Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang

TOÁN

Bài 25: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.

- Phát triến các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, ti vi.

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động(10P)

HS thực hiện lần lượt các hoạt động (theo cặp hoặc nhóm bàn):

- Quan sát bức tranh trong SGK.

- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ. chăng hạn:

+ Có 4 cái bánh. An ăn 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh?

Đếm rồi nói: Còn 3 cái bánh.

+ Ngồi quanh bàn có 5 bạn, 2 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?

Đếm rồi nói: Còn lại 3 bạn đang ngồi quanh bàn.

- Làm tương tự với tình huống: Có 5 cốc nước cam. Đã uống hết 3 cốc. Còn lại 2 cốc chưa uống.

- Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.

B. Hoạt động hình thành kiến thức(20P)

 

doc26 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở nơi sống của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Quê hương tươi đẹp.
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những hình ảnh nào của quê hương? 
+ Từ nào trong bài hát nói lên tình cảm của mọi người đối với quê hương?
2. Con người nơi em sống
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu về công việc của người dân và đóng góp của công việc đó cho cộng đồng nơi em sống
	* Mục tiêu 
- Nêu được 1 số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội 
- Nhận biết được bất kỳ công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội đều đáng quý.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 48 (SGK) 
(1) Nói tên công việc của những người trong các hình. 
(2) Công việc của họ có đóng góp gì cho cộng đồng?
(3) Hãy nói về công việc của những người trong gia đình và công việc của những người xung quanh em. 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
	Một số gợi ý cho câu hỏi (2): 
+ Thầy ( cô) giáo của em và những cán bộ công nhân viên trong trường giúp đỡ em trong học tập và các hoạt động khác ở trường.
+ Cô ( chú) bác sĩ khám và chữa bệnh cho em khi em bị ốm.
+ Cô ( chú) công an bắt kẻ trộm và bảo vệ chúng ta.
+ Những người bán hàng, bán cho chúng ta những thứ mà chúng ta cần.
+ Những người thợ xây, xây nhà cho chúng ta ở.
+ Những cô, chú công nhân dọn vệ sinh môi trường giúp cho đường phố luôn sạch sẽ. 
+ Những người nông dân trồng trọt, chăn nuôi cung cấp lương thực cho chúng ta. 
- GV kết luận, giúp HS nhận ra rằng: tất cả công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng đều quan trọng và đáng quý. Những người làm bác sĩ, công an hay thu gom rác hoặc bán hàng, làm giáo viên hay nhân viên bảo vệ,  đều là những người hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng nơi chúng ta sống để làm cho cuộc sống của chúng ta được khỏe mạnh, an toàn, tiện lợi, sạch sẽ, vệ sinh và tốt đẹp hơn.
	Kết thúc hoạt động này 1 số HS đọc lời nói của con ong trang 48 SGK 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
3. Những việc làm của em đóng góp cho cộng đồng
6. Hoạt động 6: Việc em có thể làm để đóng góp cho nơi sống của mình
	* Mục tiêu 
- Nêu và thực hiện được một số việc HS có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương
	* Cách tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát hình trang 49 và trả lời câu hỏi trong SGK: Các bạn trong hình đã làm gì để đóng góp cho cộng đồng? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp 
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
Bước 3: Làm việc cá nhân
- Mỗi HS nghĩ ra 3 việc em có thể làm để đóng góp cho nơi sống của mình và viết vào bản cam kết ( theo mẫu) 
BẢN CAM KẾT
Tôi tên là: ..
Tôi đóng góp cho cộng đồng nơi tôi sống bằng cách: 
1.
2. 
3.
 Thứ Tư ngày 25 tháng 11 năm 2020
 Đạo đức
BÀI 6: EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH ( T1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường. 
- Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình. 
- Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi.
- Sách giáo khoa Đạo đức 1. 
– Một số đạo cụ để đóng vai. 
- Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác,...
- Mẫu “Giỏ việc tốt”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG(5P)
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn hành động, đoán việc làm”. 
- Cách chơi: 
+ HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mỗi đội 5 HS). Những HS còn lại
làm cổ động viên. 
+ Lần lượt mỗi thành viên của hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực
hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,...). Đội kia quan sát và đoán
đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng. 
- Luật chơi:
+ Mỗi lần đoán đúng một hành động, việc làm được 1 điểm. 
+ Đội sau không được lặp lại hành động mà đội trước đã thực hiện,
+ Đội nào có tổng số điểm cao hơn, đội đó chiến thắng. 
- HS thực hiện trò chơi. 
- GV nhận xét và giới thiệu bài mới.
KHÁM PHÁ
 Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường 
* Mục tiêu: HS nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 30 và nêu những việc các bạn trong tranh đang làm. 
- GV gọi một số HS mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện. 
+ Tranh 1: Bạn đang đánh răng. 
+ Tranh 2: Bạn đang gấp chăn. 
+ Tranh 3: Bạn đang xếp sách vở vào cặp sách ở lớp học. 
+ Tranh 4: Bạn đang cầm chổi để quét lớp. 
+ Tranh 5: Hai bạn đang xếp khay bát ra xe đẩy sau khi ăn xong. 
+ Tranh 6: Bạn đang sắp xếp lại sách vở trên bàn học ở nhà. 
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi: 
1) Theo em, các bạn trong tranh cảm thấy như thế nào sau khi tự giác làm việc của mình? 
2) Em nên tự giác làm những việc nào? 
3) Vì sao em nên tự giác làm việc của mình? 
- HS trả lời câu hỏi. 
- GV kết luận: Em cần tự giác làm việc của mình để không làm phiền người khác, lại niềm vui cho mình và được mọi người quý trọng. 
Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không trả lời được câu hỏi số 2, GV có thể đặt câu hỏi khác: Nếu em làm được những việc đó, em sẽ cảm thấy như thế nào? Ví dụ: Khi tự sắp xếp sách vở của mình vào cặp, em cảm thấy thế nào? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình 
* Mục tiêu: HS nêu được các cách để tự làm tốt việc của mình ở trường và ở lớp. 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 31, thảo luận nhóm để nêu một số cách làm tốt việc của mình. 
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số nhóm lên trả lời. Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: 
1) Ngoài những cách làm trên, còn có những câu của mình?
 2) Em đã thực hiện được một trong những cách mà em đã chọn để làm tốt việc của mình ở nhà và ở trường. 
- HS trả lời câu hỏi. 
- GV kết luận: Để làm tốt việc của mình em có thể: 
+ Cùng làm việc với bạn. 
+ Cùng làm việc với người lớn. 
+ Tự làm việc, có sự giám sát của người lớn. 
+ Nhìn người lớn làm và bắt chước theo. 
+ Nhờ người lớn hướng dẫn và giúp đỡ.
IV. CŨNG CỐ: 
Nhắc học sinh về nhà thực hiện
GV nhận xét.
TOÁN
Bài 25: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
- Phát triến các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động: (5P)
- Cả lớp chơi trò chơi : Truyền điện
- Lớp trưởng điều hành nêu các phép tính về phép trừ trong phạm vi 6.
- Gv nhận xét
B. Hoạt động thực hành, luyện tập(20P)
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS cỏ thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
- Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là hướng dần cách tìm kết quả phép trừ. GV có thể nêu ra một vài phép trừ tương tự để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thê dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Lưu ý: Ớ bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau (có thể nhẩm, có thể dùng chấm tròn, que tính, ngón tay, ...), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.
Bài 3	
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
Ví dụ: Có 3 miếng bánh. Chú chuột ăn mất 1 miếng bánh. Hỏi còn lại mấy miếng bánh? Phép tính tương ứng là: 3 - 1 = 2.
HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
- GV khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
C. Hoạt động vận dụng(5P)
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
D. Củng cố, dặn dò(5P)
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
TIÊNG VIỆT
BÀI 54: ươm - ươp
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần ươm, vần ươp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ươm, ươp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ươm, vần ươp. 
- Đọc đúng bài Tập đọc ủ ấm cho bà.
- Viết đúng các vần ươm, ươp; các tiếng bươm bướm, quả mướp (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, máy chiếu.
- 2 bộ đồ chơi để 2 nhóm thi giúp thỏ chuyển cà rốt về kho. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 2
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
- 3 HS đọc bài trang chẵn
- Gv nhận xét
 B. DẠY BÀI MỚI (25P)
3.3. Tập đọc (BT 3) 
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài Ủ ấm cho bà nói về tình cảm bà cháu. 
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: gió mùa, tấm nệm, tướp, ôm bà ngủ, thì thầm, bếp lửa, đỏ đượm.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 6 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc liền 2 câu cuối. 
- Luyện đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân / từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 3 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- HS đọc từ ngữ ở mỗi vế câu. 
- HS làm bài trên VBT.
- 1 HS đọc kết quả (GV dùng phấn / kĩ thuật vi tính nối các ý trên bảng). Cả lớp đọc: a - 2) Mẹ mua cho bà tấm nệm ấm. /b - 1) Mi ôm bà ngủ để ủ ấm cho bà.
- GV: Theo em, khi được cháu ôm, ủ ấm, bà cảm thấy thế nào? (Bà cảm động vì cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết yêu thương bà).
- GV: Em nghĩ gì về bạn Mi? (Bạn Mi rất yêu thương bà. / Mi rất ngoan, giàu tình cảm. / Mi rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, nghĩ ra sáng kiến ủ ấm cho bà).
- (5P)Hướng dẫn học sinh làm bài tập
4. Củng cố, dặn dò(5P)
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà đọc bài Ủ ấm cho bà cho người thân nghe.
	TIẾNG VỆT
 BÀI 55: an - at
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần an, at; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần an, at. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần an, vần at.
- Đọc đúng bài Tập đọc Giàn mướp. 
- Viết đúng các vần an, at; các tiếng bàn, (nhà) hát (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)2 HS đọc lại bài Ủ ấm cho bà (bài 54).
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần an, at. 
2. Chia sẻ và khám phá(10P) (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần an 
- HS đọc: a, n, vần an. 
- Phân tích vần an. / Đánh vần: a - nờ - an / an.
- HS nói: bàn. / Phân tích tiếng bàn. / Đánh vần: bờ - an - ban - huyền - bàn / bàn. / Đánh vần, đọc trơn: a - nờ - an / bờ - an - ban - huyền - bàn / bàn.
2.2. Dạy vần at (như vần an) Đánh vần, đọc trơn: a - tờ – at /hờ – at - hat - sắc - hát / nhà hát. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: an, at, 2 tiếng mới học: bàn, hát. 
3. Luyện tập (10P)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần an? Tiếng nào có vần at?) 
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc tên từng sự vật: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ,...
- HS làm bài nhóm đôi, tìm tiếng có vần an, vần at. / 2 HS cùng báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng nhãn có vần an... Tiếng hát có vần at,...
- HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần an (bán, đan, sàn, trán,...); vần at (cát, mát, ngát, nhạt,...).
3.2. Tập viết (bảng con - BT4) (10P)
a) HS đọc các vận, tiếng vừa học: an, at, bàn, nhà hát.
b) Tập viết vần an, at 
- 1 HS đọc, nói cách viết vần an, at.
- GV viết mẫu từng vần, hướng dẫn: Vần an: viết a nối sang n, độ cao các chữ đều 2 li. Vần at: viết a nối sang t, chữ t cao 3 li.
- HS viết bảng con: an, at (2 - 3 lần).
c) Tập viết: bàn, (nhà) hát (như mục b). Chú ý: bàn – chữ b cao 5 li, dấu huyền đặt trên a/ hát - chữ h cao 5 li, t cao 3 li, dấu sắc đặt trên a.
- HS viết bảng con: bàn, (nhà) há
 Thứ Năm ngày 26 tháng 11 năm 2020
 TIẾNG VIỆT
BÀI 55: an- at
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần an, at; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần an, at. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần an, vần at.
- Đọc đúng bài Tập đọc Giàn mướp. 
- Viết đúng các vần an, at; các tiếng bàn, (nhà) hát (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
- Cho 3 học sinh đọc lại bài trang chẵn
- Cả lớp viết bảng con: an , at
- GV nhận xét.
B. DẠY BÀI MỚI 
3.3. Tập đọc (BT 3). (25P)
a) GV giới thiệu bài Tập đọc viết về giàn mướp nhà bạn Hà. 
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: giàn mướp, thơm ngát, lắm hôm, đếm nụ, khe khẽ hát, tụ họp, sớm ra quả.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 4 câu. GV chỉ chậm từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối từng câu (vài lần). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở các câu: Giàn mướp nhà Hà / vừa ra nụ đã thơm ngát. // Có lẽ nhờ thế mà mùa hè năm đó, giàn mướp sớm ra quả.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 2 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; cả lớp đọc từng ý. 
- HS làm bài trong VBT, đánh dấu V vào ô trống xác định ý đúng, ý sai.
- 1 HS báo cáo kết quả, GV giúp HS đánh dấu xác định ý đúng / sai trên bảng lớp, chốt đáp án. Cả lớp đọc: Ý a (Giàn mướp thơm ngát) - Đúng./Ý b (Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe) - Đúng. Ý c (Năm đó, giàn mướp chậm ra quả) - Sai..
* HS đọc lại 2 trang bài 55, đọc cả 7 vần vừa học trong tuần (chân trang 102). 
-(5P) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
4. Củng cố, dặn dò(5P)
- GV tuyên dương những bạn tích cực.
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 54, 55)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng ươm, ươp, an, at, bươm bướm, quả mướp, bàn, nhà hát - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ có dòng ô li viết vần, tiếng cần viết.
- Máy tính, ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: (5P) GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập (25P)
a) Cả lớp đọc: ươm, bươm bướm, ươp, quả mướp, an, bàn, at, nhà hát. 
b) Tập viết: ươm, bươm bướm, ươp, quả mướp. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh (bướm, mướp).
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. 
- Tên viết: an, bàn, at, nhà hát (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò(5P)
- Chỉ cho HS đọc 1 số từ vừa viết.
- Tuyên dương HS tích cực.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 7: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CUỘC SỐNG
XUNG QUANH TRƯỜNG 
( TIẾT1) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toàn nhà, đường phố,  xung quanh trường học.
- Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở xung quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ, viết, đóng vai).
- Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Biết cách quan sát, ghi chép và trình bày kết quả quan sát.
- Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
- Giấy A0
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội.
- Các phiếu quan sát theo SGK.
- Giấy màu, bút màu, băng keo, kéo
- Sưu tầm 1 số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở nơi sống của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU(5P)
GV giới thiệu bài học: Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về quang cảnh và con người nơi em sống. Bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau đi quan sát cuộc sống của người dân ở xung quanh trường chúng ta. 
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Chuẩn bị khi đi quan sát. (30P)
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về những việc cần làm trước khi đi quan sát
	* Mục tiêu
- Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát
- Biết cách sử dụng Phiếu quan sát 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát hình trang 50 và trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Khi đi quan sát, các bạn trong hình mang theo những gì và trang phục như thế nào? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.
Bước 3: Làm việc theo nhóm nhỏ 
- HS đọc phiếu quan sát, trao đổi về cách đánh dấu vào phiếu. Điều gì chưa rõ, các em có thể hỏi GV. 
- Nhóm trưởng có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người ( Ví dụ: Bạn A tập trung quan sát các phương tiện giao thông đi trên đường), đồng thời nhắc các bạn không ai được tự tách khỏi nhóm trong quá trình đi tham quan
 Thứ Sáu ngày 27 tháng 10 năm 2020
 TOÁN
 Bài 26: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng làm tính trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các que tính và các chấm tròn.
- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động(5P)
HS thực hiện các hoạt động sau:
+ Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập phép trừ trong phạm vi 6.
+ Chia sẻ: Cách trừ của mình; Để có thể tìm nhanh, chính xác kết quả phép tính cần lưu ý điều gì?
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập(20P)
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1:
+ Quan sát các thẻ chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài.
+ Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? .
- HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng.
- GV chốt lại cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính. Gọi một vài cặp HS chia sẻ cách tính nhẩm cho cả lớp nghe.
Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Lưu ý: Ở bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau (có thể nhẩm, có thể dùng thanh chấm tròn, que tính, ngón tay,...), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chi chú ý đến kết quả của phép tính.
Bài 3
- Cá nhân HS tự làm bài 3: Thực hiện tính trừ để tìm kết quả rồi chọn ổ có ghi số chỉ kết quả tương ứng.
- Thảo luận với bạn về chọn ổ có số chỉ kết quả thích hợp, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Có thể tổ chức thành trò chơi chọn thẻ “kết quả” để gắn với thẻ “phép tính” tương ứng.
Bài 4
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
Vi dụ: a) Trong bến có 6 xe ô tô. Có 3 xe ô tô rời khỏi bến. Còn bao nhiêu xe ô tô đang đậu trong bến? Thực hiện phép trừ 6 - 3 = 3. Còn 3 xe ô tô đang đậu trong bến.
Vậy phép tính thích hợp là 6 - 3 = 3.
HS làm tương tự với trường hợp b).
- GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
C. Hoạt động vận dụng(5P)
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
D. Củng cố, dặn dò(5P)
- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
TIẾNG VIỆT
 BÀI 56: KỂ CHUYỆN
 SÓI VÀ SÓC
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sóc trong lúc nguy hiểm vẫn biết cách thoát khỏi nanh vuốt của sói. Câu chuyện nói một điều: Lòng tốt làm con người vui vẻ; sự độc ác không mang lại hạnh phúc, niềm vui.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi.
- Có thể chuẩn bị mũ giấy hình sóc hoặc sói để 3 HS (vai sóc, sói, người dẫn chuyện) kể chuyện phân vai (YC không bắt buộc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
GV chỉ 2 tranh minh hoạ truyện Vịt và sơn ca (bài 50), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 3, 4, 5.
B. DẠY BÀI MỚI (25P)
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đo

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc