Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

 TIẾNG VIỆT

on ot

(tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết các vần on, ot; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần on, ot.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần on, vần ot.

- Đọc đúng Tập đọc Mẹ con cá rô (1).

- Biết nói lời xin phép.

- Viết đúng các vần on, ot, các tiếng (mẹ) con, (chim) hót (trên bảng con).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu

- Thẻ để HS viết phương án chọn (BT đọc hiểu).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 13 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôm nay, các em biết thêm được điều gì? HS có thể xem lại bức tranh khởi động trong sách (hoặc trên bảng) nêu phép trừ tưong úng.
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đon giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ trong phạm vi 10, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
 Thứ Tư ngày 02 tháng 12 năm 2020
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 9: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG
( TIẾT1) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được 1 số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường. 
- Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống để đảm bảo an toàn trên đường.
- Nói được tên và ý nghĩa của 1 số biển báo và tín hiệu đèn giao thông. 
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong 1 số tình huống giao thông.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong 1 số tình huống giao thông, về biển báo và đèn tín hiệu giao thông, 
- Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: Đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Các tấm bìa có hình tròn ( màu xanh, đỏ). 
- Phiếu tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS trả lời câu hỏi của GV:
+ Nhà em ở gần trường hay xa trường?
+ Em thường đến trường bằng phương tiện gì?
- Một số HS trả lời câu hỏi
	GV dẫn dắt vào bài học: Để đảm bảo an toàn trên đường đi học, cũng như an toàn trên đường, chúng ta cần thực hiện những quy định gì, bài học hôm nay cả lớp cùng tìm hiểu.
1. Trên đường đến trường
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Phát hiện tình huống giao thông nguy hiểm
	* Mục tiêu
- Nhận biết được 1 số tình huống nguy hiểm, nêu cách phòng tránh để đảm bảo an toàn trên đường.
- Biết cách quan sát, đặt câu hỏi, trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân, cách phòng tránh nguy hiểm trong 1 số tình huống giao thông.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát các hình ở trang 58, 59 (SGK) để trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn đến trường bằng những phương tiện gì?
+ Theo em, những người nào có hành động không đảm bảo an toàn? Vì sao? 
+ Em khuyên 1 số bạn HS có hành động không đảm bảo an toàn điều gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời.
	Gợi ý: Hình 1 trang 58: Hai bạn HS thò tay và đầu ra ngoài cửa xe ô tô; 1 bạn HS ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm. Hình 2 trang 59: 2 HS đi ra giữa đường; Hình 3 trang 59: 1 HS đứng trên thuyền, 1 HS thò tay nghịch nước.
- HS có thể làm câu 1 Bài 9 (VBT) 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế 
	* Mục tiêu
- Đưa ra được những lưu ý khi đi trên đường để đảm bảo an toàn
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- Mỗi HS nêu ít nhất 1 lưu ý khi đi trên đường để đảm bảo an toàn. 
- Thảo luận nhóm và tổng hợp ý kiến của các thành viên.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời.
	Gợi ý: Nêu những lưu ý khi đi bộ hoặc đi trên phương tiện giao thông phù hợp với ngữ cảnh địa phương.
	IV. Cũng cố: 
	Dặn học sinh về nhà thực hiện
TOÁN
Bài 29
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1O( t2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
C. Hoạt động thực hành, luyện tập (15’)
Bài 3
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Có 9 mảnh gỗ cần sơn. Đã sơn được 7 mảnh. Hỏi còn lại mấy mảnh gỗ chưa sơn? Phép tính tương ứng là: 9 - 7 = 2.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
D. Hoạt động vận dụng (15’)
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong chạm vi 10.
E. Củng cố, dặn dò (5’)
- Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì? HS có thể xem lại bức tranh khởi động trong sách (hoặc trên bảng) nêu phép trừ tưong úng.
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đon giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ trong phạm vi 10, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
TIÊNG VIỆT
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 66, 67)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng yên, yêt, on, ot, yên ngựa, yết kiến, mẹ con, chim hót - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Giới thiệu bài: (5’)
GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập (33’)
a) Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng vừa học.
b) Tập viết: yên, yên ngựa, yêt, yết kiến. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết vần yên, yêt, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn: 
+ Vần yên: chữ y cao 5 li. Vần yêt: chữ t cao 3 li. 
+ yên ngựa: g cao 5 li, dấu nặng dưới ư. / yết kiến, dấu sắc đặt trên ê. 
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Viết: on, mẹ con, ot, chim hót (như mục b). 
3. Củng cố, dặn dò:(5’)
- Tuyên dương những bạn viết cẩn thận, tích cực
TIÊNG VIỆT
BÀI 66
yên yêt
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần yên, yêt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần yên, yêt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần yên, vần yêt. 
- Hiểu và ghi nhớ quy tắc viết các vần yên, yêt. 
- Đọc đúngTập đọc Nam Yết của em. 
- Viết đúng các vần yên, yêt, các tiếng yên (ngựa), yết (kiến) (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu cỡ to ghi quy tắc viết vần yên, yêt. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ(5’)
- 2 HS đọc bài Tiết tập viết (bài 65). 
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: (5’)
Ở bài 65, các em đã học vần iên, vần iêt. Ở bài này, các em cũng học vần iên, vần iêt nhưng âm i được thể hiện bằng chữ y dài: yên, yêt.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) (10’)
2.1. Dạy vần yên 
- GV giới thiệu cái yên ngựa. Đọc: yên. HS đọc: yên. 
- Phân tích vần yên: gồm âm yê + n. Đánh vần, đọc: yê - nờ - yên / yên. 
- Đọc trơn: yê - nờ - yên / yên ngựa. 
2.2. Dạy vần yêt (như vần yên) 
- GV giải thích: Nam Yết là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Hòn đảo hình bầu dục, dài khoảng 650 mét, rộng 200 mét. Quanh đảo có bờ kè bằng bê tông chắn sóng kiên cố. Đảo không có nước, nhưng nhờ sự lao động chăm chỉ, cần cù của các chú bộ đội, đảo được phủ một màu xanh rất đẹp. Loài cây nhiều nhất ở đảo là dừa. Dừa mọc thành rừng trên đảo.
- HS đánh vần, đọc trơn: yê - tờ - yêt - sắc - yết / Nam Yết. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: yên, yêt, 2 tiếng mới học: yên, yết. 
3. Luyện tập (10’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm tiếng có vần yên, tiếng có vần yêt)
- HS đọc từng từ ngữ: yên xe, niêm yết,... GV giải nghĩa, yêu cầu HS tìm hình tương ứng: yên xe (vật làm bằng da, có khung sắt dùng làm chỗ ngồi trên xe đạp, xe gắn máy), niêm yết (dán thông báo cho tất cả mọi người biết), chim yến (loài chim thường làm tổ trên vách đá), yết kiến (gặp người bề trên với tư cách là khách: Viên quan yết kiến nhà vua).
- PP HS tìm tiếng có vần yên, vần yêt; báo cáo kết quả / Cả lớp đồng thanh: Tiếng yên (xe) có vần yên. Tiếng (niêm) yết có vần yêt,... 
3.2. Ghi nhớ (quy tắc chính tả)
- GV chỉ bảng quy tắc: Bảng này giúp các em biết khi nào vần iên, vần iêt được viết bằng chữ i ngắn; khi nào vần iên, iêt được viết bằng y dài.
*Vần iên được viết là iên (i ngắn) khi có âm đầu đứng trước. VD: tiên (âm đầu t+ vần iên). HS tìm thêm 3 – 4 tiếng có vần iên. VD: biển, điện, miến, kiến, miến, tiên,...
Tương tự, vần iêt được viết là iêt ( i ngắn) khi có âm đầu đứng trước. VD: biết (b + iêt + dấu thanh). HS tìm thêm vài tiếng có vần iêt. VD: viết, (thân) thiết, nước chảy) xiết, siết (chặt)...
+ Vần iên được viết là yên (y) khi không có âm đầu đứng trước. VD: yến (0 + yến). Tương tự với yêt. VD: yết (0 + yết). GV: Có rất ít tiếng có vần yên, yêt.
- GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để viết đúng các vần iên, iêt. 
3.3. Tập viết (bảng con - BT 5) (5’)
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu 
- Vần yên: viết yê trước, n sau. Chú ý nối nét từ y sang ê, từ ê sang n. 
- Vần yêt: viết yê trước, t sau. Chú ý nối nét y - ê - t. 
- Từ yên ngựa: viết yên trước, ngựa sau. 
- Từ yết kiến: viết yết trước, kiến sau, dấu sắc đặt trên ê. 
b) HS viết bảng con: yên, yêt (2 lần). Sau đó viết: yên (ngựa), yết (kiến).
 Thứ Năm ngày 10 tháng 12 năm 2020
 Đạo đức
BÀI 6: EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH ( T3)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường. 
- Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình. 
- Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- Sách giáo khoa Đạo đức 1. – Một số đạo cụ để đóng vai. 
- Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác,...
- Mẫu “Giỏ việc tốt”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG (5’)
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn hành động, đoán việc làm”. 
- Cách chơi: 
+ HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mỗi đội 5 HS). Những HS còn lại
làm cổ động viên. 
+ Lần lượt mỗi thành viên của hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực
hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,...). Đội kia quan sát và đoán
đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng. 
- Luật chơi:
+ Mỗi lần đoán đúng một hành động, việc làm được 1 điểm. 
+ Đội sau không được lặp lại hành động mà đội trước đã thực hiện,
+ Đội nào có tổng số điểm cao hơn, đội đó chiến thắng. 
- HS thực hiện trò chơi. 
- GV nhận xét và giới thiệu bài mới.
KHÁM PHÁ ( 7’)
Hoạt động 2: Tự liên hệ 
* Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã tự giác làm ở nhà và ở trường. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi các câu hỏi: 
1) Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm. 
2) Em cảm thấy như thế nào khi tự giác làm việc của mình? 
- HS thực hiện nhiệm vụ. 
- GV mời một số em lên chia sẻ trước lớp.
- GV tuyên dương, động viên các bạn đã tự giác làm được nhiều việc ở nhà và trường.
 Hoạt động 3: Thực hành (10’)
* Mục tiêu: HS thực hiện được một số việc làm để lớp học sạch, đẹp. 
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: sắp xếp bàn ghế, lau bảng, sắp xếp khu vực tủ sách của lớp. 
- HS thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công.
- GV hướng dẫn HS bình chọn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
Lưu ý: 
Không gian của từng lớp học có thể khác nhau nên GV dựa vào thực tế không gian của lớp mình để tổ chức cho HS thực hành các công việc tại lớp cho linh hoạt, phù hợp. 
- Trong quá trình HS thực hiện, GV luôn quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các
thao tác, hành động của các em cho đúng và đảm bảo vệ sinh cá nhân.
VẬN DỤNG (8’)
Vận dụng trong giờ học: 
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp.
 - HS thảo luận để phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành,... chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp. Vận dụng sau giờ học: 
- GV yêu cầu học sinh thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường. 
- HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Cùng bạn chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp. 
+ Hằng ngày, tự giác làm việc của mình ở nhà và ở trường học tập, trực nhật lớp; làm việc nhà phù hợp với khả năng. 
+ Nhắc nhở bạn tự giác làm việc của mình. 
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bằng cách: Thả chiếc lá hoặc cánh hoa vào “Giỏ việc tốt”. 
- GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại các nhiệm vụ.
Tổng kết bài học (5’)
- GV gọi 1 -2 HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? 
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Em hãy tự làm những việc của mình trong học tập và sinh hoạt hằng ngày, không nên ỷ lại vào người khác. Khi tự giác làm việc của mình, em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. 
- GV hướng dẫn HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 33.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực.
 TIẾNG VIỆT
on ot
(tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần on, ot; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần on, ot. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần on, vần ot. 
- Đọc đúng Tập đọc Mẹ con cá rô (1). 
- Biết nói lời xin phép. 
- Viết đúng các vần on, ot, các tiếng (mẹ) con, (chim) hót (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Thẻ để HS viết phương án chọn (BT đọc hiểu). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)( 30’)
a) GV chỉ hình, giới thiệu: Bức tranh vẽ cảnh cá rô mẹ đang nói gì đó với rô con. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện của mẹ con cá rô (phần 1).
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: cá rô, kiếm ăn, dặn con, liền, tót ra ngõ, lên bờ, cá cờ can. GV giải nghĩa từ: tót (di chuyển, chạy rất nhanh); can (khuyên ngăn đừng làm).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (9 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng cầu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (có thể nhìn SGK). Chia bài làm 2 đoạn: 3 câu / 6 câu. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- BT a: GV nêu YC; chỉ từng ý cho cả lớp đọc.
+ HS đánh dấu chọn ý đúng trên VBT hoặc viết ý đúng lên thẻ (ý thứ nhất hoặc ý thứ hai).
+ GV: Ý nào đúng? Cả lớp: Ý đúng: Rô mẹ vừa đi - Rô con đã rủ cả cờ lên bờ 
+ GV: Ý nào sai? Cả lớp: Ý sai: Rô mẹ vừa đi - Cá cờ đã rủ rô con đi xa.
- BT b: 
+ GV nêu YC của BT (Lẽ ra trước khi đi chơi, rô con phải xin phép mẹ thế nào?). HS phát biểu tự do. VD: Mẹ ơi, con xin phép mẹ ra bờ hồ chơi nhé. / Con xin phép mẹ lên bờ xem ở đó có gì lạ, mẹ nhé!...
+ GV nhận xét lời xin phép của HS (lễ phép, thật thà); nêu câu hỏi: Nếu rô mẹ biết rô con định lên bờ chơi thì rô mẹ sẽ làm gì? HS phát biểu. GV kết luận:
Nếu rô mẹ biết con định lên bờ chơi thì chắc chắn rô mẹ sẽ ngăn cản con, giải thích cho con hiểu làm việc đó sẽ nguy hiểm thế nào và đã không xảy ra sự việc rô con suýt mất mạng.
+GV: Bài đọc cho em biết gì về tính cách của rô con? (Rô con không nghe lời mẹ. / Rô con không nghe lời bạn. / Rô con bướng bỉnh, tự cho là mình hiểu biết).
* Củng cố: HS đọc lại bài 67; đọc 8 vần vừa học trong tuần (chân trang 122). 
4. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Hôm nay chúng mình học vần gì? Tìm tiếng chứa vần on, ot.
- Đọc lại 1 số tiếng GV chỉ bất kỳ.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 60, 61)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng en, et, ên, êt, xe ben, vẹt, tên lửa, tết - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu chữ ( máy chiếu).
- Bảng phụ (có dòng ô li) viết vần, tiếng cần luyện. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Giới thiệu bài: (5’)
GV nêu mục tiêu của bài học. 
Luyện tập (30’)
a) Cả lớp đọc: en, xe ben, et, vẹt, ên, tên lửa, êt, tết. 
b) Tập viết: en, xe ben, et, vẹt. 
- 1 HS đọc, nói cách viết các vần en, et.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Nhắc HS chú ý độ cao các con chữ (vần en: các con chữ cao 2 li, vần et: chữ t cao 3 li); cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (vẹt).
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một: en, xe ben, et, vẹt. 
c) Tập viết: ên, tên lửa, êt, tết (như mục b). 
3. Củng cố, dặn dò:(5’)
- Chỉ tiếng bất kỳ trên bảng cho HS đọc.
- Tuyên dương những HS tích cực.
	 Thứ Sáu ngày 11 tháng 12 năm 2020
 TOÁN
 Bài 28 : LUYỆN TẬP
 ( Cô Yến dạy)
TIẾNG VIỆT
MÂY ĐEN VÀ MÂY TRẮNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Không nên đánh giá người khác chỉ ở vẻ ngoài. Giá trị của mỗi người là ở những gì họ làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5’)
- GV chỉ 3 tranh đầu minh hoạ câu chuyện Sư tử và chuột nhặt (bài 62), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. Thực hiện tương tự với 3 tranh cuối và HS 2. HS 3 trả lời câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiệu điều gì?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)(5’)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh, giới thiệu câu chuyện Mây đen và mây trắng. Mây đen là những đám mây thường thấy khi trời sắp mưa, khi sắp có dông, bão. Mây trắng là những đám mây thường thấy vào những ngày nắng ráo, đẹp trời. Mây đen xấu xí nhưng giúp ích cho con người. Các em hãy xem tranh trong khoảng 1 phút, thử đoán xem chuyện gì đã xảy ra giữa mây đen và mây trắng. HS nói điều mình đoán. (VD: Mây đen khóc. Nước mắt làm ra mưa. Mưa làm cây cỏ tươi tốt. Mây trắng xinh đẹp, bay nhởn nhơ). (Lướt nhanh).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện Mây đen và mây trắng giúp các em hiểu một điều rất quan trọng khi đánh giá những người xung quanh. Điều đó là gì, các em hãy lắng nghe. .
2. Khám phá và luyện tập:(20’)
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Đoạn 1: giọng kể khoan thai; gây ấn tượng với những từ ngữ miêu tả vẻ yểu điệu của mây trắng, lời mây trắng chê bai mây đen. Đoạn 2 (mây đen suy nghĩ, tìm cách giúp các bác nông dân): giọng kể chậm, trầm lắng. Đoạn 3: bất ngờ khi mây đen oà khóc; vui khi những giọt nước mắt của mây đen tưới mát cho đất đai đang khô hạn. Đoạn 4: giọng nhanh, vui khi những cánh đồng gặp mưa reo vui, cỏ cây, hoa lá bừng tỉnh. Đoạn 5 (mây trắng ân hận, xấu hổ): giọng chậm, trầm lắng.
Mây đen và mây trắng
(1) Dải mây trắng yểu điệu lượn gần tới đám mây đen xấu xí. Nó bĩu môi: 
- Nhọ nhẻm nhọ nhem thế mà cũng gọi là mây. Thật xấu hổ!
Rồi cùng với làn gió nhẹ, mây trắng nhởn nhơ dạo chơi trên những cánh đồng khô héo.
(2) Mây đen nghe mây trắng dè bỉu thì chả nói gì. Nó còn mải nhìn xuống cánh đồng hạn hán và suy nghĩ: Phải làm gì để giúp các bác nông dân.
(3) Mây đen cố chịu đựng cái nóng dữ dội của ngày hè. Mỗi lúc, nó thêm xạm đen lại, xấu xí hơn. Vì thương các bác nông dân, thương cánh đồng đang khát nước dưới kia, mây đen bỗng oà khóc. Những giọt nước mắt mát rượi của nó thấm vào lòng đất mẹ.
(4) Những cánh đồng reo vui, cỏ cây, hoa lá bừng tỉnh. Tất cả đều cảm ơn đám mây đen, cảm ơn cơn mưa tốt bụng.
(5) Bấy giờ, mây trắng mải chơi và kiêu kì chợt thấy xấu hổ quá. Nó muốn nói lời xin lỗi mây đen, nhưng đã muộn rồi.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Mây trắng nói gì với mây đen? (Mây trắng dè bỉu mây đen: “Nhọ nhẻm nhọ nhem thế mà cũng gọi là mây. Thật xấu hổ!”).
- GV chỉ tranh 2: Mây đen lặng im vì còn mải nghĩ điều gì? (Nghe mây trắng dè bỉu, mây đen chả nói gì vì còn mải nhìn xuống cánh đồng hạn hán, nghĩ cách để giúp các bác nông dân).
- GV chỉ tranh 3: Vì sao mây đen oà khóc? (Mây đen khóc vì thương các bác nông dân, thương cánh đồng khát nước).
- GV chỉ tranh 4: Nước mắt của mây đen mang lại điều gì cho cánh đồng và có cây, hoa lá? (Nước mắt của mây đen làm cho những cánh đồng reo vui, cỏ cây, hoa lá bừng tỉnh. Tất cả đều cảm ơn đám mây đen,

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi_t.docx