Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang

Thứ Năm ngày 25 tháng 03 năm 2021

TẬP ĐỌC

NẮNG

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

 Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:

 1. Phẩm chất:

 Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của nắng đối với bố mẹ, ông bà. Giáo dục HS biết phụ giúp bố mẹ, ông bà các công việc nhà.

 2. Năng lực ngôn ngữ

 - Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi và GV hướng dẫn cách ngắt nhịp; Giúp HS mở rộng vốn từ.

 - Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài. Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối.

- Hiểu nội dung bài thơ: Nắng như một bạn nhỏ: nhanh nhẹn, chăm chỉ, đáng yêu, luôn giúp đỡ mọi người.

- Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu / Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG:

- 2 HS đọc bài Món quà quý nhất, trả lời câu hỏi: Vì sao bà của bé Huệ nói quà của Huệ là món quà quý nhất?

B. DẠY BÀI MỚI

 

doc33 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. GV khen ngợi những HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời; đọc đúng từ, câu; rõ ràng, biểu cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc bài tốt.
- Dặn HS về nhà đọc hoặc kể cho người thân nghe câu chuyện Món quà quý nhất, xem trước bài đọc tiếp theo.
TẬP VIẾT
Tô chữ hoa: A, Ă,Â
I. MỤC TIÊU 
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
 1. Phẩm chất: 
 Giúp HS kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
 2. Năng lực ngôn ngữ
 - Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa A, Ă, Â, từ ứng dụng: ngạc nhiên, dịu dàng và câu ứng dụng: Anh lớn nhường em bé.
 - Nắm được quy trình viết các chữ hoa A, Ă, Â.
 - Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ, câu ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu để chiếu chữ, từ ngữ, câu ứng dụng lên bảng lớp (hoặc bảng phụ viết mẫu chữ A, Ă, Â đặt trong khung chữ có đánh số thứ tự vào các dòng kẻ ngang, dọc trên khung chữ; từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li).
- Vở Luyện viết 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
* MỞ ĐẦU: GV nêu YC của các tiết Tập viết trong phần luyện tập thực hành:
- Tập tô các chữ viết hoa cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết từ ngữ, câu ứng dụng chữ thường, cỡ nhỏ.
- HS cần có vở Luyện viết 1, tập hai, bút chì, bút mực, cái gọt bút chì,... 
- Tập viết đòi hỏi đức tính cẩn thận, kiên nhẫn. 
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu lên bảng các chữ in hoa A, Ă, Â (hoặc gắn từng bìa chữ), hỏi HS: Đây là mẫu chữ gì? (HS: Đây là mẫu chữ in hoa A, Ă, Â).
- GV: SGK đã giới thiệu chữ A in hoa từ bài 1. Bài 35 giới thiệu cả mẫu chữ A, Ă, Â in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô các chữ viết hoa A, Ă, Â. Các chữ này về cơ bản dựa trên đường nét của chữ in hoa, chỉ khác ở các nét uốn mềm mại. Trong tiết học này, các em cũng luyện viết các từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Tô chữ viết hoa A, Ă, Â
- GV dùng máy chiếu (hoặc đưa lên bảng từng bìa chữ mẫu), hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô từng chữ viết hoa (kết hợp mô tả và cầm que chỉ “tô” theo từng nét để HS theo dõi):
+ Chữ viết hoa A gồm 3 nét: Nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên – đặt bút ở ĐK 3, tô từ dưới lên, lượn sang bên phải, đến ĐK 6 thì dừng lại. Nét 2 là nét móc ngược phải, tô từ trên xuống, lượn cong ở cuối nét. Nét 3 là nét lượn ngang giữa thân chữ, tô từ trái sang phải (lượn lên rồi lượn xuống).
+ Chữ viết hoa Ă, gồm 4 nét: Ba nét đầu tô như chữ A. Nét 4 là nét cong dưới (nhỏ) – dấu á, tô trên đầu chữ A. Chữ Â khác chữ A hoa ở dấu mũ (2 nét).
- HS tô các chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1. 
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
- GV chiếu lên bảng hoặc mở bảng phụ đã viết từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ). HS (cá nhân, cả lớp) đọc: ngạc nhiên, dịu dàng, Anh lớn nhường em bé.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ (d cao 2 li; g, h, l, b cao 2,5 li); khoảng cách giữa các chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ (giữa chữ viết hoa A và nh), vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. GV khích lệ HS hoàn thành phần Luyện tập thêm..
- GV nhận xét, đánh giá bài viết của một số HS. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. Nhắc những em chưa hoàn thành bài viết trong vở Luyện viết 1, tập hai về nhà tiếp tục luyện viết. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: đọc bài Bưu thiếp “Lời yêu thương” (SGK, tr. 87, 88), Trưng bày bưu thiếp... (tr. 96, 97); quan sát vài bưu thiếp, nghĩ về người thân trong gia đình em sẽ tặng bưu thiếp, chuẩn bị giấy màu, bút chì màu, bút dạ, hồ dán, kéo, tranh ảnh người thân,... để làm bưu thiếp.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 16: ĂN UỐNG HÀNG NGÀY ( t1)
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Quan sát, so sánh 1 số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn.
- Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, TI VI. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
MỞ ĐẦU
	Hoạt động cả lớp:
- HS thảo luận về lời con ong ở trang 108 SGK: “Tất cả chúng ta đều cần ăn uống hàng ngày. Vì sao?”.
- HS có thể đưa ra các ý kiến như sau: Để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khỏe, để học tập, 
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh
	* Mục tiêu
- Nêu được tên 1 số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc nhóm
- HS quan sát hình trang 109 SGK và trả lời các câu hỏi: 
	Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống:
+ Cần ăn, uống để cơ thể khỏe mạnh.
+ Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đồ uống cần được sử dụng để cơ thể khỏe mạnh và những thức ăn đồ uống không nên sử dụng thường xuyên.
- Tiếp theo, cả lớp phát biểu bổ sung thêm tên các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khỏe mạnh. 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống không an toàn với cơ thể 
	* Mục tiêu
- Xác định được những loại thức ăn không an toàn đối với cơ thể cần loại bỏ.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc nhóm
- HS quan sát các hình vẽ ở cuối trang 109 SGK và thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra nếu em ăn những thức ăn là bánh mỳ bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn sử dụng?
	Gợi ý: Em có thể bị đau bụng/ bị tiêu chảy/ bị ngộ độc
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- Kết thúc hoạt động này, GV giúp HS nêu được: Để cơ thể khỏe mạnh và an toàn, tuyệt đối không được sử dụng những thức ăn, đồ uống đã hết hạn hoặc ôi thiu hay đã bị mốc. 
 IV. ĐÁNH GIÁ
- Trong bài học này, GV kết hợp đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS qua việc quan sát cách HS lựa chọn thức ăn, trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau trong Hoạt động 3.
- Trước khi kết thúc bài học, GV cũng lưu ý nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lựa chọn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng đối với sức khỏe và sự an toàn của những người trong gia đình. Không nên vì tham rẻ mà sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng hoặc đã quá hạn sử dụng dễ sinh bệnh và có thể bị ngộ độc. GV cũng có thể giảng thêm cho HS về lợi ích của các thức ăn như cơm, bánh mỳ; thịt, cá, trứng, sữa; các loại rau.
TOÁN
Bài 58: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Thực hiện được cộng, hừ các phép tính dạng 14 + 3 và dạng 17-2.
- Nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Nắm bắt được thông tin toán học hữu ích trong mỗi bài toán và lựa chọn đúng phép tính để giải quyết vấn đề.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc giải các bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả bài toán, cách giải quyết bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Chuẩn bị một số bài toán gắn với thực tế sử dụng các phép tính cộng, trừ đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HS chia sẻ các tình huống có phép cộng hoặc phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10 hoặc dạng 14 + 3, 17 - 2 đã học.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài l
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng hoặc trừ nêu trong bài.
- HS đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi và nói cho nhau về kết quả các phép tính tương ứng.
Lưu ý: GV có thể đặt câu hỏi để HS nói cách tính nhanh với các phép cộng dạng 10 + 6, các phép trừ dạng 17-7. GV nêu một số phép tính khác dạng trên đê HS thực hành. HS có thể tự nêu phép tính dạng 10 + 6, 17 - 7 đố bạn trả lời.
Bài 2
- Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì?
- HS chỉ vào tranh nói tình huống tranh, mô tả điều gì đã biết, điều gì phải tìm.
- HS đọc bài toán (HS nêu số hoặc đặt thẻ số thích hợp vào ô dấu ?).
- GV hỏi: Bài toán cho ta biết điều gì? Bài toán hỏi gì? Hãy nói cho bạn nghe suy nghĩ của em.
- GV giới thiệu bài toán có lời văn. Bài toán gồm hai phần: phần thông tin cho biết, phần thông tin cần tìm (thường ở dạng câu hỏi bắt đầu từ chữ “Hỏi...”).
- HS tự đưa ra một số ví dụ về bài toán có lời văn, chia sẻ trong nhóm và cử đại điện trình bày.
Bài 3
- HS đọc bài toán, suy nghĩ xem bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?
- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn để tìm cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
a) Phép tính: 6 + 3 = 9.
Trả lời: Tổ em có tất cả 9 bạn.
b) Phép tính: 5-1=4.
Trả lời: Trên sân còn lại 4 bạn.
- HS kiểm tra lại các thông tin đã biết, phép tính và câu trả lời chính xác.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Bài 4
- HS đọc bài toán, suy nghĩ xem bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn để tìm cách trả lời câu hoi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 18 - 4 = 14.
Trả lời: Trên xe còn lại 14 người.
- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
D. Hoạt động vận dụng
GV khuyến khích HS liên hệ đặt ra một số bài toán thực tế gắn với trường lớp, gia đình, cộng đồng sử dụng phép cộng hoặc phép trừ đã học.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Theo em khi giải quyết một bài toán có lời văn cần chú ý điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 và đặt bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 Thứ Năm ngày 25 tháng 03 năm 2021
TẬP ĐỌC
NẮNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
 Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
 1. Phẩm chất: 
 Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của nắng đối với bố mẹ, ông bà. Giáo dục HS biết phụ giúp bố mẹ, ông bà các công việc nhà.
 2. Năng lực ngôn ngữ
 - Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi và GV hướng dẫn cách ngắt nhịp; Giúp HS mở rộng vốn từ.
 - Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài. Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối.
- Hiểu nội dung bài thơ: Nắng như một bạn nhỏ: nhanh nhẹn, chăm chỉ, đáng yêu, luôn giúp đỡ mọi người.
- Học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KHỞI ĐỘNG:
- 2 HS đọc bài Món quà quý nhất, trả lời câu hỏi: Vì sao bà của bé Huệ nói quà của Huệ là món quà quý nhất?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
1.1. HS nghe hát hoặc hát một bài hát về nắng, VD: Bài hát Nắng bốn mùa (Nhạc: Nguyễn Tiến Nghĩa, thơ: Mai Anh Đức).
1.2. Giới thiệu bài
HS quan sát tranh minh họa: Hai mẹ con bạn nhỏ đang hong thóc (mẹ đổ thóc ra sân, bạn nhỏ tãi thóc), những tia nắng vàng chiếu rực rỡ giúp thúc mau khô. Bài thơ các em học hôm nay nói về nắng. Các em hãy nghe để biết nắng đáng yêu thế nào, nắng làm gì cho mọi người.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Luyện đọc 
a) GV đọc mẫu: Giọng đọc nhẹ nhàng, nhí nhảnh, tình cảm.
b) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): năng, lên cao, thẳng mạch, trải vàng, hong thóc, đuổi kịp, thoắt, vườn rau, xuyên qua, xâu kim,... Giải nghĩa từ: mạch (đường vữa giữa các viên gạch xây).
c) Luyện đọc từng dòng thơ . 
- GV: Bài thơ có bao nhiêu dòng? (10 dòng).
- Đọc tiếp nối 2 dòng thơ một cá nhân / từng cặp). GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS.
d) Thi đọc tiếp nối 2 khổ thơ; thi đọc cả bài. (Quy trình đã hướng dẫn). 
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi trong SGK. 
- Từng cặp HS trao đổi, cùng trả lời các câu hỏi. 
- GV hỏi – HS trong lớp trả lời:
+ GV: Nắng giúp ai làm gì?Em hãy nói tiếp: / HS: Nắng giúp bố xây nhà. Nắng giúp mẹ hong thóc. Nắng giúp ông nhặt cỏ. Nắng giúp bà xâu kim.
+ GV: Tìm những câu cho thấy nắng rất nhanh nhẹn. / HS: Nắng chạy nhanh lắm nhé. Chẳng ai đuổi kịp đâu. Thoắt đã về vườn rau... Rồi xuyên qua cửa sổ...
+ GV: Em thấy nắng giống ai? / HS: Nắng giống một bạn nhỏ chăm chỉ. 
- (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đồng thanh đáp.
- GV: Qua bài thơ, em hiểu điều gì về nắng? HS phát biểu. GV: Nắng làm nhiều việc tốt. Nắng giống một bạn nhỏ: nhanh nhẹn, chăm chỉ, đáng yêu, luôn giúp đỡ mọi người.
2.3. Học thuộc lòng
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối theo cách xoá dần từng chữ, chỉ giữ lại những chữ đầu dòng, cuối cùng xoá hết.
- HS tự nhẩm HTL. 
- HS thị đọc thuộc lòng 6 dòng thơ (hoặc cả bài thơ). 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS học tốt. Nhắc HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ Nắng cho người thân nghe. .
- Nhắc lại YC chuẩn bị ĐDHT cho tiết “Góc sáng tạo”; chuẩn bị cho tiết KC Cô bé quàng khăn đỏ (quan sát tranh; đọc lời gợi ý dưới tranh). GV báo trước với 2 HS sẽ được mời KC theo vai (cô bé quàng khăn đỏ và sói).
GÓC SÁNG TẠO
BƯU THIẾP “LỜI YÊU THƯƠNG”
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
	Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
 1. Phẩm chất: 
 Giúp HS thể hiện tình cảm với người thân. Biết kiên trì, khéo léo để hoàn thành sản phẩm.
 2. Năng lực ngôn ngữ
 - Làm được 1 bưu thiếp đơn giản, có trang trí (cắt, dán hoặc vẽ).
 - Viết được lời yêu thương (2,3 câu) lên bưu thiếp để tặng một người than, chữ viết rõ ràng, ít lỗi chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
a) Chuẩn bị của GV 
- Một số bưu thiếp sưu tầm, có thể là sản phẩm của HS năm trước.
- Những mảnh giấy có dòng kẻ ô li cắt hình chữ nhật hoặc hình trái tim để HS viết chữ cho đẹp, thẳng hàng, dán vào bưu thiếp.
- Những viên nam châm để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp. 
b) Chuẩn bị của HS 
- Tranh ảnh người thân; giấy màu, bút chì màu, bút dạ, kéo, hồ dán,... 
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* MỞ ĐẦU
GV: Từ phần LTTH, các em sẽ có thêm các tiết học Góc sáng tạo. Trong các tiết học này, các em sẽ thực hiện các hoạt động sáng tạo:
- Làm bưu thiếp tặng một người thân trong gia đình. 
- Vẽ, trang trí hoặc sưu tầm tranh, ảnh về cây hoa, con vật yêu thích. 
- Làm quà tặng thầy cô hoặc người bạn mà em quý mến. 
- Tự vẽ bản thân, tự giới thiệu bản thân. Các em cũng sẽ học cách trưng bày, giới thiệu, đánh giá những sản phẩm đã làm. 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài
a) Chia sẻ: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ (BT 1), nhận ra hình các bưu thiếp, đoán xem phải làm gì (làm bưu thiếp).
b) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay có tên Bưu thiếp “Lời yêu thương”. Trong tiết học này, các em sẽ tập làm 1 bưu thiếp đơn giản, trang trí và viết lên đó lời yêu thương tặng một người thân là bố, mẹ, hoặc ông, bà, anh chị em. Các em sẽ thi đua xem ai làm được bưu thiếp nhanh, đẹp, viết được những lời hay.
2. Khám phá 
2.1. Cả lớp nhìn SGK, nghe 4 bạn tiếp nối nhau đọc 4 hoạt động của tiết học.
- HS 1 đọc YC của BT 1. Cả lớp quan sát bưu thiếp mẫu trong SGK (hình dáng, trang trí), hoặc bưu thiếp GV, HS sưu tầm. GV: Bưu thiếp được dùng làm gì? HS phát biểu. GV: Bưu thiếp là mảnh giấy dày hay giấy bìa cứng được trang trí đẹp để viết lên đó lời chia vui, bày tỏ tình cảm quý mến, yêu thương với người nhận.
- HS 2 đọc YC của BT 2. Cả lớp quan sát 4 bưu thiếp trong SGK để hiểu cách làm, cách trang trí bưu thiếp (cắt dán hoặc vẽ). Có thể trang trí bằng tấm ảnh người thân hoặc tranh vẽ người thân trong gia đình do em tự vẽ. GV giới thiệu một vài bưu thiếp của HS năm trước đã làm (nếu có).
- HS 3 đọc yêu cầu của BT 3 (đọc cả lời trong 3 bưu thiếp mẫu). GV nhắc HS: Viết lên bưu thiếp 2 – 3 câu lời yêu thương tặng 1 người thân trong gia đình. Viết nhiều câu hơn càng tốt.
- HS 4 đọc YC của BT4. GV: Các em sẽ mang bưu thiếp về nhà, tặng người thân. Cùng người thân trao đổi, hoàn thiện bưu thiếp cho đẹp hơn; sửa phần lời cho hay hơn để chuẩn bị trưng bày ở lớp vào tuần tiếp theo.
2.2. HS (5 – 7 em) nói trước lớp: Em sẽ làm bưu thiếp để tặng ai trong gia đình? Tặng bố, mẹ hay ông, bà, anh, chị, em?
3. Luyện tập 
3.1. Chuẩn bị
a) HS bày lên bàn những đồ dùng đã chuẩn bị, tranh ảnh người thân, những hình ảnh để trang trí, cắt dán,... GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ nhật để HS viết rồi đính vào vị trí phù hợp trên bưu thiếp. Những HS chưa có sự chuẩn bị có thể làm bài trực tiếp vào VBT.
b) GV nhắc HS có thể trang trí bưu thiếp và viết lời trên cùng một mặt giấy (viết vị trí giữa hoặc trên, dưới trang giấy). Nếu HS làm bưu thiếp gấp (4 trang, trang 2 và 3 mở) thì có thể vẽ, trang trí ở trang 1; viết lời ở giữa trang 3./ HS làm bài trên VBT sẽ vẽ, trang trí và viết lời trên cùng trang 1 của bài.
c) Về sử dụng VBT: HS mở VBT, GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở:
- Với những HS đã có sự chuẩn bị để làm một bưu thiếp rời thì trang vở đó là nơi đính sản phẩm, lưu giữ sản phẩm, ghi nhận sự tiến bộ của HS.
- Với những HS chưa có sự chuẩn bị, các em sẽ làm bưu thiếp trên trang vở này. Các em trang trí quanh trang giấy và viết lời yêu thương ở vị trí trung tâm- chỗ có hình chữ nhật (hoặc hình trái tim) và các dòng kẻ ô li.
* Thời gian dành cho hoạt động chuẩn bị khoảng 8 phút. 
3.2. Làm bưu thiếp
- HS lấy giấy màu, tập làm 1 bưu thiếp đơn giản (BT 2). GV nhắc các em trang trí cho bưu thiếp: cắt dán, vẽ hoặc gắn tranh, ảnh người thân.
- HS viết lời yêu thương lên bưu thiếp tặng người thân (BT 3). GV đi đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: chỉ cho các em vị trí thích hợp để viết / hoặc đính lời yêu thương lên bưu thiếp. Đây là một dạng bài làm văn đơn giản nên YC viết được coi trọng. Nếu HS nào chỉ viết 1 câu, GV nhắc HS viết thêm. Khen ngợi những HS viết hay, viết được 3, 4 câu. Nhắc các em chú ý đặt dấu chấm kết thúc câu.
3.3. Giới thiệu một vài sản phẩm
GV đính lên bảng 4 – 5 sản phẩm của HS. Mời HS giới thiệu bưu thiếp của mình: hình dáng, trang trí, đọc lời trên bưu thiếp. (GV có thể phóng to sản phẩm trên màn hình) cho cả lớp nhận xét..
* GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc; mạnh dạn thể hiện mình – suy nghĩ và tình cảm khi vẽ, trang trí, viết lời trên bưu thiếp. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp. Cuối giờ, GV sửa lời trên bưu thiếp cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để HS viết lại vào mẫu giấy khác (có dòng kẻ ô li) rồi đính lại vào sản phẩm.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo.
- Nhắc HS mang bưu thiếp về nhà tặng người thân. Cùng người thân hoàn thiện bưu thiếp, đính lại vào VBT (để không quên, tránh thất lạc), chuẩn bị trưng bày ở lớp vào tuần sau,
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo: Tìm và mang đến lớp 1 quyển sách (truyện hoặc thơ, sách khoa học) để giới thiệu với các bạn, đọc (hoặc kể) cho các bạn nghe 1 câu chuyện hoặc 1 tin thú vị trong sách.
- Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết kể chuyện Cô bé quàng khăn đỏ.
KỂ CHUYỆN
CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
 1. Phẩm chất: 
 Giúp HS hiểu lời khuyên của câu chuyện: phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho chính mình.
 2. Năng lực ngôn ngữ
- Nghe hiểu câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ.
- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và t

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc