Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Bài 7. THỰC HÀNH: QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG (3 tiết )

I. MỤC TIÊU

Sau bài học , HS đạt được :

* Về nhận thức khoa học :

- Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toà nhà , đường phố , . xung quanh trường học .

 - Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ , viết , đóng vai , . ) . - Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát .

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :

 Biết cách quan sát , ghi chép và trình bày kết quả quan sát ,

* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học :

 Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học .

 II . ĐỒ DÙNG , THIẾT BỊ DẠY HỌC

 -Các Phiếu quan sát ( theo SGK ) .

- Giấy A0 , giấy màu , bút màu , băng keo , kéo .

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1

 III . HOAT DONG DAY HOC

MỞ ĐẦU

 GV giới thiệu bài học

Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về quang cảnh và con người ở nơi em sống . Bài học hôm nay , chúng ta cùng nhau đi quan sát cuộc sống của người dân ở xung quanh trường chúng ta .

 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

1. Chuẩn bị khi đi quan sát

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về những việc cần làm trước khi đi quan sát

 * Mục tiêu

 Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát .

Biết cách sử dụng Phiếu quan sát .

* Cách tiến hành

Bước 1 : Làm việc theo cặp

 HS quan sát hình trang 50 và trả lời câu hỏi trong SGK :

Khi đi quan sát , các bạn trong hình mang theo những gì và trang phục như thế nào ?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

 - Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp .

- HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời .

Bước 3 : Làm việc theo nhóm nhỏ ( 3 – 4 HS )

 - HS đọc phiếu quan sát , trao đổi về cách đánh dấu vào phiếu . Điều gì chưa rõ , các em có thể hỏi GV .

Nhóm trưởng có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người ( Ví dụ : Bạn A tập trung quan sát các phương tiện giao thông đi trên đường ) , đồng thời nhắc các bạn không ai được tự tách khỏi nhóm trong quá trình tham quan .

 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

 

doc18 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi sáng) - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể dùng ngón tay, que tính hoặc đồ vật khác để hồ trợ các em tính ra kết quả. Tuỳ theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thê khuyến khích HS suy nghĩ, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính, không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đầu để tìm kết qua.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1 Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS cỏ thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là hướng dần cách tìm kết quả phép trừ. GV có thể nêu ra một vài phép trừ tương tự để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thê dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Lưu ỷ: Ớ bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau (có thể nhẩm, có thể dùng chấm tròn, que tính, ngón tay, ...), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.
Bài 3	
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.
Ví dụ: Có 3 miếng bánh. Chú chuột ăn mất 1 miếng bánh. Hỏi còn lại mấy miếng bánh? Phép tính tương ứng là: 3 - 1 = 2.
HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
-GV khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
Củng cố, dặn dò
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
	- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản đế nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ trong phạm vi 6, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
	- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triến NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
_________________________________
Thứ Tư ngày 25 tháng 11 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 54: ươm - ươp ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần ươm, vần ươp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ươm, ươp. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ươm, vần ươp. 
- Đọc đúng, bài Tập đọc ủ ấm cho bà.
- Viết đúng các vần ươm, ươp; các tiếng bươm bướm, quả mướp (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, máy chiếu.
- 2 bộ đồ chơi để 2 nhóm thi giúp thỏ chuyển cà rốt về kho. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình, giới thiệu bài Ủ ấm cho bà nói về tình cảm bà cháu. 
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: gió mùa, tấm nệm, tướp, ôm bà ngủ, thì thầm, bếp lửa, đỏ đượm.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 6 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc liền 2 câu cuối. 
- Luyện đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân / từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 3 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- HS đọc từ ngữ ở mỗi vế câu. 
- HS làm bài trên VBT.
- 1 HS đọc kết quả (GV dùng phấn / kĩ thuật vi tính nối các ý trên bảng). Cả lớp đọc: a - 2) Mẹ mua cho bà tấm nệm ấm. /b - 1) Mi ôm bà ngủ để ủ ấm cho bà.
- GV: Theo em, khi được cháu ôm, ủ ấm, bà cảm thấy thế nào? (Bà cảm động vì cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết yêu thương bà).
- GV: Em nghĩ gì về bạn Mi? (Bạn Mi rất yêu thương bà. / Mi rất ngoan, giàu tình cảm. / Mi rất ngoan ngoãn, hiếu thảo, nghĩ ra sáng kiến ủ ấm cho bà).
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà đọc bài Ủ ấm cho bà cho người thân nghe.
___________________________________
TIẾNG VIỆT
BÀI 55: an - at ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần an, at; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần an, at. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần an, vần at.
- Đọc đúng, bài Tập đọc Giàn mướp. 
- Viết đúng các vần an, at; các tiếng bàn, (nhà) hát (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc lại bài Ủ ấm cho bà (bài 54).
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần an, at. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần an 
- HS đọc: a, n, vần an. 
- Phân tích vần an. / Đánh vần: a - nờ - an / an.
- HS nói: bàn. / Phân tích tiếng bàn. / Đánh vần: bờ - an - ban - huyền - bàn / bàn. / Đánh vần, đọc trơn: a - nờ - an / bờ - an - ban - huyền - bàn / bàn.
2.2. Dạy vần at (như vần an) Đánh vần, đọc trơn: a - tờ – at /hờ – at - hat - sắc - hát / nhà hát. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: an, at, 2 tiếng mới học: bàn, hát. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần an? Tiếng nào có vần at?) 
- HS (cá nhân, cả lớp) đọc tên từng sự vật: nhãn, thợ hàn, bát, hạt đỗ,...
- HS làm bài nhóm đôi, tìm tiếng có vần an, vần at. / 2 HS cùng báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng nhãn có vần an... Tiếng hát có vần at,...
- HS nói thêm 3 – 4 tiếng ngoài bài có vần an (bán, đan, sàn, trán,...); vần at (cát, mát, ngát, nhạt,...).
3.2. Tập viết (bảng con - BT4) 
a) HS đọc các vận, tiếng vừa học: an, at, bàn, nhà hát.
b) Tập viết vần an, at 
- 1 HS đọc, nói cách viết vần an, at.
- GV viết mẫu từng vần, hướng dẫn: Vần an: viết a nối sang n, độ cao các chữ đều 2 li. Vần at: viết a nối sang t, chữ t cao 3 li.
- HS viết bảng con: an, at (2 - 3 lần).
c) Tập viết: bàn, (nhà) hát (như mục b). Chú ý: bàn – chữ b cao 5 li, dấu huyền đặt trên a/ hát - chữ h cao 5 li, t cao 3 li, dấu sắc đặt trên a.
- HS viết bảng con: bàn, (nhà) hát.
Toán
 PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (tiếp theo)
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 6.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động
Chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.
Hoạt động hình thành kiến thức
HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Tìm kết quả từng phép trừ trong phạm vi 6 (thể hiện trên các thẻ phép tính), chẳng hạn: 2 - 1 = 1;3 - 2=1;4 - 1=3;5 -3 = 2.
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ; đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).
- Sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng trừ như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng trừ trước mặt.
- GV giới thiệu Bảng trừ trong phạm vỉ 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.
- HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ trong phạm vi 6.
- HS đưa ra phép trừ và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).
- GV tổng kết: Có thể nói:
Dòng thứ nhất được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 1.
Dòng thứ hai được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 2.
............................................
Dòng thứ sáu được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 6.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1 Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
- Đối vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
Lưu ý: Bài này trọng tâm là tính nhẩm rồi nêu kết quả. Nếu HS chưa nhẩm được ngay thì vẫn có thể dùng ngón tay, que tính,... để tìm kết quả. GV nên hướng dẫn HS vận dụng Bảng trừ trong phạm vi 6 đế tính nhẩm.
-GV có thê nêu ra một vài phép tính đơn giản dê nhâm đê HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhấm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 4 - 1; 5 - 1; 6 - 6, ...
Bài 2: Cá nhân HS tự làm bài 2:
+ Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
+ Chọn các phép trừ có kết quả là 2.
+ Thảo luận với bạn, chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3 HS tự làm bài 3: Căn cứ vào bảng trừ trong phạm vi 6, thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng ô ? , lí giải lí do lựa chọn bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.
Bài 4. GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0. GV khuyến khích HS lấy thêm các ví dụ về phép trừ có kết quả là 0 và phép trừ cho số 0.
Bài 5: Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Vỉ dụ: Bạn trai tạo được 5 bong bóng. Có 1 bong bóng bị vỡ. Còn lại bao nhiêu bong bóng? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4 . Còn lại 4 bong bóng.
HS là tương tự với các trường hợp còn lại. GV nên khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách thực hiện phép trừ có kết quả đến 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 7. THỰC HÀNH: QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG (3 tiết )
MỤC TIÊU 
Sau bài học , HS đạt được : 
* Về nhận thức khoa học : 
- Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toà nhà , đường phố , ... xung quanh trường học . 
 - Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ , viết , đóng vai , ... ) . - Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát . 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :
 Biết cách quan sát , ghi chép và trình bày kết quả quan sát , 
* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học :
 Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học .
 II . ĐỒ DÙNG , THIẾT BỊ DẠY HỌC	
 -Các Phiếu quan sát ( theo SGK ) . 
- Giấy A0 , giấy màu , bút màu , băng keo , kéo . 
- VBT Tự nhiên và Xã hội 1
 III . HOAT DONG DAY HOC 
MỞ ĐẦU
 GV giới thiệu bài học 
Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về quang cảnh và con người ở nơi em sống . Bài học hôm nay , chúng ta cùng nhau đi quan sát cuộc sống của người dân ở xung quanh trường chúng ta .
 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 
1. Chuẩn bị khi đi quan sát 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về những việc cần làm trước khi đi quan sát
 * Mục tiêu
 Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát . 
Biết cách sử dụng Phiếu quan sát . 
* Cách tiến hành 
Bước 1 : Làm việc theo cặp
 HS quan sát hình trang 50 và trả lời câu hỏi trong SGK : 
Khi đi quan sát , các bạn trong hình mang theo những gì và trang phục như thế nào ? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
 - Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp . 
- HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời . 
Bước 3 : Làm việc theo nhóm nhỏ ( 3 – 4 HS )
 - HS đọc phiếu quan sát , trao đổi về cách đánh dấu vào phiếu . Điều gì chưa rõ , các em có thể hỏi GV . 
Nhóm trưởng có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người ( Ví dụ : Bạn A tập trung quan sát các phương tiện giao thông đi trên đường ) , đồng thời nhắc các bạn không ai được tự tách khỏi nhóm trong quá trình tham quan .
 LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 Thứ Năm ngày 12 tháng 11 năm 2020
 TIẾNG VIỆT
BÀI 55: an - at ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần an, at; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần an, at. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần an, vần at.
- Đọc đúng, bài Tập đọc Giàn mướp. 
- Viết đúng các vần an, at; các tiếng bàn, (nhà) hát (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.3. Tập đọc (BT 3). 
a) GV giới thiệu bài Tập đọc viết về giàn mướp nhà bạn Hà. 
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: giàn mướp, thơm ngát, lắm hôm, đếm nụ, khe khẽ hát, tụ họp, sớm ra quả.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 4 câu. GV chỉ chậm từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp).
- Đọc tiếp nối từng câu (vài lần). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở các câu: Giàn mướp nhà Hà / vừa ra nụ đã thơm ngát. // Có lẽ nhờ thế mà mùa hè năm đó, giàn mướp sớm ra quả.
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 2 câu); thi đọc cả bài. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; cả lớp đọc từng ý. 
- HS làm bài trong VBT, đánh dấu V vào ô trống xác định ý đúng, ý sai.
- 1 HS báo cáo kết quả, GV giúp HS đánh dấu xác định ý đúng / sai trên bảng lớp, chốt đáp án. Cả lớp đọc: Ý a (Giàn mướp thơm ngát) - Đúng./Ý b (Hà khẽ hát cho giàn mướp nghe) - Đúng. Ý c (Năm đó, giàn mướp chậm ra quả) - Sai..
* HS đọc lại 2 trang bài 55, đọc cả 7 vần vừa học trong tuần (chân trang 102). 
4. Củng cố, dặn dò
- GV tuyên dương những bạn tích cực
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 54, 55)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng ươm, ươp, an, at, bươm bướm, quả mướp, bàn, nhà hát – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ có dòng ô li viết vần, tiếng cần viết.
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) Cả lớp đọc: ươm, bươm bướm, ươp, quả mướp, an, bàn, at, nhà hát. 
b) Tập viết: ươm, bươm bướm, ươp, quả mướp. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh (bướm, mướp).
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. 
- Tên viết: an, bàn, at, nhà hát (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc 1 số từ vừa viết.
- Tuyên dương HS tích cực.
ĐẠO ĐỨC
BÀI 6 EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.
- Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình.
- Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa Đạo đức 1.
- Một số đạo cụ để đóng vai.
- Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác,...
- Mầu “Giỏ việc tốt”.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhìn hành động, đoán việc làm”.
Cách chơi:
+ HS tham gia chơi được chia thành 2 đội (mồi đội 5 HS). Những HS còn lại làm cổ động viên.
+ Lần lượt mồi thành viên của hai đội mô phỏng thao tác hành động khi thực hiện một việc gì đó (quét nhà, rửa bát, lau bàn,...). Đội kia quan sát và đoán đúng việc làm mà đội bạn vừa mô phỏng.
Luật chơi:
+ Mỗi lần đoán đúng một hành động, việc làm được 1 điểm.
+ Đội sau không được lặp lại hành động mà đội trước đã thực hiện.
+ Đội nào có tổng số điểm cao hơn, đội đó chiến thang.
- HS thực hiện trò chơi.
- GV nhận xét và giới thiệu bài mới.
B. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà và ở trường.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 30 và nêu những việc các bạn trong tranh đang làm.
- GV gọi một số HS mô tả việc làm mà các bạn trong tranh đang thực hiện.
Tranh 1: Bạn đang đánh răng.
Tranh 2: Bạn đang gấp chăn.
Tranh 3: Bạn đang xếp sách vở vào cặp sách ở lớp học.
Tranh 4: Bạn đang cầm chổi đế quét lớp.
Tranh 5: Hai bạn đang xếp khay bát ra xe đẩy sau khi ăn xong.
Tranh 6: Bạn đang sắp xếp lại sách vở trên bàn học ở nhà.
-GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trả lời câu hỏi:
Theo em, các bạn trong tranh cảm thấy như thế nào sau khi tự giác làm việc của mình?
Em nên tự giác làm những việc nào?
Vì sao em nên tự giác làm việc của mình?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV kết luận: Em cần tự giác làm việc của mình để không làm phiền người khác, mang lại niềm vui cho mình và được mọi người quý trọng.
Lưu ý: Trong trường họp học sinh không trả lời được câu hỏi số 2, GV có thể đặt câu hỏi khác: Nếu em làm được nhũng việc đó, em sẽ cảm thấy như thế nào? Ví dụ: Khi tự sắp xếp sách vở của minh vào cặp, em cảm thấy thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình	
Mục tiêu: HS nêu được các cách để tự làm tốt việc của mình ở trường và ở Lớp.
Cách tiên hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 31, thảo luận nhóm để nêu một số cách làm tốt việc của mình.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời một số nhóm lên trả lời; Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng:
1, Ngoài những each làm trên, còn có những cách nào khác để làm tốt việc của mình?
2, Em đã thực hiện được một trong những cách nào đã nêu chưa? Nếu có, hãy kể lại cách mà em đã chọn để làm tốt việc của mình ở nhà và ở trường.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV kết luận: Để làm tốt việc của mình em có thể:
+Cùng làm việc với bạn.
+ Cùng làm việc với người lớn.
+ Tự làm việc, có sự giám sát của người lớn.
+ Nhìn người lớn làm và bắt chước theo.
+ Nhờ người lớn hướng dẫn và giúp đỡ.
Thứ Sáu ngày 27 tháng 11 năm 2020
KỂ CHUYỆN
BÀI 56: SÓI VÀ SÓC (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nghe hiểu câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sóc trong lúc nguy hiểm vẫn biết cách thoát khỏi nanh vuốt của sói. Câu chuyện nói một điều: Lòng tốt làm con người vui vẻ; sự độc ác không mang lại hạnh phúc, niềm vui.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
- Có thể chuẩn bị mũ giấy hình sóc hoặc sói để 3 HS (vai sóc, sói, người dẫn chuyện) kể chuyện phân vai (YC không bắt buộc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV chỉ 2 tranh minh hoạ truyện Vịt và sơn ca (bài 50), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 3, 4, 5.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh, giới thiệu câu chuyện Sói và sóc. Các em hãy xem tranh, đoán xem sói và sóc đang làm gì? (Sói bắt sóc. / Sóc thoát khỏi sói).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Một chú sóc đang chuyền cành thì sẩy chân rơi trúng đầu con sói đang nằm dưới gốc cây. Việc gì sẽ xảy ra sau đó, câu chuyện diễn biến thế nào, các em hãy lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Đoạn 1: giọng kể chậm rãi, hồi hộp khi sóc rơi trúng đầu sói. Đoạn 2 (sói định chén thịt sóc): kể nhanh, giọng căng thẳng. Đoạn 3 (sói ra điều kiện để thả sóc): lời sói trịch thượng nhưng buồn chán. Lời sóc khẩn khoản nhưng khôn ngoan. Đoạn 4 (sóc thoát nạn, trả lời thông minh): giọng vui; lời sóc rành rẽ, đầy tự tin.
Sói và sóc
(1) Một chú sóc đang chuyền trên cành cây bông rơi trúng đầu một lão sói đang ngái ngủ.
(2) Sói chồm dậy, định chén thịt sóc. Sóc van nài: 
- Xin hãy thả tôi ra. 
(3) Sói nói:
- Được, ta sẽ thả. Nhưng người hãy nói cho ta biết: Vì sao bọn sóc các ngươi lúc nào cũng nhảy nhót vui vẻ, còn ta, lúc nào cũng thấy buồn chán?.
 Sóc đáp: 
- Cứ thả tôi ra đã, rồi tôi sẽ nói. 
(4) Sói thả sóc ra. Sóc nhảy tót lên cây cao rồi nói vọng xuống:
- Anh buồn vì anh độc ác. Sự độc ác thiêu đốt tim gan anh. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi tốt bụng, không làm điều ác cho ai cả.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Điều gì xảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây? (Sóc đang chuyền trên cành cây bỗng sẩy chân, rơi trúng đầu lão sói đang nằm dưới gốc cây, ngái ngủ).
- GV chỉ tranh 2: Sói định làm gì sóc? Sóc van nài thế nào? (Sói định ăn thịt sóc. Sóc van nài xin thả nó ra).
- GV chỉ tranh 3: Sói hỏi sóc điều gì? Sóc nói gì? (Sói hỏi: Vì sao bọn sóc các người lúc nào cũng nhảy nhót vui vẻ, còn ta, lúc nào cũng thấy buồn chán? Sóc đáp: Cứ thả tôi ra đã, rồi t

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_sang_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc