Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hoa

TOÁN

DÀI HƠN - NGẮN HƠN

I.MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

-Có biếu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất” “ngắn nhất”.

-Thực hành vận dụng trong giải quyết các tinh huống thực tế.

-Phát triển các NL toán học : NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học

II.CHUẨN BỊ- Các băng giấy có độ dài ngắn khác nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx40 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.
Đại diện cặp HS gắn hai băng giấy của mình lên bảng và nói cách nhận biết băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.
2.Hoạt động hình thành kiến thức
1.Cho HS quan sát tranh, nhận xét bút chì xanh dài hơn bút chì đỏ, bút chì đỏ ngắn hơn bút chì xanh. 

- HS nói suy nghĩ và cách làm của mình để biết bút chì nào dài hơn, bút chì nào ngắn hơn.
2.GV gắn hai băng giấy lên bảng
HS chỉ vào băng giấy dài hơn, nói: “Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh; Băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy đỏ”.
3.Thực hiện theo nhóm 4: bốn bạn trong nhóm đặt các băng giấy của mình lên bàn, nhận xét băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất.
- HS thực hiện 
3. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. Cho HS thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình, trong từng trường hợp xác định: Đồ vật nào dài hơn? Đồ vật nào ngắn hơn? Chiếc thang nào dài hơn? Chiếc thang nào ngắn hơn?
- HS thực hiện 
- Giải thích cho bạn nghe.

Bài 2. Cho HS thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất”, “ngắn nhất” để nói về các chiếc váy có trong bức tranh.
- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

Bài 3. Cho HS thực hiện các thao tác:
- Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, để mô tả các con vật.
- Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

4.Hoạt động vận dụng
Bài 4. Cho HS thực hiện các thao tác:
Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để mô tả mọi người trong bức tranh.

- HS thực hiện 
* HS chơi trò chơi “Bạn nào cao hơn, bạn nào cao nhất” theo nhóm: HS trong nhóm đứng cùng nhau, dùng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để nói về bản thân, chẳng hạn: Tớ cao hơn Lan; Tớ thấp hơn Nam, ...
- HS so sánh một số đồ dùng như bút chì, tẩy, hộp bút, ... với bạn rồi nói kết quả, chẳng hạn: Bút chì của tớ dài hơn bút chì của bạn, ...

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến so sánh độ dài, chiều cao sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “cao hơn”, “thấp hơn” để hôm sau chia sẻ với các bạn.

_______________________________________
Tự nhiên và Xã hội
CƠ THỂ EM
I.MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:
Sau khi học bài này, học sinh đạt được:
*Về nhận thức khoa học:
- Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể
- Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể
- Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó
*Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh
- Phân biệt được con trai và con gái
- Tự đánh giá được việc giữ vệ sinh cơ thể
*Về vận dụng kiến thưc, kĩ năng đã học
- Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày
2. Phẩm chất:
-Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cơ thể của mình.
- Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân
3. Năng lực:
3.1: Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Nêu được việc làm để giữ vệ sinh cơ thể
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.
-Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô
3.2: Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa hoc: Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể; phân biệt được con trai và con gái
- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể
- Năng lực vận dụng: Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể
II.ĐỒ DÙNG - THIẾT BỊ DẠY HỌC.
1.GV: Các hình trong SGK, video clip bài hát “Ô sao bé không lắc”, hình vẽ cơ thể con trai và con gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể (bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái)
2.HS: Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh.
Hoạt động 3: Quan sát hình vẽ, phát hiện hoạt động của một số bộ phận cơ thể
 a. Mục tiêu
 Nếu được tên một số bộ phận cơ thể và hoạt động của chúng. 
b. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, quan sát.
c. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm việc cả lớp
 
HS quan sát các hình trang 97 (SGK), một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời. Sau đó đổi lại (xem1 gợi ý về cách đặt câu hỏi và trả lời ở phần Phụ lục). 
Một số cặp xung phong thể hiện kết quả các em đã luyện tập theo cặp. Cả lớp heo dõi để nhận xét về cách đặt câu hỏi và cách trả lời của các bạn.
Kết thúc hoạt động này, HS rút ra được kết luận như phần chốt lại kiến thức ở trang 98 (SGK).
Vận dụng
Hoạt động 4: Thảo luận về những khó khăn gặp phải khi tay hoặc chân không cử động được .
a. Mục tiêu 
- Nhận biết được vai trò của tay và chân trong cuộc sống thường ngày. - Có ý thức giúp đỡ những người có tay, chân không cử động được. 
b. Phương pháp: Hoạt động nhóm,thuyết trình, vấn đáp
 c. Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Birớc 2: Làm việc cả lớp

HS thảo luận các câu hỏi: 
- Kể ra những việc tay và chân có thể làm được trong cuộc sống thường ngày. 
- Nếu những khó khăn đối với người có tay hoặc chân không cử động được 
- Khi gặp những người có chân hoặc tay không cử động được cần 
sự hỗ em sẽ làm gì? 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác 
- Kết thúc hoạt động này, HS đọc lời con ong trang 98 (SGK). 
___________________________________
Tiếng Việt
TẬP VIẾT (Tiết – sau bài 124, 125)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Viết đúng các vần oen, oet, uyên uyêt các từ ngữ nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh- kiểu chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng đều nét.
II.CHUẨN BỊ
-Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
-Gọi 2 HS lên đọc và viết: tóc xoăn, huân chương.
- Nhận xét
2.Khám phá
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV treo bảng phụ, giới thiệu nội dung, mục đích yêu cầu của bài học.

-2 HS đọc bài
-Lắng nghe

3. Luyện tập
Viết chữ cỡ nhỡ
-HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ (cỡ vừa) : oen, nhoẻn cười, oet, khoét tổ, uyên, khuyên, uyêt, duyệt binh.
- GV yêu cầu HS nêu độ cao các con chữ, nhận xét các chữ trên bảng lớp.
-GV hướng dẫn HS viết (chia 2 chặng: mỗi chặng một cặp vần, từ ngữ)
+oen: Chú ý viết o liền mạch với e, n (từ điểm kết thúc o, điều chỉnh hướng bút xuống thấp để rê bút sang viết e, từ e nối sang n thành vần oen)
+nhoẻn cười: Viết nh, lia bút viết vần oen, thêm dấu hỏi trên e thành nhoẻn.
GV viết mẫu:
+oet: Viết o – e như trên, từ e rê bút viết tiếp t thành oet.
+khoét tổ: Viết kh, lia bút viết tiếp oet, thêm dấu sắc trên e thành chữ khoét. Viết chữ tổ cần chú ý lia bút từ t sang viết o, ghi dấu mũ thành ô, thêm dấu hỏi trên ô thành chữ tổ.
GV viết mẫu:
+uyên: Viết liền nét các con chữ: kết thúc u rê bút viết tiếp y, từ y rê bút và điều chỉnh hướng viết e rồi n, ghi dấu mũ trên e thành ê, tạo thành uyên.
+khuyên: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần uyên như hướng dẫn.
Gv viết mẫu:
+uyêt: Viết liền nét các con chữ. Chú ý viết u – y sang e như trên, từ điểm kết thúc e, rê bút viết t, thêm dấu mũ trên e thành ê, tạo thành uyêt.
+duyệt binh: Viết xong d, rê bút viết tiếp vần uyêt, thêm nặng dưới ê thành chữ duyệt. Viết chữ binh cần chuyển hướng đầu bút từ nét cuối chữ b, rê bút viết tiếp vần inh thành chữ binh.
GV viết mẫu:
-GV cho HS viết vào vở luyện viết .
-Nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết và cách chữa lỗi trong bài.
 b) Viết chữ cỡ nhỏ:
-GV cho HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): nhoẻn cười, khuyên, khoét tổ, duyệt binh. 
-GV hướng dẫn học sinh cách viết các chữ theo cỡ nhỏ. Chú ý chiều cao các con chữ: d cao 2 ô li; t cao 1,5 ô li; y, b, k, h: cao 2,5 ô li. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang 1 chữ o.
-HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm.
-GV quan sát, giúp đỡ HS còn chậm, còn lúng túng.
-HS đọc
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS viết vở luyện viết
-HS đọc
-HS thực hiện
4. Vận dụng
-GV nhận xét tiết học
-GV cùng HS bình chọn những bạn viết sạch, đẹp trong tiết học để tuyên dương.

-HS lắng nghe
____________________________________
KỂ CHUYỆN
CÁ ĐUÔI CỜ (1 TIẾT)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Nghe hiểu câu chuyện.
-Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh.
-Nhìn tranh, có thể kể được toàn đoạn câu chuyện.
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi cá săn sắt tốt bụng, sắp đến đích vẫn sẵn sàng bỏ cuộc đua để giúp chị chim sẻ tìm lại quả trứng sắp nở. Chê cá rô ích kỉ, chỉ nghĩ đến đến chiến thắng. Cá săn sắt được mọi người yêu quý, đính lá cờ vào đuôi.
II.CHUẨN BỊ
-Máy chiếu/ 6 tranh minh họa phóng to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
-GV chiếu lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện Hoa tặng bà, mời 2 HS tiếp nối nhau, mỗi HS kể chuyện theo 3 tranh.
- Nhận xét

-2 HS kể chuyện
-Lắng nghe
2. Khám phá
1.1. Quan sát và phỏng đoán
-GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa, giới thiệu chuyện Cá đuôi cờ: Các em hãy xem tranh để biết chuyện có những nhân vật nào?
+GV chỉ hình cá săn sắt –HSTL
+GV chỉ hình cá rô phi và chị chim sẻ.-HSTL
+GV: Ngoài ra còn có cua, ếch, các loài các khác.
+GV : Hãy đoán điều gì có thể xảy ra trong câu chuyện?
1.2.Giới thiệu câu chuyện
-GV Câu chuyện kể về cuộc thi bơi giữa các loài cá. Cá săn sắt và cá rô phi đã vượt lên trước nhưng giữa đường, cá săn sắt lại dừng cuộc thi vì muốn giúp đỡ chị chim sẻ. Cá săn sắt về đích chậm nhưng vẫn được trao giải. Vì sao như vậy? Các em hãy theo dõi câu chuyện.

-HS quan sát trả lời cá nhân, đông thanh cả lớp: 
+Cá săn sắt 
+Cá rô phi, chị chim sẻ.
+HS dự đoán.( Các loài cá mở hội thi bơi, có điều gì đó xảy ra với chị chim sẻ...)
-HS lắng nghe
2. Luyện tập
2.1.Nghe kể chuyện:
-GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm rõ thái độ, hành động khác biệt của cá rô, các săn sắt trước tai nạn của chị Chim sẻ; thái độ cảm phục của cả hội thi trước hành động cao đẹp của săn sắt.
 2.2.Trả lời câu hỏi theo tranh
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh.
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Các loài cá trong hồ mở hội gì? Ai đã vượt lên trước?
-GV chỉ tranh 2, hỏi: Khi cá rô phi và cá săn sắt đang cố sức bơi về đích thì chim sẻ bay đến nói gì?
-GV chỉ tranh 3: Cá rô hay cá săn sắt quay lại chị chim sẻ?
-GV chỉ tranh 4: Cá săn sắt đã giúp được gì cho chị chim sẻ? Khi nó tiếp tục cuộc thi thì ai đã về đích?
-GV chỉ tranh 5: Tại lễ trao giải, chim sẻ đã nói gì với mọi người?
-GV chỉ tranh 6: Vì sao các săn sắt được trao giải đặc biệt? Vì sao cá săn sắt được gọi là cá đuôi cờ?
b)Mỗi HS trả lời câu hỏi theo hai tranh
c)Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 6 tranh.
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi)
-Mỗi HS chỉ 2 tranh, tự kể chuyện.
-HS kể chuyện theo tranh bất kì. HS có thể chọn tranh bằng trò chơi Xúc sắc 6 mặt. HS 1 gieo quân xúc sắc, xuất hiện mặt số nào thì kể theo tranh đoạn ấy. Tương tự HS 2, nếu trùng thì gieo lại.
-1 hoặc 2 HS chỉ tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện.
*GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện. 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
-GV: Em có nhận xét gì về các săn sắt?
-GV: Em có nhận xét gì về cá rô?
-GV kết luận: Câu chuyện khen ngợi cá săn sắt đã giúp đỡ chị chim sẻ nên được mọi người yêu quý, được dính cờ vào đuôi nên có tên là cá đuôi cờ.
-GV yêu cầu HS nhắc lại

-HS lắng nghe
-HSTL: Các loài các trong hồ mở hội thi bơi. Cá rô phi và cá săn sắt đã vượt lên trước
- HSTL: Khi cá rô phi và cá săn sắt đang cố sức về đích thì chị chim sẻ bay đến, kêu thảm thiết:” Ai cứu con tôi với! Trứng của tôi sắp nở nhưng cơn dông đã lật nhào tổ của tôi xuống hồ rồi”.
-HSTL: Cá săn sắt lập tức quay lại giúp chị chim sẻ.
-HSTL: Cá săn sắt đã tìm thấy trứng cho chị chim sẻ. Khi nó tiếp tục cuộc thì cá rô đã về đích rồi.
 -HSTL: Tại lễ trao giải, chim sẻ đã nói với mọi người: “Cá săn sắt đang dẫn đầu cuộc đua nhưng anh ấy đã dừng lại để cứu con tôi nên mới về đích chậm”.
-HSTL: Vì lòng tốt sẵn sàng cứu người.
Cá săn sắt còn gọi là cá đuôi cờ vì mọi người đã đính giải thưởng đặc biệt là lá cờ vào đuôi của nó.
-HS thực hiện
-HS thực hiện
-HS kể
-HS thực hiện
-1,2 HS thực hiện
-HS thực hiện
-HSTL: Cá săn sắt tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ người khác.(Cá săn sắt thương người, đang thi cũng quay lại giúp chị chim sẻ tìm quả trứng rơi xuống hồ,) 
-HSTL: Cá rô c hỉ nghĩ đến cuộc thi, nghe chị chim sẻ kêu cứu cũng không giúp ( Cá rô chỉ nghỉ đến mình, không giúp người khác lúc khó khăn. Cá rô đáng trách,)
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại
3. Vận dụng
-Hôm nay chúng ta học bài kể chuyện tên gì?
-Ý nghĩa câu chuyện là gì?
-Về nhà hãy kể lại câu chuyện cho ba mẹ và người thân cùng nghe.
-Chuẩn bị bài tiếp theo.

-HSTL: Cá đuôi cờ.
-Ý nghĩa: Câu chuyện khen ngợi cá săn sắt đã giúp đỡ chị chim sẻ nên được mọi người yêu quý, được dính cờ vào đuôi nên có tên là cá đuôi cờ.
-HS thực hiện.

Thứ 4 ngày 10 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
UYN – UYT
I.MỤC TIÊU
Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- HS nhận biết vần uyn, uyt; đánh vần đọc đúng tiếng có các vần uyn, uyt.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uyn, vần uyt.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Đôi bạn.
- Viết đúng các vần uyn, uyt, các tiếng (màn) tuyn, (xe) buýt cỡ vừa (trên bảng con).
Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, tổ và trong lớp.
- Biết quý tình bạn thông qua bài tập đọc Đôi bạn.
II.CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài tập đọc.
- VBT Tiếng Việt 1, tập hai. Bộ thực hành.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài tập đọc Vầng trăng khuyết (bài 125).
- Nhận xét
- Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học 2 vần mới, đó là uyn, uyt.

-Hát 
-2 HS đọc bài
-Lắng nghe
-Nhắc lại tựa bài.
2.Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động 1: Khám phá
-Mục tiêu: Hs nhận biết được vần uyn,uyt; đánh vần đúng tiếng có các vần uyn và uyt.
Dạy vần uyn
- Ai đọc được vần mới này?
+ GV chỉ từng chữ u, y, n
- Ai phân tích, đánh vần được vần uyn?
GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?
-Chúng ta có từ mới: màn tuyn.
GV: màn tuyn là màn chống muỗi được làm bằng loại vải có kết cấu rất mỏng và nhẹ với kiểu dệt thưa thưa như lưới.
Trong từ màn tuyn tiếng nào có vần uyn?
-Em hãy phân tích tiếng tuyn?
-GV chỉ mô hình tiếng tuyn, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:
Dạy vần uyt
-Ai đọc được vần mới này?
+GV chỉ từng chữ u, y, t
-Ai phân tích, đánh vần được vần uyt?
-GV chỉ mô hình từng vần, yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn:
-GV giới thiệu từ khóa: GV chỉ tranh vẽ, hỏi: Tranh vẽ gì?
-Chúng ta có từ mới: xe buýt.
Trong từ xe buýt tiếng nào có vần uyt?
-Em hãy phân tích tiếng buýt?
-GV chỉ mô hình tiếng buýt, yêu cầu học sinh đánh vần đọc trơn:
d.Củng cố:
-Các em vừa học hai vần mới là gì?
-Các em vừa học hai tiếng mới là tiếng gì?
-1 HS đọc : u – y – n 
Cả lớp nói: uyn
-Vần uyn có âm u đứng trước, y đứng giữa, n đứng cuối.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
-Tranh vẽ cái màn chống muỗi.
-HS lắng nghe.
Tiếng tuyn có vần uyn.
-Tiếng tuyn có âm t (tờ) đứng trước, vần uyn đứng sau, đánh vần đọc trơn tiếng tuyn: tờ - uyn – tuyn/ tuyn.
-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
-1 HS đọc : u – y – t
Cả lớp nói: uyt
-Vần uyt có âm u đứng trước, y đứng giữa, t đứng cuối.
- HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
-Tranh vẽ xe buýt.
-HS lắng nghe.
Tiếng buýt có vần uyt.
-Tiếng buýt có âm b (bờ) đứng trước, vần uyt đứng sau, dấu sắc đặt trên đầu âm y, đánh vần đọc trơn tiếng buýt: bờ - uyt – buyt – sắc - buýt/ buýt.
-HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn.
-Vần uyn, vần uyt. Đánh vần: u-y-nờ-uyn/uyn; u-y-tờ-uyt/uyt.
- Tiếng tuyn và tiếng buýt. Đánh vần: tờ-uyn-tuyn/tuyn; bờ-uyt-buyt-sắc-buýt/buýt.
HĐ2. Luyện tập
Mục tiêu: Đọc đúng và hiểu bài tập đọc Đôi bạn. Viết đúng các vần uyn và uyt, các tiếng màn tuyn, xe buýt cỡ vừa trên bảng con.
Mở rộng vốn từ
-Nêu yêu cầu: Tiếng nào có vần uyn? Tiếng nào có vần uyt?
-GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, gọi học sinh đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: tuýt còi, huýt sáo, dầu luyn, xoắn xuýt.
-GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, yêu cầu cả lớp đọc.
-Yêu cầu HS làm vào VBT: Gạch 1 gạch dưới tiếng có vần uyn, gạch 2 gạch dưới tiếng có vần uyt.
-Gọi HS trình bày kết quả: Tiếng có vần uyn (luyn)/ tiếng có vần uyt (tuýt, huýt, xuýt).
-GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng tuýt có vần uyt, tiếng luyn có vần uyn, tiếng huýt có vần uyt, tiếng xuýt có vần uyt.
-Nhận xét.
b) Tập viết (bảng con, BT4)
- Cho HS đọc các vần, tiếng vừa học: uyn, uyt, màn tuyn, xe buýt.
*GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu:
-Vần uyn: chữ u viết trước, chữ y viết giữa, chữ n viết cuối. Chú ý viết liền các nét (không nhấc bút). Vần uyt tương tự chú ý nét nối giữa chữ y và t.
HS viết : uyn, uyt (2 lần)
Nhận xét, sửa sai.
-GV vừa viết tiếng tuyn vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao chứ t là 3 li, chữ y 5 li, cách nối nét từ t sang u. Làm tương tự với buýt, đặt dấu sắc trên y
HS viết: màn tuyn, xe buýt (2 lần)
Nhận xét, sửa sai.

-1 HS đọc, cả lớp đọc
-Cả lớp đọc.
-HS làm vào VBT: tuýt còi, huýt sáo, dầu luyn, xoắn xuýt.
-HS trình bày
-Cả lớp thực hiện
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-HS quan sát, lắng nghe
-HS viết
-HS quan sát, lắng nghe
-HS thực hiện
Tập đọc
*Giới thiệu bài
-Gọi 1 HS đọc tên bài
- Yêu cầu HS quan sát tranh. Tranh vẽ cảnh gì?
*Hướng dẫn HS luyện đọc
-GV đọc mẫu.
-Luyện đọc từ ngữ: 
+GV chỉ từng từ ngữ cho HS đọc: Tuyn, Kít, xoắn xuýt, đôi khi, đừa dai, huýt sáo, nghịch, suýt ngã, kêu váng.
+Giải nghĩa từ: xoắn xuýt (quấn lấy, bám chặt lấy như không rời ra), kêu váng ( kêu to lên).
-Luyện đọc câu:
+GV cùng HS đếm số câu trong bài: Bài có 8 câu
+GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ
+Chỉ từng câu cho HS đọc nối tiếp.
*Thi đọc đoạn, bài:
+Chia bài làm 3 đoạn- mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
Tìm hiểu bài đọc
-GV nêu yêu cầu: Ghép đúng(ghép vế câu ở bên trái phù hợp với vế câu ở bên phải để tạo thành câu)
-Chỉ từng cụm từ yêu cầu cả lớp đọc.
-Yêu cầu HS làm vào VBT.
-Gọi HS trình bày kết quả.
-GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh.
-Nhận xét

-HS đọc Đôi bạn
-HSTL: Mèo Kít đang nằm trên bờ, chó Tuyn đuổi đám vịt trên mặt ao.
-Lắng nghe
-HS đọc cá nhân, cả lớp.
-Lắng nghe
-HS trả lời: 8 câu
-HS 1 đọc câu 1, cả lớp đọc lại. HS 2 đọc câu 2 cả lớp đọc lại tương tự với các câu còn lại.
-Đọc nối tiếp cá nhân, cả lớp.
-Thi đọc theo nhóm, tổ.
-HS nhắc lại yêu cầu
-Cả lớp đọc
-HS thực hiện vào VBT
-HS trình bày
-Cả lớp thực hiện

4.Vận dụng
-GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến bài tập đọc (không đọc bài tập nối ghép).
-Nhận xét giờ học
-Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.
_________________________________________________________
Thứ 5 ngày 12 tháng 3 năm 2021
Toán
ĐO ĐỘ DÀI
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết đo độ dài bằng nhiều đơn vị đo khác nhau như: gang tay, sải tay, bước chân, que tính, ...
- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lóp học, ...
- Phát triển các NL toán học:giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
II.CHUẨN BỊ
Một số đồ dùng để đo như: que tính, kẹp giấy, ...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Hoạt động khởi động
- Cho HS thực hiện các hoạt động sau theo cặp:

- Quan sát tranh và chia sẻ với bạn xem các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? (Đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, ...).
- Hãy suy nghĩ xem, ngoài gang tay, sải tay, bước chân chúng ta có thể dùng cái gi để đo?

2.Hoạt động hình thành kiến thức
1. GV hướng dẫn HS đo bằng gang tay, sải tay, bước chân:

- HS thực hiện 
GV hướng dần mẫu, gọi HS lên bảng thực hành theo mẫu cho các bạn xem, nói kết quả đo, chẳng hạn: Chiếc bàn dài khoảng 10 gang tay.
- HS thực hiện 
2.Cho HS thực hành đo theo nhóm, ghi lại kết quả đo, chẳng hạn:
- HS thực hành đo theo nhóm
- Đo bàn học bằng gang tay, đo chiều

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_hoa.docx
Giáo án liên quan