Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 28 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang
1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học này, các em sẽ cùng trưng bày bưu thiếp Lời yêu thương. Chúng ta sẽ xem bưu thiếp của bạn nào được nhiều bạn yêu thích.
- GV kiểm tra: HS nào quên sản phẩm ở nhà, HS nào đã sửa chữa, viết lại phần lời để nâng chất lượng bưu thiếp.
2. Luyện tập
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học (5, 6 phút)
- HS 1 đọc YC của BT 1. Cả lớp lắng nghe, quan sát minh hoạ: Các bạn HS của các tổ đang gắn bưu thiếp lên bảng lớp hoặc bày lên mặt bàn.
- HS 2 đọc YC của BT 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn. ). GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc lời trong 4 bưu thiếp. Nhắc HS: Khi bình chọn, cần chú ý cả hình thức và lời viết trên bưu thiếp.
- HS 3 đọc YC của BT 3. GV: Những bưu thiếp được bình chọn nhiều nhất sẽ được giữ lại, gắn lên bảng lớp.
- HS 4 đọc YC của BT 4. Cả lớp quan sát hình ảnh các bạn HS có bưu thiếp được bình chọn đang cầm trên tay sản phẩm của mình, nhận lời chúc mừng.
2.2. Trưng bày
- HS gắn bưu thiếp lên bảng lớp, bảng nhóm hoặc bày lên mặt bàn. Có thể gắn các bưu thiếp lên tường như một phòng tranh. GV chỉ vị trí cho các tổ gắn bưu thiếp: Một vài tổ gắn lên bảng lớp, một vài tổ gắn lên bảng nhóm, lên tường hoặc bày trên mặt bàn của tổ trưởng. Khuyến khích cách trưng bày mới lạ. (Nhắc những HS đính bưu thiếp trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Bạn nào làm bài trong VBT thì mở trang vở đó).
- Các tổ trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ xem tổ nào có đủ sản phẩm (1 tiêu chí thi đua).
2.3. Bình chọn
Lần lượt từng tổ đi xem bưu thiếp của tổ mình và các tổ bạn. Một tổ (VD: tổ 1) xem trước. Các thành viên trao đổi nhanh, chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả (GV đánh dấu những sản phẩm được chọn). Tiếp đến các tổ khác.
2.4. Tổng kết
GV gắn lên bảng lớp những bưu thiếp được đánh giá cao. Kết luận về nhóm trưng bày đẹp (có đủ sản phẩm; sắp xếp hợp lý, sáng tạo).
rò chơi điện tử, đọc sách, xem ti vi, ngủ. - Tiếp theo, 1 số HS xung phong trả lời câu hỏi trang 113 SGK. Kết thúc hoạt đông 1, GV chuyển ý sang hoạt động 2: Hàng đêm, chúng ta đều đi ngủ. Ngủ là 1 trong những cách nghỉ ngơi cần thiết đối với mỗi người. 2. Hoạt động 2: Thảo luận về những việc nên làm và không nên làm để có những giấc ngủ tốt. * Mục tiêu - Nhận biết được ngủ là cách nghỉ ngơi có lợi cho sức khỏe. - Nêu được những việc nên và không nên làm trước khi đi ngủ để có giấc ngủ tốt. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS hỏi và trả lời với bạn theo các câu hỏi gợi ý ở trang 114 SGK: + Bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ? + Chúng ta có nên thức khuya không? Vì sao? + Theo bạn, vào buổi tối trước khi đi ngủ chúng ta nên làm gì và không nên làm gì? Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chính. Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “ Em có biết?” trang 114 SGK. GV yêu cầu 1 số HS nhắc lại tầm quan trọng của giấc ngủ. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 1, 2, 3, 4 của bài 17 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS sau hoạt động 1 và 2 của bài học này. Thứ Tư ngày 31 tháng 03 năm 2021 ĐẠO ĐỨC BÀI 13: PHÒNG TRÁNH BỊ THƯƠNG DO CÁC VẬT SẮC NHỌN I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: - Nhận biết được những vật sắc nhọn và hành động, việc làm có thể làm trẻ em bị thương do các vật sắc nhọn. - Thực hiện được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn và cách sơ cứu vết thương bị chảy máu. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 1. - Một số vật sắc nhọn như: dao, kéo, tuốc nơ vít, bút chì,... để chơi khởi động. - Một bản sơ đồ ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 66 được phóng to trên tờ A0 hoặc A1 để chơi trò “Mê cung – Tìm đường đi an toàn”. - Đồ dùng để thực hành sơ cứu vết thương bị chảy máu. - Một số đồ dùng để phục vụ đóng vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG Cách 1: Tổ chức cho HS nhớ lại và chia sẻ cùng bạn theo các câu hỏi gợi ý ở SGK Đạo đức 1, trang 64. Cách 2: Tổ chức cho HS chơi trò “Gọi tên đồ vật”. -Cách chơi: GV lần lượt giơ từng đồ vật sắc nhọn, HS phải gọi đúng tên đồ vật. HS nêu sai tên sẽ bị đứng ra ngoài, quan sát các bạn khác chơi. - Sau khi chơi, GV nêu câu hỏi: Các đồ vật các em vừa gọi tên có đặc điểm gì chung? - HS trả lời. - GV kết luận: Những đồ vật này đều sắc nhọn, có thể gây thương tích cho chúng ta nếu không cẩn thận. - GV giới thiệu bài mới. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm có liên quan đến vật sắc nhọn * Mục tiêu: - HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm có liên quan đến các vật sắc nhọn. - HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 64 và cho biết: 1) Bạn trong mỗi tranh đang làm gì? 2) Việc làm đó có thể dẫn đến điều gì hậu quả như thế nào? - HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ được GV giao. - GV mời một số HS trình bày ý kiến. Mỗi em chỉ trình bày về một tranh, cả lớp quan sát bạn trình bày và nhận xét, bổ sung. - GV kết luận sau mỗi tranh: + Tranh 1: Hai bạn nhỏ giằng nhau chiếc kéo có đầu nhọn. Việc làm này có thể khiến hai bạn bị mũi kéo đâm phải và bị thương. + Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngậm đầu nhọn của chiếc bút vào miệng. Việc làm đó có thể khiến bạn bị đầu nhọn của bút đâm vào họng khi vấp ngã, rất nguy hiểm. + Tranh 3: Một bạn nhỏ đang chĩa đầu nhọn của chiếc tuốc nơ vít vào người của một bạn đứng đối diện để dọa, trêu bạn. Việc làm này có thể khiến bạn đứng đối diện bị tuốc nơ vít đâm vào gây thương tích, rất nguy hiểm. Lưu ý: GV có thể khuyến khích HS kể thêm những hành động, việc làm khác có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn * Mục tiêu: - HS nêu được cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn. - HS được phát triển năng lực hợp tác. * Cách tiến hành: - GV đặt vấn đề: Ở hoạt động trước, chúng ta vừa chỉ ra được một số hành động, việc làm nguy hiểm, có thể làm các em bị thương do các vật sắc nhọn. Vậy để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, chúng ta cần phải làm gì? - GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm, tìm cách để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn. - HS làm việc nhóm. - GV mời một số nhóm trình bày kết quả, mỗi nhóm chỉ nêu 1 – 2 biện pháp phòng tránh. - GV tổng kết các ý kiến và kết luận về cách phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn: + Không dùng vật sắc nhọn để chơi, nghịch. + Không chơi đùa, chạy nhảy gần những đồ đạc có cạnh sắc nhọn. + Không ngậm các vật sắc nhọn trong miệng. + Không chơi đùa trên sàn có các mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ. + Không dùng tay để nhặt mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ. + ... Lưu ý: GV nên khuyến khích HS kể thêm một số biện pháp khác để phòng tránh bị thương do các vật sắc nhọn, ngoài các hình đã gợi ý trong SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sơ cứu khi bị thương chảy máu * Mục tiêu: - HS nêu được các bước sơ cứu vết thương chảy máu. - HS được phát triển năng lực hợp tác. * Cách tiến hành: - GV đặt vấn đề: Các vật sắc nhọn có thể làm chúng ta bị thương, chảy máu. - Vậy chúng ta có thể sơ cứu các vết thương chảy máu như thế nào? - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát tranh ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 65 và nêu các bước sơ cứu vết thương chảy máu. - HS làm việc theo cặp. - Mời một số cặp trình bày ý kiến, mỗi cặp nêu một bước sơ cứu. - GV kết luận về các bước sơ cứu vết thương chảy máu, vừa nói, vừa chỉ vào từng tranh: + Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu chảy máu. + Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch, có thể rửa dưới vòi nước máy. + Bước 3: Đặt miếng gạc lên vết thương. + Bước 4: Băng lại hoặc dùng băng keo bằng kín. - GV cần lưu ý HS: + Nếu vết thương chỉ bị xước da, rớm máu thì không cần băng mà để hở cho dễ khô. + Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy nhiều máu sau khi đã băng thì phải đến cơ sở y tế để khám và xử lí. TOÁN Bài 60: PHÉP CỘNG DẠNG 25 + 14 (TT) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 14). - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh - Thông qua việc tiêp cận một số tình huống đơn giản, vận dụng phép cộng để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. - Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, Smas tivi. - Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK, các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con. - Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động 1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 10, cộng dạng 25 +14. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 2 - HS đặt tính rồi tính. - HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. - GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS. Lưu ý: GV quan sát kĩ các thao tác của HS, nếu có HS cộng từ trái sang phải GV nêu trước lóp để nhắc nhở và khắc sâu cho HS. Bài 3 - GV hướng dẫn HS cách làm, hướng dẫn HS tính ra nháp tìm kết quả mỗi phép tính. - Đối chiếu, tìm đúng hộp thư ghi kết quả phép tính. Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi “Ghép thẻ”. Để hoàn thành bài này, HS có thể có những cách khác để tìm đúng kết quả. GV nên khuyến khích HS chia sẻ cách làm. Bài 4 - HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì? - HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra. - HS viết phép tính thích họp và trả lời: Phép tính: 24 + 21 =45. Trả lời: Cả hai lớp trồng được 45 cây. - HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời. - GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả. C. Hoạt động vận dụng HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng dạng 25 + 14 đã học. Chẳng hạn: Mai có 12 cái kẹo, Nam có 23 cái kẹo. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu cái kẹo? D. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đật ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn. TẬP ĐỌC ĐI HỌC (1 tiết) I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài thơ. - Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đã biết tự đến trường. Đường đến trường thật đẹp. Bạn yêu mái trường, yêu cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, Smas tivi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG: - 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Kiến em đi học; trả lời câu hỏi: Vì sao từ trường trở về, kiến em rất buồn? B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. HS nghe hoặc hát bài hát Đi học (Lời: Minh Chính, nhạc: Bảo An). 1.2. Giới thiệu bài GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ: Các bạn nhỏ ở vùng đồi núi trung du đi học. Đường đến trường thật đẹp, có cọ xoè ô che nắng trên đường các bạn đi học. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng đọc vui, nhẹ nhàng, tình cảm. b) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp) đọc: dắt tay, từng bước, một mình, tới lớp, nằm lặng, hương rừng, nước suối, thầm thì, xoè ô, râm mát. c) Luyện đọc các dòng thơ - GV: Bài thơ có bao nhiêu dòng? (12 dòng). - HS (cá nhân, từng cặp) đọc tiếp nối 2 dòng thơ một. d) Thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ, cả bài thơ (từng cặp, tổ). Cuối cùng, 1-2 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh (đọc nhỏ). 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 3 HS tiếp nối đọc 3 câu hỏi trong SGK. - HS làm việc nhóm đôi, trao đổi, trả lời câu hỏi. - GV hỏi - HS trong lớp trả lời: + GV: Vì sao hôm nay bạn nhỏ tới lớp một mình? /HS: Bạn nhỏ đến lớp một mình vì hôm nay mẹ bạn lên nương. + GV: Trường của bạn nhỏ ở đâu? / HS: Trường của bạn nhỏ nằm lặng giữa rừng cây. + GV: Đường đến trường có những gì? Những ý nào đúng? HS: b) Có hương rừng thơm, dòng suối trong. c) Có những cây cọ xoè ô che nắng cho bạn nhỏ. - (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp. - GV: Bài thơ nói điều gì? HS phát biểu. GV: Bài thơ nói về tình cảm của bạn HS với mái trường, với thầy cô. Bạn yêu con đường dẫn đến trường, yêu trường học, yêu cô giáo. * Nếu còn thời gian, GV có thể hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Ba món quà, nhắc HS nhớ mang bưu thiếp đến lớp, tham gia tiết trưng bày bưu thiếp. TIẾNG VIỆT GÓC SÁNG TẠO TRƯNG BÀY BƯU THIẾP “LỜI YÊU THƯƠNG” (1 tiết) I. MỤC TIÊU - Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày bưu thiếp. - Biết bình chọn bưu thiếp mình yêu thích. - Biết giới thiệu tự tin, đọc bưu thiếp to, rõ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. - Các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng dính để đính sản phẩm lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài - Trong tiết học này, các em sẽ cùng trưng bày bưu thiếp Lời yêu thương. Chúng ta sẽ xem bưu thiếp của bạn nào được nhiều bạn yêu thích. - GV kiểm tra: HS nào quên sản phẩm ở nhà, HS nào đã sửa chữa, viết lại phần lời để nâng chất lượng bưu thiếp. 2. Luyện tập 2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học (5, 6 phút) - HS 1 đọc YC của BT 1. Cả lớp lắng nghe, quan sát minh hoạ: Các bạn HS của các tổ đang gắn bưu thiếp lên bảng lớp hoặc bày lên mặt bàn. - HS 2 đọc YC của BT 2 (bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình chọn... ). GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc lời trong 4 bưu thiếp. Nhắc HS: Khi bình chọn, cần chú ý cả hình thức và lời viết trên bưu thiếp. - HS 3 đọc YC của BT 3. GV: Những bưu thiếp được bình chọn nhiều nhất sẽ được giữ lại, gắn lên bảng lớp. - HS 4 đọc YC của BT 4. Cả lớp quan sát hình ảnh các bạn HS có bưu thiếp được bình chọn đang cầm trên tay sản phẩm của mình, nhận lời chúc mừng. 2.2. Trưng bày - HS gắn bưu thiếp lên bảng lớp, bảng nhóm hoặc bày lên mặt bàn. Có thể gắn các bưu thiếp lên tường như một phòng tranh. GV chỉ vị trí cho các tổ gắn bưu thiếp: Một vài tổ gắn lên bảng lớp, một vài tổ gắn lên bảng nhóm, lên tường hoặc bày trên mặt bàn của tổ trưởng. Khuyến khích cách trưng bày mới lạ. (Nhắc những HS đính bưu thiếp trong VBT thì gỡ ra để trưng bày. Bạn nào làm bài trong VBT thì mở trang vở đó). - Các tổ trưng bày sản phẩm. - Cả lớp đếm số bưu thiếp của mỗi tổ xem tổ nào có đủ sản phẩm (1 tiêu chí thi đua). 2.3. Bình chọn Lần lượt từng tổ đi xem bưu thiếp của tổ mình và các tổ bạn. Một tổ (VD: tổ 1) xem trước. Các thành viên trao đổi nhanh, chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác. Tổ trưởng báo cáo kết quả (GV đánh dấu những sản phẩm được chọn). Tiếp đến các tổ khác. 2.4. Tổng kết GV gắn lên bảng lớp những bưu thiếp được đánh giá cao. Kết luận về nhóm trưng bày đẹp (có đủ sản phẩm; sắp xếp hợp lý, sáng tạo). 2.5. Thưởng thức - Các bạn có bưu thiếp được bình chọn lần lượt giới thiệu trước lớp bưu thiếp của mình (làm tặng ai, trang trí thế nào), đọc lời ghi trong bưu thiếp. - Cả lớp bình chọn những bưu thiếp được yêu thích nhất minh hoạ, trang trí, tô màu ấn tượng, lời viết hay). GV đếm số HS giơ tay bình chọn cho từng bạn. - Cả lớp hoan hô tất cả các bạn được gắn bài lên bảng lớp. * GV nên nhận xét khéo léo để HS nào được giới thiệu bưu thiếp trước lớp cũng vui vì được thầy cô và các bạn động viên. Không em nào phải khóc, phải buồn vì được ít bình chọn. Có thể thay đổi cách tổ chức: chọn 1 tổ có nhiều sản phẩm hay, mời tất cả các thành viên giới thiệu sản phẩm, đọc lời trong sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS tham gia tích cực buổi trưng bày, hoàn thành tốt BT sáng tạo. - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo tuần tới (đọc trước nội dung bài - SGK, tr. 105, 106 và 115); tìm tranh, ảnh (hoặc vẽ) một con vật hoặc loài cây, loài hoa yêu thích. - Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết KC Ba món quà. Thứ Năm ngày 01 tháng 03 năm 2021 KỂ CHUYỆN BA MÓN QUÀ (1 tiết) I. MỤC TIÊU - Nghe hiểu câu chuyện Ba món quà. - Nhìn tranh, kể được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện theo tranh. Bước đầu biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của người cha. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Sách vở, kiến thức là món quà quý nhất, là kho của dùng mãi không cạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu / 5 tranh minh hoạ truyện phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ, mời HS 1 nhìn tranh, kể theo 3 tranh đầu. HS 2 kể theo 3 tranh cuối. B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 1.1. Quan sát và phỏng đoán - GV gắn lên bảng tranh minh hoạ truyện Ba món quà. Các em hãy xem tranh để biết truyện có những nhân vật nào. (Truyện có ông bố và ba người con trai). GV: Hãy đoán nội dung câu chuyện. (Truyện kể về ba món quà của ba người con tặng cha mẹ). - GV chỉ tranh 1 giới thiệu hình ảnh ba người con trai: - Người đứng cạnh cha (mặc áo đỏ) là con cả. + Người đứng giữa (mặc áo màu vàng) là con út. + Người đứng cuối (mặc áo xanh lá cây) là con thứ hai. 1.2. Giới thiệu câu chuyện: Ba món quà là câu chuyện kể về ba món quà của ba người con trai tặng cha mẹ. Đó là quà gì? Món quà nào được người cha đánh giá là quý nhất? 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Kể đoạn 1 với giọng chậm rãi, lời người cha ôn tồn, khoan thai. Kể gây ấn tượng với những từ ngữ nức nở khen ngon – trầm trồ – sửng sốt mô tả thái độ của mọi người trước mỗi món quà. Kể chậm, rõ lời nhận xét, đánh giá từng món quà của người cha. Ba món quà (1) Gia đình kia có ba người con trai. Một hôm, người cha gọi ba con lại, bảo: “Các con đã lớn rồi. Từ mai, hãy đi đó đi đây mà học những điều khôn ngoan. Vào ngày này sang năm, mỗi con hãy mang về cho cha mẹ một món quà mà mình cho là quý nhất”.Ba anh em vâng lời ra đi. (2) Một năm sau, đúng hẹn, họ trở về. Người em út tặng cha mẹ một xe thức ăn quý hiếm. Ai ăn cũng nức nở khen ngon. Người cha nói: “Xe thức ăn này có thể dùng được mươi ngày”. (3) Anh thứ hai tặng cha mẹ một cái hộp đầy châu báu. Ai nấy trầm trồ. Người cha bảo: “Châu báu này dùng được mươi năm”. (4) Còn anh cả vác về một tay nải nặng. Nhưng anh chưa vội mở ra. Anh kể chuyện cho mọi người nghe. Anh nói những điều ít ai biết. Chuyện anh kể hay quá, cả xóm kéo đến nghe. (5) Cuối cùng, anh mở tay nải ra. Mọi người sửng sốt: Toàn sách là sách! Người cha khen: “Quà con mang về là món quà quý nhất. Bởi vì kiến thức mới là kho của dùng mãi không cạn”. 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh - GV chỉ tranh 1, hỏi từng câu: Người cha gọi ba con trai lại và nói gì? Người cha gọi ba con lại, bảo: “Các con đã lớn rồi. Từ mai, hãy đi đó đi đây mà học những điều khôn ngoan. Vào ngày này sang năm, mỗi con hãy mang về cho cha mẹ một món quà mà mình cho là quý nhất?). Các con nghe lời cha, đã làm gì? (Ba anh em vâng lời cha, ra đi). - GV chỉ tranh 2: Năm sau trở về, người em út tặng cha mẹ quà gì? (Năm sau trở về, người em út tặng cha mẹ một xe thức ăn quý hiếm. Ai ăn cũng nức nở khen ngon). Người cha nói thế nào về món quà đó? (Người cha nói: “Xe thức ăn này có thể dùng được mươi ngày”). - GV chỉ tranh 3: Anh thứ hai tặng cha mẹ quà gì? (Anh thứ hai tặng cha mẹ một hộp đầy châu báu. Ai nấy trầm trồ). Người cha nói thế nào về món quà của anh? (Người cha bảo: “Châu báu này dùng được mươi năm”). - GV chỉ tranh 4: Quà của người anh cả có gì lạ? (Quà của anh cả là một tay nải nặng. Nhưng anh chưa vội mở ra). Trước khi mở quà, anh làm gì? (Trước khi mở quà, anh kể chuyện cho mọi người nghe. Anh nói những điều ít ai biết. Chuyện anh kể hay quá, cả xóm kéo đến nghe). - GV chỉ tranh 5: Món quà của anh cả là gì mà khiến mọi người sửng sốt? (Mọi người sửng sốt vì quà của anh cả toàn sách là sách). Người cha nói thế nào về món quà đó? (Người cha khen: “Quà con mang về là món quà quý nhất. Bởi vì kiến thức mới là kho của dùng mãi không cạn”). 2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) HS kể chuyện theo tranh bất kì (trò chơi Ô cửa sổ hoặc bốc thăm). c) 1 HS tự kể toàn bộ câu chuyện theo 5 tranh (GV mời thêm 1 HS nữa kể chuyện). * GV cất tranh, mời 1 HS giỏi kể lại câu chuyện (YC không bắt buộc). Sau mỗi bước, cả lớp và GV bình chọn bạn trả lời câu hỏi đúng, bạn kể chuyện đúng, kể to, rõ, kể hay, biết hướng đến người nghe khi kể. 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV: Em thích nhân vật nào – người cha, người con cả, con thứ hai, hay người con út? HS thích người cha (vì sự thông thái), thích người con cả (vì món quà quý, dùng không cạn mà anh mang về). Nếu có HS thích người con thứ hai, hoặc con út, GV cũng không nên đánh giá như thế là sai, vì những món quà của họ tuy không quý nhất nhưng cũng rất quý. - GV: Người cha đánh giá món quà của anh cả là quý nhất, theo em đánh giá ấy có đúng không? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? HS phát biểu. GV: Sách vở, kiến thức là tài sản quý, là kho của cải dùng mãi không cạn. Các em cần chăm chỉ học tập để trở thành người thông minh, hiểu biết, giàu có tri thức. - Cả lớp bình chọn những bạn HS kể chuyện hay, hiểu câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Chuyện của hoa hồng. Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo (Tìm và mang đến lớp 1 quyển truyện, đọc cho các bạn nghe đoạn truyện, câu chuyện thú vị vừa đọc) TẬP VIẾT TÔ CHỮ HOA D,Đ (1 tiết) I. MỤC TIÊU - Biết tô chữ viết hoa D, Đ theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng các từ ngữ, câu ứng dụng (rừng cây, đồi vắng, Đường đến trường thật đẹp) chữ thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; đưa bút đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙN
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_28_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc