 phút)
- GV treo bảng phụ
+ Tìm và nêu những tiếng em hay viết sai?
+ GV viết lên bảng: 
+ Phân tích các tiếng khó.
+ Cho HS viết bảng lớp, bảng con.
- Cho HS chép bài.
+ GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở. Câu đầu lùi vào 3 ô. Các chữ cái đầu câu phải viết hoa.
- Yêu cầu HS soát bài.
- GV đọc lại khổ thơ vừa chép.
- GV thu vở chấm.
2.Hoạt động 2: Hdẫn làm bài tập chính tả . ( 7 phút)
Bài tập 2a: Điền chữ s hay x ?
- Gọi HS đọc yêu cầu, quan sát tranh.
- Gọi HS làm miệng.
 2b: Điền vần im hay iêm
3.Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
Nhận xét tiết học 
Dặn đọc bài ,chuẩn bị bài sau
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
- HS đọc bài thơ 
- HS trả lời.
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- HS chép bài vào vở.
- Đổi vở cho nhau để soát bài.
- HS soát bài, HS ghi lỗi ra lề.
- Đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở bài tập.
- Đọc yêu cầu, quan sát.
- HS làm bảng, làm vở bài tập
Kể chuyện :
Bông hoa cúc trắng
I. Mục tiêu:
Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
 	Hiểu nội dung của câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
II. Chuẩn bị: : GV: - Tranh minh họa câu chuyện Bông hoa cúc trắng
 	 HS: SGK
III. Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Khởi động: 
Giới thiệu bài
 1. Hoạt động1: GV kể chuyện. 
- Kể tòan bộ câu chuyện lần 1
- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh
- Khi kể GV chú ý giọng kể thay đổi linh hoạt từ lời người kể sang người mẹ, lời cụ già, lời cô bé:
+ Lời người dẫn chuyện: cảm động và chậm rãi
+ Lời người mẹ: mệt mõi và yếu ớt
+ Lời cô bé: ngoan ngoãn, lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng ốt hoảng khi đếm các cánh hoa.
 *Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2: Hdẫn kể chuyện .
Tranh 1: Tranh vẽ cảnh gì?
 Người mẹ ốm nói với con điều gì?
Tranh 2, 3, 4.: Hướng dẫn tương tự tranh 1 
è Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện
- Tổ chức kể theo nhóm 
- HS kể chuyện theo vai hóa trang: bông cúc trắng, khăn, gậy
è Tìm hiểu ý nghĩa
- Em bé nghĩ như thế nào mà lại xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi?
- Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì?
GV chốt lại nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã chữa khỏi bệnh cho mẹ. Bông hoa cúc trăng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ. 
3.Củng cố, dặn dò : 
Kể chuyện: Bông hoa cúc trắng
Nhận xét tiết học Dặn đọc bài ,chuẩn bị bài sau
-- HS nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng và chú ý tranh
- HS kể chuyện theo câu hỏi dẫn dắt của GV
- HS kể theo nhóm
- Mỗi cánh hoa là một ngày mẹ em được sống. Em xé bông hoa ra thành nhiều cánh vì muốn mẹ sống lâu hơn. Nếu em không xé thì mẹ em chỉ sống được 20 ngày nữa.
- Là con phải yêu thương bố mẹ, phải hết lòng chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ ốm đau. 
Hs khá , giỏi kể toàn bộ câu chuyện theo tranh
Toán.
 Tiết 111: Luyện tập (tr. 151) 
I.Mục tiêu: 
Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ.
II. . Chuẩn bị: GV: Sgk, bảng phụ .
 HS: Sgk.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*: Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi đề lên bảng:
16 + 3 - 5 15 + 2 + 7 
12 + 3 + 4 14 - 5 + 3 
Nhận xét, ghi điểm
Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập (25 phút)
Bài tập 1: Nêu yêu cầu của bài
Tóm tắt:
Có: 9 cái thuyền
Cho bạn : 4 cái thuyền
Còn lại: ...cái thuyền?
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 2, 3: Hướng dẫn tương tự
 *Nghỉ giữa tiết
2. Hoạt động 2: Thực hành.
è Cho HS làm bài tập 2, 3 như đã hướng dẫn. GV kiểm tra, sửa sai.
Bài 4: Nêu yêu cầu của bài
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
- Trò chơi: giải toán nhanh
- Nhận xét, hướng dẫn tiết sau.
- HS lên bảng làm, lớp làm bảng con (nhẩm tại chỗ).
- Nhận xét.
- Đọc đề, tóm tắt và làm bài
- 1 HS lên bảng giải
- Nhận xét
- HS thực hiện tương tự
- HS làm bài.
- HS đọc tóm tắt, quan sát hình vẽ và nêu bài toán: Có 15 hình tròn, đã tô màu 4 hình tròn. Hỏi còn bao nhiêu hình tròn chưa tô màu?
- HS tự giải
- Nhận xét.
Thứ ngày tháng năm
Tập đọc:
Vì bây giờ mẹ mới về
I. Mục tiêu: 
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khóc, oà, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. 
Hiểu nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.
 Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK). 
II. Chuẩn bị: GV: Tranh SGK.
 HS: SGK
III. Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
* Ktra bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Quà của bố. Nhận xét, ghi điểm
Giới thiệu bài
 1. Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc ( 23 phút).
-GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, giọng kể thay đổi theo nội dung lúc hoảng hốt lúc ngạc nhiên và nũng nịu
-Hướng dẫn luyện đọc: 
- Luyện đọc từ: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt
- Phân tích tiếng và ghép các từ
- Giải thích từ khó: hoảng hốt 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
- Luyện đọc câu:Cho HS đọc mỗi em một câu
- Luyện đọc đoạn, bài: Cho HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn. Thi đọc cả bài
 *Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động nối tiếp: ( 9 phút)
- Tìm tiếng trong bài có vần ưt?
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc? 
- Nói câu có tiếng chứa vần ưt, ưc? Gọi HS đọc câu mẫu trong bài
 Tiết 2
1.Hoạt động 1:Tìm hiểu bài . ( 13 phút)
- GV đọc mẫu lần 2.
- Cho HS từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không?
+ Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao?
+ Trong bài có mấy c hỏi? Đọc các c hỏi đó lên.
 - Cho nhiều HS trả lời, bổ sung 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc( 13 phút)
- Hướng dẫn đọc các câu hỏi và câu trả lời
+ Các câu hỏi thường đọc cao giọng ở cuối câu.
+ Các câu trả lời thường đọc hạ giọng cuối câu.
- Cho HS đọc lại toàn bài theo vai..
3.Củng cố, dặn dò:Luyện nói: Hỏi nhau:GV chia nhóm, mỗi nhóm 2 H
- 2 HS đọc và trả lời
- HS quan sát tranh, lắng nghe
- HS nghe
- Đọc cá nhân, tổ, đồng thanh
- HS phân tích, ghép tiếng
- HS đọc nối tiếp mỗi em một câu
- HS nối tiếp đọc 
- HS đọc cả bài
- đứt
- HS trả lời bứt lá, mứt tết,vứt rác, ...
bức bối, lọ mực, cực khổ, sức lực,....
- HS trả lời
- Nghe.
- HS đọc đoạn.
- 3 HS trả lời: Không
- 3 HS trả lời: Mẹ về cậu bé mới khóc, vì muốn làm nũng mẹ
- Có 3 câu hỏi. HS đọc:Con làm sao thế?Đứt khi nào thế?Sao bây giờ con mới khóc?
- 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS đọc câu trả lời
- 3 HS đọc theo vai: Người dẫn chuyện, mẹ, cậu bé- Hỏi nhau xem bạn có làm nũng mẹ không
- HS thực hành hỏi đáp
Toán.
 Tiết 112: Luyện tập chung. (tr. 152)
I.Mục tiêu: Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán.
 Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
II. . Chuẩn bị: GV: Sgk, bảng phụ .
 HS: Sgk.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Kiểm tra bài cũ:
Ghi đề: Lan có 16 bông hoa, Lan cho bạn 5 bông hoa. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu bông hoa?
- Nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập ( 25 phút)
Bài 1a: Nêu yêu cầu của bài
- Chú ý quan sát kĩ để viết, nêu phần còn thiếu.
- Nhận xét, khuyến khích nh

File đính kèm:

  • docTUẦN 28.doc