Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 14: CƠ THỂ EM (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Xác định được tên, hoạt động được các bộ phận bên ngoài cơ thể.

- Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể.

- Nếu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Phân biệt được con trai và con gái.

- Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể

- Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được.

- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MỞ ĐẦU

* Hoạt động chung cả lớp:

- HS nghe nhạc và múa, hát theo lời bài hát: “ Ồ sao bé không lắc”.

- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như:

+ Bài hát nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể?

+ Các bộ phận khác nhau của cơ thể đã thực hiện những công việc gì trong khi múa, hát?

 GV dẫn dắt vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài cơ thể và những hoạt động của chúng; những việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, huýt sáo, nghịch, suýt ngã, kêu váng.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc gồm mấy câu? (8 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho HS đọc. 
- HS làm bài trên VBT. 
- 1 HS báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh (không đọc các chữ cái, số TT): a) Tuyn - 2) là một con chó nhỏ. b) Kít - 3) là một con mèo nhỏ. c) Tuyn và Kít / 1) xoắn xuýt bên nhau.
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
TIẾNG VIỆT
BÀI 127: oang oac ( Tiết 1)
MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết vần oang, vần oac; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oang, oac. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oang, vần oac. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Thỏ trắng và quạ khoang.
- Viết đúng các vần oang, oac, các tiếng khoang (tàu), (áo) khoác cỡ vừa (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Có kỹ năng giao tiếp với bạn bè.
- Có kỹ năng tiếp nhận và phân tích thông tin trong bài tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS đọc bài Tập đọc Đôi bạn (mỗi em đều đọc cả bài) hoặc cả lớp viết bảng con 2 từ: màn tuyn, xe buýt.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần oang, vần oac. 
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần oang 
- GV viết: o, a, ng. HS: o - a - ngờ - oang.
- HS nói: khoang tàu. Tiếng khoang có vần oang. Phân tích vần oang: âm o đứng trước, a đứng giữa, ng đứng cuối. / Đánh vần, đọc trơn: o - a - ngờ - oang / khờ - oang - khoang/ khoang tàu.
2.2. Dạy vần oac (như vần oang) 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: oang, khoang tàu; oac, áo khoác. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oang? Tiếng nào có vần oac?) 
- Vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: nứt toác, xoạc chân,...
- HS tìm tiếng có vần oang, vần oac; mời 1 nhóm 3 – 4 HS chơi trò chơi truyền điện. VD với tốp có 4 HS (Hà, Lê, Sơn, Nam):
+ HS 1 (Hà) chỉ HS 2 (Lê) nêu YC: Bạn Lê nói tiếng có vần oang. 
+ HS 2 (Lê) đáp: quạ khoang. Tiếng khoang có vần oang. 
+ Sau đó HS 2 (Lê) chỉ HS 3 (Sơn), nêu YC: Bạn Sơn nói tiếng có vần oac.
+ HS 3 (Sơn) đáp: xoạc chân. Tiếng xoạc có vần oac. 
+ HS 3 (Sơn) chỉ HS 1 (Hà): Bạn Hà nói tiếng có vần oac. 
+ HS 1 (Hà): nứt toác. Tiếng toác có vần oac. 
+ HS 1 (Hà) chỉ HS 4 (Nam): Bạn Nam nói tiếng có vần oang. 
+ HS 4 (Nam): áo choàng. Tiếng choàng có vần oang.
v.v. 
(Nếu HS nói tiếng có vần oang, oac ở ngoài bài cũng không sao). 
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng toác có vần oac. Tiếng khoang có vần oang,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc các vần, tiếng: oang, oac, khoang tàu, áo khoác. 
b) Viết vần: oang, oac
- 1 HS đọc vần oang, nói cách viết. 
- GV viết vần oang, hướng dẫn cách nối nét giữa o và a, giữa n và g./ Làm tương tự với vần oac.
- HS viết: oang, oac (2 lần). 
c) Viết: khoang (tàu), (áo) khoác
- GV viết tiếng khoang, hướng dẫn cách lia bút khi kết thúc kh để viết tiếp oang./ Làm tương tự với khoác, dấu sắc đặt trên a. 
- HS viết: khoang (tàu), (áo) khoác (2 lần).
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 14: CƠ THỂ EM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Xác định được tên, hoạt động được các bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể.
- Nếu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Phân biệt được con trai và con gái.
- Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể
- Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được.
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
MỞ ĐẦU
* Hoạt động chung cả lớp: 
- HS nghe nhạc và múa, hát theo lời bài hát: “ Ồ sao bé không lắc”. 
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như:
+ Bài hát nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể?
+ Các bộ phận khác nhau của cơ thể đã thực hiện những công việc gì trong khi múa, hát?
	GV dẫn dắt vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài cơ thể và những hoạt động của chúng; những việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ.
1. Các bộ phận bên ngoài của cơ thể	
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
	* Mục tiêu
- Xác định được cơ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau.
- Phân biệt được con trai và con gái.
- Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình trang 95 SGK, một HS chỉ vào từng bộ phận trên hình vẽ để hỏi và HS kia trả lời. Sau đó lại đổi nhau.
	Lưu ý: Trong quá trình HS làm việc theo cặp, GV hỗ trợ HS để các em xác định được tên 1 số bộ phận cơ thể tương đối có hệ thống, ví dụ: Ở đầu có tóc, tai, mắt, mũi, miệng, má, ... ; Tiếp đến là cổ, vai, gáy; ngực , bụng, lưng, mông; tay bao gồm cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay; chân bao gồm đùi, đầu gối, bàn chân, ngón chân.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS của cặp này đặt câu hỏi và chỉ định cặp khác trả lời; nếu trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho cặp khác, ... 
	Lưu ý: GV cần lưu ý rèn luyện và chữa cho HS cách đặt câu hỏi và cách trả lời cho đúng. 
- GV cho HS quan sát hình vẽ cơ thể em trai và em gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể ( bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái) để trả lời câu hỏi trang 95 SGK; cơ thể con gái và con trai khác nhau ở bộ phận nào? 
	Lưu ý: GV giúp HS nhận biết hầu hết các bộ phận cơ thể của con trai và con gái là giống nhau. Chỉ có bộ phận sinh dục của mỗi người giúp phân biệt con trai và con gái. Ở con trai có dương vật và bìu. Ở con gái có âm hộ.
- GV dành thời gian cho HS đọc lời con ong ở trang 95 SGK. Sau đó, yêu cầu HS chỉ vùng riêng tư của cơ thể con trai và con gái trên hình vẽ.
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con trai hoặc con gái”
	* Mục tiêu
- Củng cố những kiến thức đã học về tên các bộ phận bên ngoài cơ thể bao gồm tên các bộ phận giúp phân biệt được con trai và con gái.
	* Cách tiến hành
- HS được tổ chức thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng
- 2 HS xung phong làm trọng tài ghi điểm cho 2 đội.
- Lần lượt mỗi nhóm cử 1 người nói tên 1 bộ phận bên ngoài cơ thể của con trai hoặc con gái. 
- Cách cho điểm: Mỗi tên 1 bộ phận cơ thể được 1 điểm, riêng tên các bộ phận riêng tư của cơ thể được 2 điểm. Nhóm nào nói lại tên bộ phận cơ thể đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong 1 khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc.
	ĐÁNH GIÁ
Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 1, 2 của bài 14 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của tiết học này.
 Thứ Năm ngày 11 tháng 03 năm 2021
TIẾNG VIỆT
BÀI 127: oang oac ( Tiết 2)
MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết vần oang, vần oac; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oang, oac. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oang, vần oac. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Thỏ trắng và quạ khoang.
- Viết đúng các vần oang, oac, các tiếng khoang (tàu), (áo) khoác cỡ vừa (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Có kỹ năng giao tiếp với bạn bè.
- Có kỹ năng tiếp nhận và phân tích thông tin trong bài tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài Thỏ trắng và quạ khoang: Quạ khoang đang bay lên, chó đuổi theo thỏ trắng. Thỏ trắng chạy vắt chân lên cổ. Giải nghĩa từ: quạ khoang (loài chim quạ, lông đen nhưng phía sau cổ, trên lưng, và một dải quanh ngực có màu trắng, có cánh dài, mỏ dài, hay bắt gà con).
b) GV đọc mẫu, giọng hồi hộp ở đoạn kể chó vồ quạ, đuổi bắt thỏ. Giải nghĩa từ: khoác lác (nói phóng lên cho oai, không có thật); tẽn tò (cảm giác ngượng, xấu hổ, bị hẫng vì nhầm lẫn); bẽn lẽn (dáng rụt rè, thiếu tự tin vì thẹn, xấu hổ).
c) Luyện đọc từ ngữ: quạ khoang, khoe, biết bay, khoác lác, tẽn tò, nhảy lên, lao tới, nhanh như cắt, rối rít, bẽn lẽn.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 12 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Có thể đọc liền 2 cầu ngắn, đọc liền 3 câu cuối bài..
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2, 3 câu) (cá nhân, từng cặp). Chú ý nghỉ hơi câu dài để không bị hụt hơi: Thỏ thấy vậy / bèn nhảy lên mô đất...
e) Thi đọc từng đoạn, cả bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi đoạn 4 câu). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC, mời 1 HS đọc 3 ý. 
- HS làm bài trong VBT. 
- 1 HS báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh: 
a) Thỏ mắng quạ khoác lác. (Sai) 
b) Thỏ dũng cảm, mưu trí cứu quạ. (Đúng) 
c) Quạ cảm ơn thỏ. (Đúng). 
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 60). 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 126, 127)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần uyn, uyt, oang, oac, từ ngữ màn tuyn, xe buýt, khoang tàu, áo khoác - kiểu chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ, chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ (cỡ vừa): uyn, màn tuyn; uyt, xe buýt; oang, khoang tàu; oac, áo khoác.
- GV hướng dẫn HS viết (chia 2 chặng: mỗi chặng một cặp vần, từ ngữ): 
+ uyn: Chú ý viết liền nét u - y - n (không nhấc bút).
+ màn tuyn: Viết chữ màn cần lưu ý lia bút từ m sang a, viết tiếp n, thêm dấu huyền trên a thành chữ màn. Chữ tuyn bắt đầu bằng t, nối nét sang vần uyn. Khoảng cách giữa 2 chữ màn tuyn bằng 1 con chữ o.
+ uyt: Chú ý viết liền nét u - y - t (không nhấc bút, từ y sang t chỉ rê bút).
+ xe buýt: Viết liền nét chữ xe. Viết chữ buýt: rê bút từ b sang u để viết tiếp vần tuyt, thêm dấu sắc trên y thành buýt. Chú ý khoảng cách hợp lý giữa xe và buýt.
+ oang: Chú ý rê bút, chuyển hướng khi viết xong o để viết sang a, giữa n và g có thể lia bút, để khoảng cách giữa n và g không xa quá. .
+ khoang tàu: Viết xong kh, lia bút viết tiếp vần oang; chữ tàu viết liền nét, ghi dấu huyền trên a thành chữ tàu. Chú ý khoảng cách hợp lý giữa khoang và tàu.
+ oac: Chú ý viết o - a như ở vần oang; từ a lia bút viết tiếp c thành oac.
+ áo khoác: Chú ý lia bút từ a sang o, thêm dấu sắc trên a thành chữ áo. Viết chữ kh, vần oac, dấu sắc đặt trên a.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): màn tuyn, xe buýt, khoang tàu, áo khoác.
- GV hướng dẫn HS cách viết các chữ theo cỡ nhỏ. Chú ý chiều cao các con chữ: t cao 1,5 li ; y, b, k, h, g: cao 2,5 li.
- HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại một số từ vừa viết.
- Tuyên dương những HS viết nắn nót, sạch đẹp.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 10: LỜI NÓI THẬT (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật. 
- Giải thích được vì sao phải nói thật. 
- Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác.
- Đồng tình với những lời nói thật; không đồng tình với những lời nói dối. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa Đạo đức 1. 
- Câu chuyện của giáo viên về việc đã dũng cảm nói thật (nếu có). 
- Clip câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. 
Lưu ý: 
- GV có thể sử dụng câu chuyện hoặc clip khác thay thế câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” cho hoạt động Kể chuyện theo tranh. 
- Một số tình huống nói thật phù hợp với trường, lớp, địa phương (để thay thế những tình huống đưa ra trong SGK). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình vận động theo nhạc
Gv nhận xét
Hoạt động 3: Xem tranh 
* Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của nói thật. 
* Cách tiến hành: 
Tranh 1: 
- GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 1. 
- HS quan sát tranh 1 mục c SGK Đạo đức 1, trang 51, nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh. 
- GV nêu lại nội dung tình huống trong tranh: Bạn nam làm vỡ lọ hoa. Khi cô giáo hỏi ai làm vỡ lọ hoa, bạn nam nói: “Em xin lỗi cô vì đã làm vỡ lọ hoa ạ!”. 
- HS quan sát tranh 1, trả lời những câu hỏi GV đưa ra: 
1) Bạn nam trong tranh nói như vậy là nói thật hay nói dối?
2) Em có đồng tình với việc làm của bạn nam không? 
3) Theo em, cô giáo sẽ cảm thấy như thế nào trước lời nói của bạn nam? 
4) Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy? 
- HS, GV nhận xét câu trả lời của HS. 
- GV kết luận đối với tình huống trong tranh 1: 
1/ Việc bạn nam nhận lỗi làm vỡ lọ hoa cho thấy bạn nam là người nói thật. 
2/ Cô giáo sẽ rất hài lòng với cách làm của bạn nam và sẽ tha thứ cho bạn nam. 
3/ Do đó, theo thầy/cô, chúng ta nên đồng tình với việc làm của bạn nam và cô tin rằng bạn nam sẽ cẩn thận hơn những lần sau. 
Tranh 2: 
- GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 2. 
- HS quan sát tranh 2, SGK Đạo đức 1, trang 52 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh. -GV nêu nội dung tình huống trong tranh: Bạn nam đi học muộn. Khi gặp bạn sao đỏ, bạn nam đã nói lí do đi học muộn với bạn là do “Tớ ngủ quên”. 
- HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra: 
1) Bạn nam trong tranh 2 nói như vậy là nói thật hay nói dối? 
2) Em có đồng tình với việc làm của bạn nam không? 
3) Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Khi ấy, em đã ứng xử như thế nào? 
- HS, GV nhận xét câu trả lời của HS. 
- GV kết luận đối với tình huống trong tranh 2: Việc bạn nam đi học muộn là chưa thực hiện đúng Nội quy trường, lớp. Tuy nhiên, bạn nam đã nói thật lí do đi học muộn. Chúng ta đồng tình với cách cư xử của bạn nam và tin rằng bạn nam từ lần sau sẽ đi học đúng giờ. 
Tranh 3: 
- GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 3. 
- HS quan sát tranh 3, SGK Đạo đức 1, trang 52 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh. 
- GV nhắc lại nội dung tình huống trong tranh: Bạn nữ mải xem ti vi nên chưa sắp xếp sách vở. Khi mẹ hỏi vì sao chưa sắp xếp sách vở, bạn nữ nói: “Con mệt quá!”. 
- HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra: 
1) Bạn nữ trong tranh 3 nói như vậy là nói thật hay nói dối? 
2) Em có đồng tình với việc làm của bạn nữ không?
3) Theo em, mẹ bạn nữ sẽ cảm thấy như thế nào khi nghe bạn nữ nói như vậy? 
4) Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nữ chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy? 
- HS, GV nhận xét câu trả lời của HS. 
- GV kết luận đối với tình huống trong tranh 3: 
+ Bạn nữ đã nói dối khi mẹ hỏi vì sao chưa sắp xếp sách vở. Sự thật là do bạn mải xem ti vi chứ không phải do mệt. Chúng ta không nên đồng tình với việc bạn nữ nói dối. 
+ Nói thật là nói đúng sự việc đã diễn ra, nhận lỗi do mình gây ra. Nói thật cho thấy em là người dũng cảm và đáng tin cậy. 
Lưu ý: 
- GV có thể giao việc cho HS thảo luận lần lượt theo từng tranh. 
- GV có thể giao việc cho mỗi nhóm thảo luận với một bức tranh.
LUYỆN TẬP 
Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ 
* Mục tiêu: 
- HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với những ý kiến về việc nói thật và nói dối. 
- HS được phát triển về năng lực tư duy phê phán. 
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu của hoạt động. 
- GV (hoặc một HS có khả năng đọc tốt) đọc to các ý kiến được đưa ra trong sách. 
- HS suy nghĩ cá nhân và bày tỏ thái độ về từng ý kiến. 
- HS đưa ra lời giải thích cho thái độ mình lựa chọn đối với ý kiến đưa ra. 
- GV kết luận (ứng với từng ý kiến được trao đổi):
+ Với ý kiến 1 “Người nói thật là người đáng tin cậy. Đồng tình, vì người nói | thật sẽ không trêu đùa, làm hại người khác bởi những lời nói không đúng. 
+ Với ý kiến 2 “Nên nói dối để tránh bị phạt”: Không đồng tình, vì nói dối có thể sẽ tránh bị phạt nhưng khi đã bị phát hiện thì người nói dối sẽ bị mất niềm tin ở người khác, khiến người khác ngần ngại giúp đỡ, sẻ chia. 
+ Với ý kiến 3 “Không nên nói dối, đổ lỗi cho người khác”. Đồng tình, vì nói dối đổ lỗi cho người khác là việc làm không tốt, thể hiện sự thiếu dũng cảm, hay hèn nhát. 
+ Nếu em thấy bạn nào có ý kiến chưa phù hợp với việc nói thật/nói dối, em nên giải thích cho bạn hiểu.
Lưu ý:
- HS có thể bày tỏ ý kiến bằng những cách khác nhau, ví dụ: giơ mặt cười - mặt mếu, giơ thẻ xanh - thẻ đỏ, giơ tay,... 
- GV nên tôn trọng tất cả các ý kiến HS đưa ra, chú trọng vào lời giải thích của HS, không nên phán xét đúng - sai với các ý kiến của HS.
Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể liên quan đến việc nói thật. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS nêu các tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 25. 
- GV phân công các nhóm HS thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Với mỗi tình huống, GV mời 1-2 nhóm lên đóng vai; các nhóm khác quan sát để đưa ra lời nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Nhóm khác có thể đưa ra cách ứng xử của nhóm mình. 
- Gợi ý cách nhận xét:
1) Cách ứng xử trong tình huống đã phù hợp hay chưa? 
2) Có cách ứng xử nào khác không? 
- GV kết luận:
+ Tình huống 1: Cách xử lí phù hợp là Chi nên nói thật với bạn về lỗi của mình, xin lỗi và đề nghị cách sửa lỗi (Ví dụ: dán lại vở cho bạn, hoặc nhờ mẹ mua vở mới cho bạn). 
+ Tình huống 2: Cách xử lí phù hợp là Mai nên nói thật với mẹ, xin lỗi mẹ với thái độ chân thành và đề nghị cách sửa lỗi. (Ví dụ: Con xin lỗi mẹ ạ! Con sơ ý đã làm quên lời mẹ dặn. Bây giờ con mang đồ sang cho bà ngay nhé.) 
Lưu ý:
- GV có thể cho cả lớp lần lượt xử lí từng tình huống hoặc phân công mỗi nhóm xử lí một tình huống.
- GV có thể thay đổi tình huống khác cho phù hợp với lớp, trường, địa phương của mình.
 - Lời nói thật và cách khắc phục của HS đưa ra cho mỗi tình huống có thể đa dạng, khác nhau. GV không nên áp đặt theo một cách nói và cách khắc phục duy nhất.
Hoạt động 3: Tự liên hệ 
* Mục tiêu: 
- HS biết đánh giá việc nói thật, nói dối của mình và có ý thức điều chỉnh hành vi nói thật của mình. 
* Cách tiến hành: 
- HS chia sẻ theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: 
1) Bạn đã bao giờ dũng cảm nói thật khi mắc lỗi chưa? 
2) Khi đó bạn cảm thấy như thế nào? 
3) Sau khi bạn nói thật, người đó có thái độ như thế nào? 
- Một vài HS chia sẻ lại trước lớp. 
- GV có thể chia sẻ với HS kinh nghiệm của mình. 
- GV khen HS đã biết dũng cảm nói thật và khuyến khích HS luôn nói thật.
Vận dụng 
- HS tìm hiểu những câu chuyện về dũng cảm nói thật (qua ti vi, qua bố mẹ, người thân...). 
- HS chia sẻ với bạn một câu chuyện về dũng cảm nói thật mà mình đã biết (ví dụ: Câu chuyện Lê - nin đánh vỡ cốc khi đến thăm nhà dì). 
- GV nhắc HS luôn nói thật ở trường, ở nhà, ở ngoài, không chỉ nói thật với thầy cô, ông bà, cha mẹ, mà nói thật với bạn bè, em nhỏ; khi thấy bạn nói dối, em nên nhắc nhở bạn. 
- GV hướng dẫn HS thả hình ngôi sao vào “Giỏ việc tốt” mỗi ngày HS dũng cảm nói thật. 
Lưu ý: Sau mỗi tuần, GV có thể hỏi HS tổng kết có được bao nhiêu ngôi sao việc tốt về việc dũng cảm nói thật.
Tổng kết bài học
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? 
- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 54. 
- GV chia sẻ: Dũng cảm nói thật trong một số tình huống không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên nếu em làm được điều đó, em sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và được mọi người tin cậy. 
- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
Thứ Sáu ngày 12 tháng 03 năm 2021
TIẾNG VIỆT
BÀI 128: KỂ CHUYỆN CÁ ĐUÔI CỜ (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể được từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cá săn sắt tốt bụng, sắp đến đích vẫn sẵn sàng bỏ cuộc đua

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc