Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 15: CÁC GIÁC QUAN (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Nêu được tên, chức năng của các giác quan.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Quan sát và trải nghiệm thực tế để phát hiện ra chức năng của 5 giác quan và tầm quan trọng của 5 giác quan.

- Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần bảo vệ các giác quan.

- Thực hiện được các việc cần làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sợi dây dài, một thanh gỗ hoặc thanh nhựa để đo khoảng cách giữa hai vị trí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động 1: Trò chơi “Đọc số”
- HS thao tác trên cốc giấy theo hướng dẫn như trong bài 1 trang 122 SGK.
- HS đố nhau đọc các số theo mẫu: 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị.
- HS tiếp tục xoay cốc đọc các số.
B. Hoạt động 2: Tạo hình bằng que và đất nặn
HS hoạt động theo nhóm:
- Tạo hình theo mầu GV hướng dần hoặc gợi ý trong SGK.
- Tạo hình theo trí tưởng tượng của cá nhân.
- Nói cho bạn nghe hình vừa ghép của mình.
- GV có thể hỏi thêm để HS trả lời: Hình đó được tạo bởi các hình nào?
C. Hoạt động 3: Tạo hình bằng cách vẽ đường viền quanh đồ vật
HS hoạt động theo nhóm:
- Đưa cho bạn xem các đồ vật mang theo như hộp sữa tươi TH hoặc sữa tươi Vinamilk, cốc uống nước,...
- Nói cho bạn nghe về hình dạng các đồ vật nói trên, chẳng hạn: hộp sữa TH hoặc Vinamilk có dạng hình hộp chữ nhật.
- Vẽ đường viền quanh đáy các đồ vật để tạo hình phẳng.
- Nói cho bạn nghe hình dạng của hình vừa tạo được.
D. Hoạt động 4: Đo khoảng cách giữa hai vị trí
- GV chia HS theo nhóm và giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ (ghi rõ trong phiếu giao việc) đo khoảng cách giữa hai vị trí đã xác định từ trước (khoảng cách giữa hai cái cây, hai cột, chiều dài sân khấu của trường, ...).
HS thực hiện theo nhóm lần lượt các hoạt động sau:
- Phân công nhiệm vụ
- Đo khoảng cách giữa hai vị trí bằng một sợi dây.
- Dùng thanh gỗ đo xem sợi dây dài bao nhiêu thanh gỗ.
- Ghi lại kết quả và báo cáo.
- Cử đại diện nhóm trình bày.
E. Củng cố, dặn dò
- HS nói cảm xúc sau giờ học.
- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.
- HS nói về hoạt động còn lúng túng và dự kiến nếu làm lại sẽ làm gì
TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 130, 131)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần oăng, oăc, oanh, oach; từ ngữ con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ vừa học cỡ nhỡ, cỡ nhỏ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ vừa): oăng, con hoẵng; oăc, ngoắc tay; oanh, khoanh bánh; oach, thu hoạch.
- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả), (có thể chia làm 2 chặng: mỗi chặng hướng dẫn HS viết một cặp vần, từ ngữ):
+ Đăng: Viết o liền mạch với ă, n, g (từ điểm kết thúc o, chỉnh hướng bút xuống thấp, rê bút sang viết a, từ a nối sang n, lia bút viết tiếp g, ghi dấu mũ trên a để hoàn thành vần oăng.
+ con hoẵng: Viết chữ con chú ý lia bút từ c sang o, chuyển hướng và rê bút viết n. Viết chữ hoẵng bắt đầu từ h, lia bút viết sang o để viết vần oăng, đặt dấu ngã trên ă thành chữ hoẵng. Giữa 2 chữ cần để khoảng cách như quy ước.
+ oăc: Viết o - ă như trên, từ ă rê bút viết tiếp c thành vần oăc (dấu mũ trên a).
+ ngoắc tay: Viết xong ng, lia bút sang viết tiếp vần oăc, thêm dấu sắc trên thành chữ ngoắc. Viết chữ tay cần chú ý lia bút từ t sang a rồi nối nét sang y (tay).
+ oanh: Viết liền các con chữ (viết oa, nối nét sang n đến h để thành vần oanh). 
+ khoanh bánh: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần oanh.
+ oach: Viết liền mạch các con chữ (viết o - a như ở vần oanh, lia bút viết sang c rồi nối nét viết tiếp h, tạo thành vần oach).
+ thu hoạch: Viết xong th thì nối nét viết tiếp u (thu). Viết chữ hoạch chú ý rê bút từ h sang o để viết vần oach, thêm dấu nặng dưới a để thành chữ hoạch.
- HS viết vào vở Luyện viết (có thể chia mỗi chặng 1 cặp vần - từ ngữ).
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc từ ngữ (cỡ nhỏ): con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch.
- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ. Chú ý độ cao các con chữ; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang một chữ o.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại một số câu, từ.
- Tuyên dương những HS viết đẹp, sạch sẽ.
TIẾNG VIỆT
BÀI 132: uênh uêch (2 tiết)
MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực đặc thù:
- Nhận biết các vần uênh, uêch, đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uênh, uêch. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uênh, vần uêch. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bác nông dân và con gấu (2).
- Viết đúng các vần uênh, uêch, các tiếng huênh (hoang), nguệch (ngoạc) cỡ vừa (trên bảng con).
2. Phát triển năng lực chung:
- Phát triển tư duy và cách hoạt động nhóm có hiệu quả.
- Biết hợp tác với nhau hoàn thành yêu cầu của cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Bác nông dân và con gấu (1).
- Con gấu sống ở đâu? 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần uênh, vần uêch. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần uênh 
- GV viết: u, ê, nh/ HS: u - ê - nhờ – uênh. 
- HS nói: nói huênh hoang. (Tiếng huênh có vần uênh. Phân tích vần uênh. 
- Đánh vần, đọc trơn: u - ê - nhờ - uênh / hờ - uênh - huênh / huênh hoang.
2.2. Dạy vần uêch (như vần uênh): So sánh với vần uênh (chỉ khác ở âm cuối ch). / Đánh vần, đọc trơn: u - ê - chờ - uêch / ngờ - uêch - nguêch - nặng - nguệch / nguệch ngoạc.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn; uênh, nói huênh hoang; uêch, vẽ nguệch ngoạc.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uênh? Tiếng nào có vần uêch?) 
- GV đưa lên bảng lớp nội dung BT, nêu YC. 
- GV chỉ từng từ, HS đánh vần, đọc trơn: xuềnh (xoàng), (bộc) tuệch,... 
- 1 HS đọc mẫu: Trống huếch, tiếng huếch có vần uêch. 
- HS đánh dấu tiếng có vần uênh, vần uêch trong VBT.
- GV chỉ bảng, 1 HS nói kết quả, GV giúp HS đánh dấu: Tiếng có vần uênh (xuềnh, chuếnh). Tiếng có vần uêch (tuệch, tuếch, huếch, khuếch).
- GV chỉ bảng, cả lớp: Tiếng xuềnh có vần uênh. Tiếng tuệch có vần uêch,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: uênh, uêch, huênh (hoang), nguệch (ngoạc). 
b) Viết vần: uênh, uêch
- 1 HS đọc vần uênh, nói cách viết. / GV viết vần uênh, hướng dẫn cách nối nét, viết dấu mũ trên ê. / Làm tương tự với vần uêch.
- HS viết: uênh, uêch (2 lần). 
c) Viết tiếng: huênh (hoang), nguệch (ngoạc)
- GV vừa viết tiếng huênh vừa mô tả cách viết, độ cao các con chữ, cách nối nét giữa h và u./ Làm tương tự với nguệch, dấu nặng đặt dưới ê. 
- HS viết bảng con: huênh (hoang), nguệch (ngoạc) (2 lần).
TOÁN
Bài 55: EM VUI HỌC TOÁN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS sẽ trải nghiệm các hoạt động:
- Chơi trò chơi, thông qua đó củng cố kĩ năng đọc, viết số có hai chữ số.
- Thực hành lắp ghép, tạo hình bằng các vật liệu khác nhau phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của HS.
- Thực hành đo độ dài trong thực tế bằng đơn vị đo không tiêu chuẩn.
- Phát triển các NL đặc thù: Thông qua các hoạt động trải nghiệm: tạo thành các số có hai chữ số từ hai chiếc côc, lắp ghép tạo hình mới bằng nhiều vật liệu khác nhau, đo đạc trong thực tế và giái quyết các vấn đề phát sinh, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Phát triển năng lực chung: Thông qua hoạt động nhóm, HS có cơ hội phát triển NL hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Cốc giấy vừa tay cầm HS, có thể lồng được vào nhau (đủ cốc cho mỗi HS).
- Đất nặn và que để tạo hình (mỗi HS một bộ).
- Một số đồ vật thật có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
- Mỗi nhóm có một sợi dây dài, một thanh gỗ hoặc thanh nhựa để đo khoảng cách giữa hai vị trí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Hoạt động 1: Trò chơi “Đọc số”
- HS thao tác trên cốc giấy theo hướng dẫn như trong bài 1 trang 122 SGK.
- HS đố nhau đọc các số theo mẫu: 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị.
- HS tiếp tục xoay cốc đọc các số.
B. Hoạt động 2: Tạo hình bằng que và đất nặn
HS hoạt động theo nhóm:
- Tạo hình theo mầu GV hướng dần hoặc gợi ý trong SGK.
- Tạo hình theo trí tưởng tượng của cá nhân.
- Nói cho bạn nghe hình vừa ghép của mình.
- GV có thể hỏi thêm để HS trả lời: Hình đó được tạo bởi các hình nào?
C. Hoạt động 3: Tạo hình bằng cách vẽ đường viền quanh đồ vật
HS hoạt động theo nhóm:
- Đưa cho bạn xem các đồ vật mang theo như hộp sữa tươi TH hoặc sữa tươi Vinamilk, cốc uống nước,...
- Nói cho bạn nghe về hình dạng các đồ vật nói trên, chẳng hạn: hộp sữa TH hoặc Vinamilk có dạng hình hộp chữ nhật.
- Vẽ đường viền quanh đáy các đồ vật để tạo hình phẳng.
- Nói cho bạn nghe hình dạng của hình vừa tạo được.
D. Hoạt động 4: Đo khoảng cách giữa hai vị trí
- GV chia HS theo nhóm và giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ (ghi rõ trong phiếu giao việc) đo khoảng cách giữa hai vị trí đã xác định từ trước (khoảng cách giữa hai cái cây, hai cột, chiều dài sân khấu của trường, ...).
HS thực hiện theo nhóm lần lượt các hoạt động sau:
- Phân công nhiệm vụ.
- Đo khoảng cách giữa hai vị trí bằng một sợi dây.
- Dùng thanh gỗ đo xem sợi dây dài bao nhiêu thanh gỗ.
- Ghi lại kết quả và báo cáo.
- Cử đại diện nhóm trình bày.
E. Củng cố, dặn dò
- HS nói cảm xúc sau giờ học.
- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.
- HS nói về hoạt động còn lúng túng và dự kiến nếu làm lại sẽ làm gì
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 15: CÁC GIÁC QUAN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên, chức năng của các giác quan.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Quan sát và trải nghiệm thực tế để phát hiện ra chức năng của 5 giác quan và tầm quan trọng của 5 giác quan.
- Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần bảo vệ các giác quan.
- Thực hiện được các việc cần làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
MỞ ĐẦU
* GV giới thiệu bài học : Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những bộ phận của cơ thể giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.
1. Năm giác quan của cơ thể
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các giác quan
	* Mục tiêu
- Xác định các bộ phận cơ thể ( mắt, tai, mũi, lưỡi, da) và các chức năng của chúng.
- Tìm hiểu về những thông tin mà các giác quan cung cấp cho chúng ta.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 100, 101 SGK.
+ Các bạn trong hình có thể nhìn, nghe được gì?
+ Các bạn đó đã nhìn và nghe bằng những bộ phận nào của cơ thể?
+ Bà, mẹ và các bạn trong hình đang làm gì?
+ Những bộ phận nào của cơ thể giúp nhận biết được: vỏ mít xù xì, mùi thơm, vị ngọt của múi mít? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- Tiếp theo, HS trả lời câu hỏi: Em nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ các vật xung quanh bằng những bộ phận nào trên cơ thể.
- Kết thúc hoạt động này, GV chốt lại nội dung chính: Chúng ta có 5 giác quan là: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ.
Tùy vào trình độ của HS mà GV có thể giới thiệu mở rộng cho HS: tên khoa học chính xác của 5 giác quan là: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác tương ứng với nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ.
	ĐÁNH GIÁ
Ngoài việc đánh giá quán trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 1,2,3,4,5 của bài 15 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của 2 tiết học này.
Thứ Năm ngày 18 tháng 03 năm 2021
TIẾNG VIỆT
BÀI 133: uynh - uych (2 tiết)
MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực riêng, năn lực đặc thù:
- HS nhận biết vần uynh, vần uych; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uynh, uych. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uynh, vần uych. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hà mã bay. 
- Viết đúng các vần uynh, uych, các tiếng huỳnh huỵch cỡ vừa (trên bảng con).
2. Phát triển năng lực chung:
- Nâng cao khả năng hoạt động nhóm và hoạt động có hiệu quả.
- Biết cách thao tác với các bạn trong nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Hà mã bay: Hà mã là con vật to lớn, rất nặng cân, đầu to, mõm rộng, ăn cỏ, sống ở sông, đầm. Thế mà chú hà mã nhỏ trong câu chuyện này lại mơ ước bay lên bầu trời. Đây là hình ảnh hà mã đang tập nhảy dù, thực hiện ước mơ.
b) GV đọc mẫu
GV đọc một số câu, kết hợp mô tả, giải nghĩa từ: Hà mã chọn một bãi rộng, khuỳnh chân lấy đà (khuỳnh chân: vòng rộng chân ra và gập cong lại - mời 1 HS nam làm động tác khuỳnh chân, lấy đà: tạo sức để chạy hoặc nhảy vọt lên). Nhưng luýnh quýnh mãi, chú vẫn chẳng bay được (luýnh quýnh: hành động vụng về, lúng túng do mất bình tĩnh). Để giảm cân, sáng sáng, hà mã chạy huỳnh huỵch (chạy huỳnh huỵch. chạy mạnh, phát ra âm thanh huỳnh huỵch). Sau một tháng, chú leo lên mỏm đá, nhảy vọt lên (giơ tay chỉ lên), nhưng lại rơi huỵch xuống đất (chỉ tay xuống đất).
c) Luyện đọc từ ngữ: 2 HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: bãi rộng, khuỳnh chân, luýnh quýnh, huỳnh huỵch, nhảy vọt, rơi huỵch, nhảy dù, thật tuyệt.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 10 câu. 
- GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- 1 HS đọc 2 câu hỏi.
 - Cả lớp đọc lại.
- 1 HS đọc lại câu hỏi b (Theo em, con người bay lên bầu trời bằng cách nào?), GV chỉ từng hình ảnh dưới câu hỏi, HS nói tên từng sự vật. (Khinh khí cầu, máy bay, tàu vũ trụ, tên lửa).
- Từng cặp HS trao đổi để trả lời, làm bài trong VBT. 
- 2 HS thực hành hỏi - đáp: 
HS 1: a) Hà mã bố giúp con bay lên bầu trời bằng cách nào?
HS 2: Hà mã bố giúp con bay lên bầu trời bằng cách ghi tên con vào lớp học nhảy dù.
HS 1: (b) Theo em, con người bay lên bầu trời bằng cách nào? 
HS 2: Con người bay lên bầu trời bằng khinh khí cầu, máy bay, tàu vũ trụ,... 
- (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp. 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 70).
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 132, 133)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần uênh, uêch, uynh, uych, các từ ngữ huênh hoang, nguệch ngoạc, huỳnh huỵch - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 
2. Luyện viết 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ vừa) trên bảng: uênh, huênh hoang; uêch, nguệch ngoạc, uynh, uych; huỳnh huỵch.
- GV hướng dẫn (viết mẫu và mô tả) (có thể chia 2 chặng - mỗi chặng viết 1 cặp vần, từ ngữ):
+ uênh: Điều chỉnh hướng bút khi viết xong u và viết sang e; viết liền nét các chữ e, n, h (không nhấc bút, dấu mũ đặt trên e để thành ê).
+ huênh hoang: Viết h rồi rê bút sang viết tiếp vần uênh thành chữ huênh. Viết xong h cần lia bút viết tiếp vần oang thành chữ hoang. Khoảng cách giữa 2 chữ huênh hoang bằng 1 con chữ o.
+ uêch: Viết xong u thì chuyển hướng viết tiếp ê, viết xong ê cần lia bút viết c - h (không nhấc bút từ c sang h).
+ nguệch ngoạc: Viết liền mạch chữ ng (từ n lia bút viết tiếp g) rồi viết tiếp vần uêch, thêm dấu nặng dưới ê thành nguệch. Viết ng xong, lia bút viết vần oac (giữa o sang a, a sang c viết liền, không để khoảng cách quá rộng, quá hẹp), thêm dấu nặng dưới a thành ngoạc, để khoảng cách hợp lý giữa nguệch và ngoạc.
+ uynh: Viết liền nét từ u sang y, từ y sang n - h.
+ uych: Viết liền nét từ u sang y, sau đó lia bút viết tiếp ch.
+ huỳnh huỵch: Viết h ở cả 2 chữ liền nét với uynh, uych; ghi dấu huyền trên y thành chữ huỳnh, ghi dấu nặng dưới y thành chữ huỵch.
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ (cỡ nhỏ): nguệch ngoạc, phụ huynh. 
- GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ, chú ý độ cao các con chữ g, p, y, h. 
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm chữ cỡ nhỏ. 
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại một số câu, từ.
- Tuyên dương những HS viết đẹp, sạch sẽ.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 11: TRẢ LẠI CỦA RƠI ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được. 
- Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác. 
- Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được. 
- Đồng tình với những hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1. 
- Băng đĩa CD bài hát “Bà Còng đi chợ” – Nhạc và lời: Phạm Tuyên. 
- Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi. 
- Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- HS vừa xem đĩa CD, vừa hát tập thể bài hát “Bà Còng đi chợ”. 
- Thảo luận chung: 
1) Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì? 
2) Việc làm của hai bạn có đáng khen không? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS nhớ lại và chia sẻ theo cặp đôi: 
1) Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa? 
2). Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em và người thân của em cảm thấy như thế nào? 
3) Em đã bao giờ trở lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Khi bị mất tiền hoặc mất đồ do đánh rơi hoặc để quên ở đâu đó, chúng ta thường cảm thấy tiếc, thậm chí đau khổ, nếu đấy là số tiền lớn hoặc món đồ đắt tiền. Vậy, chúng ta nên làm gì khi nhặt được của rơi? Bài học hôm nay thầy/cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về điều này.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh 
* Mục tiêu: 
- HS giải thích được vì sao cần trả lại của rơi khi nhặt được. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 56 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh (có thể cá nhân hoặc theo nhóm). 
- HS kể chuyện trước lớp (có thể cá nhân hoặc theo nhóm). 
- GV kể lại nội dung chuyện:
Sáng nay, Lan thấy mẹ đi siêu thị về với vẻ mặt rất buồn. Mẹ kể với Lan là mẹ đã đánh rơi ví ở siêu thị. Trong ví có nhiều tiền cùng giấy tờ quan trọng.
Bỗng có tiếng gõ cửa. Đứng trước cửa là một người đàn ông trẻ tuổi cùng con trai nhỏ. Người đàn ông chào mẹ Lan và hỏi thăm:
- Xin lỗi, đây có phải là nhà bà Tâm không ạ? - Vâng, tôi là Tâm đây. Anh hỏi có việc gì ạ? Người khách kể:
- Con trai tôi nhặt được chiếc ví ở siêu thị. Xem giấy tờ trong ví, tôi biết được địa chỉ nhà nên đưa cháu đến trả lại ví cho chị.
- Dạ, ví của cô đây ạ! Cậu bé vui vẻ đưa chiếc ví cho mẹ Lan. Nhận lại được chiếc ví, mẹ Lan rất vui mừng và rối rít nói:
- Cảm ơn cháu! Cháu đúng là một cậu bé thật thà! 
- GV cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
1) Mẹ của Lan cảm thấy như thế nào khi bị mất ví? 
2) Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì? 
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình, trả lại của rơi là người thật thà, được mọi người yêu mến, quý trọng. 
Lưu ý:
- Dựa theo tranh, HS có thể tưởng tượng và kể lại nội dung câu chuyện theo cách khác nhau. GV không nên áp đặt các em.
- Sau khi một vài HS kể chuyện, GV có thể cho HS bình chọn người kể chuyện hay nhất. 
Hoạt động 2: Tìm những người phù hợp có thể giúp em trả lại của rơi
 	* Mục tiêu: HS biết xác định những người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi cho người mất khi nhặt được. 
* Cách tiến hành: 
- GV nêu vấn đề: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tìm được người mất để trả lại của rơi. Vậy những ai là người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi? 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và hướng dẫn các em tham khảo hình vẽ mục c SGK Đạo đức 1, trang 57. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. Chú ý yêu cầu HS phải nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình
huống cụ thể. Ví dụ: ở trường, trong siêu thị, trên xe bu

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc