Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim

Thứ Sáu ngày 6 tháng 11 năm 2020

 L .TOÁN

ÔN TẬP VỀ PHÉP CÔNG TRONG PHAM VI 10

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động ( 3’)

HS thực hiện các hoạt động sau:

- Chơi trò chơi “Truyền điện” về phép tính cộng trong phạm vi 10.

- Chia sẻ: Cách cộng nhẩm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

B. Hoạt động thực hành, luyện tập: (30’ )

 

docx7 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Sơn Kim1 Giáo án buổi chiều lớp 1C
TUẦN 8 
Thứ Ba ngày 3 tháng 11 năm 2020
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau ' bài 40, 41)
MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU: 
 Viết đúng âm, âp, em, ep, củ sâm, cá mập, kem, dép - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
 II ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.1
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
Luyện tập
Cả lớp nhìn bảng lớp, đọc: âm, củ sâm, âp, cá mập; em, kem, ep, dép.
Tập viết: âm, củ sâm, âp, cá mập.
1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao 
các con chữ.
GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh ở từng chữ: cá mập.
HS tập viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
Tập viết: em, kem, ep, dép (như mục b).
Củng cố, dặn dò: ( 5’)
 ..
TIẾNG VIỆT
 Bài 42 : êm êp ( tiết 1)
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết các vần êm, êp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êm, êp.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần êm, vần êp; hoàn thành trò chơi hái táo xếp vào hai rổ vần êm, êp.
Đọc đúng, bài Tập đọc Lúa nếp, lúa tẻ.
Viết đúng các vần êm, êp và các tiếng đêm, bếp (lửa) (trên bảng con).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
2 bộ hình cây táo, thẻ từ và rổ để HS thi làm BT hái táo. (Có thể dùng kĩ thuật vi tính để chiếu hình ảnh táo rụng vào rổ vần).
Hình ảnh để HS làm BT phân loại đồ ăn (làm từ gạo nếp / tẻ) trên bảng lớp.
CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc bài Tập đọc Thi vẽ (bài 41); 1 HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
DẠY BÀI MỚI (30P)
Giới thiệu bài: vần êm, vần êp.
Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
Dạy vần êm: HS đọc từng chữ ê, m, vần êm. / Phân tích vần êm. / HS (cá nhân, tổ, lớp) nhìn mô hình, đánh vần: ê - mờ - êm / êm.
HS nói: đêm. / Phân tích tiếng đêm. / Đánh vần: đờ - êm - đêm / đêm.
GV chỉ mô hình, từ khoá, cả lớp: ê - mờ - êm / đờ - êm - đêm / đêm.
2.2. Dạy vần êp: HS nhận biết ê, p; đọc: ê - pờ - êp. / Phân tích vần êp. / Đánh vần: ê - pờ - êp / êp.
HS nói: bếp lửa. Tiếng bếp có vần êp. / Phân tích tiếng bếp. / Đánh vần: bờ - êp - bêp - sắc - bếp / bếp.
Đánh vần, đọc trơn: ê - pờ - êp / bờ - êp - bêp - sắc - bếp / bếp lửa.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: êm, êp, 2 tiếng mới học: đêm, bếp.
3. Luyện tập
Mở rộng vốn từ (BT 2: Hái quả trên cây, xếp vào hai rổ cho đúng)
GV đưa lên bảng 2 bộ hình ảnh cây táo; nêu YC; chỉ chữ trên từng quả táo cho 1 HS đọc, cả lớp đọc: nệm, nếp, đếm,...
1 HS làm mầu: nhặt 1 quả táo trên cây bỏ vào rổ có vần êm hoặc êp. (Dùng phấn nối từ với rổ vần, hoặc dùng kĩ thuật vi tính cho quả táo rơi vào rổ).
HS làm bài trong VBT.
2 HS lên bảng lớp thi hái táo nhanh; nói kết quả: Rổ vần êm có 4 quả: nệm, đếm, mềm, nếm. Rổ vần êp có 2 quả: nếp, xếp.
GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng nệm có vần êm. Tiếng nếp có vần êp,...
3.2. Tập viết (15P) (bảng con - BT 4)
Cả lớp đọc trên bảng các vần, tiếng vừa học: êm, đêm, êp, bếp lửa.
Viết vần êm, êp
1 HS đọc vần êm, nói cách viết; độ cao các con chữ.
GV viết mẫu vần êm, hướng dẫn: viết ê trước, m sau; các con chữ cao 2 li; lưu ý nét nối giữa ê và m. / Làm tương tự với vần êp. Chú ý chữ p cao 4 li.
HS viết: êm, êp (2 lần).
Viết: đêm, bếp (lửa) (như mục b)
GV viết mẫu, hướng dẫn: đêm (viết chữ đ cao 4 li, tiếp đến vần êm). / bếp 
 (chữ b cao 5 li; dấu sắc đặt trên ê).
HS viết: đêm, bếp (lửa).
 Thứ Sáu ngày 6 tháng 11 năm 2020
 L .TOÁN 
ÔN TẬP VỀ PHÉP CÔNG TRONG PHAM VI 10
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Các que tính, các chấm tròn.
Một số tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động ( 3’)
HS thực hiện các hoạt động sau:
Chơi trò chơi “Truyền điện” về phép tính cộng trong phạm vi 10.
Chia sẻ: Cách cộng nhẩm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
B. Hoạt động thực hành, luyện tập: (30’ )
Bài 1
Cá nhân HS làm bài 1:
+ Quan sát tranh minh hoạ và quan sát các thanh chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài.
+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.
+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? .
HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống đã cho cùng phép tính tương ứng.
Bài 2
Cá nhân HS tự làm bài 2:
+ Quan sát tranh minh hoạ các số ghi trên mỗi cái xẻng treo trên giá và các phép tính được nêu trên mặt các xô.
+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trên và chọn số thích họp ghi trên xẻng.
+ Thảo luận với bạn về cách làm. Chia sẻ trước lóp.
GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3
Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài. Nhận xét kết quả của các phép tính trong mỗi cột và giải thích cho bạn nghe. Chẳng hạn: 7 + 1 = 8; 1+7 = 8; vậy 7 cộng 1 cũng bằng 1 cộng 7.
GV chốt lại cách làm bài, khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Khuyến khích HS tự nêu thêm ví dụ như các phép tính trong từng cột rôi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 4
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
GV khuyến khích HS suy nghĩ, nói theo cách của các em và khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
C. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.
Củng cố, dặn dò:( 2p)
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
 .
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 Luyện viết
 BÀI : CÔ BÉ CHĂM CHỈ
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng bài Cô bé chăm chỉ( trang 71 SGK)- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Cả lớp nhìn bảng, đọc bài Cô bé chăm chỉ ( trang 71 SGK)
b) Tập viết: bài Cô bé chă chỉ( trang 71 SGK)
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con từ khó
c) Tập viết: bài Cô bé chăm chỉ( trang 71 SGK)
	- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá
Hoạt động thư viện
Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
I. CHUẨN BỊ: 
- Chọn sách cho hoạt động đọc to nghe chung.
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho HS xem trang bìa quyển sách 
- Đặt một số câu hỏi về tranh trang bìa.
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Theo em điều gì sẻ xảy ra trong câu chuyện ?
- Theo em , nhân vật ..sẽ làm gì ?
c. Đặt 1-2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên.
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Trong khi đọc 
- Đọc chậm , rõ ràng diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
- HS xem tranh ở một số đoạn chính.
- Đặt câu hỏi phỏng đoán 
* Sau khi đọc .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
-Giáo viên có thể chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ:
· Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? 
III. Nhận xét tiết đọc 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_truong_tie.docx