Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang

TOÁN

Bài 29: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1O (T2)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, ti vi.

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

- Trò chơi bắn tên: Nêu các phép tính trừ trong phạm vi 6

- Lớp trưởng điều hành

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

 

doc25 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết được 1 số tình huống nguy hiểm, nêu cách phòng tránh để đảm bảo an toàn trên đường.
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong 1 số tình huống giao thông.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát các hình ở trang 58, 59 (SGK) để trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn đến trường bằng những phương tiện gì?
+ Theo em, những người nào có hành động không đảm bảo an toàn? Vì sao? 
+ Em khuyên 1 số bạn HS có hành động không đảm bảo an toàn điều gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời.
	Gợi ý: Hình 1 trang 58: Hai bạn HS thò tay và đầu ra ngoài cửa xe ô tô; 1 bạn HS ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm. Hình 2 trang 59: 2 HS đi ra giữa đường; Hình 3 trang 59: 1 HS đứng trên thuyền, 1 HS thò tay nghịch nước.
- HS có thể làm câu 1 Bài 9 (VBT) 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế 
	* Mục tiêu
- Đưa ra được những lưu ý khi đi trên đường để đảm bảo an toàn
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- Mỗi HS nêu ít nhất 1 lưu ý khi đi trên đường để đảm bảo an toàn. 
- Thảo luận nhóm và tổng hợp ý kiến của các thành viên.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời.
	Gợi ý: Nêu những lưu ý khi đi bộ hoặc đi trên phương tiện giao thông phù hợp với ngữ cảnh địa phương.
	IV. Cũng cố: 
	Dặn học sinh về nhà thực hiện
 Thứ Tư ngày 08 tháng 12 năm 2020
 Đạo đức
BÀI 6: EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH ( T3)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường. 
- Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình. 
- Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi.
- Sách giáo khoa Đạo đức 1. 
– Một số đạo cụ để đóng vai. 
- Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác,...
- Mẫu “Giỏ việc tốt”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
VẬN DỤNG
Vận dụng trong giờ học: 
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.
 - HS thảo luận để phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành,... chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp. Vận dụng sau giờ học: 
- GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường. 
- HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Cùng bạn chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp. 
+ Hằng ngày, tự giác làm việc của mình ở nhà và ở trường học tập, trực nhật lớp; làm việc nhà phù hợp với khả năng. 
+ Nhắc nhở bạn tự giác làm việc của mình. 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách: Thả chiếc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”. 
- GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ.
2. Liên hệ :
- Hs thực hành quét nhà, lau bảng, nhặt lá
- Thi đua giữa các nhóm.
- Gv theo dõi nhận xét.
3.Tổng kết bài học 
- GV gọi 1 -2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? 
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Em hãy tự làm những việc của mình trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, không nên ỷ lại vào người khác. Khi tự giác làm việc của mình, em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. 
- GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 33.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực.
TOÁN
Bài 29: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1O (T2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động
- Trò chơi bắn tên: Nêu các phép tính trừ trong phạm vi 6
- Lớp trưởng điều hành
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn hoặc thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
- Đổi vở, đặt và trả lời câu hởi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện.
- GV có thể nêu ra một vài phép tính để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố bạn tìm kết quả phép tính.
Bài 2
- HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
- Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện.
Lưu ý: Ở bài này, HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau có thể nhẩm, có thể dùng thanh chấm tròn, que tính, ngón tay,...), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Có 9 mảnh gỗ cần sơn. Đã sơn được 7 mảnh. Hỏi còn lại mấy mảnh gỗ chưa sơn? Phép tính tương ứng là: 9 - 7 = 2.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
C. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong chạm vi 10.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì? HS có thể xem lại bức tranh khởi động trong sách (hoặc trên bảng) nêu phép trừ tưong úng.
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
TIÊNG VIỆT
BÀI 66: yên - yêt
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần yên, yêt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần yên, yêt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần yên, vần yêt. 
- Hiểu và ghi nhớ quy tắc viết các vần yên, yêt. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Nam Yết của em. 
- Viết đúng các vần yên, yêt, các tiếng yên (ngựa), yết (kiến) (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu cỡ to ghi quy tắc viết vần yên, yêt. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS đọc bài 66 ( trang chẵn)
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Ở bài 65, các em đã học vần iên, vần iêt. Ở bài này, các em cũng học vần iên, vần iêt nhưng âm i được thể hiện bằng chữ y dài: yên, yêt.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
TIẾT 2
3.4. Tập đọc (BT 4)
a) GV giới thiệu bài đọc về đảo Nam Yết: Chỉ trên bản đồ quần đảo Trường Sa, đảo Nam Yết. Nam Yết là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
b) GV vừa chỉ từng ảnh vừa đọc mẫu.
c) HS luyện đọc từ ngữ: Nam Yết, giữa biển, nét chấm, làm chủ, đèn biển, chiến sĩ, bộ phận cơ thể. GV giải nghĩa: bộ phận cơ thể – một phần của cơ thể, nói cách khác, Nam Yết là một phần của Tổ quốc Việt Nam.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài gồm 5 tấm ảnh, 5 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc từng đoạn, cả bài . 
- Từng cặp HS nhìn SGK, luyện đọc trước khi thi. 
- Từng cặp, tổ thi đọc tiếp nối 5 câu dưới 5 tranh. 
- Từng cặp, tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC: Mỗi HS nói điều mình biết về đảo Nam Yết qua 1 tấm ảnh. 
- 1 HS làm mẫu với ảnh 1. 
- Mỗi HS chọn 1 ảnh, nói điều mình biết về đảo Nam Yết qua ảnh đó. VD:
+ Ảnh 2: Từ xưa, Việt Nam đã làm chủ Nam Yết. / Ảnh cột mốc chủ quyền trên đảo Nam Yết.
+ Ảnh 3: Đây là đèn biển ở Nam Yết. / Nam Yết có nhà cửa, có đèn biển.
+ Ảnh 4: Chiến sĩ trồng rau ở Nam Yết. / Các chú bộ đội sống ở Nam Yết như nhà.
+ Ảnh 5: Các chú bộ đội nắm chắc tay súng bảo vệ đảo Nam Yết. / Nam Yết là bộ phận của Tổ quốc Việt Nam.
GV: Bài đọc giúp các em biết về đảo Nam Yết của nước ta và về cuộc sống của các chú bộ đội bảo vệ đảo Nam Yết.
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay con học vần gì?
- Tìm một số từ có vần yên/ yêt.
- Chia sẻ với người thân về đảo Nam Yết.
TIÊNG VIỆT
 BÀI 67: on- ot
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần on, ot; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần on, ot. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần on, vần ot. 
- Đọc đúng bài Tập đọc Mẹ con cá rô (1). 
- Biết nói lời xin phép. 
- Viết đúng các vần on, ot, các tiếng (mẹ) con, (chim) hót (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Thẻ để HS viết phương án chọn (BT đọc hiểu). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Nam Yết của em (bài 66). HS 3 trả lời câu hỏi: Nói điều em biết về đảo Nam Yết qua 1 tấm ảnh.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần on, vần ot. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần on 
- HS đọc: o - nờ - on / Phân tích vẫn on. / Đánh vần và đọc: o - nờ - on / on.
- HS nói: mẹ con / con. - Phân tích tiếng con. / Đánh vần, đọc: cờ - on - con / con. / Đánh vần, đọc trơn: o - nờ - on / cờ - on - con / mẹ con.
2.2. Dạy vần ot (như vần on) 
- Đánh vần, đọc trơn: o - tờ - ot / hờ - ot - hot - sắc - hót / chim hót. 
- Củng cố: HS nói 2 vần mới học: on, ot, 2 tiếng mới học: con, hót.
3. Luyện tập. 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mọi hình) 
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ: nón lá, quả nhót, rót trà,... 
- HS làm bài trong VBT; nói kết quả. GV nối trên bảng từng hình ảnh với từ ngữ. 
- GV chỉ từng hình, cả lớp: 1) rót trà, 2) nón lá, 3) sọt cá,... 
3.2. Tập viết (bảng con – BT 4) 
a) GV viết mẫu, giới thiệu 
- Vần on: viết o trước, n sau. Các con chữ đều cao 2 li. Chú ý nối nét giữa o và n. 
- Vần ot: viết o trước, t sau. Viết o rồi rê bút nối sang t. 
- con: viết c trước, vần on sau. 
- hót: viết h (cao 5 li) rồi viết vần ot, dấu sắc đặt trên o. 
b) HS viết: on, ot (2 lần). Sau đó viết: (mẹ) con, (chim) hót.
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay con học vần gì?
- GV nhận xét.
 Thứ Năm ngày 10 tháng 12 năm 2020
 TIẾNG VIỆT
BÀI 67: on - ot
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần on, ot; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần on, ot. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần on, vần ot. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Mẹ con cá rô (1). 
- Biết nói lời xin phép. 
- Viết đúng các vần on, ot, các tiếng (mẹ) con, (chim) hót (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Thẻ để HS viết phương án chọn (BT đọc hiểu). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Nam Yết của em (bài 66). HS 3 trả lời câu hỏi: Nói điều em biết về đảo Nam Yết qua 1 tấm ảnh.
B. DẠY BÀI MỚI 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình, giới thiệu: Bức tranh vẽ cảnh cá rô mẹ đang nói gì đó với rô con. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện của mẹ con cá rô (phần 1).
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: cá rô, kiếm ăn, dặn con, liền, tót ra ngõ, lên bờ, cá cờ can. GV giải nghĩa từ: tót (di chuyển, chạy rất nhanh); can (khuyên ngăn đừng làm).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (9 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng cầu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (có thể nhìn SGK). Chia bài làm 2 đoạn: 3 câu / 6 câu. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- BT a: GV nêu YC; chỉ từng ý cho cả lớp đọc.
+ HS đánh dấu chọn ý đúng trên VBT hoặc viết ý đúng lên thẻ (ý thứ nhất hoặc ý thứ hai).
+ GV: Ý nào đúng? Cả lớp: Ý đúng: Rô mẹ vừa đi - Rô con đã rủ cả cờ lên bờ 
+ GV: Ý nào sai? Cả lớp: Ý sai: Rô mẹ vừa đi - Cá cờ đã rủ rô con đi xa.
- BT b: 
+ GV nêu YC của BT (Lẽ ra trước khi đi chơi, rô con phải xin phép mẹ thế nào?). HS phát biểu tự do. VD: Mẹ ơi, con xin phép mẹ ra bờ hồ chơi nhé. / Con xin phép mẹ lên bờ xem ở đó có gì lạ, mẹ nhé!...
+ GV nhận xét lời xin phép của HS (lễ phép, thật thà); nêu câu hỏi: Nếu rô mẹ biết rô con định lên bờ chơi thì rô mẹ sẽ làm gì? HS phát biểu. GV kết luận:
Nếu rô mẹ biết con định lên bờ chơi thì chắc chắn rô mẹ sẽ ngăn cản con, giải thích cho con hiểu làm việc đó sẽ nguy hiểm thế nào và đã không xảy ra sự việc rô con suýt mất mạng.
+GV: Bài đọc cho em biết gì về tính cách của rô con? (Rô con không nghe lời mẹ. / Rô con không nghe lời bạn. / Rô con bướng bỉnh, tự cho là mình hiểu biết).
* Củng cố: HS đọc lại bài 67; đọc 8 vần vừa học trong tuần (chân trang 122). 
- Làm VBT
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng mình học vần gì? Tìm tiếng chứa vần on, ot.
- Đọc lại 1 số tiếng GV chỉ bất kỳ.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 66, 67)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng yên, yêt, on, ot, yên ngựa, yết kiến, mẹ con, chim hót - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng vừa học.
b) Tập viết: yên, yên ngựa, yêt, yết kiến. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết vần yên, yêt, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn: 
+ Vần yên: chữ y cao 5 li. Vần yêt: chữ t cao 3 li. 
+ yên ngựa: g cao 5 li, dấu nặng dưới ư. / yết kiến, dấu sắc đặt trên ê. 
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Viết: on, mẹ con, ot, chim hót (như mục b). 
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những bạn viết cẩn thận, tích cực
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 9: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG
( TIẾT2) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được 1 số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường. 
- Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống để đảm bảo an toàn trên đường.
- Nói được tên và ý nghĩa của 1 số biển báo và tín hiệu đèn giao thông. 
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong 1 số tình huống giao thông.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong 1 số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông, 
- Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: Đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Các tấm bìa có hình tròn ( màu xanh, đỏ). 
- Phiếu tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
Cả lớp hát bài: An toàn giao thông 
	GV dẫn dắt vào bài học: Để đảm bảo an toàn trên đường đi học, cũng như an toàn trên đường, chúng ta cần thực hiện những quy định gì, bài học hôm nay cả lớp cùng tìm hiểu.
2. Một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu biển báo và đèn tín hiệu giao thông
	* Mục tiêu
- Nói được tên và ý nghĩa của 1 số biển báo và tín hiệu đèn giao thông
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về biển báo và đèn tín hiệu giao thông.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 6
- HS quan sát các hình ở trang 60, 61 trong SGK để trả lời các câu hỏi: 
+ Có những biển báo và đèn tín hiệu giao thông nào? 
+ Khi gặp những biển báo và đèn tín hiệu giao thông đó, em phải làm gì? 
+ Ngoài những biển báo đó, khi đi trên đường em nhìn thấy những biển báo nào? Chúng cho em biết điều gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. ( Mỗi nhóm trình bày 1 câu)
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV bình luận và hoàn thiện các câu trả lời. 
	Gợi ý : Biển báo trong hình: Cấm đi ngược chiều, cấm người đi bộ, cấm xe đạp, đường người đi bộ sang ngang. Đèn tín hiệu giao thông chính 3 màu: xanh, vàng , đỏ và đèn tín hiệu 2 màu điều khiển giao thông đối với người đi bộ. Ngoài các biển báo như trong hình, có thể nhìn thấy biển đá lở ( chủ yếu ở vùng núi), biển bến phà, nhiều nơi có biển giao nhau với đường sắt không có rào chắn,  
- HS có thể làm câu 2 Bài 9 (VBT) 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi “ Đố bạn biết: Đèn tín hiệu giao thông “ nói” gì?”
	* Mục tiêu
- Nhớ được ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông.
- Phát triển kỹ năng lắng nghe và phản ứng nhanh. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi
- Mỗi HS nắm 2 tay và khoanh tay trước ngực. 
- Khi GV nói đèn xanh hoặc giơ tấm bìa tròn màu xanh, 2 nắm tay của HS chuyển động trước ngực, khi GV nói đèn đỏ hoặc giơ tấm bìa tròn màu đỏ, 2 nắm tay của HS phải dừng lại. 
Bước 2: Tổ chức chơi trò chơi
- GV gọi 2 HS lên quan sát xem bạn nào thực hiện đúng/ không đúng theo hiệu lệnh của GV. 
- Bạn nào làm sai thì sẽ nhắc lại ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông. 
Bước 3: Nhận xét và đánh giá
- Dãy bàn nào có ít số HS làm sai nhất – được khen thưởng.
- GV mở rộng thông tin cho HS: tín hiệu đèn xanh cho phép người và xe đi. Tín hiệu đèn vàng: cảnh báo cho sự luân chuyển tín hiệu, báo hiệu người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trên đường giảm tốc độ và phải dừng lại trước vạch sơn “ Dừng lại” theo quy định. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn thì phải nhanh chóng vượt qua khỏi giao lộ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác. Tín hiệu đèn đỏ: Dừng lại.
- HS có thể làm câu 3 của Bài 9 (VBT) 
	 Thứ Sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020
 TOÁN
 Bài 30 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng làm tính trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YỂU
A. Hoạt động khởi động
HS thực hiện các hoạt động sau:
- Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập phép trừ trong phạm vi 10.
- Chia sẻ: Cách thực hiện phép trừ của mình; Để có thể tính nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
Cá nhân HS làm bài 1:
+ Quan sát các thẻ chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài.
+ Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? .
- HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng.
Bài 2
- Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
- Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện.
Lưu ý: GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.
Bài 3
- Cá nhân HS tự làm bài 3:
a) Thực hiện các phép tính trừ để tìm kết quả, từ đó chỉ ra các phép tính sai. Cụ thể, các phép tính sai là: 10-5 = 4; 10 – 4 = 7; 7 – 2 = 9.
b) Sửa các phép tính sai cho đúng: 10-5 = 5; 10 – 4 = 6; 7 – 2 = 5.
- HS thảo luận với bạn về cách làm bài rồi chia sẻ trước lóp.
Bài 4
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: a) Có 7 chiếc mũ bảo hiểm. Các bạn lấy ra 2 chiếc để đội. Còn lại mấy chiếc mũ bảo hiểm trên bàn? Thực hiện phép trừ 7 – 2 = 5. Còn 5 chiếc mũ bảo hiểm trên bàn. Vậy phép tính thích hợp là 7 – 2 = 5.
- HS làm tương tự với hai trường hợp b), c).
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
C. Hoạt động vận dụng
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.
D. Củng cố, dặn dò
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
	TIẾNG VIỆT
BÀI 68: KỂ CHUYỆN
MÂY ĐEN VÀ MÂY TRẮNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Không nên đánh giá người khác chỉ ở vẻ ngoài. Giá trị của mỗi người là ở những gì họ làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- GV chỉ 3 tranh đầu minh hoạ câu chuyện Sư tử và chuột nhặt (bài 62), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. Thực hiện tương tự với 3 tranh cuối và HS 2. HS 3 trả lời câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiệu đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc