Giáo án Lớp 1 - Tiết 1 đến 3 - Vũ Thị Oanh

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- Nhận xét, giới thiệu thêm về tranh ảnh dân gian.

- Chúng ta cần làm thế nào để bảo vệ mĩ thuật, âm nhac dân gian?

- Nêu lại nội dung bài học?

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn dò

 

doc6 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 - Tiết 1 đến 3 - Vũ Thị Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHIỀU
Tiết 1: HƯỚNG DẪN HỌC
 HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP TRONG NGÀY
I, Mục tiêu: 
1, Kiến thức: 
 - Giúp học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày,
 - Luyện đọc đúng các vần, tiếng, từ và câu trong bài 100 SGK
2, Kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng đọc to, rõ, phát âm đúng, biết ghép tiếng, từ và đọc trơn câu lưu loát.
3, Thái độ: 
 - Giúp học sinh thêm yêu và tích cực học tập.
II, Đồ dùng dạy học:
 - SGK, Bộ đồ dùng học Tiếng Việt
III, Các hoạt động dạy học:
 TG
 Nội dung
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 10’
 20’
 5’
1, HĐ 1: Hoàn thiện các bài tập trong ngày
2, HĐ 2: Luyện đọc
3, HĐ 3: Củng cố- dặn dò
- Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện các bài tập trong ngày
- Gọi học sinh đọc vần:
 uân – uyên
- Giáo viên đọc mẫu các từ: mùa xuân, bóng chuyền, huân chương, kể chuyện.
- Giáo viên gọi học sinh đọc
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
- Giáo viên gắn bảng phụ chép câu:
 Chim én bận đi đâu
 Hôm nay về mở hội
 Lượn bay như dẫn lối
 Rủ mùa xuân cùng về.
- Gọi học sinh đọc
- Giáo viên giúp đỡ những học sinh đọc còn chậm, sai
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Cho học sinh sử dụng bộ đồ dùng ghép từ 
- Dặn về nhà luyện đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
- Học sinh hoàn thiện các bài tập trong ngày.
- Học sinh luyện đọc, phân tích vần.
- Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, ĐT
- Học sinh luyện đọc, phân tích tiếng có vần ôn
- Học sinh luyện đọc từ: cá nhân, nhóm, ĐT
- Luyện đọc nhóm, cá nhân, ĐT
 - Học sinh thi ghép từ
Tiết 2: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 TÌM HIỂU VỀ ÂM NHẠC DÂN GIAN
 MĨ THUẬT DÂN GIAN.
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức:
 - Học sinh biết thêm về các bài hát dân ca, một số bức tranh dân gian.
2, Kĩ năng: 
 - Học được một số các bài hát dân ca, biết được một số bức tranh dân gian như: Đám cưới chuột, gà trống, hứng dừa, .
3, Thái độ: 
 - Giúp học sinh biết thêm yêu quý và bảo vệ nền văn hóa của dân tộc.
II, Đồ dùng dạy học:
 - Các bài hát dân ca quen thuộc
 - Một số tranh ảnh về dân gian.
III, Các hoạt động dạy, học:
 TG
 Nội dung
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 3’
 14’
 12’
 3’
1. Giới thiệu
2. Tìm hiểu về âm nhạc dân gian
3, Tìm hiểu về mĩ thuật dân gian
4, Củng cố dặn dò:
- Nêu mục tiêu tiết học
- Giới thiệu một số bài hát dân ca.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều bài hát.
- Giáo viên mời 1 số học sinh biểu diễn bài hát mà mình thuộc.
- Treo tranh. Nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm giới thiệu về tranh mình được giao.
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, giới thiệu thêm về tranh ảnh dân gian.
- Chúng ta cần làm thế nào để bảo vệ mĩ thuật, âm nhac dân gian? 
- Nêu lại nội dung bài học?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
- Lớp thi theo 3 dãy: tìm và hát các bài hát dân ca
+ Trống cơm: Dân ca Thanh Hóa
+ Xòe hoa: Dân ca Thái
+ Cò lả: Dân ca Bắc Bộ
+ Lí cây xanh: Dân ca Nam Bộ
+ Cây đa quán dốc: dân ca quan họ Bắc Ninh
+ Đi cấy: Dân ca Thanh Hóa
+ Chiếc khăn Piêu: Dân ca Thái,  
- Đại diện một số học sinh trình bày các bài hát vừa tìm được mà mình thuộc
- Thi đua thảo luận nhóm giới thiệu về tranh mình được giao. Mỗi nhóm giới thiệu về một bức tranh hoặc ảnh.
- Đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
+ Tranh: Đám cưới chuột
+ Tranh: Hứng dừa.
+ Tranh: Lợn ăn dáy,  
- Học sinh nối tiếp nêu
- 2 học sinh nêu lại
- Chuẩn bị tiết học sau.
Tiết 3: HƯỚNG DẪN HỌC
 HOÀN THÀNH CÁC TẬP TRONG NGÀY
I, Mục tiêu:
1, Kiến thức: 
 - Giúp học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày.
 - Làm đúng các bài tập trong vở cùng em học Toán tiết 3 trang 21 
2, Kĩ năng: 
 - Giúp học sinh có kĩ năng tính nhẩm thành thạo phép tính cộng các số tròn chục trong phạm vi 100.
 - Củng cố về kĩ năng giải Toán có lời văn và vẽ các đoạn thẳng ch trước độ dài.
II, Đồ dùng dạy học:
 - Vở cùng em học Toán kì II
III, Các hoạt động dạy học:
 TG
 Nội dung
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 10’
 22’
 6’
 6’
 6’
 4’
 3’
1, Hoạt động 1:
Hoàn thành các bài tập trong ngày
2, Hoạt động 2: Bài tập củng cố kĩ năng
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
* Bài 2: Tính nhẩm
* Bài 3: Giải Toán
* Bài 4: Vẽ các đoạn thẳng dài
3. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
- Giáo viên giúp học sinh hoàn thành các bài tập trong ngày.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- GV cho học sinh làm bảng lớp, bảng con.
- Giáo viên cùng học sinh chữa bài.
- GV hướng dẫn mẫu
20 + 50 ta nhẩm như sau: 
 2 chục cộng 5 chục bằng 7 chục, Vậy 20 + 50 = 70 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV lưu ý phần b kèm theo đơn vị cm
- Gọi học sinh đọc bài của mình
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán.
- Lớp học có bap nhiêu HS nam?
- Và bao nhiêu học sinh nữ? 
- Bài toán hỏi gì? 
- GV yêu cầu HS giải vào vở.
- GV cùng HS chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu học sinh nêu đầu bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung tiết học.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho tiết học sau
- Học sinh tiếp tục hoàn thành các bài tập trong ngày.
- 2 học sinh nêu
- Mỗi lần làm 2 phép tính
20 30 50 70 80 
+ + + + + 
10 40 30 20 10 
30 70 80 90 90 
- Học sinh nêu cách làm.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 số học sinh nhắc lại cách nhẩm.
- Học sinh làm bài vào vở
40 + 10 = 50 60 + 30 = 90 
20 + 30 = 50 70 + 10 = 80 
b, 30 cm + 20 = 50 cm 
 40 cm + 30 cm = 70 cm
 50 cm + 30 cm = 80 cm
 70 cm + 20 cm = 90 cm
- Học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra kết quả.
- 1 đến 2 học sinh đọc bài làm của mình
- 2 học sinh đọc đề toán
- Có 20 học sinh nam
- Có 10 học sinh nữ
- Lớp học đó có tất cả bao nhiêu học sinh?
- 1 học sinh giải bảng lớp.
 Bài giải:
 Lớp học đó có tất cả số học sinh là: 
 20 + 10 = 30 ( học sinh)
 Đ/ S: 30 học sinh
- Học sinh đọc bài giải của mình.
- Vẽ các đoạn thẳng dài: 3 cm, 5 cm, 8 cm
- 2 đến 3 học sinh nhắc lại.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 học sinh nhắc lại.

File đính kèm:

  • docHDH_lop_1_tuan_24.doc
Giáo án liên quan