Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1

Thứ Tư ngày 28 tháng 10 năm 2020

PHẦN HỌC VẦN

TIÊNG VIỆT

BÀI 36: am - ap

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.

- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap.

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ve và gà.

- Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu

- Bảng con, phấn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

3.3. Tập đọc (BT 4).(30P)

a) GV gắn / chiếu lên bảng hình minh hoạ bài Ve và gà ; giới thiệu: Đây là phần 1 của truyện Ve và gà. Khi đọc tên bài Ve và gà, các em không cần đọc số (1). Truyện có hai nhân vật là ve sầu và gà mái. Ve sầu là loài côn trùng đầu to, hai cánh trong, có khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi suốt mùa hè. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện gì đã xảy ra giữa ve và gà.

b) GV đọc mẫu.

c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): mùa hè, ham múa ca, đạp đạp, giũ giũ lúa, thỏ thẻ, làm, thú vị, đáp, lũ nhỏ. (Có thể đánh vần nhẩm trước khi đọc trơn).

d) Luyện đọc câu

- GV: Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu, HS đếm: 5 câu).

- Đọc vỡ: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.

- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm - cho HS; nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp đánh vần giúp bạn.

e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu/ 3 câu) (theo cặp / tô).

g) Thi đọc theo vai -(Làm mẫu) GV (vai người dẫn chuyện) cùng 2 HS (vai ve, gà) đọc mẫu. - Từng tốp (3 HS) cùng luyện đọc theo với trước khi thi.

- Vài tốp thi đọc. GV khen HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm.

- 1 HS đọc cả bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài đọc nhỏ).

h) Tìm hiểu bài đọc (Thay hình ảnh bằng từ ngữ thích hợp.)

- GV nêu yêu cầu; hỏi: Hình ảnh trong câu a là gì? (Con ve). Hình ảnh trong câu b là gì? (Lũ gà nhỏ / Lũ gà bé / Lũ gà con lông vàng).

- GV chỉ hình và chữ trong ý a, 1 HS đọc. Làm tương tự với ý b.

- 1 HS nói hoàn chỉnh 2 câu văn.

- Cả lớp nhắc lại: a) Ve chỉ ham múa ca. b) Chị gà làm để có lúa cho lũ nhỏ lũ trẻ / lũ gà bé /lũ gà con lông vàng.

- GV: Qua cuộc nói chuyện giữa ve và gà mẹ, em nghĩ gì về ve? (Ve chê bai, coi thường gà mẹ, cho là làm thì chả có gì thú vị, phải múa ca như ve mới là hay).

* Cả lớp đọc lại 2 trang nội dung bài 36.

4. Củng cố, dặn dò: ( 5P)GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại cho người thân nghe phần 1 của bài đọc kể về ve và gà; xem trước bài 37 (ăm, ăp).

 

doc25 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á là thứ quà đặc biệt quý. Đó là quà gì? Bài đọc cũng giúp các em luyện tập, củng cố những điều vừa học về quy tắc viết hoa.
b) GV đọc mẫu,
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): chia quà, thị xã, cả nhà, mía, sữa, quà quý. (Nếu HS đọc ngắc ngứ thì có thể đánh vần).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (HS đếm: 8 câu). 
- Đọc vỡ từng câu: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu/ 2 câu); thi đọc cả bài. (Quy trình đã hướng dẫn). 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV: Đi thị xã về, má chia quà cho cả nhà. Má không chia quà cho má vì má đã Có quá quý. Quà quý đó là gì? (Quà quý đó là bé Lê và Hà). GV: Hai đứa con là qua quý của má. Con cái luôn là món quà quý giá nhất của cha mẹ.
TIẾT 2
3.2. Tìm trong bài đọc những chữ hoa (BT4) ( 20P)
- Cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả viết hoa.
- GV nêu yêu cầu; từng cặp HS đọc bài trong SGK, tìm chữ hoa bắt đầu từ tên bài. GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
- 4 cặp (8 HS) tiếp nối nhau báo cáo kết quả (mỗi em nói 1 câu):
+ HS 1: Tên bài viết hoa chữ C trong tiếng Chia vì đó là chữ đầu của tên bài. / Câu 1 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.
+ HS 2: Câu 2 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu. 
+ HS 3: Câu 3 viết hoa chữ B trong tiếng Bà vì đó là chữ đầu câu. 
+ HS 4: Câu 4 viết hoa chữ B trong tiếng Ba vì đó là chữ đầu câu. 
+ HS 5: Câu 5 viết hoa chữ H trong tiếng Hà vì Hà đứng đầu câu, cũng là tên riêng.
+ HS 6: Câu 6 viết hoa chữ B trong tiếng Bé vì nó đứng đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê vì là tên riêng.
+ HS 7: Câu 7 viết hoa chữ Ơ vì Ơ là chữ đầu câu.
+ HS 8: Câu 8 viết hoa À vì À là chữ đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê, chữ H trong tiếng Hà vì đó là các tên riêng.
- 1 HS nói lại những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu: Chia, Má, Má, Bà, Ba, Hà (Hà vừa là chữ đầu câu, vừa là tên riêng), Ơ, À .
- 1 HS nói lại những chữ hoa ghi tên riêng trong bài: Hà, Lê. 
3.3. Giới thiệu bảng chữ in thường - in hoa, viết thường - viết hoa( 10P)
- GV chỉ Bảng chữ thường, chữ hoa trên bảng lớp); giới thiệu các kiểu chữ (in thường - in hoa, viết thường - viết hoa); giải thích: chữ viết là chữ viết bằng tay.
- GV chỉ từng chữ in thường, in hoa. Cả lớp đọc. 
- GV chỉ từng chữ viết thường, viết hoa. Cả lớp đọc.
- GV mời 1 HS lên bảng; đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ in thường, chữ nào là chữ in hoa. VD: Hãy chỉ chữ g (i, k,...) in thường: Hãy chỉ chữ G (I, K,...) in hoa.
- GV mời 1 HS khác, đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ viết thường, chữ nào viết hoa. VD: Hãy chỉ chữ ê (k, 1,...) viết thường: Hãy chỉ chữ Ê (K, L,...) viết hoa.
- GV chỉ câu Dì Tư là y tá, hỏi đó là kiểu chữ gì? (D trong Dì, T trong Tư là chữ in hoa, các chữ khác là chữ in thường).
- GV chỉ từng chữ trên Bảng chữ thường, chữ hoa, cả lớp phát hiện đó là chữ in hay chữ thường, chữ viết hoa hay chữ viết thường..
- GV: Chữ hoa nào gần giống chữ thường nhưng kích thước lớn hơn? (Đó là chữ in hoa - gần giống chữ in thường nhưng kích thước chữ in họa lớn hơn).
- GV: Chữ hoa nào không giống chữ thường và kích thước lớn hơn? (Đó là chữ viết hoa - không giống chữ viết thường và kích thước chữ viết hoa lớn hơn).
4. Củng cố, dặn dò (5P)
- 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa..
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho người thân nghe; quan sát kĩ bảng mẫu chữ hoa trong trường tiểu học (in trong vở Luyện viết 1, tập một).
 Thứ Tư ngày 28 tháng 10 năm 2020
PHẦN HỌC VẦN
TIÊNG VIỆT
BÀI 36: am - ap
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ve và gà.
- Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, máy chiếu 
- Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 4).(30P)
a) GV gắn / chiếu lên bảng hình minh hoạ bài Ve và gà ; giới thiệu: Đây là phần 1 của truyện Ve và gà. Khi đọc tên bài Ve và gà, các em không cần đọc số (1). Truyện có hai nhân vật là ve sầu và gà mái. Ve sầu là loài côn trùng đầu to, hai cánh trong, có khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi suốt mùa hè. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện gì đã xảy ra giữa ve và gà.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): mùa hè, ham múa ca, đạp đạp, giũ giũ lúa, thỏ thẻ, làm, thú vị, đáp, lũ nhỏ. (Có thể đánh vần nhẩm trước khi đọc trơn).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (GV chỉ từng câu, HS đếm: 5 câu). 
- Đọc vỡ: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm - cho HS; nhắc HS thi đua để lượt sau đọc tốt hơn lượt trước. Từ nào HS không đọc được thì có thể đánh vần hoặc cả lớp đánh vần giúp bạn.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu/ 3 câu) (theo cặp / tô). 
g) Thi đọc theo vai -(Làm mẫu) GV (vai người dẫn chuyện) cùng 2 HS (vai ve, gà) đọc mẫu. - Từng tốp (3 HS) cùng luyện đọc theo với trước khi thi. 
- Vài tốp thi đọc. GV khen HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài đọc nhỏ). 
h) Tìm hiểu bài đọc (Thay hình ảnh bằng từ ngữ thích hợp...)
- GV nêu yêu cầu; hỏi: Hình ảnh trong câu a là gì? (Con ve). Hình ảnh trong câu b là gì? (Lũ gà nhỏ / Lũ gà bé / Lũ gà con lông vàng).
- GV chỉ hình và chữ trong ý a, 1 HS đọc. Làm tương tự với ý b. 
- 1 HS nói hoàn chỉnh 2 câu văn.
- Cả lớp nhắc lại: a) Ve chỉ ham múa ca. b) Chị gà làm để có lúa cho lũ nhỏ lũ trẻ / lũ gà bé /lũ gà con lông vàng..
- GV: Qua cuộc nói chuyện giữa ve và gà mẹ, em nghĩ gì về ve? (Ve chê bai, coi thường gà mẹ, cho là làm thì chả có gì thú vị, phải múa ca như ve mới là hay).
* Cả lớp đọc lại 2 trang nội dung bài 36.
4. Củng cố, dặn dò: ( 5P)GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại cho người thân nghe phần 1 của bài đọc kể về ve và gà; xem trước bài 37 (ăm, ăp).
TIẾNG VIỆT
BÀI 37: ăm - ăp
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ăm, ăp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ăm, ăp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăm, vần ăp. 
- Đọc đúng, hiểu bài Ve và gà (2). 
- Viết đúng các vần ăm, ăp và các tiếng chăm chỉ, cặp (da) (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, máy chiếu
- 3 thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu trước lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
 1 HS đọc bài Ve và gà (1) (bài 36). 1 HS trả lời câu hỏi: Qua cuộc nói chuyện giữa ve và gà mẹ, em nghĩ gì về ve?
B. DẠY BÀI MỚI ( 30P)
1. Giới thiệu bài: vần ăm, vần ăp.
- Khi bắt đầu học phần Học vần, HS đã biết gần như toàn bộ chữ cái (trừ 2 âm / chữ ă, â vì 2 âm / chữ này chỉ xuất hiện ở những tiếng có âm cuối). SGK dạy các vần có mô hình “âm chính + phụ âm cuối”, sắp xếp theo từng cặp phụ âm cuối đối ứng (m - p, n - t, ng - c, nh - ch). Trong mỗi cặp đối ứng nói trên, các vần mở đầu bằng chữ a được lấy làm mẫu, các vần còn lại được sắp xếp theo TT trong bảng chữ cái của chữ mở đầu vần, VD: am - ap (được lấy làm mẫu), ăm - ăp, âm - âp, em - ep, êm - êp, im - ip, iêm - iêp, om - op, ôm - ôp, ơm - ơp. Từ cách đọc am - ap, HS có thể tự đọc ăm - ăp, âm - âp, em - ep, êm – êp
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ăm 
- GV chỉ vần ăm (từng chữ ă, m). 1 HS đọc: ă - mờ - ăm. Cả lớp: ăm.
- GV chỉ hình, hỏi: Em bé đang làm gì? (Em quét nhà). Em bé thế nào? (Em rất chăm chỉ). Trong từ chăm chỉ, tiếng nào có vần ăm? (Tiếng chăm).
- HS phân tích: Vần ăm gồm có âm ă đứng trước, âm m đứng sau. 
- HS (cá nhân, cả lớp) đánh vần: ă - mờ - ăm / ăm.
- GV giới thiệu mô hình tiếng chăm. HS (cá nhân, tổ, cả lớp) đánh vần: chờ - ăm - chăm.
- GV chỉ lại mô hình vần ăm, mô hình tiếng chăm, từ khoá, cả lớp đánh vần, đọc trơn: ă - mờ - ăm / chờ - ăm - chăm / chăm chỉ.
2.2. Dạy vần ăp (như vần ăm) 
- HS nhận biết ă, p; đọc: ă - pờ - ăp. 
- Quan sát tranh, nêu từ ngữ: cặp da / cặp. 
- Phân tích vần ăp./ Đánh vần: ă - p - ăp / ăp. 
- Phân tích tiếng cặp: c - ăp - dấu nặng đặt dưới âm ă. 
- Đánh vần: cờ - ăp – căp - nặng - cặp. – Đánh vần, đọc trơn lại: ắ - pờ - ắp / cờ - ắp – cắp - nặng - cặp / cặp da.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới vừa học: ăm, ăp; 2 tiếng mới: chăm, cặp. GV chỉ mô hình từng vần, tiếng, cả lớp đánh vần, đọc trơn.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm tiếng có vần ăm, tiếng có vần ăp)
- Xác định yêu cầu: GV chỉ từng chữ dưới hình, 1 HS đọc, cả lớp đọc: thắp, bắp ngô, tằm,... Giải nghĩa: tằm (loài sâu ăn lá dâu, lá sắn, nuôi để lấy tơ dệt vải).
- Từng cặp HS tìm tiếng có vần ăm, vần ăp trong VBT. 
- 2 HS báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng từ in đậm, cả lớp: Tiếng thắp có vần ăp... Tiếng tằm có vần ăm...
- HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần ăm (băm, mắm, nắm, sắm,...); có vần ăp (cắp, đắp, lắp, nắp, sắp,...).
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học. 
b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn 
- Vần ăm: a và m đều cao 2 li. 
- Vần ăp: ă cao 2 li, p cao 4 li. 
- chăm: viết ch rồi đến vần ăm. 
- cặp: viết c rồi đến vần ăp, dấu nặng đặt dưới a. 
c) HS viết: ăm, ăp (2 lần). Sau đó viết: chăm (chỉ), cặp (da).
Đạo đức
 BÀI 3: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ ( Tiết 3)
I . MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt một số yêu cầu sau:
- Nêu được một số biểu hiện của học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Giải thích được vì sao cần học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1.
- Mẫu “ Phiếu nhắc việc” của GV.
- Đồng hồ báo thức theo nhóm HS.
- Bộ giấy, kéo, bút làm “ Phiếu nhắc việc” cho HS.
- Máy tính, ti vi
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.KHỞI ĐỘNG ( 2P)
Cả lớp hát bài: Bài thể dục buổi sáng 
Vận động theo nhạc
2. BÀI MỚI: (30 P)
VẬN DỤNG
 Vận dụng trong giờ học: Cùng bạn làm phiếu nhắc việc.
- GV giới thiệu một số mẫu phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi: 
1) Những thông tin nào được ghi trên phiếu nhắc việc.
2) Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ? 
- HS quan sát mẫu phiếu nhắc việc và trả lời câu hỏi. 
- GV kết luận: Trên phiếu nhắc việc cần ghi thời gian (thứ, ngày, tháng, giờ),
việc em cần làm (vẽ) và có thể ghi địa điểm. 
- GV hướng dẫn cách làm phiếu nhắc việc: Cắt 7 ô giấy, ghi ngày và thông tin
cần nhớ, trang trí phiếu nhắc việc theo ý thích. 
- HS làm phiếu nhắc việc. 
- Triển lãm sản phẩm hoặc HS giới thiệu sản phẩm của mình. 
- GV nhắc nhở HS sử dụng phiếu nhắc việc của mình. 
Lưu ý: GV có thể giới thiệu một số mẫu nhắc việc khác nhau. 
Vận dụng sau giờ học:
- GV hướng dẫn, nhắc nhở và giám sát HS thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ. 
- GV phân công HS giám sát việc thực hiện đúng giờ/nhắc việc ở lớp theo chế độ trực tuần luân phiên. HS có nhiệm vụ theo dõi và nhắc các bạn chưa đúng giờ, báo cáo kết quả tuần trong giờ sinh hoạt lớp. Sau hai tháng, khi HS đã có thói quen đúng giờ, giảm số lượng bạn giám sát dần cho đến khi chỉ còn hai bạn phụ trách theo tuần, cũng theo chế độ luân phiên. 
- GV đề nghị phụ huynh học sinh hướng dẫn HS sử dụng đồng hồ, phiếu nhắc
việc ở nhà, khuyến khích, động viên và giám sát việc thực hiện đúng giờ, đúng lúc của con khi ở nhà. 
- HS tự đánh giá việc thực hiện đúng giờ ở nhà và ở lớp bằng cách mỗi ngày thả một viên sỏi vào “Giỏ việc tốt”. Cuối tuần, tự đếm số sỏi và ghi vào bảng “Tự đánh giá”.
Việc tốt
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Kết quả
Đúng giờ ở nhà






Đúng giờ ở trường







TỔNG KẾT BÀI HỌC
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? 
- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1 trang 18. 
- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
TOÁN
Bài 17: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép cộng trong phạm vi 6 và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 6 đã học.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 6 (thể hiện trên các thẻ phép tính).
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ rồi đọc phép tính; bạn B nêu kết quả phép tính đó (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).
- Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt.
- GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.
- HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vi 6.
- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).
- GV tổng kết: Có thể nói:
Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3.
Dòng thứ tư được coi là Bảng cộng: Một số cộng 4.
Dòng thứ năm được coi là Bảng cộng: Một số cộng 5.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
- Hướng dẫn học sinh đọc viết bảng Một số cộng 3, Một số cộng 4,Một số cộng 5.
+ 1= 4; 3 + 2= 5; 3+ 3 = 6
4+1 = 5; 4 + 2= 6
5 + 1= 6
Hs trình bày vào vở ôli.
Gv nhận xét.
D. Hoạt động vận dụng
- HS nghĩ ra một số tinh huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.
 Thứ Năm ngày 29 tháng 10 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 5: TRƯỜNG HỌC CỦA EM 
( TIẾT1) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nói được tên và địa chỉ của trường mình
- Xác định được vị trí các khu vực, các phòng của trường học và kể được tên một số đồ dùng có ở trường học. 
- Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ.
- Kể được tên các hoạt động chính ở trường học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. 
- Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ. 
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về trường học, các thành viên và hoạt động ở trường học. 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về trường học, hoạt động ở trường học.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học.
- Lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn khi ở trường. 
- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, GV và các thành viên khác trong trường. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, tivi. 
- Một số tình huống để HS thể hiện được tình cảm và cách ứng xử với thành viên trong nhà trường ( tốt nhất tình huống được thể hiện bằng kênh chữ và kênh hình).
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Giấy, bút màu, bản cam kết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS trả lời câu hỏi của GV: 
+ Hãy nói tên trường và địa chỉ trường của em
+ Em thích nhất điều gì ở trường?
- Một số HS trả lời câu hỏi
- GV có thể nói thêm với HS về ý nghĩa của tên trường và dẫn dắt vào bài dựa vào câu trả lời của HS.
1. Các khu vực và các phòng trong trường học
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu trường học của bạn Hà
	* Mục tiêu
- Nói được tên các khu vực, các phòng và vị trí của chúng trong trường bạn Hà.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về trường học.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình ở trang 34,35 trong SGK để trả lời các câu hỏi: 
+ Trường học của bạn Hà có những khu vực nào, phòng học nào? 
+ Chúng ở đâu? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời, GV hoàn thiện câu trả lời.
	Gợi ý: Trường học của bạn Hà có sân trường, vườn trường, khu vệ sinh và nhiều phòng; phòng học, phòng ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng truyền thống, ; phòng y tế ở tầng 1, 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 Hoạt động 2: Giới thiệu về trường học của mình
	* Mục tiêu
- Nói được tên các khu vực, các phòng và vị trí của chúng trong trường của mình. 
- Kể được tên một số đồ dùng có ở trường mình
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về trường hợp của mình. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
- HS xếp hàng đôi đi tham quan trường theo sự hướng dẫn của GV. Có thể cho HS đi tham quan các khu vực trước ( sân trường, vườn trường, khu vệ sinh,), sau đó lần lượt đến các phòng. Đến mỗi nơi, HS tìm hiểu xem có đồ dùng gì? 
- Khuyến khích HS đặt câu hỏi để tìm hiểu về các khu vực, các phòng và đồ dùng trong quá trình tham quan.
Bước 2: Làm việc nhóm 6
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Trường em có những khu vực phòng nào?
+ Kể tên 1 số đồ dùng có ở trường em.
- HS có thể làm câu 1,2 của bài 5 (VBT).
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung. GV bình luận, hoàn thiện phần trình bày các nhóm.
- GV hỏi cả lớp: Các em làm gì để giữ gìn đồ dùng có ở trường?
- Một số HS trả lời, HS khác bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.
	Gợi ý: Với bàn, ghế - lau chùi, không viết, vẽ bẩn, không đứng lên; với đồ điện như quạt thì phải bật, tắt đúng cách; với vòi nước, khi không sử dụng thì khóa vòi; 
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học; xem trước bài .
 TIẾNG VIỆT
BÀI 37: ăm - ăp
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ăm, ăp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ăm, ăp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăm, vần ăp. 
- Đọc đúng, hiểu bài Ve và gà (2). 
- Viết đúng các vần ăm, ăp và các tiếng chăm chỉ, cặp (da) (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, máy chiếu
- 3 thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu trước lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)( 30P)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Ve và gà (2): Gà cho ve đồ ăn. Các em hãy lắng nghe để biết câu chuyện kết thúc thế nào.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): mùa thu, cỏ lá, chả có gì, gặp, ngỏ ý, thủ thỉ, chăm múa, chăm làm, chả lo gì.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 7 câu. (GV đánh số thứ tự từng câu). 
- GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc.
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu cuối (Ve chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chả lo gì).
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 2 câu); thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC của BT, chỉ từng vế câu trên bảng cho cả lớp đọc. 
- 1 HS nói kết quả: Ý đúng: a) Vừa chăm múa vừa chăm làm - 1) thì chả lo gì.
Vừa chăm múa vừa chăm làm - 2) thì chả có gì. Cả lớp nhắc lại ý đúng. 
- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (Ve lười biếng, chỉ thích cho , lúc chả có gì ăn. / Gà chăm chỉ làm nên nuôi được đàn con, còn giúp được ve.
- GV: Câu chuyện là lời khuyên: Phải chăm chỉ lao động. Vừa biết vui chơi vừa chăm chỉ lao động thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, không phải lo lắng gì.
* Cả lớp đọc lại 2 trang bài 37; đọc 6 chữ, vần vừa học trong tuần, chân trang 68.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà kể cho người thân nghe điều em đã hiểu sau khi học bài Ve và gà, xem trước bài 39 (Ôn tập).
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 36, 37)
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng am, ap, ăm, ăp, quả cam, xe đạp, chăm chỉ, cặp da - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS đánh vần, đọc trơn:am, quả cam, ap, xe đạp, ăm, chăm chỉ, áp, cặp da. 
- Học sinh đánh vần theo dãy bàn
- Gv theo dõi nhận xé

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_truong_tieu.doc
Giáo án liên quan