Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang

GÓC SÁNG TẠO

TRƯNG BÀY TRANH ẢNH “EM YÊU THIÊN NHIÊN

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày sản phẩm. - Biết bình chọn sản phẩm mình yêu thích.

- Biết giới thiệu sản phẩm tự tin, to, rõ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sản phẩm của HS, ĐDHT phục vụ triển lãm, Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

- Các viên nam châm của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày những sản phẩm đã làm từ tuần trước, giới thiệu sản phẩm của mình, nghe các bạn giới thiệu; cùng bình chọn sản phẩm ấn tượng.

- GV kiểm tra lại sản phẩm của HS và ĐDHT đã chuẩn bị.

2. Luyện tập

2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học

3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC trong sách:

- HS 1 đọc YC của BT 1; 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 lời giới thiệu dưới 4 tranh. Cả lớp vừa lắng nghe vừa quan sát 4 sản phẩm mẫu.

- HS 2 đọc YC của BT 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn.); (đọc cả phần lời dưới các tranh minh hoạ mẫu). GV nhắc HS: Khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung (phần lời) của từng sản phẩm.

- HS 3 đọc YC của BT 3. GV: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên - bảng lớp để tác giả của mỗi sản phẩm sẽ tự giới thiệu sản phẩm của mình.

* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8 phút.

2.2. Trưng bày

- GV chỉ vị trí cho các nhóm, tổ trưng bày sản phẩm (trên bảng lớp, bảng nhóm, trên tường, hoặc bày trên mặt bàn). (GV nhắc HS: Nếu đính sản phẩm trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Nếu làm bài trong VBT thì mở trang vở đó).

- GV cùng cả lớp đếm số sản phẩm của mỗi tổ.

- Các tổ thi trưng bày sản phẩm nhanh, sáng tạo.

2.3. Bình chọn

Lần lượt từng tổ đi xem sản phẩm của tổ mình và các tổ khác. Tổ 1 xem trước. Cả tổ trao đổi nhanh, bình chọn tổ trưng bày đẹp, chọn 3 sản phẩm ấn tượng của tổ mình, một vài sản phẩm ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả với GV. Tiếp đến tổ 2, 3, 4,.

2.4. Tổng kết

GV gắn lên bảng lớp những sản phẩm được bình chọn. Kết luận về nhóm trưng bày đẹp.

2.5. Thưởng thức

- HS có sản phẩm được gắn lên bảng lần lượt giới thiệu sản phẩm to, rõ, tự tin.

- Cả lớp giơ tay bình chọn những sản phẩm được yêu thích. GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS, kết luận. /Cả lớp hoan hô các bạn.

* GV có thể chọn 1 tổ có nhiều sản phẩm hay, mời các thành viên giới thiệu sản phẩm.

3. Củng cố, dặn dò

- GV khen ngợi những HS có sản phẩm được bình chọn.

- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo “Quà tặng ý nghĩa”: đọc trước SGK (tr. 123 124 và 132, 133); tìm và mang đến lớp ảnh hoặc tranh vẽ thầy, cô hoặc 1. bạn em quý mến.

- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Ba cô con gái, chuẩn bị cho tiết T đọc sách bảo (Tìm và mang đến lớp 1 quyển thơ hoặc sách, báo có bài thơ).

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từng bước, đồng thời tập làm động tác theo hình vẽ. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa mặt như hình vẽ. HS khác và giáo viên nhận xét.
	Lưu ý: GV có thể làm theo mẫu cách rửa mặt sạch theo các bước sau cho cả lớp quan sát:
(1) Rửa sạch tay trước khi rửa mặt
(2) Hứng nước vào 2 bàn tay xoa lên mặt, xung quanh 2 mắt, đưa tay từ hốc mắt ra, sau đó là 2 má, trán, cằm, mũi, quanh miệng.
(3) Dùng khăn sạch trải lên lòng bàn tay, thấm nước trên mặt, bắt đầu từ 2 mắt, sau đó là lau 2 má, trán, cằm, mũi, quanh miệng.
(4) Vò sạch khăn, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt khăn ngoáy 2 lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng 2 góc khăn ngoáy 2 lỗ mũi ( các bộ phận này nhiều chất bẩn, nên phải lau sau).
(5) Giặt khăn bằng xà phòng và giũ lại bằng nước sạch.
(6) Phơi khăn ra chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời ( phơi lên dây và cặp lại cho khỏi rơi).
Bước 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm; HS sử dụng khăn mặt riêng của mình để thực hành rửa mặt.
- HS thực hành rửa mặt theo nhóm.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm thực hành.
	Lưu ý: Nên cho các em thực hành rửa mặt dưới vòi nước chảy hoặc cử 1 bạn dùng gáo múc nước để dội khi vò khăn. Trong trường hợp dùng chung chậu thì sau khi 1 HS thực hành rửa mặt xong, cần yêu cầu rửa sạch chậu trước khi đến lượt em khác thực hành.
Bước 4: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem, các bạn nhận xét, góp ý. GV uốn nắn từng động tác cho các em nếu cần.
- Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 121 SGK.
IV. ĐÁNH GIÁ
	GV có thể sử dụng các câu hỏi của bài 18 VBT để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài này.
 Thứ Tư ngày 14 tháng 04 năm 2021
	ĐẠO ĐỨC
BÀI 13: PHÒNG TRÁNH BỊ THƯƠNG DO CÁC VẬT SẮC NHỌN(t1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương do các vật sắc nhọn. 
- Thực hiện được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và cách sơ cứu vết thương bị chảy máu. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1. 
- Một số vật sắc nhọn như: dao, kéo, tuốc nơ vít, bút chì,... để chơi khởi động.
- Một bản sơ đồ ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 66 được phóng to trên tờ A0 hoặc A1 để chơi trò “Mê cung – Tìm đường đi an toàn”. 
- Đồ dùng để thực hành sơ cứu vết thương bị chảy máu. 
- Một số đồ dùng để phục vụ đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG 
Cách 1: Tổ chức cho HS nhớ lại và chia sẻ cùng bạn theo các câu hỏi gợi ý ở SGK Đạo đức 1, trang 64.
Cách 2: Tổ chức cho HS chơi trò “Gọi tên đồ vật”. -Cách chơi: GV lần lượt giơ từng đồ vật sắc nhọn, HS phải gọi đúng tên đồ vật. HS nêu sai tên sẽ bị đứng ra ngoài, quan sát các bạn khác chơi. 
- Sau khi chơi, GV nêu câu hỏi: Các đồ vật các em vừa gọi tên có đặc điểm gì chung? 
- HS trả lời. 
- GV kết luận: Những đồ vật này đều sắc nhọn, có thể gây thương tích cho chúng ta nếu không cẩn thận. 
- GV giới thiệu bài mới.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm có liên quan đến vật sắc nhọn 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm có liên quan đến các vật sắc nhọn. 
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 64 và cho biết: 
1) Bạn trong mỗi tranh đang làm gì? 
2) Việc làm đó có thể dẫn đến điều gì hậu quả như thế nào? 
- HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ được GV giao. 
- GV mời một số HS trình bày ý kiến. Mỗi em chỉ trình bày về một tranh, cả lớp quan sát bạn trình bày và nhận xét, bổ sung. 
- GV kết luận sau mỗi tranh: 
+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ giằng nhau chiếc kéo có đầu nhọn. Việc làm này có thể khiến hai bạn bị mũi kéo đâm phải và bị thương. 
+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngậm đầu nhọn của chiếc bút vào miệng. Việc làm đó có thể khiến bạn bị đầu nhọn của bút đâm vào họng khi vấp ngã, rất nguy hiểm. 
+ Tranh 3: Một bạn nhỏ đang chĩa đầu nhọn của chiếc tuốc nơ vít vào người của một bạn đứng đối diện để dọa, trêu bạn. Việc làm này có thể khiến bạn đứng đối diện bị tuốc nơ vít đâm vào gây thương tích, rất nguy hiểm.
Lưu ý: GV có thể khuyến khích HS kể thêm những hành động, việc làm khác có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. 
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn 
* Mục tiêu: 
- HS nêu được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn. 
- HS được phát triển năng lực hợp tác. 
* Cách tiến hành: 
- GV đặt vấn đề: Ở hoạt động trước, chúng ta vừa chỉ ra được một số hành động, việc làm nguy hiểm, có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. Vậy để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, chúng ta cần phải làm gì? 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm, tìm cách để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn. 
- HS làm việc nhóm. 
- GV mời một số nhóm trình bày kết quả, mỗi nhóm chỉ nêu 1 – 2 biện pháp phòng tránh. 
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận về cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn: 
+ Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch. 
+ Không chơi đùa, chạy nhảy gần những đồ đạc có cạnh sắc nhọn. 
+ Không ngậm các vật sắc nhọn trong miệng. 
+ Không chơi đùa trên sàn có các mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ. + Không dùng tay để nhặt mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ.
+ ... 
Lưu ý: GV nên khuyến khích HS kể thêm một số biện pháp khác để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, ngoài các hình đã gợi ý trong SGK. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sơ cứu khi bị thương chảy máu 
* Mục tiêu:
- HS nêu được các bước sơ cứu vết thương chảy máu. 
- HS được phát triển năng lực hợp tác. 
* Cách tiến hành: 
- GV đặt vấn đề: Các vật sắc nhọn có thể làm chúng ta bị thương, chảy máu.
- Vậy chúng ta có thể sơ cứu các vết thương chảy máu như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 65 và nêu các bước sơ cứu vết thương chảy máu. 
- HS làm việc theo cặp.
- Mời một số cặp trình bày ý kiến, mỗi cặp nêu một bước sơ cứu. 
- GV kết luận về các bước sơ cứu vết thương chảy máu, vừa nói, vừa chỉ vào từng tranh: 
+ Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu. 
+ Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước máy. 
+ Bước 3: Đặt miếng gạc lên vết thương. 
+ Bước 4: Băng lại hoặc dùng băng keo bằng kín. 
- GV cần lưu ý HS: 
+ Nếu vết thương chỉ bị xước da, rớm máu thì không cần băng mà để hở cho dễ khô. 
+ Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy nhiều máu sau khi đã băng thì phải đến cơ sở y tế để khám và xử lí.
TOÁN
Bài 64: PHÉP TRỪ DẠNG 27 - 4, 63 - 40
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 100 (trừ không
nhớ dạng 27 - 4, 63 - 40).	
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời ưong bộ đồ dùng học toán; bảng con.
- Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng trừ nhẩm hai số tròn chục, phép trừ dạng 39 15.
2. HS hoạt động theo nhóm (bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu).
- Thảo luận theo nhóm, bàn:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh. Bạn nhỏ trong bức tranh đang thực hiện phép tính 27 - 4 = ? bằng cách thao tác trên các khối lập phương.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. HS tính 27 - 4 = ?
- Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép tính 27 - 4 = ? (HS có thể dùng que tính, có thể dùng các khối lập phương, có thể tính nhẩm, ...)
- Đại diện nhóm nêu cách làm.
- GV nhận xét các cách tính của HS.
2. GV hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện phép trừ dạng 27 - 4 = ?
- HS đọc yêu cầu: 27 “ 4 = ?
- HS quan sát GV làm mẫu:
+ Đặt tính (thẳng cột).
+ Thực hiện tính từ trái sang phải:	 	 
7 trừ 4 bằng 3, viết 3.
Hạ 2, viết 2.
+ Đọc kết quả: Vậy 27 - 4 = 23.
- GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một vài HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.
3. GV viết một phép tính khác lên bảng. Chẳng hạn: 56 - 3 = ?
- HS lấy bảng con cùng làm với GV từng thao tác: đặt tính; trừ từ phải sang trái, đọc kết quả.
- HS đổi bảng con, nói cho bạn bên cạnh nghe cách đặt tính và tính của mình.
- GV lấy một số bảng con đặt tính chưa thẳng hoặc tính sai để nhấn mạnh lại cách đặt tính rồi viết kết quả phép tính cho HS nắm chắc.
	'
Lưu ý: GV có thể đưa ra một số phép tính đặt tính sai hoặc đặt tính đúng nhưng tính sai để nhắc nhở HS tránh những lồi sai đó.
4. HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 27 - 4.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- GV hướng dân HS cách làm, có thê làm mâu 1 phép tính.
- HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
- GV nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.
Bài 2
- HS đặt tính rồi tính và viết kết quả vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.
TẬP ĐỌC
NGOAN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc.
- Hiểu nội dung bài thơ: Mọi vật xung quanh em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc có ích. Bé ngoan là bé biết nghe lời cha mẹ, làm nhiều việc tốt.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, Smas ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KHỞI ĐỘNG:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Sẻ anh, sẻ em. HS 1 trả lời câu hỏi 1: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt? HS 2 trả lời câu hỏi 2: Em thích sẻ anh hay sẻ em? Vì sao?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
1.1. Cả lớp nghe hát và cùng hát bài Những em bé ngoan (Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu) hoặc bài Bé ngoan (Sáng tác: Phạm Tuyên).
1.2. Giới thiệu bài 
- Bài đọc hôm nay có tên là Ngoan. Các sự vật trong bài đều ngoan ngoãn, làm việc có ích. HS quan sát tranh: Tranh vẽ bà đang ngồi khâu vá dưới ánh đèn dầu. Bé đang múc nước trong chum để rửa tay. Mẹ đang nấu cơm trên bếp lửa. GV: Đèn dầu giúp bà khâu vá. Nước giúp bé rửa trắng bàn tay. Lửa giúp mẹ thổi cơm. Bài thơ nói về các sự vật “ngoan” thế nào và thế nào thì được gọi là bé “ngoan”?
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Luyện đọc 
a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Luyện đọc từ ngữ: ngoan, sáng sân nhà, thắp, ngồi may, rửa trắng, thổi đầy nồi cơm, chín đỏ vườn, quạt hương thơm.
c) Luyện đọc dòng thơ 
- GV: Bài gồm 8 dòng thơ. 
- GS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một (cá nhân / từng cặp).
d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 4 dòng thơ); thi đọc cả bài. 
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
- 1 HS đọc 3 câu hỏi, BT trong SGK. / Từng cặp HS trao đổi, trả lời. 
- GV hỏi – HS trong lớp trả lời:
+ GV: Bài thơ khen những vật gì ngoan? / HS: Bài thơ khen trăng ngoan, đèn ngoan, nước ngoan, lửa ngoan, trái ngoan, gió ngoan.
+ GV nêu YC của BT 2. Cả lớp đọc kết quả nối ghép:
(a) Đèn - (3) thắp cho bà ngồi may. 
(b) Nước - (1) rửa trắng bàn tay. 
(c) Gió – (2) quạt hương thơm khắp nhà.
* GV: Thế nào là bé ngoan? / HS: Bé ngoan là bé biết nghe lời mẹ cha, yêu cô, yêu bạn.
- (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp. 
2.3. Học thuộc lòng 
- HS HTL bài thơ theo cách xoá dần chữ, chỉ giữ lại chữ đầu cậu, rồi xoá hết. 
- HS tự nhẩm HTL bài thơ. 
- HS thi đọc thuộc lòng 4 dòng thơ đầu / 4 dòng thơ cuối / cả bài thơ. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày tranh ảnh Em yêu thiên nhiên.
GÓC SÁNG TẠO
TRƯNG BÀY TRANH ẢNH “EM YÊU THIÊN NHIÊN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày sản phẩm. - Biết bình chọn sản phẩm mình yêu thích. 
- Biết giới thiệu sản phẩm tự tin, to, rõ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Sản phẩm của HS, ĐDHT phục vụ triển lãm, Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. 
- Các viên nam châm của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ trưng bày những sản phẩm đã làm từ tuần trước, giới thiệu sản phẩm của mình, nghe các bạn giới thiệu; cùng bình chọn sản phẩm ấn tượng.
- GV kiểm tra lại sản phẩm của HS và ĐDHT đã chuẩn bị. 
2. Luyện tập 
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 
3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC trong sách:
- HS 1 đọc YC của BT 1; 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 lời giới thiệu dưới 4 tranh. Cả lớp vừa lắng nghe vừa quan sát 4 sản phẩm mẫu.
- HS 2 đọc YC của BT 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn...); (đọc cả phần lời dưới các tranh minh hoạ mẫu). GV nhắc HS: Khi bình chọn sản phẩm, cần chú ý cả hình thức và nội dung (phần lời) của từng sản phẩm.
- HS 3 đọc YC của BT 3. GV: Những sản phẩm được chọn sẽ được gắn lên - bảng lớp để tác giả của mỗi sản phẩm sẽ tự giới thiệu sản phẩm của mình.
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8 phút. 
2.2. Trưng bày
- GV chỉ vị trí cho các nhóm, tổ trưng bày sản phẩm (trên bảng lớp, bảng nhóm, trên tường, hoặc bày trên mặt bàn). (GV nhắc HS: Nếu đính sản phẩm trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Nếu làm bài trong VBT thì mở trang vở đó).
- GV cùng cả lớp đếm số sản phẩm của mỗi tổ. 
- Các tổ thi trưng bày sản phẩm nhanh, sáng tạo. 
2.3. Bình chọn
Lần lượt từng tổ đi xem sản phẩm của tổ mình và các tổ khác. Tổ 1 xem trước. Cả tổ trao đổi nhanh, bình chọn tổ trưng bày đẹp, chọn 3 sản phẩm ấn tượng của tổ mình, một vài sản phẩm ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả với GV. Tiếp đến tổ 2, 3, 4,...
2.4. Tổng kết
GV gắn lên bảng lớp những sản phẩm được bình chọn. Kết luận về nhóm trưng bày đẹp.
2.5. Thưởng thức 
- HS có sản phẩm được gắn lên bảng lần lượt giới thiệu sản phẩm to, rõ, tự tin.
- Cả lớp giơ tay bình chọn những sản phẩm được yêu thích. GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng HS, kết luận. /Cả lớp hoan hô các bạn.
* GV có thể chọn 1 tổ có nhiều sản phẩm hay, mời các thành viên giới thiệu sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS có sản phẩm được bình chọn.
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo “Quà tặng ý nghĩa”: đọc trước SGK (tr. 123 124 và 132, 133); tìm và mang đến lớp ảnh hoặc tranh vẽ thầy, cô hoặc 1. bạn em quý mến.
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Ba cô con gái, chuẩn bị cho tiết T đọc sách bảo (Tìm và mang đến lớp 1 quyển thơ hoặc sách, báo có bài thơ).
 Thứ Năm ngày 15 tháng 04 năm 2021
KỂ CHUYỆN 
BA CÔ CON GÁI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện Ba cô con gái.
- Nhìn tranh kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của bà mẹ, lời ba cô con gái.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi lòng hiếu thảo của cô con gái út. Chế trách chị cả và chị hai không quan tâm, chăm sóc mẹ khi mẹ ốm đau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Smas ti vi / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KHỞI ĐỘNG:
GV gắn lên bảng tranh minh hoạ câu chuyện Chuyện của hoa hồng, mời 2 HS: HS 1 kể theo 3 tranh đầu, HS 2 kể theo 2 tranh cuối.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu truyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán
- GV đưa lên bảng 6 tranh minh hoạ chuyện Ba cô con gái. Mời HS xem tranh để biết ngoài bà mẹ và ba cô con gái, câu chuyện còn có nhân vật nào. (HS: có sóc con).
- GV chỉ từng cô: Cô cả mặc váy nâu. Cô út – váy xanh. Cô hai – váy hồng.
1.2. Giới thiệu câu chuyện
Câu chuyện kể về cách cư xử của ba cô con gái với mẹ. Qua câu chuyện, các em sẽ biết cô gái nào hiếu thảo, yêu thương mẹ.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện.
GV kể chuyện 3 lần, giọng diễn cảm. Đoạn 1, 2: kể chậm rãi. Đoạn 3, 4, 5 kể với nhịp độ nhanh hơn. Câu cuối: kể khoan thai. Lời của chị cả và chị hai: ngọt ngào. Lời sóc nói với chị cả và chị hai: cao giọng, mỉa mai; nói với cô út: nhẹ nhàng, âu yếm.
Ba cô con gái
(1)Xưa, có một người đàn bà nghèo sinh được ba cô con gái. Ba cô đều rất xinh đẹp. Khi các cô đi lấy chồng, bà mẹ ở nhà một mình.
(2) Năm tháng trôi qua, bà mẹ ngày càng già yếu. Một lần bà bị ốm nặng, bà liền viết thư nhắn các con trở về. Bà nhờ sóc con đưa thư.
(3) Sóc đến nhà cô chị cả. Đọc xong thư của mẹ, cô cả nói:
- Ôi, chị thương mẹ chị quá! Chờ chị cọ xong mấy cái chậu này rồi chị sẽ về thăm mẹ ngay.
Sóc con giận dữ: 
- Thế thì chị cứ ở nhà mà cọ chậu cả đời. Sóc vừa dứt lời, cô cả biến thành một con rùa to. 
(4) Sóc đến nhà cô thứ hai. Đọc thư mẹ, cô hai nói: 
- Đợi chị xe cho xong chỗ chỉ này đã rồi chị sẽ đi ngay. Sóc con bèn nói: 
- Thế thì chị cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời. Sóc vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.
(5) Sóc con lại đi đến nhà cô út. Cô đang nhào bột. Đọc thư xong, cô hốt hoảng đi thăm mẹ ngay.
Thấy vậy, sóc con âu yếm nói:
- Chị út à, chị thật hiếu thảo. Mọi người sẽ yêu quý chị. Chị sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc.
(6) Quả nhiên, cô út có cuộc sống hạnh phúc và được mọi người yêu quý.
2.2. Trả lời câu hỏi dưới tranh
- GV chỉ tranh 1: Bà mẹ có mấy cô con gái? (Bà mẹ có ba cô con gái). Vì sao bà phải ở một mình? (Vì các con gái đi lấy chồng nên bà phải ở một mình).
- GV chỉ tranh 2: Khi bị ốm, bà mẹ nhờ ai đưa thư cho các con? (Khi bị ốm, bà mẹ đã nhờ sóc đưa thư cho các con).
- GV chỉ tranh 3: Khi sóc đưa thư cho cô cả, cô cả nói gì? (Cô cả nói: Ôi, chị thương mẹ chị quá! Chờ chị cọ xong mấy cái chậu này rồi chị sẽ về thăm me ngay). Sau đó, chuyện gì đã xảy ra? (Cô cả bị biến thành một con rùa).
- GV chỉ tranh 4: Khi sóc đưa thư cho cô hai, cô hai nói gì? (Cô hại nói: Đợi chị xe cho xong chỗ chỉ này đã rồi chị sẽ đi ngay). Sau đó, chuyện gì đã xảy ra? (Cô. hai biến thành con nhện).
- GV chỉ tranh 5: Khi sóc đưa thư cho cô út, cô út nói gì? (Cô út tất tả đi thăm mẹ ngay), Sóc nói gì với cô? (Sóc nói: Chị út à, chị thật hiếu thảo. Mọi người sẽ yêu quý chị. Chị sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc).
- GVchỉ tranh 6: Câu chuyện kết thúc thế nào? (Cô út có cuộc sống hạnh phúc và được mọi người yêu quý).
2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) 
a) Mỗi HS nhìn 2, 3 tranh, tự kể chuyện. 
b) 1 HS nhìn 6 tranh tự kể chuyện. Có thể lặp lại YC với HS 2, 3. 
* GV cất tranh, 1 HS giỏi kể lại câu chuyện. 
2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV: Câu chuyện này khuyên các em điều gì? HS: Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết quan tâm đến cha mẹ / phải yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ,...
- GV: Câu chuyện khuyên các em phải biết yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm, chăm sóc khi cha mẹ đau ốm.
- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay trong tiết học. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Đi tìm vần “em” và tiết Tự đọc sách báo.
TẬP VIẾT
TÔ CHỮ VIẾT HOA L
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Biết tô chữ viết hoa L theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng từ ngữ, câu ứng dụng (bàn tay, hương thơm; Làm nhiều việc tốt mới là bé ngoan) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu hoặc bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KHỞI ĐỘNG:
- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ viết hoa I, K đã học. 
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa L. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa L.
- GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ L in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tổ chữ viết hoa L; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Tổ chữ viết hoa L
- HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (GV kết hợp mô tả và cầm que chỉ “tố” theo từng nét): Chữ L viết hoa gồm 1 nét, là sự kết hợp của 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang. Đặt bút trên ĐK 6, tô nét cong dưới r

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc