Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

 TIẾNG VIỆT

 Bài 13: i – ia (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết các âm và chữ i, ia; đánh vần, đọc đúng tiếng có i, ia với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”: bi, bia.

- Nhìn tranh ảnh minh hoạ, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm i, âm ia.

- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Bi, bé Li.

- Biết viết các chữ i, ia; các tiếng bi, bia, các chữ số 4, 5 (trên bảng con).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)

2 HS đọc lại bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê (bài 12). (Hoặc cả lớp viết bảng con: ga, hồ).

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài:(2P) GV giới thiệu bài học về âm và chữ i, ia. GV chỉ từng chữ cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại. GV giới thiệu chữ I in hoa.

2. Chia sẻ và khám phá( 13P) (BT 1: Làm quen)

 

doc20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Phiếu tự đánh giá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: (3P)
- Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau. Gv nhận xét
2. Bài mới: 
3. Hoạt động 3( 12P): Tìm hiểu đồ dùng trong nhà
	* Mục tiêu
- Liệt kê được một số đồ dùng trong gia đình
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đồ dùng trong gia đình.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 
- HS quan sát các hình ở trang 14 – 17 (SGK) để trả lời các câu hỏi:
+ Các hình thể hiện những phòng nào trong nhà ở?
+ Kể tên một số đồ dùng có trong mỗi hình. Chúng được dùng để làm gì?\
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp ( mỗi nhóm trình bày một hình). 
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời.
	Gợi ý: Lần lượt các hình thể hiện phòng khách, phòng ngủ và bếp. Với hình trang 14: Phòng khách có bộ bàn ghế gỗ, tủ, bàn thờ. Trên bàn có bộ ấm chén, bình nước, ; Trong tủ đặt rất nhiều lọ hoa;  Hình trang 17 là không gian sinh hoạt chung và bếp của người dân tộc Thái. 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
4. Hoạt động 4( 10P): Tìm hiểu đồ dùng trong nhà của em
	* Mục tiêu
- Liệt kê được một số đồ dùng trong gia đình em
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đồ dùng trong gia đình em.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
- HS làm câu 3 của bài 2 (VBT) 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS lên giới thiệu các phòng ( nếu có) và đồ dùng trong gia đình mình.
- HS khác đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.
5. Hoạt động 5( 10P): Chơi trò chơi: Đó là đồ dùng gì?
	* Mục tiêu
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi
- Một HS lên bảng, GV dán một tranh vẽ đồ dùng gia đình sau lưng HS và HS đứng quay lưng xuống lớp để các bạn thấy tranh
- HS đó đặt tối đa ba câu hỏi về đồ dùng trong tranh cho các bạn ở dưới lớp để đoán được đồ dùng đó. 
- Dựa vào các câu trả lời của các bạn để đoán đồ dùng vẽ trong tranh là đồ dùng gì? 
Bước 2: Tổ chức chơi trò chơi
- GV gọi 1 số HS lên chơi ( mỗi em sẽ phải đoán một đồ khác nhau).
- Yêu cầu HS dưới lớp lắng nghe và trả lời chính xác câu hỏi.
Bước 3: Nhận xét và đánh giá
- HS nào đoán đúng – được khen thưởng.
- GV có thể nhận xét về cách đặt câu hỏi của HS.
TOÁN
 Bài 8: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, các số trong phạm vi 10, thứ tự vị trí của mỗii số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Lập được các nhóm có đến 10 đồ vật.
- Nhận dạng và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Bộ đồ dùng Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động khởi động( 5P)
Chơi trò chơi “Tôi cần, tôi cần”: Với mỗi lượt chơi, chủ trò nêu yêu cầu, chẳng hạn: “Tôi cần 5 cái bút”. Nhóm nào lấy đủ 5 chiếc bút nhanh nhất được 2 điểm.
Nhóm được 10 điểm trước sẽ thắng cuộc.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập( 20P)
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đếm và nói cho bạn nghe về số bông hoa vừa đếm được, chẳng hạn: Chỉ vào chậu hoa màu hồng, nói: “Có mười bông hoa”; đặt thẻ số 10.
Bài 2. HS thực hiện theo nhóm hoặc theo cặp:
- Một HS viết số ra nháp hoặc ra bảng con, yêu cầu nhóm hoặc cặp lấy ra số hình tương ứng với số bạn vừa viết. Chẳng hạn: Bạn A: Viết số 4. Bạn B: Lấy tương ứng 4 hình tam giác (hoặc hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật). Hai bạn cùng đọc kết quả: Có 4 hình tam giác, số 4.
- Đổi vai cùng thực hiện.
Bài 3
- HS đếm để tìm số còn thiếu trong mỗi ô trống, chẳng hạn:
+ Đếm 3, 4, 5.
+ Gắn thẻ số 4 vào ô ?
- Đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách tìm số còn thiếu.
C. Hoạt động vận dụng ( 10P)
Bài 4. HS quan sát hình vẽ các con vật, đếm số chân của mỗi con vật.
- GV có thế tố chức thành trò chơi “Đố bạn”: Con gì có 2 chân? Con gì có 4 chân?
Con gì có 6 chân? Con gì có 8 chân? Con gì có 0 chân? (không có chân).
Bài 5. HS quan sát dãy các hình, tìm hình còn thiếu rồi chia sẻ với bạn cách làm.
Lưu ý: GV có thể cho HS dùng các hình trong bộ đồ dùng học Toán 1 đế xếp thành chuỗi các hình theo quy luật trên. GV khuyến khích HS xếp tiếp các hình theo quy luật đó.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cấn chú ý?
TIÊNG VIỆT
 BÀI 12: g – h (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết các âm và chữ cái g, h; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có g, h với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”: ga, hồ.
- Nhìn hình, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm g, âm h. 
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê. 
- Viết đúng trên bảng con các chữ g, h và các tiếng ga, hồ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Luyện đọc: ( 15P)
d) Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh 
- GV: Bài đọc có 4 tranh và lời dưới 4 tranh.
- (Đọc vỡ từng câu): GV chỉ chậm từng chữ trong tên bài cho cả lớp đọc thầm. Sau đó 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc. Tiếp tục với câu 1 (lời Hà dưới tranh 1), lời dưới 3 tranh còn lại (Đọc liền 2 câu lời bà, lời Hà ở tranh 2).
- (Đọc tiếp nối cá nhân / từng cặp): 
+ 1 HS đầu bàn đọc lời dưới tranh 1, các bạn khác đứng lên tự đọc tiếp. 
+ 1 cặp HS bàn đầu đọc, các cặp ở bàn tiếp theo tự đứng lên đọc tiếp. 
e) Thi đọc cả bài (theo cặp , tổ). 
- (Làm việc nhóm đôi): Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi. 
- Các cặp, các tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc cả bài.
g) Tìm hiểu bài đọc (lướt nhanh)
GV: Qua bài đọc, em hiểu điều gì? (Hà rất thích được bà và ba bế. Hà rất yêu quý bà và ba. / Bà và ba rất yêu quý chị em Hà, Lê. Mọi người trong gia đình Hà rất quan tâm, yêu quý nhau).
* Cả lớp nhìn SGK, đọc lại những gì vừa học ở bài 12. 3.3. Tập viết bảng con - BT 4) 
2. Luyện viết: ( 15P)
a) HS đọc trên bảng lớp: g, h, ga, hồ. 
b) GV vừa viết chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn quy trình 
- Chữ g: cao 5 li; gồm 1 nét cong kín (như chữ 0) và 1 nét khuyết ngược. 
- Chữ h: cao 5 li; gồm 1 nét khuyết xuôi và 1 nét móc hai đầu. 
- Tiếng ga: viết chữ g trước, chữ a sau, chú ý viết g gần a.
- Tiếng hồ: viết chữ h trước, chữ ô sau, đặt dấu huyền trên ô. 
c) HS viết bảng con: g, h (2 lần). Sau đó viết: ga, hồ (2 lần). 
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho người thân nghe; xem trước bài 13 (i, ia).
- Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con.
 TIẾNG VIỆT
 Bài 13: i – ia (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các âm và chữ i, ia; đánh vần, đọc đúng tiếng có i, ia với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”: bi, bia.
- Nhìn tranh ảnh minh hoạ, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm i, âm ia.
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Bi, bé Li. 
- Biết viết các chữ i, ia; các tiếng bi, bia, các chữ số 4, 5 (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P) 
2 HS đọc lại bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê (bài 12). (Hoặc cả lớp viết bảng con: ga, hồ).
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:(2P) GV giới thiệu bài học về âm và chữ i, ia. GV chỉ từng chữ cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại. GV giới thiệu chữ I in hoa.
2. Chia sẻ và khám phá( 13P) (BT 1: Làm quen) 
2.1. Âm i và chữ i 
- GV chỉ hình các viên bi, hỏi: Đây là gì? (Các viên bị). 
- GV viết b, viết i. HS: b, i; đọc: bi. HS (cá nhân, cả lớp): bi. 
- Phân tích tiếng bi. HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình: bờ - i - bi / bi. 
2.2. Âm ia và chữ ia . 
- GV chỉ hình bia đá: Đây là các tấm bia ghi tên các tiến sĩ thời xưa. 
- GV viết b, viết ia. HS: b, ia; đọc: bia. HS (cá nhân, cả lớp): bia. 
- Phân tích tiếng bia gồm có âm b đứng trước, âm ia đứng sau. 
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn: bờ - ia - bia / bia. 
* HS nói lại chữ, tiếng vừa học: i, ia; bi, bia; ghép trên bảng cài chữ i, chữ ia.
LUYỆN TẬP( 15P)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm i? Tiếng nào có âm ia?)
- GV chỉ hình, 1 HS nói, sau đó cả lớp nói: bí, ví, chỉ, mía, đĩa, khỉ. / HS làm bài trong VBT, báo cáo: Tiếng có âm i: bí, ví, chi, khỉ. Tiếng có âm ia: mía, đĩa. / GV chỉ hình, cả lớp nói kết quả: Tiếng bí có âm i... Tiếng mía có âm ia...
- HS nói 3 – 4 tiếng ngoài bài có âm i (chị, phi, thi, nghỉ,...); có âm ia (chia, kia, phía, tỉa,...).
3.2. Tập đọc (BT 3) 
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài đọc kể về anh em bé Bi, bé Li (Li là em gái Bi). 
b) GV đọc mẫu từng lời dưới tranh, giới thiệu tình huống
Tranh 1: Bé Li bị bộ: – Bi, Bi. (Li đang đi chập chững, giơ hai tay gọi anh. Giải nghĩa từ bi bô: nói chưa sõi, lặp đi lặp lại một số âm).
Tranh 2: Bé ạ đi. (Bi nói bé hãy “ạ” anh đi).
Tranh 3: Nghe anh nói vậy, bé Li ngoan ngoãn “ạ” lia lịa nên bị ho. (Thấy bé ho, vẻ mặt Bi lo lắng. Giải nghĩa từ lia lịa: liên tục, liên tiếp, rất nhanh).
Tranh 4: Bi dỗ bé. (Bi thương em, ôm em vào lòng, dỗ em).
c) Luyện đọc từ ngữ: HS (cá nhân, cả lớp) đánh vần, đọc trên các từ ngữ (được tô màu hoặc gạch chân): bi bô, lia lịa, bị ho, dỗ bé.
 Thứ Năm ngày 31 tháng 09 năm 2020
	 Đạo đức
 CHỦ ĐỀ 2: Sinh hoạt nề nếp
Bài 2: Gọn gàng, ngăn nắp (T1)
I . MỤC TIÊU
- Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng,ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
- Biết ý nghĩa của gọn gàng,ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt.
- Thực hiện được hành vi gọn gàng,ngăn nắp nơi ở, nơi học.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK Đạo đức 1.
Tranh có hình đồ vật di chuyển được để thực hiện Hoạt động 2 của phần Luyện tập 
( nếu có điều kiện ).
Một bộ quần, áo/ 1 HS cho phần Vận dụng trong giờ học.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG (3P)
GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hai tranh trong SGK Đạo đức 1, trang 7 và cho biết: Em thích căn phòng trong tranh nào hơn? Vì sao?
HS chia sẻ cảm xúc và lý do thích hay không thích căn phòng.
GV chia sẻ: Thầy/cô thích căn phòng thứ 2 vì rất gọn gàng, sạch sẽ.
GV giới thiệu bài học mới.
KHÁM PHÁ(
Hoạt động 1: (10P) Kể chuyện theo tranh “ Chuyện của bạn Minh”
* Mục tiêu
- HS trình bày được nội dung câu chuyện.
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát và mô tả việc làm của bạn Minh trong từng tranh.
- HS làm việc theo nhóm và kể chuyện theo từng tranh.
- GV kể lại nội dung câu chuyện theo trann: Buổi sáng, chuông đồng hồ reo vang báo đã đến giờ dậy chuẩn bị đi học. Minh vẫn cố nằm ngủ thêm lát nữa. Đến khi tỉnh giấc, Minh hốt hoảng vì thấy đã sắp muộn giờ học. Minh vội vàng lục tung tủ tìm quần áo đồng phục nhưng phải rất lâu mới tìm ra được. Rồi cậu ngó xuống gầm giường để tìm cặp sách, bới tung các ngăn tủ để tìm hộp bút. Cuối cùng, Minh cũng chuẩn bị đủ sách, vở, đồ dùng để đi học. Nhưng khi đến lớp, Minh đã bị muộn giờ. Các bạn đã ngồi trong lớp lắng nghe cô giảng bài.
Lưu ý: Khi kể lại câu chuyện, GV cố gắng sử dụng những câu từ, cách diên đạt ngây thơ, trong sáng của HS để chia sẻ.
Hoạt động 2: (10P) Thảo luận
* Mục tiêu
- HS biết được ý nghĩa của việc sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
- HS được phát triển năng lực giao tiếp và tư duy phê phán.
* Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ HS trả lời những câu hỏi sau khi kể chuyện theo tranh “Chuyện của bạn Minh”.
+ Vì sao bạn Minh muộn học?
+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi gì?
- HS thảo luận theo nhóm.
- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
-nGV kết luận: Sống gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tìm được đồ dùng khi cần sử dụng, giữ gìn đồ dùng thêm bền, đẹp.
Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS bổ sung những tác hại của việc sống không gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
Hoạt động 3: (10P) Tìm hiểu biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp
* Mục tiêu
- HS nêu được các biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: Quan sát tranh SGK Đạo đức 1, trang 9 và trả lời câu hỏi sau:
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em còn biết những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp nào khác?
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến.
- GV nêu các biểu hiện gọn gàng, ngăn nắp sau khi HS thảo luận từng tranh:
+ Tranh 1: Treo quần áo lên giá, lên trên mắc. Tranh 2: Xếp sách vào giá sách ở thư viện sau khi đọc.
+ Tranh 3: Xếp giày dép vào chỗ quy định.
+ Tranh 4: Xếp gọn đồ chơi vào chỗ quy định( tủ, hộp).
+ Tranh 5: Treo hoặc cất chổi vào chỗ quy định.
+ Tranh 6: Sắp xếp sách vở sau khi học trong góc học tập ở nhà.
 GV kết luận: Những biểu hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt là để đồ dùng vào đúng chỗ sau khi dùng; xếp sách, đồ dùng học tập vào cắp sách, giá sách, góc học tập; quần áo đang dùng treo lên mắc áo; giày dép xếp vào chỗ quy định; mũ nón treo lên giá.
III. Cũng cố dăn dò: (2P)
Nhận xét giờ học
 TIẾNG VIỆT
 BÀI 13: i – ia (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các âm và chữ i, ia; đánh vần, đọc đúng tiếng có i, ia với mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”: bi, bia.
- Nhìn tranh ảnh minh hoạ, phát âm và tự phát hiện tiếng có âm i, âm ia.
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé Bi, bé Li. 
- Biết viết các chữ i, ia; các tiếng bi, bia, các chữ số 4, 5 (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5P)
2 HS đọc lại bài Tập đọc Bé Hà, bé Lê (bài 12). (Hoặc cả lớp viết bảng con: ga, hồ).
B. DẠY BÀI MỚI( 20P)
d) Luyện đọc từng lời dưới tranh 
- GV: Bài có 4 tranh và lời dưới 4 tranh.
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ từng chữ trong tên bài cho cả lớp đọc thầm, sau đó 1 HS đọc, cả lớp đọc. Làm tương tự với từng lời dưới tranh.
- (Đọc tiếp nối cá nhân / từng cặp) Từng HS, sau đó từng cặp tiếp nối nhau đọc lời dưới 4 tranh (HS 1 đọc cả tên bài). GV sửa lỗi phát âm cho HS, nhắc HS nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu hai chấm dài hơn sau dấu phẩy.
e) Thi đọc đoạn, bài (theo cặp / tổ) 
- Các cặp, tổ thi đọc từng đoạn (mỗi cặp / tổ đọc lời dưới 2 tranh). 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ, để không ảnh hưởng đến lớp bạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc (lướt nhanh)
GV: Qua bài đọc, em hiểu điều gì? (Bé Li rất yêu anh Bi. Bi rất yêu em bé. Anh em Bi rất thân nhau, yêu quý nhau). .
* Cả lớp đọc lại nội dung bài 13; đọc cả 7 chữ học trong tuần (cuối trang 28). 
3.3. Tập viết bảng con ( BT 4). 
a) Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: i, ia, bi, bia; 4, 5. 
b) Tập viết các chữ, tiếng: i, ia, bi, bia 
- GV vừa viết từng chữ mẫu trên bảng lớp vừa hướng dẫn:
+ Chữ i: cao 2 li, gồm một nét hất, 1 nét móc ngược; dấu chấm (.) đặt trên đầu nét móc.
+ Chữ ia: viết chữ i trước, chữ a sau, chú ý nét nối giữa i và a. 
+ Tiếng bi: viết chữ b (cao 5 li), chữ i, chú ý nét nối giữa b và i. 
+ Tiếng bia: viết chữ b, viết tiếp ia. 
- HS viết bảng con: i, ia (2 lần). Sau đó viết: bi, bia (2 lần). 
c) Tập viết các chữ số: 4, 5 – GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: 
+ Số 4: cao 4 li; có 3 nét: nét 1 thắng xiên, nét 2 thẳng ngang, nét 3 thẳng đứng. 
+ Số 5: cao 4 li; có 3 nét: nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng đứng, nét 3 cong phải. 
- HS viết trên bảng con: 4, 5 (2 lần). 
4. Củng cố, dặn dò
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 12, 13)
I. MỤC TIÊU
- Tô, viết đúng các chữ g, h, i, ia, và các tiếng ga, hồ, bi, bia - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Tô, viết đúng các chữ số 4, 5. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các chữ mẫu g, h, i, ia, các chữ số 4, 5 đặt trong khung chữ. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2. Luyện tập ( 25P)
a) Cả lớp đọc trên bảng các chữ, tiếng, chữ số: g, ga, h, hồ, i, bi, ia, bia, 4, 5. . 
b) Tập tô, tập viết: g, ga, h, hồ 
- 1 HS nhìn bảng, đọc: g, ga, h, hồ; nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ g cao 5 li; gồm 1 nét cong kín, 1 nét khuyết ngược. 
+ Tiếng ga: viết chữ g trước, chữ a sau.
+ Chữ h: cao 5 li; gồm 1 nét khuyết xuôi, 1 nét móc hai đầu. 
+ Tiếng hồ: viết chữ h (cao 5 li), chữ ô, dấu huyền. 
- HS tô, viết các chữ, tiếng g, ga, h, hồ trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập tô, tập viết: i, bi, ia, bia 
- 1 HS nhìn bảng, đọc: i, bi, ia, bia, nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+ Chữ i: cao 1 li; gồm 3 nét.
+ Tiếng bi: viết b trước, i sau chú ý nét nối giữa b và i. 
+ Tiếng bia: viết b nối sang ia, chú ý nét nối giữa b và ia. 
- HS tô, viết các chữ, tiếng i, bi, ia, bia trong vở Luyện viết 1, tập một. 
d) Tập tô, tập viết chữ số: 4, 5 
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
+ Số 4: cao 2 li; gồm 3 nét. 
+ Số 5: cao 2 li; gồm 3 nét. 
- HS tô, viết các chữ số: 4, 5 trong vở Luyện viết 1, tập một. 
3. Củng cố, dặn dò ( 5P)
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết nhanh, viết đẹp. 
- Nhắc những HS chưa hoàn thành bài viết tiếp tục luyện viết.
Thứ Sáu ngày 25 tháng 09 năm
 TOÁN
(Cô Yến Dạy)
 TIẾNG VIỆT 
 Bài 14: Kể chuyện “Hai chú gà con” (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được câu hỏi dưới tranh. 
- Nhìn tranh, có thể tự kể được từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Anh em phải yêu thương, nhường nhịn nhau, đừng tranh giành, nghĩ xấu về nhau để khỏi phải xấu hổ, ân hận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
- GV đưa lên bảng tranh minh hoạ câu chuyện Chồn con đi học, mời HS 1 kể chuyện theo tranh 1, 2, 3. HS 2 nói lời khuyên của câu chuyện.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)( 5P)
1.1. Quan sát và phỏng đoán( 3P) GV chỉ tranh minh hoạ, mời HS xem tranh, đoán nội dung truyện. (Có 2 chú gà con, chú lớn là anh, chú bé hơn là em. Trước mặt hai anh em có con gì đó như là con giun. Hai anh em vẻ mặt căng thẳng như đang cãi nhau. Trong truyện còn có 1 con chuột). 
1.2. Giới thiệu câu chuyện: (2P)Câu chuyện Hai chú gà con kể về hai anh em gà. Nom chúng thật đáng yêu nhưng không rõ vì chuyện gì đó mà chúng cãi nhau.
2. Khám phá và luyện tập( 15P
2.1. Nghe kể chuyện:
- GV kể chuyện với giọng diễn cảm: Các đoạn 1, 2, 3, 4 (hai anh em gà cãi nhau): giọng căng thẳng; ngạc nhiên khi kể về con giun thoắt hiện thoắt biến. Đoạn 5: Giọng chuột vui vẻ, hả hê khi chê bai hai anh em gà con. Đoạn 6: Hai chú gà ân hận, giọng kể chậm, thấm thía.
- GV kể 3 lần: Lần 1 kể tự nhiên, không chỉ tranh, HS nghe toàn bộ câu chuyện. Lần 2: Vừa chỉ từng tranh vừa kể chậm, HS nghe và quan sát tranh. Kể lần 3 (như lần 2) để HS khắc sâu nội dung câu chuyện.
Hai chú gà con
(1) Hai anh em gà con ra vườn kiếm ăn. Cả hai cùng nhìn thấy trong một hốc đất nhỏ có một con gì đó nom giống như một con giun to.
(2) Đang đói bụng, hai chú gà cùng lao vào vồ mồi.
(3) Những con giun đột ngột biến mất. Gà em nghi ngờ gà anh đã chén con giun. Còn gà anh thì nghi ngờ gì em đã chén con giun. Thế là hai anh em cãi nhau.
(4) Bỗng con giun lại xuất hiện. Hai anh em lại lao vào bắt. Nhưng, con giun lại biến mất.
(5) Chợt một chú chuột vọt ra từ cái hốc gần đó. Chuột ta cười to: 
- Đó đâu phải là con giun mà là cái đuôi của ta. Hai anh em ngươi thật là ngốc!
(6) Hai chú gà ngơ ngác nhìn nhau. Chúng rất ân hận và xấu hổ. Chỉ vì hấp tấp và không biết nhường nhịn nhau nên chúng đã tranh nhau một cái đuôi chuột.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Ra vườn kiếm ăn, anh em gà con thấy gì? (Ra vườn kiếm ăn, anh em gà con thấy con vật gì đó giống như một con giun).
- GV chỉ tranh 2: Đang đói bụng, hai chú gà làm gì? (Đang đói bụng, hai chú gà cùng lao vào vồ con giun).
- GV chỉ tranh 3: Vì sao hai anh em gà cãi nhau? (Vì con giun đột ngột biên mất, hai anh em người nọ nghi ngờ người kia đã chén mất con giun nên cãi nhau).
- GV chỉ tranh 4: Khi lại thấy con mồi, anh em gà làm gì? (Con giun lại xuất hiện, hai anh em gà lại lao vào bắt / vồ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_3_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_th.doc
Giáo án liên quan