Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1
Thứ Ba ngày 2 tháng 02 năm 2021
TIẾNG VIỆT
BÀI 107 : au - âu
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết vần au, âu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần au, âu.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần au, vần âu.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sáu củ cà rốt.
- Viết đúng các vần au, âu, các tiếng (cây) cau, (chim) sâu cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 1 HS đọc bài Mèo dạy hổ (bài 106).
- 1 HS nói tiếng ngoài bài em tìm được có vần ao, vần eo.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: vần au, vần âu.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần au
- GV viết: a, u.
- HS (cá nhân, cả lớp): a - u - au.
- HS nói: cây cau. Tiếng cau có vần au. / Phân tích vần au, tiếng cau. / Đánh vần, đọc trơn: a - u - au / cờ - au - cau / cây cau.
2.2. Dạy vần âu (như vần au) .
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: au, cây cau; âu, chim sâu.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần au? Tiếng nào có vần âu?)
(Như những bài trước) Xác định YC. / Đọc tên sự vật. / Tìm tiếng có vần au, âu, nói kết quả.
- Cả lớp đồng thanh: Tiếng tàu có vần au. Tiếng câu có vần âu,.
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4)
ợc phát triển năng lực tư duy phản biện. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a phần Luyện tập – SGK Đạo đức 1, trang 46 và thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau: 1) Các bạn trong tranh có lời nói và việc làm như thế nào? 2) Em đồng tình/không đồng tình với lời nói, việc làm của bạn nào? Vì sao? - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu hoặc treo tranh phóng to lên bảng và mời đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày về một tranh. - Đại diện nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. -GV kết luận: + Tranh 1: Em tặng hoa và nói: “Chúc mừng sinh nhật chị!”. Chị nét mặt hân hoan và đáp lại: “Cảm ơn em!”. Đồng tình với lời nói và hành vi của hai chị em vì em biết quan tâm chia sẻ niềm vui, nói năng lễ phép với chị, chị có thái độ vui vẻ và biết ơn. + Tranh 2: Hai anh em đang tranh nhau một cái ô tô đồ chơi, ai cũng đòi của mình. Không đồng tình với hành vi này vì anh không biết nhường nhịn em. Em muốn chơi nhưng không nói lễ phép với anh mà lại đòi của mình. + Tranh 3: Anh đưa cho em cái chong chóng và nói: “Cho em này!”. Em đáp lại lễ phép: “Em xin!” và đưa hai tay đón lấy. Đồng tình với lời nói và việc làm của hai anh em, vì anh biết quan tâm đến em, em lễ phép với anh. + Tranh 4: Chị nhắc em: “Sao em không dọn đồ chơi?”. Em hai tay chống hông, mắt trợn lên và nói: “Chị dọn đi.”. Không đồng tình với lời nói và hành vi của em, vì em chưa lễ phép, vâng lời chị. + Tranh 5: Anh đưa bánh cho em và nói “Em ăn đi.”. Em giơ hai tay đón lấy cái bánh anh cho. Đồng tình với lời nói và hành vi của hai anh em, vì anh biết nhường nhịn, quan tâm đến em; em có thái độ lễ phép với anh. + Tranh 6: Em bé khóc và gọi “Chị ơi!”, nhưng chị mải chơi chuyện với bạn không dễ em. Không đồng tình với hành vi của chị, vì chị chưa biết quan tâm đến em. Lưu ý: - Hoạt động này, GV có thể giao cho một nửa lớp thảo luận các tranh từ 1- 3; một nửa lớp thảo luận các tranh 4-6. - GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác. Hoạt động 2: Xử lí tình huống * Mục tiêu: - HS có kĩ năng ứng xử phù hợp với anh chị em trong một số tình huống cụ thể. - HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục b – SGK Đạo đức 1, trang 47 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh. - GV mời một vài HS nêu nội dung của mỗi tình huống. - HS trình bày nội dung tình huống. - GV mô tả nội dung các tình huống: + Nội dung tình huống 1: Minh đang chơi với em thì các bạn đến rủ đi đá bóng. Minh sẽ... + Nội dung tình huống 2: Lan mới được tặng một con búp bê rất đẹp, em Lan nhìn thấy hỏi mượn. Lan sẽ... + Nội dung tình huống 3:Anh của Quân được phân công quét nhà, nhưng anh chưa học bài xong nên nhờ Quân quét giúp. Quân sẽ... - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mối tình huống, em sẽ làm gì? - HS thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai theo sự phân công - GV mời các nhóm lên đóng vai. - Các nhóm HS lên đóng vai thể hiện cách ứng xử. - GV nêu câu hỏi thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai: 1) Theo em, cách ứng xử của bạn trong tình huống là phù hợp hay chưa phù hợp? 2) Em có cách ứng xử nào khác không? - HS trình bày ý kiến. - GV kết luận: + Tình huống 1: Em nên ở nhà trông em bé và hẹn các bạn đá bóng vào lúc khác hoặc em có thể rủ các bạn vào nhà cùng chơi với em bé, rồi đi đá bóng sau. + Tình huống 2: Em nên cho em bé mượn búp bê hoặc cùng em bé chơi chung búp bê. + Tình huống 3: Anh bận học, em nên quét nhà giúp anh. Lưu ý: GV có thể xây dựng những tình huống khác gắn với thực tiễn ở địa phương và đối tượng HS của mình để dạy cho phù hợp. Hoạt động 3: Tự liên hệ * Mục tiêu: - HS tự đánh giá được những việc đã làm của bản thân thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình. - HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Hãy kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình. - HS kể trước lớp. - GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em và nhắc nhở các em tiếp tục làm nhiều việc tốt đối với anh chị em trong gia đình. Lưu ý: - Hoạt động này GV có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi “Phóng viên, một số HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp về việc quan tâm, chăm Sóc anh chị em trong gia đình. Ví dụ như: “Bạn đã chăm sóc em của mình như thế nào?”, “Bạn đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với anh chị?”,... - Hoạt động này cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi “Tia chớp”. Cách chơi như sau: Một HS đứng lên trình bày về những việc đã làm thể hiện quan tâm, chăm sóc anh chị em: “Tôi đã làm...”. Sau khi trình bày xong sẽ chỉ một bạn bất kì và hỏi: “Thế còn bạn thì sao?”. Bạn được chỉ định sẽ đứng lên trình bày và lại tiếp tục chỉ một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết hoặc khi có lệnh dừng cuộc chơi. VẬN DỤNG Vận dụng trong giờ học: - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, thực hành: các lời nói, cử chỉ, hành động: 1) Chúc mừng anh chị em nhân dịp sinh nhật. 2) Động viên chia sẻ khi anh chị em ốm, mệt. - Từng cặp HS thực hiện nhiệm vụ. - GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét. - GV nhắc nhở HS cần biết quan tâm, chăm sóc khi anh chị em có chuyện vui, buồn hoặc đau ốm. Vận dụng sau giờ học: - GV nhắc nhở HS hằng ngày thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ việc nhà với anh chị em phù hợp với khả năng. Tổng kết bài học - GV nêu câu hỏi: Qua bài học này, em rút ra được điều gì? - GV nêu tóm tắt nội dung bài học: + Là anh chị trong gia đình, em nên nhường nhịn, cư xử ân cần, quan tâm. chăm sóc em nhỏ. + Là em trong gia đình, em nên lễ phép, vâng lời anh chị; quan tâm, giúp đỡ anh chị những việc làm phù hợp với khả năng. - GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 48. Lưu ý: GV có thể cho HS đọc lời khuyên sau phần Khám phá hoặc cuối tiết 1 - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS học tập tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách thả một hình trái tim vào “Giỏ yêu thương” mỗi lần làm được một việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em. Sau mỗi tuần, GV yêu cầu HS tổng kết xem có được bao nhiêu trái tim trong “Giỏ yêu thương”. GV khen ngợi và động viên, khuyến khích HS tiếp tục thực hiện. TOÁN Bài 44: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 41 đến 70) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70. - Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. - Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh - Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, máy chiếu. - Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm. - Các thẻ số và thẻ chữ từ 41 đến 70 và các thẻ chữ: bốn mươi mốt, bốn mươi hai,..., bảy mươi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động 1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau: - Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng các ngón tay”, “Nhóm viết số”. - GV hoặc chủ trò đọc một số từ 1 đến 40. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng các ngón tay phải giơ đủ số ngón tay tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số đã đọc. Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm. Lưu ý: GV chú ý khai thác những sản phẩm của HS, khai thác thể hiện số bằng những cách khác nhau. Ví dụ: Với số “hai mươi lăm”, có thể có nhiều cách giơ ngón tay nhưng đơn giản nhất là hai HS giơ cả hai bàn tay và HS thứ ba giơ năm ngón tay. Hoạt động cùng nhau giơ tay biểu thị số 25 tạo ra cơ hội gắn kết hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. 2. HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói: “Có 46 khối lập phương”, ... Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Hình thành các số từ 41 đến 70 a) GV hướng dẫn HS thao tác mẫu: - GV lấy 4 thanh và 6 khối lập phương rời, HS đếm và nói: “Có 46 khối lập phương, bốn mươi sáu viết là 46.” - Tương tự với các số 51, 54, 65. b) HS thao tác đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70. HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 41 đến 70. Chẳng hạn, đếm số khối lập phương sau, đọc và viết số thích hợp: c) HS báo cáo kết quả theo nhóm. Cả lớp đọc các số từ 41 đến 70. GV nhắc HS cách đọc số chú ý biến âm “mốt”, “tư”, “lăm”. Chẳng hạn: + GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61. HS đọc. + GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64. HS đọc. + GV gắn các thẻ số 15,25, 35, 45, 55, 65. HS đọc. Lưu ý: Với HS khó khăn khi đếm các số 49, 50 và 59, 60 hay 69, 70, GV có thể hỗ trợ và hướng dẫn HS. 2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng” HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính,... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 45 que tính, lấy thẻ số 45 đặt cạnh những que tính vừa lấy. C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS thực hiện các thao tác: - Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết. - Đổi vở kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại. Bài 2. HS thực hiện các thao tác: - Đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả. - Đọc các số từ 41 đến 70. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 41 đến 70 yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ một số bất kì đến số đó. - GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che, chẳng hạn: che các số 50, 60, 70 hoặc 41, 51, 61 hoặc 45, 50, 55, 60, 65, 70 hoặc 44, 54, 64. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc “mười” hay “mươi”; “một” hay “mốt”, “năm” hay “lăm”; “bốn” hay “tư”. Che các số 39, 40; 49, 50; 59, 60; 69, 70 yêu cầu HS đọc. D. Hoạt động vận dụng Bài 3 a) Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe: Có bao nhiêu quả dâu tây? b) Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe các công chúa có bao nhiêu viên ngọc trai. Chia sẻ trước lớp. HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn. E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hàng ngày? - Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? - Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào. TIẾNG VIỆT: BÀI 108: êu - iu (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần êu, iu; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êu, iu. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần êu, vần iu. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (1). - Viết đúng các vần êu, iu, các tiếng (con) sếu, (cái) rìu cỡ nhỡ (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu khổ to viết nội dụng BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG: - 1 HS đọc bài Tập đọc Sáu củ cà rốt (bài 107). - 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần au, vần âu em tìm được. B. DẠY BÀI MỚI 1. Khởi động: - Hs nối tiếp nhau tìm tiếng có vần au,âu - Gv nhận xét. TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3). a) GV giới thiệu truyện Ba lưỡi rìu (1): Chàng tiều phu nghèo đi đốn củi, làm văng lưỡi rìu xuống sông. Chàng ôm mặt khóc. Bụt hiện lên giúp chàng. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): đốn củi, nghèo, rìu sắt, lưỡi rìu, vàng, khóc, ông lão, mếu máo, lặn xuống. d) Luyện đọc cậu - GV: Bài có mấy câu? (9 câu). GV đánh số thứ tự từng câu. - GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp; đọc liền 2 câu: 6, 7). e) Thi đọc đoạn, bài (quy trình đã hướng dẫn). Chia bài làm 2 đoạn: 4 câu/ 5 câu. g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC./1 HS đọc trên bảng lớp 2 câu văn chưa hoàn thành. - HS làm bài cá nhân. / 1 HS báo cáo kết quả. - Cả lớp nhắc lại: a) Chàng đốn củi chỉ có một chiếc rìu sắt, b) Một hôm, chàng đi đốn củi, chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông. 4. Củng cố, dặn dò - HS tìm tiếng ngoài bài có vần êu (kêu, nêu, trêu,...); có vần iu (thiu, chịu, níu,...). - GV dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe; xem trước bài 109 (iêu, yêu). TIẾNG VIỆT BÀI 109: iêu - yêu (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần iêu, yêu; đánh vần, đọc đúng tiếng các vần iêu, yêu. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêu, vần yêu. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (2). - Viết đúng các vần iêu, yêu, các tiếng (vải) thiều, đáng yêu cỡ nhỡ (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 1 HS đọc bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (1) (bài 108). - 1 HS nói tiếng ngoài bài đọc em tìm được có vần êu, vần iu. B. DẠY BÀI MỚI . 1. Giới thiệu bài: vần iêu, vần yêu. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần iêu - GV viết: iê, u. - HS: iê - u - iêu. / Phân tích: Vần iêu gồm âm đôi iê và u. Âm iê đứng trước, u đứng sau. - HS nói: vải thiều. Tiếng thiều có vần iêu. - Phân tích vần iêu, tiếng nhiều. / Đánh vần: thờ - iêu - thiêu - huyền - thiều / thiều. - Đánh vần, đọc trơn: iê - u - iêu / thờ - iêu - thiêu - huyền - thiều / vải thiều. 2.2. Dạy vần yêu (như vần iêu) - Đánh vần, đọc trơn: yê - u - yêu / đáng yêu. - HS nhắc lại quy tắc chính tả: vần iêu viết là iêu khi có âm đầu đứng trước, viết là yêu khi trước nó không có âm đầu. * Củng cố: Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần mới, từ khoá vừa học. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêu? Tiếng nào có vần yêu?) - (Như các bài trước) Xác định yêu cầu. / Đọc tên sự vật (HS nào đọc ngắc ngứ thì đánh vần). / Tìm tiếng có vần iêu, yêu, nói kết quả. - GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng niêu có vần iêu. Tiếng yêu có vần yêu,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: iêu, yêu, vải thiều, đáng yêu. b) Viết vần: iêu, yêu - 1 HS đọc vần iêu, nói cách viết. - GV vừa viết mẫu vần iêu, vừa hướng dẫn. Chú ý cách viết nét mũ trên ê, nét nối giữa iê và u. / Làm tương tự với vần yêu. - HS viết bảng con: iêu, yêu (2 lần). c) Viết tiếng: (vải) thiều, (đáng) yêu - GV vừa viết tiếng thiều, vừa hướng dẫn. Chú ý chữ t cao 1,5 li, chữ h cao 2m5 li; dấu huyền đặt trên ê. / Làm tương tự với tiếng yêu. - HS viết: (vải) thiều, (đáng) yêu (2 lần). Thứ Năm ngày 04 tháng 02 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 109: iêu - yêu I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần iêu, yêu; đánh vần, đọc đúng tiếng các vần iêu, yêu. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêu, vần yêu. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ba lưỡi rìu (2). - Viết đúng các vần iêu, yêu, các tiếng (vải) thiều, đáng yêu cỡ nhỡ (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, Ti vi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG: - Hs chép bảng con: iêu, yêu, thiểu, đáng yêu. - Gv nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI . TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV giới thiệu: Trong giờ học hôm nay các em sẽ đọc tiếp phần 2 của câu chuyện Ba lưỡi rìu để biết câu chuyện có kết thúc như thế nào. b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: tiều phu (người đàn ông làm nghề đốn củi trong rừng). Luyện đọc từ ngữ: tiều phu, lưỡi rìu bạc, lặn xuống, lắc đầu, reo lên, yêu quý, túng thiếu, không tham, thưởng. d) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có mấy câu? (HS đếm: 9 câu). - GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Có thể đọc liền 4 câu cuối. - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 4 câu cuối) (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (5 câu / 4 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - GV giải thích: BT đã đánh số thứ tự cho tranh 1, 2, 5. Các em cần đánh số thứ tự cho 2 tranh còn lại. Chú ý quan sát màu sắc các lưỡi rìu để đánh số cho đúng - HS làm bài vào VBT, viết số thứ tự cho tranh 3 và 4. - HS báo cáo: thứ tự đúng là :1- 2 - 4 - 3 - 5. - GV chỉ từng tranh theo thứ tự đúng, 1 HS giỏi nói nội dung câu chuyện: (1) Chàng tiều phu làm văng lưỡi rìu xuống sông. (2) Ông lão lấy từ dưới sông lên lưỡi rìu bạc, chàng tiều phu xua tay (tỏ ý đó không phải lưỡi rìu của mình). (3) Ông lão lấy từ dưới sông lên lưỡi rìu vàng, chàng tiều phu vẫn lắc đầu. (4) Ông lão lấy lên lưỡi rìu sắt, chàng vui mừng nhận chiếc rìu. (5) Ông lão nói mình là Bụt và thưởng cho chàng cả lưỡi rìu vàng và bạc. * HS đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 30). 4. Củng cố, dặn dò - Em vừa tìm hiểu câu chuyện gì? Em học được gì từ câu chuyện trên? - Kể lại cho người thân nghe câu chuyện đã học. TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 108, 109) I. MỤC TIÊU - Viết đúng các vần êu, iu, iêu, yêu, các tiếng con sếu, cái rìu, vải thiều, đáng yêu - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết vần, từ ngữ vừa học trên dòng kẻ ô li. - Vở Luyện viết 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập 2.1. Viết chữ cỡ nhỡ - HS đọc các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ): êu, con sếu; iu, cái rìu, iêu, vải thiều; yêu, đáng yêu. /HS nói cách viết từng cặp vần. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh (sếu, cái rìu, vải thiều, đáng yêu). - HS viết vào vở Luyện viết. 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ - Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỏ). - GV viết mẫu, hướng dẫn. Chú ý chiều cao các con chữ: s, r cao hơn 1 li; đ cao 2 li; h, g, y cao 2,5 li. Khi HS viết, không YC khắt khe về độ cao các con chữ. - HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS đọc lại 1 số tiếng, từ vừa viết. - Khen ngợi các em viết cẩn thận, sạch đẹp TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 8: TẾT NGUYÊN ĐÁN( T2) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra tết Nguyên đán. - Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân trong dịp tết Nguyên đán. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Tìm tòi, khám phá các hoạt động đón tết của người dân trong cộng đồng. - Thể hiện được tình cảm của em với người thân và những người xung quanh qua việc nói về các hoạt động trong dịp Tết. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, ti vi. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội - Giấy, bút màu, bản cam kết. - Một số ảnh chụp các hoạt động trong dịp Tết của gia đình ( nếu có) - Sưu tầm 1 số hình ảnh về các hoạt động của người thân trên đất nước Việt Nam trong dịp tết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động: Hoạt động chung cả lớp: - HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Ngày Tết quê em. - HS trả lời câu hỏi: Bài hát cho em biết gì về ngày Tết? B. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 2. Tết Nguyên đán qua bộ sưu tập của nhóm em 3. Hoạt động 3: Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán * Mục tiêu - Giới thiệu được các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên đán đã sưu tầm được. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - Từng cá nhân đưa ra những thông tin hoặc hình ảnh đã sưu tập được về tết Nguyên đán ( bao gồm cả các ảnh chụp về các hoạt động của gia đình mình trong những ngày tết). - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về các nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu tập những thông tin hoặc hình ảnh về tết Nguyên đán của nhóm mình. Đồng thời cùng thay nhau tập trình bày. Bước 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp. - HS các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những thông tin, hình ảnh mà các bạn đã sưu tập được. Đồng thời, nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều thông tin, hình ảnh bổ ích về những hoạt động đón tết Nguyên đán ở Việt Nam ( hoặc 1 số nước khác nếu có). - Kết thúc hoạt động này HS đọc phần chốt kiến thức ở cuối bài. IV. ĐÁNH GIÁ 4. Hoạt động 4: “Trò chơi đố vui” * Mục tiêu - Nhắc lại và mở rộng những kiến thức về tết Nguyên đán. * Cách
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_truong_tie.doc