Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 20: BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày và ban đêm.

- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau ( nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao).

- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt trời đối với Trái Đất ( sưởi ấm và chiếu sáng).

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban ngày và ban đêm khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế.

- Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MỞ ĐẦU

- GV cho cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời”.

- Sau đó GV hỏi: Chúng ta thấy Mặt Trời vào khi nào?

Từ đó dẫn dắt vào bài học mới: Bầu trời ban ngày và ban đêm.

 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngừ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.
- GV nên giúp HS nhận biết sự liên hệ giữa các phép tính cho trong bài để thực hiện tính nhẩm một cách hợp lí.
Bài 2
a) Đặt tính rồi tính:
- HS đặt tính rồi tính ra vở hoặc ra nháp.
- Đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
- HS nhận xét khó khăn, sai lầm (nếu có) khi đặt tính và tính kết quả các phép tính cộng, trừ các số có hai chữ số nêu trong bài và nêu cách khắc phục.
b) Tính: GV hướng dẫn HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được tạo thành từ những hình nào. Có bao nhiêu hình mỗi loại? (HS đếm từng loại hình trong tranh vẽ rồi ghi kết quả vào vở: Có 7 hình vuông, 9 hình tròn, 7 hình tam giác, 3 hình chữ nhật)
- HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân, chẳng hạn: Trong bức tranh này có 9 hình tròn.
Bài 4
- HS thực hiện các hoạt động sau:
a) Quan sát rồi tìm và nêu ra đồng hồ chỉ đúng 3 giờ.
Lưu ý: HS phân biệt kim phút và kim giờ. Để chọn được giờ theo đúng yêu cầu cần giữ nguyên kim phút ở vị trí số 12.
b) Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng 2 giờ; 11 giờ.
c) HS thực hiện các thao tác sau:
+ Đọc tình huống “Ngày sách Việt Nam".
+ Xem tờ lịch, đối chiếu với số chỉ ngày, nhìn vào dòng chữ chí tháng, sau đó
đọc thứ rồi trả lời câu hỏi.
- HS thực hiện các thao tác sau:
+ Đọc tình huống “Tuần lễ văn hoá đọc”; “Khai mạc ngày 21 tháng tư”; “Kết thúc vào thứ mấy?”.
+ Suy luận: 1 tuần lễ có 7 ngày; từ thứ tư này đến thứ ba tuần sau là tròn 7 	
+ Trả lời câu hỏi: Nếu khai mạc ngày 21 tháng tư (thứ tư) thì kết thúc vào ngày thứ ba tuần sau.
- Chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra và nói kết quả.
Bài 5
- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trù để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).
- HS viết phép tính thích họp và trả lời:
Phép tính: 85 - 35 = 50.
Trả lời: Thanh gồ còn lại dài 50 em.
- HS kiểm tra phép tính và kết quả. Nêu câu trả lời.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 6
- Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.
- HS chọn con vật cao nhất và lí giải theo cách suy nghĩ của cả nhân mình.
- Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về chiều cao của các con vật trong bức tranh.
- HS nhận xét các câu trả lời của bạn.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì?
TẬP ĐỌC
 HOA KẾT TRÁI (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu nội dung bài thơ: Mỗi loài hoa đều có màu sắc, vẻ đẹp riêng, đều kết quả ngọt lành tặng con người. Các bạn nhỏ cần yêu quý hoa, đừng hái hoa tươi để hoa đơm bông kết trái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS đọc bài Anh hùng biển cả. / HS 1 trả lời câu hỏi: Vì sao cá heo được gọi là anh hùng biển cả? /HS 2 trả lời câu hỏi: Chọn một tên gọi khác mà em thích để tặng cá heo.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 
1.1. Cả lớp hát bài Quả (Nhạc và lời: Xanh Xanh)
1.2. Giới thiệu bài
 Quả cà, quả mướp, quả lựu,... những loài quả mà các em thấy thường ngày đều được làm nên từ những bông hoa (HS quan sát tranh minh hoạ các loài hoa trong bài). GV: Mỗi loài hoa đều có những màu sắc, hương vị, vẻ đẹp riêng,... nhưng chúng giống nhau: đều làm nên những trái cây, những thứ quả ngon lành. Bài thơ Hoa kết trái sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của các loài hoa.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu, giọng vui, sôi nổi, tình cảm. Nhấn giọng (tự nhiên, biểu cảm), các từ ngữ nói về đặc điểm của mỗi loài hoa: tim tím, vàng vàng, chói chang, đỏ, nho nhỏ, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh.
b) Luyện đọc từ ngữ: kết trái, tim tím, hoa mướp, hoa lựu, chói chang, đốm lửa, hoa vừng, xinh xinh, trắng tinh, rung rinh, hoa tươi,... Giải nghĩa: kết trái (hình thành trái, quả từ hoa). GV giới thiệu một vài bông hoa mang đến lớp (nếu có) - hoa cà, hoa lựu, hoa vừng, hoa đỗ.
c) Luyện đọc dòng thơ 
- GV: Bài đọc có 12 dòng thơ.
- Đọc tiếp nối hai dòng thơ một cá nhân, từng cặp). GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp nhanh giữa các từ ngữ trong dòng thơ: Hoa cà / tim tím – Hoa mướp / vàng vàng - Hoa lựu/ chói chang. Đọc liền hơi các dòng thơ: Đỏ như đốm lửa - Rung rinh trong gió – Này các bạn nhỏ – Đừng hái hoa tươi – Hoa yêu mọi người – Nên hoa kết trái..
d) Thi đọc 2 đoạn (8 dòng / 4 dòng); thi đọc cả bài. 
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
a) 3 HS tiếp nối nhau đọc YC của 3 BT.
b) BT1 
- GV chỉ từng vế câu ở mỗi bên cho cả lớp đọc. / HS làm bài. 
- 1 HS báo cáo kết quả (đọc từng câu thơ).
- Cả lớp đọc lại: a) Hoa cà - 3) tim tím. b) Hoa mướp - 1) vàng vàng. c) Hoa lựu - 4) đỏ như đốm lửa. d) Hoa mận - 2) trắng tinh.
c) BT 2
- 1 HS đọc mẫu./ GV chỉ M, giải thích: Mỗi loài hoa trong bài đều cho một thứ quả hoặc hạt. VD: Hoa vừng cho hạt vừng. Từ hạt vừng có thể làm dầu vừng và làm kẹo vừng, mè xửng là những loại kẹo rất thơm ngon. Còn những loài hoa khác thì sao?
- HS trao đổi, nói kết quả. GV nhận xét hoặc bổ sung. VD: 
+ Hoa cà kết thành quả cà. Quả cà dùng để làm món nấu, món xào hoặc đem muối, làm món cà muối.
+ Hoa mướp kết thành quả mướp có thể xào, nấu canh. 
+ Hoa lựu kết thành quả lựu, ăn vừa ngọt vừa rộn rốt chua.
+ Hoa đỗ kết thành quả đỗ. Quả đỗ có thể luộc hoặc xào. Nếu để già, có thể bóc vỏ lấy hạt. Hạt đỗ xanh dùng để nấu chè hoặc làm các loại bánh đậu xanh, bánh chưng / bánh tét, bánh nếp), nấu xôi,...
+ Hoa mận kết thành quả mận, Quả mận tươi ngon có thể ăn ngay hoặc dùng làm mứt mận, ô mai mận,...
d) BT 3
- GV: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ điều gì? (HS: Bài thơ khuyên các bạn nhỏ đừng hái hoa tươi để hoa kết trái). GV: Bài thơ ca ngợi mỗi loài hoa đều có màu sắc, vẻ đẹp riêng đều kết quả ngọt lành tặng cho con người. Các bạn nhỏ cần yêu quý, bảo vệ hoa, đừng hái hoa để hoa đơm bông kết trái.
2.3. Luyện đọc lại
- Một vài HS thi đọc bài thơ trước lớp. 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc hay: đọc đúng từ, câu, rõ ràng, biểu cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV dặn HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe, hỏi người thân những loại hoa nào kết thành quả, quả nào ăn được. 
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa”; chuẩn bị cho tiết kể chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon.
GÓC SÁNG TẠO 
TRƯNG BÀY QUÀ TẶNG Ý NGHĨA (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Biết trưng bày sản phẩm Quà tặng ý nghĩa để các bạn xem và bình chọn.
- Biết giới thiệu sản phẩm của mình, nhận xét sản phẩm của bạn; biết trao tặng sản phẩm với thái độ trân trọng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sản phẩm quà tặng của HS. ĐDHT phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm (viên nam châm, hồ dán, kẹp hoặc ghim, băng dính,...). .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài
Trong tiết Góc sáng tạo tuần trước, mỗi em đã hoàn thành sản phẩm Quà tặng ý nghĩa. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày, giới thiệu, bình chọn các quà tặng. Chúng ta sẽ xem quà tặng của ai được đánh giá cao.
2. Luyện tập 
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của tiết học
 4 HS tiếp nối nhau đọc các YC của tiết học: 
- HS 1 đọc YC 1. Cả lớp vừa lắng nghe vừa quan sát tranh ảnh trong SGK.
- HS 2 đọc YC 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn, đọc lời dưới 3 tranh). GV nhắc HS: Khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung (phần lời) của từng sản phẩm.
- HS 3 đọc YC 3. GV lưu ý: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên bảng lớp để cả lớp bình chọn tiếp.
- HS 4 đọc YC 4; cùng 1 bạn nữa đóng vai HS và cô giáo, đọc lời trao tặng và cảm ơn.
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 7 phút. 
2.2. Trưng bày
- HS gắn sản phẩm lên bảng lớp, bảng nhóm, lên tường, hoặc bày lên mặt bàn. GV tạo điều kiện, giúp đỡ để HS trưng bày sản phẩm nhanh, sáng tạo,
- GV cùng cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ. 
2.3. Bình chọn
GV mời lần lượt từng tổ cùng xem, cùng đọc và bình chọn: Nhóm nào trưng bày đẹp? Sản phẩm nào ấn tượng? Một tổ xem trước. Cả tổ trao đổi, bình chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả với GV. Tiếp đến các tổ khác.
2.4. Tổng kết
- GV kết luận về nhóm trưng bày đẹp (bố trí hợp lí, sáng tạo; có đủ sản phẩm và có nhiều sản phẩm đẹp). Cả lớp vỗ tay.
- GV gắn lên bảng lớp những sản phẩm được chọn dự thi; viết trên bảng lớp tiêu chí về sản phẩm hay: tranh, ảnh ấn tượng, trình bày đẹp; lời giới thiệu hay.
2.5. Thưởng thức
- Từng bạn có sản phẩm được gắn lên bảng lớp lần lượt giới thiệu món quà của mình, đọc lời viết trên “món quà”, sau đó trao quà cho thầy, cô, bạn bè. Nếu đó là thầy, cô, bạn bè ở lớp mẫu giáo hoặc thầy cô ở môn học khác, các em có thể bỏ quà vào phong bì, đề rõ tặng ai trên phong bì để gửi sau.
- HS bình chọn những quà tặng được nhiều bạn yêu thích nhất. GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS.
- Cả lớp hoan hô các bạn đã thể hiện xuất sắc trong tiết học. 
- Cuối giờ, những HS khác sẽ trao tặng quà của mình cho người nhận. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV khen ngợi những HS có sản phẩm được bình chọn.
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo “Em là học sinh”: đọc trước SGK (tr. 142, 150, 151); mỗi HS mang đến lớp 1 tấm ảnh của mình hoặc tranh tự hoại
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 20: BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày và ban đêm.
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau ( nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao).
- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt trời đối với Trái Đất ( sưởi ấm và chiếu sáng).
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban ngày và ban đêm khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế.
- Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
MỞ ĐẦU
- GV cho cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời”.
- Sau đó GV hỏi: Chúng ta thấy Mặt Trời vào khi nào?
Từ đó dẫn dắt vào bài học mới: Bầu trời ban ngày và ban đêm. 
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Bầu trời ban ngày
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bầu trời ban ngày.
	* Mục tiêu
- Kể ra những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày.
- Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất ( sưởi ấm và chiếu sáng).
	* Cách tiến hành
- HS thảo luận nhóm đôi về những gì quan sát thấy trong hignh 1 trang 130 SGK.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Vào ban ngày, em nhìn thấy gì trên bầu trời?
_ HS có thể dựa vào kinh nghiệm của cac em và hình 1 trang 130 SGK để trả lời câu hỏi.
+ GV yêu cầu 1 số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Các em có thể nêu: Vào ban ngày, có thể nhìn thấy mây, Mặt Trời, chim bay, máy bay, 
- GV có thể mở rộng: Hỏi thêm HS về lúc Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn gọi là gì?
- GV cho HS xem 1 số tranh ảnh, video về bầu trời ban ngày ( bầu trời lúc bình minh, hoàng hon, khói trên bầu trời, ) 
- GV giúp HS biết những gì trên bầu trời là tự nhiên, những gì là do con người tạo ra ( ví dụ: máy bay, diều, khói từ các nhà máy bốc lên, )
- GV nêu câu hỏi: Vật nào đã chiếu sáng Trái Đất, giúp ban ngày chúng ta nhìn thấy được mọi vật? 
+ HS có thể trả lời: Mặt Trời.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Con người đã sử dụng ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời để làm gì?
+ GV có thể nêu câu hỏi gợi ý cho HS quan sát hình 1 trang 130 SGK: Người lớn trong hình đang làm gì? Nhằm mục đích gì? Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Nhờ vật nào chiếu sáng giúp bạn nhỏ đọc được sách?
+ HS có thể nêu được – Ví dụ: Người lớn đang phơi thóc, phơi quần áo nhờ Mặt Trời làm khô.
+ HS kết hợp với quan sát thực tế kể thêm 1 số hoạt động chúng ta thường làm vào ban ngày.
+ Các em có thể nêu các hoạt động học tập, vui chơi, đi lại, xây dựng, đánh bắt cá, 
- HS làm câu 1 Bài 20 VBT.
2. Bầu trời ban đêm
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về bầu trời ban đêm
	* Mục tiêu
- Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban đêm.
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm.
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban đêm khi quan sát tranh ảnh, video.
	* Cách tiến hành
- HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình 2 trang 131 SGK và trao đổi: Hình vẽ thể hiện ban ngày hay ban đêm? Em nhìn thấy những gì trên bầu trời và cảnh vật xung quanh? Hình 2 có khác gì so với hình 1?
- Một số HS trả lời trước lớp. GV có thể hỏi các em lí do mà theo các em dẫn tới sự khác nhau giữa hình 1 và hình 2?
- HS thảo luận nhóm, trao đổi về những gì các em thường thấy trên bầu trời vào ban đêm. Sau đó 1 số nhóm báo cáo kết quả.
- GV hỏi thê,: ban đêm, cần làm gì để có thể thấy các vật xung quanh? 
+ HS có thể nêu được: Cần được chiếu sáng bằng đèn điện, đèn pin, 
+ Vào hôm trăng sáng, ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng cũng giúp nhìn thấy các vật.
- GV cho các em tự đọc phần kiến thức chủ yếu ở trang 131 SGK. 
3. Hoạt động 3: Thảo luận về bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau
	* Mục tiêu
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau ( nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao).
	* Cách tiến hành
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi quan sát và nhận xét bầu trời ban đêm trong các hình; sau đó thảo luận câu hỏi: Bầu trời vào các đêm khác nhau có khác nhau không? Bạn thích bầu trời đêm như thế nào nhất?
- HS dựa vào kinh nghiệm và các hình ở trang 132 SGK để trả lời, các em có thể nêu: bầu trời vào các đêm khác nhau có thể khác nhau. Ví dụ có hôm nhìn thấy sao, có hôm không, nhìn thấy mặt trăng cũng khác nhau ( khuyết, tròn).
- GV yêu cầu 1 số HS trả lời trước lớp.
4. Hoạt động 4: Hát những bài hát về Mặt Trời, Mặt Trăng hoặc các vì sao
	* Mục tiêu
HS yêu thích tìm hiểu về bầu trời ban ngày và ban đêm thông qua các bài hát.
	* Cách tiến hành 
- Gv có thể cho cả lớp ( chia làm 2 nhóm) chơi; hoặc có thể cho 1 số HS xung phong tham gia chơi.
- GV cho các em tự đọc phần “Em có biết?” ở cuối trang 132 SGK.
- GV cũng có thể hỏi mở rộng thêm: Các em có biết vật nào gần/ xa mặt đất nhất trong các vật: chim bay, các đám mây, Mặt Trời hay không?
- HS làm câu 2, 3 của Bài 20 VBT
KỂ CHUYỆN 
CUỘC PHIÊU LƯU CỦA GIỌT NƯỚC TÍ HON (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nghe hiểu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ti hon.
- Nhìn tranh, kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện, bước đầu thể hiện được cảm xúc của giọt nước tí hon qua từng đoạn.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giọt nước tí hon thực hiện một chuyến phiêu lưu, đi thăm đất liền đẹp đẽ, nhưng vừa đi nó đã nhớ mẹ biển, tìm mọi cách để sớm được trở về với mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to. 
- Sơ đồ nhân vật và sự việc gắn với diễn biến câu chuyện. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
GV gắn lên bảng tranh minh hoạ chuyện Đi tìm vần “êm”, mời 2 HS nhìn tranh, kể lại câu chuyện: mỗi HS kể theo 3 tranh.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. HS hát một bài về mẹ hoặc về gia đình. VD: Ba ngọn nến lung linh (Nhạc và lời: Ngọc Lễ).
1.2. Giới thiệu câu chuyện
Gia đình thật đầm ấm, thân thương, ai đi xa cũng nhớ. Câu chuyện hôm nay kể về cuộc phiêu lưu của một giọt nước tí hon. Giọt nước tí hon là con của mẹ biển xanh. Cuộc phiêu lưu diễn ra rất tốt đẹp, vậy mà giọt nước không thể tiếp tục vì nó rất nhớ mẹ. Câu chuyện kết thúc thế nào, các em hãy nghe.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Nghe kể chuyện
GV kể chuyện 3 lần, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Sử dụng ngữ điệu kế linh hoạt gắn với nội dung từng đoạn (nhanh, chậm, cao, thấp,...); kết hợp lời kể với mô tả hành động VD: giọt nước bám vào sợi dây... - vụt bay lên cao - ngồi trên mây... để HS nhớ hành động của nhân vật. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho HS.
Kể xong lần 1, GV hỏi: Truyện có những nhân vật nào? (HS: Truyện có các nhân vật: giọt nước tí hon, ông sấm, chị suối, bà sông, mẹ biển). GV giới thiệu sơ đồ nhân vật trên bảng:
1) Giọt nước tí hon làm gì? Giọt nước bay lên từ nước biển,
 -> theo thuyền đi vào đất liền, 
-> nhớ mẹ, khóc hu hu, 
2) Ai giúp giọt nước trở về? 
Ông sấm rền vang, giọt nước nhảy xuống đất. 
Chị suối đưa nó ra sông. 
Bà sông dắt nó qua làng mạc, núi đồi, về biển. 
3) Câu chuyện kết thúc thế nào? 
Giọt nước vui sướng gặp lại mẹ biển.
Mẹ âu yếm ôm nó vào lòng. 
GV kể lần 2, lần 3 (kết hợp chỉ tranh) - kể rõ ràng, rành rẽ từng câu, từng đoạn theo nội dung mỗi tranh. Kể lần 2, kết hợp giải nghĩa từ phiêu lưu (làm theo ý thích một điều gì đó có phần nguy hiểm, chưa suy nghĩ kĩ). 
Nội dung câu chuyện:
Cuộc phiêu lưu của giọt nước tí hon
(1) Giọt nước tí hon là con của mẹ biển xanh bao la. Nó được mẹ cưng chiều lắm.
(2) Một hôm, giọt nước gặp thuyền đang đi vào đất liền. Giọt nước rất muốn biết 
đất liền như thế nào, bèn bám vào sợi dây tết bằng những tia nắng óng ánh, Thế là
 nó vụt bay lên cao, ngồi trên mây theo thuyền đi vào đất liền.
(3) Đất liền rất đẹp, có bánh ngọt, hoa thơm. Giọt nước đi mãi, đi mãi, đến tận một cánh rừng líu lo chim hót. Bỗng nó nhớ mẹ, bật khóc hu hu..
(4) Ông sấm thấy vậy, thương tình muốn giúp. Ông bảo nó: khi nào nghe ông rền vang thì hãy nhảy ngay xuống đất. Ông sấm rền vang, giọt nước nhắm mắt, nhảy ào xuống. Người nó đau điếng nhưng vẫn không thấy mẹ. Thế là nó lại khóc.
(5) Chị suối thương tình đưa nó ra sông, rồi gửi bà sống dắt nó qua bao nhiêu làng mạc, núi đồi, đưa nó về với mẹ biển xanh.
(6) Giọt nước vui sướng ào vào lòng mẹ. Mẹ âu yếm ôm nó vào lòng, dịu dàng cất tiếng hát ru trầm bổng muôn đời.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh
- GV chỉ tranh 1: Giọt nước tí hon là con của ai? (Giọt nước tí hon là con của mẹ biển xanh bao la).
- GV chỉ tranh 2: Vì sao giọt nước theo thuyền đi vào đất liền? (Giọt nước theo thuyền vào đất liền vì muốn biết đất liền như thế nào). Nó làm thế nào để đi theo thuyền ?(Nó bám vào sợi dây tết bằng những tia trên mây theo thuyền đi vào đất liền).
- GV chỉ tranh 3: Đất liền rất đẹp, có bánh ngọt, hoa thơm nhưng vì sao giọt nước đó nước lại khóc? (Đất liền rất đẹp, có nhiều của lạ nhưng giọt nước vẫn khóc vì nó nhớ mę).
- GV chỉ tranh 4: Ông sấm muốn giúp giọt nước, bảo nó phải làm gì? (Ông sấm muốn giúp giọt nước, bảo nó khi nào nghe ông rền vang thì hãy nhảy ngay xuống đất. Vì sao khi đã xuống đất, giọt nước vẫn khóc? (Dù đã nhảy xuống đất, giọt nước vẫn khóc vì nó không thấy mẹ).
- GV chỉ tranh 5: Chị suối, bà sông giúp giọt nước như thế nào để đưa nó về với mẹ? (Chị suối đưa giọt nước ra sông. Bà sông dắt nó qua bao làng mạc, núi đồi về với mẹ biển xanh).
- GV chỉ tranh 6: Hai mẹ con giọt nước gặp nhau như thế nào? (Gặp mẹ, giọt nước vui sướng ào vào lòng mẹ. Mẹ âu yếm ôm nó vào lòng, cất tiếng hát ru trầm bổng)..
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2 - 3 tranh, tự kể chuyện. 
b) 2 hoặc 3 HS nhìn 6 tranh, tự kể chuyện. 
* GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện (YC không bắt buộc).
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? HS phát biểu (VD: Giọt nước rất yêu mẹ biển. Đi xa, những đứa con luôn nhớ mẹ, muốn trở về nhà với mẹ,...). GV: Giọt nước bay lên từ biển. Dù đi đâu nó cũng nhớ mẹ biển, tìm mọi cách để sớm được trở về với mẹ. Câu chuyện nói về tình cảm của giọt nước, của những đứa con với
 mẹ, với gia đình.
- Cả lớp bình chọn

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc
Giáo án liên quan