Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

TOÁN

 Bài 48: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Thực hành nhận biết cấu tạo số có hai chữ số.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

- Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

- Thông qua việc quan sát, phân tích cấu tạo của số có hai chữ số, xác định được giá trị của mỗi số dựa vào vị trí của số đó, HS có cơ hội phát triển NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, ti vi.

- Bảng chục - đơn vị đã kẻ sẵn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

HS chơi trò chơi “Bắn tên”, như sau:

- Chủ trò nói: “Bắn tên, bắn tên”.

- Cả lóp hỏi: “Tên gì, tên gì?”

- Chủ trò nói: “Số ba mươi lăm”, mời bạn Lan.

- Bạn Lan nói: “Số 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị”.

Quá trình chơi cứ tiếp tục như vậy.

Lưu ý: Trong trò chơi “Bắn tên” ở trên. Tuỳ vào trình độ HS mà GV có thể đưa ra những câu hỏi khác nhau, hỏi xuôi, hỏi ngược, ví dụ: “Số nào gồm 3 chục và 5 đơn vị ?”.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so sánh.
- HS nhận xét:
62 đứng trước 67; 62 bé hơn 67; 62 < 67.
67 đứng sau 62; 67 lớn hơn 62; 67 > 62.
- HS chọn hai số khác và so sánh tương tự như trên, viết kết quả vào phiếu học tập.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- HS thực hiện các thao tác:
a) Điền số còn thiếu vào băng giấy.
?
b) So sánh các số theo các bước sau:
+ Đọc yêu cầu: 11 18.
+ Quan sát băng giấy, nhận xét: “11 đứng trước 18”, nói: “11 bé hơn 18”, viết “11 < 18”.
- Chia sé với bạn cách làm. Tương tự HS làm các phần còn lại.
Bài 2. Làm tương tự như bài 1.
Bài 3. Làm tương tự như bài 1.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 4
- Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, đếm số bông hoa mỗi bạn đang cầm, thảo luận với bạn xem ai có nhiều bông hoa nhất, ai có ít bông hoa nhất, giải thích.
- GV gợi ý để HS nêu tên các bạn có số bông hoa theo thứ tự từ ít nhất đến nhiều nhất.
- GV chữa bài, khuyến khích HS nêu tình huống so sánh số lượng các đồ vật trong cuộc sống.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống việc so sánh các số trong phạm vi 100 được sử dụng trong các tình huống nào.
TIẾNG VIỆT
BÀI 120: oăn – oăt (tiết 2)
MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- HS nhận biết các vần oăn, oăt, đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oăn, oăt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oăn, vần oăt. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cải xanh và chim sâu.
- Viết đúng các vần oăn, oăt, các tiếng (tóc) xoăn, (chỗ) ngoặt cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết nội dung BT đọc hiểu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG:
- 1 HS đọc bài oăn-oăt ( T1)
- Tìm tiếng có vần oăn - oăt ghi bảng.
B. DẠY BÀI MỚI 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài Cải xanh và chim sâu: chim sâu bay trên vườn cải, những cây cải được vẽ nhân hoá.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: làu bàu (nói nhỏ trong miệng, vẻ khó chịu), oằn mình (cong mình lại để chống đỡ lũ sâu), mềm oặt (mềm, rũ xuống).
c) Luyện đọc từ ngữ: sáng sớm, làu bàu, buồn bã, nào ngờ, oằn mình chống đỡ, ngoắt phải, ngoặt trái, rũ xuống, mềm oặt, thoăn thoắt.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (11 câu). 
- GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. Đọc liền câu 2 và 3. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn). 
e) Thi đọc 3 đoạn (xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc . 
- GV nêu YC; chỉ từng ý trong sơ đồ (trên bảng phụ), cả lớp đọc. 
- HS làm trong VBT hoặc làm miệng, hoàn thành câu 2 và 4. 
- 1 HS đọc kết quả. Cả lớp nhắc lại: (1) Cải xanh ngái ngủ, xua chim sâu đi. (2) Lũ sâu rủ nhau đến cắn cải xanh. (3) Chim sâu bay đến cứu cải xanh. (4) Từ đó, cải xanh và chim sâu thành bạn thân.
- GV: Qua bài đọc, em biết gì về chim sâu? (Chim sâu rất có ích. Chim sâu bắt sâu bọ giúp cây lá tốt tươi).
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
TIẾNG VIỆT
BÀI 121: uân - uât (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần uân, uât; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uân, uât. 
- Hoàn thành trò chơi: giúp thỏ đem cà rốt về kho tiếng chứa vần uân, vần uât. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cáo và gà.
- Viết đúng các vần uân, uất, các tiếng huân (chương), (sản) xuất cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ để HS viết ý lựa chọn (BT đọc hiểu). 
- Máy tính, Tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG: 2 HS đọc bài Cải xanh và chim sâu hoặc cả lớp viết bảng con: (tóc) xoăn, (chỗ) ngoặt.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần uân, vần uât. 
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần uân 
- GV viết: u, â, n. HS: u - â - nờ - uân.
- HS nói: huân chương. Tiếng huân có vần uân, / Phân tích vần uân, tiếng huân. / Đánh vần, đọc trơn: u - â - nờ - uân /hờ - uân - huân / huân chương.
2.2. Dạy vần uât (như vần uân): Đánh vần, đọc trơn: u - â - tờ - uât / xờ - uât - xuât - sắc - xuất / sản xuất.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: uân, huân chương; uât, sản xuất. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Giúp thỏ đem cà rốt về hai nhà kho cho đúng)
- GV (đưa lên bên phải bảng hình ảnh trò chơi với 5 củ cà rốt từ; bên trái cũng lặp lại nội dung tương tự); nêu YC của trò chơi.
- GV chỉ từng củ cà rốt, 1 HS đọc, cả lớp đọc: mùa xuân, ảo thuật,.. 
- HS làm bài: chuyển từng củ cà rốt về kho vần uân, vần uât.
- 2 HS lên bảng thi xếp cà rốt về kho (nối chữ với hình) đúng, nhanh.
- HS báo cáo: Kho vần uân chứa 3 củ cà rốt: mùa xuân, tuần tra, khuân vác. Kho vần uât chứa 2 củ: ảo thuật, mỹ thuật.
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng xuân có vần uân. Tiếng thuật có vần uât,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc các vần, tiếng: uân, uât, huân chương, sản xuất. 
b) Viết vần: uân, uât
- HS đọc vần uân, nói cách viết. 
- GV viết vần uân, hướng dẫn cách viết, viết dấu mũ trên â, cách nối nét. / Làm tương tự với vần uât.
- HS viết: uân, uât (2 lần).
c) Viết tiếng: huân chương), (sản) xuất
- GV viết mẫu tiếng huân, hướng dẫn. Chú ý chữ h cao 2,5 li, cách nối nét / Làm tương tự với xuất, dấu sắc đặt trên â. 
- HS viết: huân (chương), (sản) xuất (2 lần).
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT ( T2)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề thực vật và động vật: tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn
- Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Làm 1 bộ sưu tập về các cây, con vật qua việc quan sát, sưu tầm trong tự nhiên và sách báo.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi 
- Các thẻ từ về bộ phận của cây và các con vật.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
3. Hoạt động 3: Làm bài tập ôn tập tổng kết chủ đề
	GV sử dụng câu 1, 2, 3 VBT 
4. Hoạt động 4: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?
	* Mục tiêu
- Bước đầu biết tự đánh giá việc chăm sóc và bảo vệ cây.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
	* Cách tiến hành
- Mỗi HS được phát 1 phiếu đánh giá 
TỰ ĐÁNH GIÁ VIỆC EM ĐÃ LÀM ĐỂ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY
STT
Những việc em đã làm
Em tự đánh giá
1
Em cùng bố mẹ trồng cây ở nhà.

2
Hàng ngày em chăm sóc và tưới cây

3
Em cùng bố mẹ xới đất, nhổ cỏ cho cây

4
Cắt tỉa cây trong chậu/ vườn. 

5
Em không ngắt hoa, bẻ cành nơi công cộng.

6
Em không giẫm lên cỏ, cây xanh nơi công cộng 

...



- Hs viết hoặc vẽ những việc mình làm để chăm sóc và bảo vệ cây xanh của mình bằng cách:
+ Vẽ J nếu em tự đánh giá là mình đã làm tốt.
+ Vẽ K nếu em tự đánh giá là mình đã làm khá tốt.
+ Vẽ L nếu em tự đánh giá là mình đã làm chưa tốt.
5. Hoạt động 5: Tự đánh giá: Em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật?
	* Mục tiêu
- Bước đầu biết tự đánh giá việc chăm sóc và bảo vệ 1 số con vật.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật.
	* Cách tiến hành
- Mỗi HS được phát 1 phiếu đánh giá 
TỰ ĐÁNH GIÁ VIỆC EM ĐÃ LÀM ĐỂ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI
STT
Những việc em đã làm
Em tự đánh giá
1
Em không đánh đập vật nuôi

2
Hàng ngày em cho vật nuôi của em ăn và chăm sóc chúng

3
Em cùng bố mẹ cho vật nuôi đi tiêm phòng

4
Em cùng bố mẹ che ấm cho vật nuôi vào mùa đông và tắm mát cho chúng vào mùa hè.

5
Em cùng gia đình và khuyên mọi người thả động vật hoang dã về nơi sống của chúng và không ăn thịt chúng.

...



- HS viết hoặc vẽ những việc mình đã làm để chăm sóc và bảo vệ các con vật bằng cách:
+ Vẽ J nếu em tự đánh giá là mình đã làm tốt.
+ Vẽ K nếu em tự đánh giá là mình đã làm khá tốt.
+ Vẽ L nếu em tự đánh giá là mình đã làm chưa tốt.
6. Hoạt động 6: Tứ đánh giá: Em đã làm gì để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật? 
	* Mục tiêu
- Bước đầu biết tự đánh giá việc giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật. 
- Có ý thức tự bảo vệ bản thân và người xung quanh.
	* Cách tiến hành
- Mỗi HS được phát 1 phiếu đánh giá 
TỰ ĐÁNH GIÁ VIỆC EM ĐÃ LÀM ĐỂ GIỮ AN TOÀN CHO BẢN THÂN
KHI TIẾP XÚC VỚI CÂY VÀ CON VẬT
STT
Những việc em đã làm
Em tự đánh giá
1
Em không đánh đập, kéo đuôi vật nuôi

2
Em không đùa nghịch trước các con vật to lớn như: Trâu, bò, ... 

3
Em không chọc tổ ong, tổ kiến, ...

4
Em không ngắt hoa, bẻ cành cây.

5
Em không tự ăn lá, quả chín mọc bên đường hay trong rừng,...

...



- HS viết hoặc vẽ những việc mình đã làm để thực hiện việc giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật bằng cách: 
+ Vẽ J nếu em tự đánh giá là mình đã làm tốt.
+ Vẽ K nếu em tự đánh giá là mình đã làm khá tốt.
+ Vẽ L nếu em tự đánh giá là mình đã làm chưa tốt.
 Thứ Năm ngày 4 tháng 03 năm 2021
 TIẾNG VIỆT
 BÀI 121: uân - uât (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các vần uân, uât; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uân, uât. 
- Hoàn thành trò chơi: giúp thỏ đem cà rốt về kho tiếng chứa vần uân, vần uât. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cáo và gà.
- Viết đúng các vần uân, uất, các tiếng huân (chương), (sản) xuất cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ để HS viết ý lựa chọn (BT đọc hiểu). 
- Máy tính, Ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG: Hs tìm tiếng có vần uân,uât ghi vào bảng con. Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Cáo và gà: gà bay vù lên cây trước mõm cáo, các bác nông dân cầm gậy đuổi theo cáo.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: tuấn tú (khuôn mặt đẹp, thông minh, sáng sủa); uất (tức quá nhưng phải nhịn, không nói ra).
c) Luyện đọc từ ngữ: đi dạo, ngọt ngào, đi chơi xuân, tuấn tú, mải nghe nịnh, ngoạm, lao ra đuổi, mở miệng, bay tót lên, uất quá.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 11 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (có thể đọc liền các câu 2, 3, 4, 5). 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2, 3 câu lời nhân vật).
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu / 5 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV nêu YC./HS đọc nội dung BT./ HS làm bài, viết phương án lựa chọn (a hay b) lên thẻ. /HS giơ thẻ, GV kết luận: Ý b đúng. .
- Thực hành: 1 HS hỏi- cả lớp đáp 
+ 1 HS: Gà làm cách nào để thoát thân? 
+ Cả lớp: (Ý b) Lừa cáo mở miệng, bay đi.
- GV: Bài đọc khuyên các em điều gì? HS phát biểu. GV: Bài học khuyên các em cần cảnh giác, đề phòng kẻ xấu phỉnh nịnh, dụ dỗ. Khi gặp nạn, cần thông minh nghĩ cách tự cứu mình.
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 50). 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 120, 121)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần oăn, oăt, uân, uât, các từ ngữ tóc xoăn, chỗ ngoặt, huân chương, sản xuất - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): oăn, tóc xoăn; oăt, chỗ ngoặt, uân, huân chương; uât, sản xuất.
- HS nói cách viết từng vần. 
- GV hướng dẫn HS. Chú ý chiều cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (tóc, chỗ ngoặt, sản xuất).
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): tóc xoăn, chỗ ngoặt, huân chương, sản xuất.
- GV hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ. Chú ý độ cao các con chữ: s cao hơn 1 li; t cao 1,5 li; h, g cao 2,5 li.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những bạn viết nắn nót, sạch đẹp.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 10: LỜI NÓI THẬT
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật. 
- Giải thích được vì sao phải nói thật. 
- Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác.
- Đồng tình với những lời nói thật; không đồng tình với những lời nói dối. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa Đạo đức 1. 
- Câu chuyện của giáo viên về việc đã dũng cảm nói thật (nếu có). 
- Clip câu chuyện “Cậu bé chăn cừu”. 
Lưu ý: 
- GV có thể sử dụng câu chuyện hoặc clip khác thay thế câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” cho hoạt động Kể chuyện theo tranh. 
- Một số tình huống nói thật phù hợp với trường, lớp, địa phương (để thay thế những tình huống đưa ra trong SGK). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình vận động theo nhạc
Gv nhận xét
Hoạt động 3: Xem tranh 
* Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của nói thật. 
* Cách tiến hành: 
Tranh 1: 
- GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 1. 
- HS quan sát tranh 1 mục c SGK Đạo đức 1, trang 51, nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh. 
- GV nêu lại nội dung tình huống trong tranh: Bạn nam làm vỡ lọ hoa. Khi cô giáo hỏi ai làm vỡ lọ hoa, bạn nam nói: “Em xin lỗi cô vì đã làm vỡ lọ hoa ạ!”. 
- HS quan sát tranh 1, trả lời những câu hỏi GV đưa ra: 
1) Bạn nam trong tranh nói như vậy là nói thật hay nói dối?
2) Em có đồng tình với việc làm của bạn nam không? 
3) Theo em, cô giáo sẽ cảm thấy như thế nào trước lời nói của bạn nam? 
4) Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy? 
- HS, GV nhận xét câu trả lời của HS. 
- GV kết luận đối với tình huống trong tranh 1: 
1/ Việc bạn nam nhận lỗi làm vỡ lọ hoa cho thấy bạn nam là người nói thật. 
2/ Cô giáo sẽ rất hài lòng với cách làm của bạn nam và sẽ tha thứ cho bạn nam. 
3/ Do đó, theo thầy/cô, chúng ta nên đồng tình với việc làm của bạn nam và cô tin rằng bạn nam sẽ cẩn thận hơn những lần sau. 
Tranh 2: 
- GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 2. 
- HS quan sát tranh 2, SGK Đạo đức 1, trang 52 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh. -GV nêu nội dung tình huống trong tranh: Bạn nam đi học muộn. Khi gặp bạn sao đỏ, bạn nam đã nói lí do đi học muộn với bạn là do “Tớ ngủ quên”. 
- HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra: 
1) Bạn nam trong tranh 2 nói như vậy là nói thật hay nói dối? 
2) Em có đồng tình với việc làm của bạn nam không? 
3) Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam chưa? Khi ấy, em đã ứng xử như thế nào? 
- HS, GV nhận xét câu trả lời của HS. 
- GV kết luận đối với tình huống trong tranh 2: Việc bạn nam đi học muộn là chưa thực hiện đúng Nội quy trường, lớp. Tuy nhiên, bạn nam đã nói thật lí do đi học muộn. Chúng ta đồng tình với cách cư xử của bạn nam và tin rằng bạn nam từ lần sau sẽ đi học đúng giờ. 
Tranh 3: 
- GV nêu yêu cầu cần thực hiện đối với tranh 3. 
- HS quan sát tranh 3, SGK Đạo đức 1, trang 52 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh. 
- GV nhắc lại nội dung tình huống trong tranh: Bạn nữ mải xem ti vi nên chưa sắp xếp sách vở. Khi mẹ hỏi vì sao chưa sắp xếp sách vở, bạn nữ nói: “Con mệt quá!”. 
- HS trả lời những câu hỏi GV đưa ra: 
1) Bạn nữ trong tranh 3 nói như vậy là nói thật hay nói dối? 
2) Em có đồng tình với việc làm của bạn nữ không?
3) Theo em, mẹ bạn nữ sẽ cảm thấy như thế nào khi nghe bạn nữ nói như vậy? 
4) Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nữ chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy? 
- HS, GV nhận xét câu trả lời của HS. 
- GV kết luận đối với tình huống trong tranh 3: 
+ Bạn nữ đã nói dối khi mẹ hỏi vì sao chưa sắp xếp sách vở. Sự thật là do bạn mải xem ti vi chứ không phải do mệt. Chúng ta không nên đồng tình với việc bạn nữ nói dối. 
+ Nói thật là nói đúng sự việc đã diễn ra, nhận lỗi do mình gây ra. Nói thật cho thấy em là người dũng cảm và đáng tin cậy. 
Lưu ý: 
- GV có thể giao việc cho HS thảo luận lần lượt theo từng tranh. 
- GV có thể giao việc cho mỗi nhóm thảo luận với một bức tranh.
LUYỆN TẬP 
Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ 
* Mục tiêu: 
- HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với những ý kiến về việc nói thật và nói dối. 
- HS được phát triển về năng lực tư duy phê phán. 
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu của hoạt động. 
- GV (hoặc một HS có khả năng đọc tốt) đọc to các ý kiến được đưa ra trong sách. 
- HS suy nghĩ cá nhân và bày tỏ thái độ về từng ý kiến. 
- HS đưa ra lời giải thích cho thái độ mình lựa chọn đối với ý kiến đưa ra. 
- GV kết luận (ứng với từng ý kiến được trao đổi):
+ Với ý kiến 1 “Người nói thật là người đáng tin cậy. Đồng tình, vì người nói | thật sẽ không trêu đùa, làm hại người khác bởi những lời nói không đúng. 
+ Với ý kiến 2 “Nên nói dối để tránh bị phạt”: Không đồng tình, vì nói dối có thể sẽ tránh bị phạt nhưng khi đã bị phát hiện thì người nói dối sẽ bị mất niềm tin ở người khác, khiến người khác ngần ngại giúp đỡ, sẻ chia. 
+ Với ý kiến 3 “Không nên nói dối, đổ lỗi cho người khác”. Đồng tình, vì nói dối đổ lỗi cho người khác là việc làm không tốt, thể hiện sự thiếu dũng cảm, hay hèn nhát. 
+ Nếu em thấy bạn nào có ý kiến chưa phù hợp với việc nói thật/nói dối, em nên giải thích cho bạn hiểu.
Lưu ý:
- HS có thể bày tỏ ý kiến bằng những cách khác nhau, ví dụ: giơ mặt cười - mặt mếu, giơ thẻ xanh - thẻ đỏ, giơ tay,... 
- GV nên tôn trọng tất cả các ý kiến HS đưa ra, chú trọng vào lời giải thích của HS, không nên phán xét đúng - sai với các ý kiến của HS.
Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể liên quan đến việc nói thật. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS nêu các tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 25. 
- GV phân công các nhóm HS thảo luận đưa ra cách xử lý tình huống. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Với mỗi tình huống, GV mời 1-2 nhóm lên đóng vai; các nhóm khác quan sát để đưa ra lời nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Nhóm khác có thể đưa ra cách ứng xử của nhóm mình. 
- Gợi ý cách nhận xét:
1) Cách ứng xử trong tình huống đã phù hợp hay chưa? 
2) Có cách ứng xử nào khác không? 
- GV kết luận:
+ Tình huống 1: Cách xử lí phù hợp là Chi nên nói thật với bạn về lỗi của mình, xin lỗi và đề nghị cách sửa lỗi (Ví dụ: dán lại vở cho bạn, hoặc nhờ mẹ mua vở mới cho bạn). 
+ Tình huống 2: Cách xử lí phù hợp là Mai nên nói thật với mẹ, xin lỗi mẹ với thái độ chân thành và đề nghị cách sửa lỗi. (Ví dụ: Con xin lỗi mẹ ạ! Con sơ ý đã làm quên lời mẹ dặn. Bây giờ con mang đồ sang cho bà ngay nhé.) 
Lưu ý:
- GV có thể cho cả lớp lần lượt xử lí từng tình huống hoặc phân công mỗi nhóm xử lí một tình huống.
- GV có thể thay đổi tình huống khác cho phù hợp với lớp, trường, địa phương của mình.
 - Lời nói thật và cách khắc phục của HS đưa ra cho mỗi tình huống có thể đa dạng, khác nhau. GV không nên áp đặt theo một cách nói và cách khắc phục duy nhất.
Hoạt động 3: Tự liên hệ 
* Mục tiêu: 
- HS biết đánh giá việc nói thật, nói dối của mình và có ý thức điều chỉnh hành vi nói thật của mình. 
* Cách tiến hành: 
- HS chia sẻ theo nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: 
1) Bạn đã bao giờ dũng cảm nói thật khi mắc lỗi chưa? 
2) Khi đó bạn cảm thấy như thế nào? 
3) Sau khi bạn nói thật, người đó có thái độ như thế nào? 
- Một vài HS chia sẻ lại trước lớp. 
- GV có thể chia sẻ với HS kinh nghiệm của mình. 
- GV khen HS đã biết dũng cảm nói thật và khuyến khích HS luôn nói thật.
Vận dụng 
- HS tìm hiểu những câu chuyện về dũng cảm nói thật (qua ti vi, qua bố mẹ, người thân...). 
- HS chia sẻ với bạn một câu chuyện về dũng cảm nói thật mà mình đã biết (ví dụ: Câu chuyện Lê - nin đánh vỡ cốc khi đến thăm nhà dì). 
- GV nhắc HS luôn nói thật ở trường, ở nhà, ở ngoài, không chỉ nói thật với thầy cô, ông bà, cha mẹ, mà nói thật với bạn bè, em nhỏ; khi thấy bạn nói dối, em nên nhắc nhở bạn. 
- GV hướng dẫn HS 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc
Giáo án liên quan