Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương
Thứ Tư ngày 13 tháng 01 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 11: CÁC CON VẬT QUANH EM ( T3)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nêu được tên 1 số con vật và bộ phận của chúng.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật.
- Phân biệt được 1 số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của con vật.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, Ti vi.
- Một số con vật trong tranh.
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát có nội dung về 1 số con vật quen thuộc đã học ở trường mầm non: Con gà gáy
Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được tên 1 số con vật và bộ phận của chúng. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật. - Phân biệt được 1 số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của con vật. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, Ti vi. - Một số con vật trong tranh. - Bảng phụ. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỞ ĐẦU Hoạt động chung cả lớp: - HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát có nội dung về 1 số con vật quen thuộc đã học ở trường mầm non: Con gà gáy 3. Lợi ích và tác hại của con vật và con người 5. Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của một số con vật đối với con người và con vật * Mục tiêu - Nêu được 1 số lợi ích và tác hại của 1 số con vật đối với con người. - Có tình yêu và ý thức bảo vệ loài vật. * Cách tiến hành Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp - Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 (SGK) - GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với đời sống con người có trong các hình ở SGK. Lưu ý: GV cần khuyến khích HS khai thác được càng nhiều lợi ích hay tác hại càng tốt, phát huy sự hiểu biết, sáng tạo của HS và có thể gợi ý HS cách phòng tránh, tiêu tiệt 1 số con vật có hại. Dưới đây là 1 số gợi ý: + Hình 1: Con gà cung cấp trứng, thịt cho con người. Trứng gà được chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như: Trứng ốp, caramen, + Hình 2: Con bò cung cấp sữa, phomat, thịt, + Hình 3: Con mèo bắt chuột, làm bạn thân thiết với con người, + Hình 4: Con chuột mang nhiều mầm bệnh mang nhiều truyền nhiễm như dịch hạch, sốt, Ngoài ra, do có 2 răng nanh luôn mọc dài nên chuột hay cắn vào các đồ dùng, đặc biệt là cắn dây điện có thể gây điện giật, hỏa hoạn, gây chết người. + Hình 5: Ngoài cung cấp sữa, ở các cùng núi và nông thôn, bò còn dùng để chuyên chở hàng hóa, kéo cày, bừa. + Hình 6: Con ong giúp thụ phấn cho cây, tiêu diệt 1 số loài sâu bệnh cho cây trồng; hút hoa làm mật, mật ong rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu để ong đốt thì sẽ rất đau, buốt. + Hình 7: Con ruồi đậu vào phế thải, ăn thức ăn của người vì vậy, ruồi là nguyên nhân mang và phát tán nhiều mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, nhiễm trùng da, mắt. + Hình 8: Con gián sống ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu, ăn các chất thải và chúng bò vào thức ăn, tủ bát, chúng sẽ là vật trung gian truyền bệnh cho con người như tiêu chảy, kiết lị, .. + Hình 9: Con chim sâu còn gọi là con chim chích bông rất nhỏ bé nhưng là trợ thủ đắc lực giúp bác nông dân bắt sâu. Ngoài ra, chim sâu còn có tiếng hót rất hay. + Hình 10: Con muỗi hút máu người gây ra ngứa ngáy, khó chiu. Đặc biệt là muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm đối với con người. - GV tổ chức chia nhóm, 1 nhóm tóm tắt vào bảng về lợi ích của các con vật bằng sơ đồ hoặc vẽ hình. Tương tự như vậy, nhóm khác tóm tắt về tác hại của các con vật. Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm - Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình - Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian). Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Cử đại diện HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm về lợi ích hoặc tác hại của con vật đối với con người. Cử 1 số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 6. Hoạt động 6: Trò chơi “ Đó là con gì?” * Mục tiêu - Phân biệt 1 số con vật có lợi ích và con vật có hại. - Phát triển ngôn ngữ, thuyết trình * Cách tiến hành Bước 1: Chia nhóm - GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 -6 HS. - Mỗi bạn được chọn câu hỏi về đặc điểm của con vật ( Ví dụ: Con vật di chuyển bẳng gì? Ích lợi hoặc tác hại của nó?) - Các bạn trong nhóm dựa vào hình đang có để trả lời. Cuối cùng, dựa trên các đặc điểm của con vật, bạn được chọn sẽ nêu tên con vật đó. Cứ như vậy, lần lượt từng bạn lên đặt câu hỏi và các bạn khác trả lời. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV chọn mỗi nhóm 1 cặp điển hình, có nhiều ý tưởng sáng tạo lên trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét, đánh giá và bổ sung. Tùy sự sáng tạo và điều khiển mà GV có thể có những cách khen thưởng thích hợp cho HS. Bước 3: Củng cố - HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này em đã học được gì? Gợi ý: Con vật cung cấp thức ăn, vận chuyển hàng hóa, kéo cầy, kéo bừa, trông nhà, cho con người. Có loài vật có thể gây hại cho con người: là vật trung gian truyền bệnh như: muỗi có thể truyền bệnh xuất xuất huyết, - Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích và tác hại của 1 số loài vật có ở xung quanh nhà ở, trường và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân. IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 5, câu 5 của Bài 11 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. TOÁN ÔN TẬP I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10. - Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế. - Phát triên các NL toán học. II. CHUẨN BỊ - Máy tính, máy chiếu. -Tranh tình huống như trong bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập tính cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS thực hiện các thao tác: - Đếm số lượng các con vật, đọc số tương ứng. - Đếm và nói cho bạn nghe về số lượng các con vật vừa đếm được, chẳng hạn: HS chỉ vào hình vẽ thứ nhất đếm và nói: Có bảy con gà, viết số 7. Bài 2 a) Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, c, =) và viết kết quả vào vở. Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. b) HS lấy các thẻ ghi số 5, 3, 9, 8. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. - Có thể thay bằng các thẻ số khác hoặc lấy ra 4 thẻ số bất kì (trong các số từ 0 đến 10) và thực hiện tương tự như trên. Bài 3 - Cá nhân HS tự làm: Tìm kết quả các phép cộng hoặc trừ nêu trong bài. - HS đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả các phép tính tương ứng. Bài 4. Cá nhân HS quan sát từng hình vẽ, nói cho bạn nghe hình vẽ được tạo thành từ những hình nào đã được học. Có bao nhiêu hình mỗi loại. a) Hình vẽ gồm: 3 hình vuông, 8 hình tròn, 7 hình tam giác và 2 hình chữ nhật b) Tương tự, hình vẽ bên trái gồm: 5 khối hộp chữ nhật và 3 khối lập phương; hình vẽ bên phải gồm 6 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương. Bài 5. HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm. Ví dụ: a) Có 4 bắp cải, bạn thỏ mang đi 1 bắp cải. Hỏi còn lại bao nhiêu bắp cải? Thành lập phép tính: 4-1 = 3. b) Có 5 bắp cải, bạn thỏ mang đến thêm 2 bắp cải. Hỏi có tất cả bao nhiêu bắp cải? Thành lập phép tính: 5 + 2 = 7. D. Hoạt động vận dụng - GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10. TIẾNG VIỆT: ĐỌC THÀNH TIẾNG ( T7 -8) I. MỤC TIÊU: - Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 35 – 40 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu kiểm tra là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong bài đọc mà đề kiểm tra đã giới thiệu (Một trí khôn hơn trăm trí khôn), cũng có thể là một bài ngắn, một đoạn bất kì trong các bài Tập đọc của SGK (đã học trước đó). - Nếu lấy văn bản ngoài SGK làm ngữ liệu thì GV phải hết sức chú ý để tránh lạc vần (tiếng có vần HS chưa được học). Để không bị lạc vần, có thể chọn ngữ liệu trong phạm vi 10 truyện đầu tiên của sách Truyện đọc lớp 1 (NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh), Truyện đọc thứ 10 (Nước sông ngọt mát) ôn các vần uông, uôc, ương, ươc khớp với nội dung học vần kết thúc học kì I. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Phiếu bài tập - Bảng phụ (có dòng kẻ ô li) viết câu văn cần tập chép. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Cách thực hiện - GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 (truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn) hoặc các đoạn của các văn bản khác (Nàng tiên cá, Chú bé trên cung trăng. Em bé của chuột con, Nước sông ngọt mát,...). - HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. - HS đọc trước lớp đoạn văn (không nhất thiết phải đọc hết cả đoạn). GV có thể yêu cầu HS phân tích 1 tiếng bất kì để tăng điểm cho HS. - GV nhận xét, chấm điểm (theo hướng dẫn tại các văn bản chỉ đạo hiện hành). Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại. - 2. Đánh giá: Nhận xét, đọc điểm cho học sinh. Tuyên dương những bạn đọc giỏi 3, Cũng cố: Nhận xét giờ học Thứ Năm ngày 14 tháng 01 năm 2021 ĐẠO ĐỨC BÀI 8: EM VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( T2) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: - Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi. - Lễ phép, vâng lời và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK Đạo đức 1. -Tranh “Quà tặng mẹ và các tranh trong bài phóng to. - Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có). - Thẻ bày tỏ thái độ. - Giấy màu, bút chì màu/sáp màu. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG - GV tổ chức cho cả lớp chơi trò “Nghe giai điệu, đoán tên bài hát”. - GV hướng dẫn HS cách chơi. - GV bật một đoạn nhạc của từng bài hát về chủ đề gia đình như “Cháu yêu bà”, “Ba ngọn nến lung linh”, “Bàn tay mẹ”, “Cho con” và yêu cầu HS đoán tên bài hát. - GV nêu câu hỏi: Các bài hát nói về chủ đề gì? - HS phát biểu ý kiến. - GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ * Mục tiêu: - HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình trước một số việc làm cụ thể. - HS được phát triển năng lực tư duy phản biện. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong mục a phần Luyện tập - SGK Đạo đức 1, trang 41, 42, bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình về việc làm của bạn trong mỗi tranh và giải thích lí do. - HS làm việc cá nhân. - GV chiếu/treo từng tranh lên bảng và yêu cầu cả lớp bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ (thẻ xanh - đồng tình; thẻ đỏ – không đồng tình). GV mời một vài HS giải thích lí do đồng tình/không đồng tình về việc làm của bạn trong tranh. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV kết luận: + Tranh 1: Mẹ đi làm quên khẩu trang, bạn nhỏ đã mang khẩu trang cho mẹ và đưa bằng hai tay. Đồng tình với việc làm của bạn vì việc làm đó thể hiện sự quan tâm và lễ phép với mẹ. + Tranh 2: Mẹ đang đau đầu, hai bạn nhỏ vẫn chơi đùa và đánh trống ầm ĩ. Không đồng tình với việc làm của bạn nhỏ vì bạn đã làm ồn khiến mẹ đau đầu thêm. + Tranh 3: Ông đi tìm kính để đọc báo. Bạn nhỏ đã tìm kính và đưa cho ông bằng hai tay. Đồng tình với việc làm của bạn vì việc làm đó thể hiện sự quan tâm và lễ phép với ông. + Tranh 4: Bạn nhỏ xin phép bố để đi đá bóng. Đồng tình với việc làm của bạn vì việc làm đó thể hiện sự lễ phép với bố. Lưu ý: - GV kết luận sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác. - GV có thể sử dụng những trường hợp khác sát với thực tế vùng, miền và đối tượng HS trong lớp để khai thác. - GV có thể dùng các loại thẻ khác nhau như thẻ màu xanh/đỏ; thẻ mặt cười/mặt mếu; thẻ like/dislike,... để tổ chức hoạt động. Hoạt động 2: Xử lí tình huống * Mục tiêu: - HS có kĩ năng vận dụng kiến thức vừa học để xử lí một số tình huống cụ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. - HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các tranh tình huống ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 42, 43 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh. – GV mời một vài HS nêu nội dung của môi tình huống - GV kết luận: + Nội dung tình huống 1: Nam đang chơi bi với bạn ở sân thì thấy bà đi chợ về, tay xách nặng. Nam sẽ... + Nội dung tình huống 2: Mai đi học về thấy mẹ bị sốt nằm trên giường. Mai sẽ... + Nội dung tình huống 3: Bố của Du là bộ đội đóng quân ở đảo Trường Sa. Tết này bố phải trực, không về nhà. Du sẽ.. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mỗi tình huống, em sẽ làm gì? - HS thảo luận nhóm theo sự phân công. - GV mời một vài nhóm lên bảng trình bày về tình huống 1. - Một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. - GV kết luận tình huống 1: Khi thấy bà xách nặng, em nên dừng chơi, ra xách đồ giúp bà vào nhà, lấy nước cho bà uống. - GV mời một vài nhóm lên bảng trình bày về tình huống 2. - Một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. - GV kết luận tình huống 2: Khi thấy mẹ bị sốt, em nên hỏi han xem mẹ đau ở đâu, lấy nước cho mẹ uống thuốc, bóp chân, bóp tay cho mẹ đỡ mỏi. - GV mời một vài nhóm lên bảng trình bày về tình huống 3. - Một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung. - GV kết luận tình huống 3: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, tết phải trực, không về nhà được, em nên gọi điện thoại hoặc viết thư thăm hỏi và kể chuyện vui của em, của mọi người ở nhà để bố yên tâm công tác. Lưu ý: - Hoạt động này GV cũng có thể tổ chức cho HS xử lý tình huống bằng hình thức đóng vai. - GV có thể xây dựng những tình huống khác gắn với thực tiễn ở địa phương và đối tượng HS của mình để dạy cho phù hợp. Hoạt động 3: Tự liên hệ Mục tiêu: - HS tự đánh giá được những việc đã làm của bản thân thể hiện sự quan tâm. chăm sóc ông bà, cha mẹ. - HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu: Hãy kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. - HS kể trước lớp. - GV khen ngợi những HS đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông | bà, cha mẹ và nhắc nhở các em tiếp tục làm nhiều việc tốt đối với ông bà, cha mẹ. Lưu ý: - Hoạt động này GV có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi “Phóng viên”, một số HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp về việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Ví dụ như: “Bạn đã quan tâm đến ông bà như thế nào?”, “Bạn đã làm gì để chăm sóc bố, mẹ?”,... - Hoạt động này cũng có thể tổ chức dưới dạng trò chơi “Tia chớp”. Cách chơi như sau: Một HS đứng lên trình bày về những việc đã làm thể hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ: “Tôi đã làm...”. Sau khi trình bày xong sẽ chỉ một bạn bất kì và hỏi: “Thế còn bạn thì sao?”. Bạn được chỉ định sẽ đứng lên trình bày và lại tiếp tục chỉ một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết hoặc khi có lệnh dừng cuộc chơi. VẬN DỤNG Vận dụng trong giờ học: - Tập nói lời lẽ độ + GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, tập nói những lời lễ độ với ông bà, cha mẹ. Ví dụ như: chào hỏi ông bà, cha mẹ; xin phép ông bà, cha mẹ khi muốn làm một việc gì đó;... + Từng cặp HS thực hiện nhiệm vụ. + GV mời một số cặp thực hiện trước lớp. Các HS khác quan sát, nhận xét. + GV nhắc nhở HS khi nói chuyện với ông bà, cha mẹ nên dùng những lời lẽ thể hiện sự lễ độ. - Làm thiệp/thiếp chúc mừng ông bà, cha mẹ + GV yêu cầu HS làm một tấm thiệp/thiếp để chúc mừng ông bà, cha mẹ trong dịp sinh nhật hoặc ngày lễ, tết. + HS thực hành làm thiệp/thiếp. + GV mời một vài HS lên bảng giới thiệu về tâm thiệp/thiệp của mình. + GV khen ngợi HS. Lưu ý: Hoạt động này nếu hết thời gian, GV có thể giao cho HS về nhà làm tiếp. Vận dụng sau giờ học: GV dặn dò HS thực hiện quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi: 1) Ông bà, cha mẹ ốm, mệt. 2) Ông bà, cha mẹ bận việc. 3) Ông bà, cha mẹ vừa đi xa về. Tổng kết bài học - GV nêu câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau khi học bài này? - GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV yêu cầu HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 43. Lưu ý: GV có thể cho HS đọc lời khuyên sau phần Khám phá hoặc cuối tiết 1. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS học tập tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách thả một hình trái tim vào “Giỏ yêu thương” mỗi ngày em làm được những việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Lưu ý: Sau mỗi tuần, GV yêu cầu HS tổng kết xem có được bao nhiêu hình trái tim trong “Giỏ yêu thương”. GV khen ngợi và động viên, khuyến khích HS tiếp tục thực hiện. TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU, VIẾT ( T9-10) Bài luyện tập (Chuẩn bị cho bài kiểm tra chính thức) (2 tiết) I. MỤC TIÊU - HS đọc đúng, hiểu và làm đúng các BT nối ghép, đọc hiểu. - Nhớ quy tắc chính tả c/k, làm đúng BT điền chữ c hoặc k. - Chép đúng câu văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một /hoặc phiếu photo Bài luyện tập Đọc hiểu, viết trong SGK (như 1 đề kiểm tra) phát cho từng HS. Với bài Tập chép, cần có dòng chữ mẫu, dòng chấm chấm (hoặc dòng kẻ ô li dưới câu văn), giúp HS chép bài thẳng hàng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài kiểm tra: Hôm nay các em sẽ làm thử một đề kiểm tra viết để chuẩn bị làm tốt bài kiểm tra chính thức. 2. GV giải thích đề bài, chuẩn bị làm bài kiểm tra Phần A - Đọc: - GV nêu YC của BT 1 (Nối từ ngữ với hình), hướng dẫn cách làm bài: HS đọc thầm từng từ ngữ, nối từng từ ngữ với hình tương ứng. - GV nêu YC của BT 2 (SGK: Đọc thầm truyện Thần ru ngủ; làm BT lựa chọn ý trả lời đúng (a hay b?). Dành khoảng 10 phút hướng dẫn HS đọc từng câu, cả bài). Phần B - Viết - GV nêu YC của BT 1 (Điền chữ: c hoặc k), nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để điền đúng chữ c hoặc k vào chỗ trống. - GV viết lên bảng phụ (có dòng kẻ ô li) câu văn cần tập chép; nêu YC của BT 2; nhắc HS cần chép lại câu văn đúng chính tả, đúng kiểu chữ, cỡ chữ. 3. HS làm bài vào VBT hoặc làm bài trên phiếu (GV phát cho). 4. GV chữa bài của HS, nêu nhận xét chung. 5. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ kiểm tra thử. Khích lệ HS cần làm tốt, đạt kết quả tốt trong 2 tiết kiểm tra chính thức. Thứ Sáu ngày 15 tháng 01 năm 2021 TOÁN ÔN TẬP ( Cô Yến dạy) TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU, VIẾT ( T11-12) (Bài kiểm tra) (2 tiết) - GV tham khảo cách ra BT trong Bài luyện tập Đọc hiểu, viết (SGK) để ra đề kiểm tra cho HS. - GV photo đề bài, phát đề cho từng HS. Chú ý: Cần có dòng chấm chấm hoặc dòng kẻ ô li dưới câu văn cần tập chép, giúp HS chép câu thẳng hàng. - GV chỉ giải thích đề, hướng dẫn khi có HS thắc mắc vì chưa hiểu đề. - HS làm bài kiểm tra. - Cuối giờ, GV thu bài, chấm bài. * Để ra đề kiểm tra đọc hiểu không bị lạc vần, GV có thể chọn ngữ liệu trong phạm vi 10 truyện đầu tiên của sách Truyện đọc lớp 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT LỚP TẬP CHƠI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Tham gia các trò chơi dân gian do lớp tổ chức. - Tích cực, hồ hởi chơi các trò chơi dân gian. II. GỢI Ý TIẾN HÀNH: - GV hướng dẫn các HS chia sẻ theo tổ, nhóm với một số nội dung: + Em hãy kể tên một vài trò chơi dân gian mà em biết. + Ở quê mình các em thường chơi các trò chơi dân gian nào? + Em hãy nêu cách chơi một trò chơi dân gian mà em biết. - Tập chơi trò chơi dân gian: + GV giới thiệu cách chơi, luật chơi các trò chơi: Lặc lò cò, Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê. + GV chia lớp thành một vài nhóm. + Các nhóm thực hành luân phiên chơi các trò chơi dân gian. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CÓ THỂ THỰC HIỆN TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP Trò chơi Lặc lò cò 1. Mục đích Trò chơi giúp HS rèn luyện, tăng cường sức khỏe, sức bật và khả năng cân bằng cơ thể khi di chuyển. 2. Chuẩn bị - Số người tham gia: 10 đến 12 người; - Chọn sân bãi rộng, bằng phẳng, đảm bảo an toàn. Trên sân kẻ 2 vạch cách nhau khoảng 10m; - Học thuộc bài đồng dao Lặc lò cò: Lặc lò cò Mò cuốc cuốc Có chân trước Cuốc chân vàng Sang đây chơi Ngồi đây hát Mỏ dính cát Thì xuống sông Bùn dính lông Thì đi rửa Chân giẫm lúa Thì phải treo Cù kheo à ập. 3. Cách chơi và luật chơi a. Cách chơi - Mỗi đội chơi gồm 5 đến 6 em, cân sức từng đội một. Hai đội xếp hàng ngang đứ
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi_t.doc