Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Minh Hoa

Học vần

Đánh giá

ĐỌC THÀNH TIẾNG ( tiết 5)

I. YÊU CẦU

- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.

- Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học).

II. CÁCH THỰC HIỆN

- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4 (truyện Nằm mơ), đoạn 1, 2, 3 (truyện Hứa và làm) hoặc các đoạn của các bài đọc khác bài đã học (VD: Rùa nhí tìm nhà, Chậm như. thỏ, Lừa và ngựa,.), bài ở ngoài SGK.

- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc.

- HS đọc trước lớp đoạn văn.

- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.

 

docx12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Minh Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 1A-Năm học 2020-2021 Gv: Nguyễn Thị Minh Hoa	
TUẦN 10
Thứ Hai , ngày 16 tháng 11 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
(GV bộ môn soạn và dạy)
_________________________________________
Giáo dục thể chất
(GV bộ môn soạn và dạy)
_________________________________________
Học vần
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
LUYỆN TẬP 
( tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
- Thực hiện đúng trò chơi Hỏi vấn đáp tiếng. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Họp lớp. 
- Chép 1 câu văn đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- 10 thẻ để thực hiện trò chơi Hỏi vấn đáp tiếng. 
- Bảng quy tắc chính tả g/ gh. 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. BT1 (Trò chơi Hỏi vấn đáp tiếng) (chơi nhanh)
- GV đưa lên bảng hình ảnh 2 HS giơ lên 2 thẻ (1 em giơ thẻ vần ăm, em kia giơ thẻ tiếng chăm), bên cạnh là 8 thẻ ghi những vần, tiếng khác. GV chỉ từng thẻ vần tiếng, cả lớp đọc: ăm, chăm / âp, ơp, đêm, tiếp / nấp, chớp, êm, iêp.
- (Làm mẫu) GV mời 2 HS làm mẫu với vần ăm, tiếng chăm: HS 1 vừa nói to ăm vừa giơ thẻ vần ăm. / HS 2 đáp chăm, giơ thẻ tiếng chăm. 
- Chơi tiếp các vần khác, vẫn 2 HS đó: HS 1 hỏi - HS 2 đáp: 
+ HS 1 giơ thẻ vần (VD: âp), nói âp. / HS 2 đáp (nấp), giơ thẻ tiếng nấp. 
+ HS 1 giơ thẻ vần (VD: ơp), nói ơp. / HS 2 đáp (chớp), giơ thẻ tiếng chớp.
- Thay đổi, hỏi tiếng đáp vần, đổi vai: HS 2 hỏi - HS 1 đáp. 
+ HS 2 giơ thẻ tiếng đêm, nói đêm. HS 1 đáp êm, giơ thẻ vần êm. 
+ HS 2 giơ thẻ tiếng tiếp, nói tiếp. HS 1 đáp iêp, giơ thẻ vần iêp. Ai làm nhanh, đúng sẽ được 1 điểm cho 1 lần chơi, làm sai bị trừ 1 điểm. 
- Thực hành với các vần, tiếng mới, HS tự nghĩ ra: 2 tổ dự thi.
+ 2 tổ trưởng “oẳn tù tì để chọn nhóm được hỏi trước. 
+ HS 1 (tổ 1) ra vần (VD: om). / HS 2 (tổ 2) nói tiếng bom. 
+ HS 3 (tổ 1) ra vần (VD: iêm). / HS 4 (tổ 2) nói tiếng chiêm... 
- Thay đổi, hỏi tiếng đáp vần, đổi vai: tổ 2 hỏi – tổ 1 đáp: 
+ HS 5 (tổ 2) ra tiếng kìm. HS 6 (tổ 1) nói vần im. 
+ HS 7 (tổ 2) ra tiếng cặp. HS 8 (tổ 1) nói vần ăp... 
- GV khen cặp / tổ làm bài đúng, nhanh, hỏi - đáp nhịp nhàng, to, rõ. 
2.2. BT 2 (Tập đọc) 
a) GV giới thiệu bài đọc kể về buổi họp lớp học cũ của sẻ, gà, cua.
b) GV đọc mẫu: nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để gây ấn tượng, giúp HS chú ý đọc đúng các từ đó.
c) Luyện đọc từ ngữ: họp lớp, khóm tre ngà, kể lể rôm rả, hộp diêm, năm rơm, khệ nệ ôm yếm, khắp hồ. GV kết hợp giải nghĩa: tre ngà (tre có thân và cành màu vàng tươi, trồng làm cảnh); kể lể rôm rả (kể với nội dung phong phú, không khí sôi nổi, vui vẻ); rơm (phần trên của thân cây lúa đã gặt và đập hết hạt); khệ nệ (dáng đi chậm chạp, nặng nề của người mang thai).
TIẾT 2
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 8 câu. 
- GV chỉ từng câu hoặc liền 2 câu cho HS đọc vỡ.
- Đọc tiếp nối từng câu hoặc liền 2 câu (cá nhân, từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Nó sắp có lũ cua bé tí/ bò khắp hồ.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu); thi đọc cả bài (từng cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh (đọc nhỏ).
g) Tìm hiểu bài đọc
GV: Bài đọc giúp em hiểu điều gì? (Các bạn cũ sau một thời gian gặp lại, có rất nhiều chuyện để kể cho nhau nghe. / Các bạn cũ gặp lại nhau rất vui).
2.3. BT 3 (Em chọn chữ nào: g hay gh?) 
- GV: BT giúp các em ghi nhớ, củng cố quy tắc chính tả g/ gh.
- GV chỉ bảng quy tắc chính tả g/ gh (đã học từ bài 16); cả lớp đọc lại để ghi nhớ: gh chỉ kết hợp với e, ê, i. / g kết hợp với các chữ còn lại: a, , o, ô, ơ, ư,...
- HS làm bài vào VBT.
- Chữa bài: GV viết lên bảng các tiếng thiếu âm đầu g, gh. 
-1 HS lên bảng điền chữ vào chỗ trống. Cả lớp đọc kết quả: 1) gà, 2) gặp, 3) ghi. 
- HS đối chiếu kết quả làm bài với đáp án; sửa lỗi (nếu sai).
2.4. BT 4 (Tập chép) 
- GV viết lên bảng câu văn cần tập chép.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc câu văn, chú ý những từ dễ viết sai (lớp, khóm). 
- HS nhìn mẫu chữ trên bảng / trong VBT, chép lại câu văn (cỡ chữ vừa). 
- Viết xong, soát lỗi, đổi bài, sửa lỗi cho nhau. 
- GV chữa bài cho HS, nhận xét chung. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV chỉ cho HS đọc lại 1 số từ trên bảng.
- Về nhà ôn lại các vần đã học.
________________________________
Học vần
Đánh giá 
ĐỌC THÀNH TIẾNG ( tiết 1)
I. YÊU CẦU
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
- Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học).
II. CÁCH THỰC HIỆN
- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4 (truyện Nằm mơ), đoạn 1, 2, 3 (truyện Hứa và làm) hoặc các đoạn của các bài đọc khác bài đã học (VD: Rùa nhí tìm nhà, Chậm như... thỏ, Lừa và ngựa,...), bài ở ngoài SGK.
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. 
- HS đọc trước lớp đoạn văn. 
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
BUỔI CHIỀU:
Học vần
Đánh giá 
ĐỌC THÀNH TIẾNG ( tiết 2)
I. YÊU CẦU
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
- Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học).
II. CÁCH THỰC HIỆN
- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4 (truyện Nằm mơ), đoạn 1, 2, 3 (truyện Hứa và làm) hoặc các đoạn của các bài đọc khác bài đã học (VD: Rùa nhí tìm nhà, Chậm như... thỏ, Lừa và ngựa,...), bài ở ngoài SGK.
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. 
- HS đọc trước lớp đoạn văn. 
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
____________________________________
Học vần
Đánh giá 
ĐỌC THÀNH TIẾNG ( tiết 3)
I. YÊU CẦU
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
- Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học).
II. CÁCH THỰC HIỆN
- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4 (truyện Nằm mơ), đoạn 1, 2, 3 (truyện Hứa và làm) hoặc các đoạn của các bài đọc khác bài đã học (VD: Rùa nhí tìm nhà, Chậm như... thỏ, Lừa và ngựa,...), bài ở ngoài SGK.
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. 
- HS đọc trước lớp đoạn văn. 
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
__________________________________
Toán
Bài 22
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triến các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Các thẻ phép tính như ở bài 1.
- Một số tình huống đơn giản đẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tể gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” đề ôn tập Bảng cộng trong phạm vi 10.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm, chuẩn bị sằn các thẻ phép tính, một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính rồi đố bạn viết kết quả thích họp.
Bài 2
- Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng cộng trong phạm vi 10 để tính).
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả của mỗi phép tính. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. GV có thể nêu ra một vài phép tính khác để HS củng cố kĩ năng tỉnh nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. HS lựa chọn số thích họp trong mỗi dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà ghi sô 7 có các phép tính: 5 +2; 4+ 3 ;6+ 1 .
- HS chia sẻ với bạn, đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thể đặt vào mỗi ngôi nhà.
- GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Bài 4. Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm.
a) Vấn đề đặt ra là: Tìm hai số để khi cộng lại ta được kết quả là 10, nghĩa là: Nếu chọn trước một số thì cần tìm số còn lại sao cho cộng hai số ta được kết quả là 10. Dựa vào Bảng cộng trong phạm vi 10 đế tìm số còn lại. Ví dụ: Nếu chọn số 9 thì số còn lại là 1; nếu chọn số 5 thì số còn lại phải là 5.
Lưu ý: Đây chính là bài toán giúp HS tập dượt thao tác “tạo thành 10” – một thao tác cơ bản trong thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ (trong phạm vi 20) mà HS sẽ được học ở lớp 2.
b) Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Trong hộp có 5 chiếc bút màu. Bạn Lan bỏ thêm vào 3 chiếc. Trong hộp có tất cả bao nhiêu chiếc bút màu?
Thực hiện phép cộng 5 + 3 = 8. Có 8 chiếc bút màu.
Vậy phép tính thích hợp là 5 + 3 = 8.
C. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
_________________________________
Thứ Ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020
Đạo đức
(GV bộ môn soạn và dạy)
_________________________________
Học vần
Đánh giá 
ĐỌC THÀNH TIẾNG ( tiết 4)
I. YÊU CẦU
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
- Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học).
II. CÁCH THỰC HIỆN
- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4 (truyện Nằm mơ), đoạn 1, 2, 3 (truyện Hứa và làm) hoặc các đoạn của các bài đọc khác bài đã học (VD: Rùa nhí tìm nhà, Chậm như... thỏ, Lừa và ngựa,...), bài ở ngoài SGK.
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. 
- HS đọc trước lớp đoạn văn. 
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
__________________________________
Học vần
Đánh giá 
ĐỌC THÀNH TIẾNG ( tiết 5)
I. YÊU CẦU
- Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 30 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu đánh giá là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong các bài đọc mà SGK đã giới thiệu (Nằm mơ, Hứa và làm), cũng có thể chọn một vài bài đọc trong SGK mà HS đã học trước đó.
- Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học).
II. CÁCH THỰC HIỆN
- GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4 (truyện Nằm mơ), đoạn 1, 2, 3 (truyện Hứa và làm) hoặc các đoạn của các bài đọc khác bài đã học (VD: Rùa nhí tìm nhà, Chậm như... thỏ, Lừa và ngựa,...), bài ở ngoài SGK.
- HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. 
- HS đọc trước lớp đoạn văn. 
- GV nhận xét, đánh giá theo hướng khích lệ để HS cố gắng hơn.
__________________________________
Tập viết
 (Luyện tập thêm – Bài Ôn tập giữa học kì I)
- GV có thể bố trí 1 tiết Luyện tập thêm (tiết 20, vở Luyện viết 1, tập một) vào tiết Tiếng Việt còn dư trong tuần, tiết tự học buổi chiều hoặc yêu cầu HS luyện viết ở nhà.
_________________________________
Thứ Tư, ngày 18 tháng 11 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
(GV bộ môn soạn và dạy)
____________________________________
Học vần
ĐỌC HIỂU, VIẾT
(Bài luyện tập)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc đúng, hiểu và làm đúng các BT nối ghép, đọc hiểu. 
- Nhớ quy tắc chính tả c/k, làm đúng BT điền chữ c hoặc k. 
- Chép đúng câu văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập Tiếng Việt, tập một / hoặc phiếu photo nội dung Bài luyện tập Đọc hiểu, viết đủ phát cho từng HS. Cần có dòng chấm chấm (...) hoặc dòng kẻ ô li dưới câu văn cần tập chép, giúp HS viết đẹp, thẳng hàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
- Với thiệu: Các em sẽ luyện tập, làm bài kiểm tra viết trong SGK. 
2. Luyện tập 
2.1. GV giải thích đề, chuẩn bị làm bài 
Phần A - Đọc:
- GV nêu yêu cầu của BT 1 (Nối từ ngữ với hình), hướng dẫn cách làm bài: HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ với hình tương ứng.
- GV nêu YC của BT 2 (Đọc thầm truyền Cò và quạ, sau đó làm BT ghép từ ngữ (bên trái) với từ ngữ tương ứng (bên phải) để tạo thành câu. GV dành thời gian hướng dẫn HS đọc từng câu, đọc cả bài Cò và quạ.
Phần B – Viết: 
- BT 1: GV nêu YC (Điền chữ: c hay k?), nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để điền đúng c hay k vào chỗ trống. 
- BT 2: GV viết lên bảng phụ (có dòng kẻ ô li) câu văn cần tập chép; nêu YC; nhắc HS cần chép lại chính xác, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đủ các chữ trong câu.
2.2. HS làm bài: HS làm bài vào VBT hoặc làm bài trên phiếu (GV phát cho). 
2.3. GV chữa bài của HS 
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết luyện tập theo hướng khích lệ HS.
_________________________________
Toán
Bài 23	
KHỐI HỘP CHỮ NHẬT – KHỐl LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Có biểu tượng về khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Một số khối hộp chữ nhật, khối lập phương bằng gỗ hoặc bằng nhựa màu sắc khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
- Thực hiện theo nhóm, HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, các bạn trong nhóm cầm đồ vật, chia sẻ hiểu biết về hình dạng cùa đồ vật đó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. HS thực hiện lần lượt các thao tác sau dưới sự hướng dẫn của GV:
- HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau.
- GV hướng dẫn HS quan sát một khối hộp chữ nhật, xoay, lật, chạm vào các mặt của khối hộp chữ nhật đó và nói: “Khối hộp chữ nhật”.
- HS lấy ra một số khối hộp chữ nhật với màu sác và kích thước khác, nói: “Khối hộp chữ nhật”.
- HS cầm hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật nói: “Hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật”.
- Thực hiện thao tác tương tự với khối lập phương.
2. HS thực hành theo nhóm yêu cầu: xếp riêng đồ vật thành hai nhóm (các đồ vật dạng khối hộp chữ nhật, các đồ vật có dạng khối lập phương).
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện theo cặp:
- HS xem tranh và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, đồ vật nào có dạng khối lập phương. Chắng hạn: Tủ lạnh có dạng khối hộp chữ nhật, con súc sắc có dạng khối lập phương.
- HS có thể kể thêm các đồ vật xung quanh lớp học có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
Bài 2
a) Cá nhân HS tự đếm số khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở mỗi hình vẽ. Chia sẻ kết quả. Chắng hạn: Chiếc bàn gồm 5 khối hộp chữ nhật; Con ngựa gồm 10 khối lập phương và 4 khối hộp chữ nhật.
b) Cá nhân HS suy nghĩ, sử dụng các khối hộp chữ nhật, khối lập phương để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích. Mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe ý tưởng ghép hình của mình.
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 3. Thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm: Kể tên các đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương trong thực tế. Chia sẻ trước lớp.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà, em hãy quan sát xem những đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, những đồ vật nào có dạng khối lập phương để hôm sau chia sẻ với các bạn.
____________________________________
Thứ Năm, ngày 19 tháng 11 năm 2020
Toán
Bài 23	
KHỐI HỘP CHỮ NHẬT – KHỐl LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Có biểu tượng về khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Một số khối hộp chữ nhật, khối lập phương bằng gỗ hoặc bằng nhựa màu sắc khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động
- Thực hiện theo nhóm, HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, các bạn trong nhóm cầm đồ vật, chia sẻ hiểu biết về hình dạng cùa đồ vật đó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. HS thực hiện lần lượt các thao tác sau dưới sự hướng dẫn của GV:
- HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau.
- GV hướng dẫn HS quan sát một khối hộp chữ nhật, xoay, lật, chạm vào các mặt của khối hộp chữ nhật đó và nói: “Khối hộp chữ nhật”.
- HS lấy ra một số khối hộp chữ nhật với màu sác và kích thước khác, nói: “Khối hộp chữ nhật”.
- HS cầm hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật nói: “Hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật”.
- Thực hiện thao tác tương tự với khối lập phương.
2. HS thực hành theo nhóm yêu cầu: xếp riêng đồ vật thành hai nhóm (các đồ vật dạng khối hộp chữ nhật, các đồ vật có dạng khối lập phương).
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện theo cặp:
- HS xem tranh và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, đồ vật nào có dạng khối lập phương. Chắng hạn: Tủ lạnh có dạng khối hộp chữ nhật, con súc sắc có dạng khối lập phương.
- HS có thể kể thêm các đồ vật xung quanh lớp học có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
Bài 2
a) Cá nhân HS tự đếm số khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở mỗi hình vẽ. Chia sẻ kết quả. Chắng hạn: Chiếc bàn gồm 5 khối hộp chữ nhật; Con ngựa gồm 10 khối lập phương và 4 khối hộp chữ nhật.
b) Cá nhân HS suy nghĩ, sử dụng các khối hộp chữ nhật, khối lập phương để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích. Mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe ý tưởng ghép hình của mình.
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 3. Thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm: Kể tên các đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương trong thực tế. Chia sẻ trước lớp.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà, em hãy quan sát xem những đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, những đồ vật nào có dạng khối lập phương để hôm sau chia sẻ với các bạn.
_____________________________________
Học vần
ĐỌC HIỂU, VIẾT
(Bài kiểm tra-2 tiết)
_________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_minh_hoa.docx
Giáo án liên quan