Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim 1
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 5: TRƯỜNG HỌC CỦA EM
( TIẾT3)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nói được tên và địa chỉ của trường mình
- Xác định được vị trí các khu vực, các phòng của trường học và kể được tên một số đồ dùng có ở trường học.
- Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ.
- Kể được tên các hoạt động chính ở trường học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
- Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về trường học, các thành viên và hoạt động ở trường học.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về trường học, hoạt động ở trường học.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học.
- Lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn khi ở trường.
- Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, GV và các thành viên khác trong trường.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi.
- Một số tình huống để HS thể hiện được tình cảm và cách ứng xử với thành viên trong nhà trường kênh hình
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Giấy, bút màu, bản cam kết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Trường Tiểu học Sơn Kim 1 Giáo án buổi chiều lớp :1A Tuần: 8 Thứ Hai ngày 2 tháng 11 năm 2020 TIẾNG VIỆT BÀI 41: em- ep ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU - HS biết vần em, vần ep; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần em, vần ep. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần em, vần ep. - Đọc đúng, bài Tập đọc Thi vẽ. - Viết đúng các vần em, ep và các tiếng kem, dép (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, ti vi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ( 5P) - 2 HS đọc bài Bé Lê (bài 40). - 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao bé Lê không sợ cá mập nữa? B. DẠY BÀI MỚI ( 13P) 1. Giới thiệu bài: vần em, vần ep. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen). 2.1. Dạy vần em - GV chỉ vần em (từng chữ e, m). 1 HS đọc: e - mờ - em. Cả lớp: em. / Phân tích vần em. / Đánh vần: e - mờ - em / em. - HS nhìn hình, nói: kem. Tiếng kem có vần em./ Phân tích tiếng kem. Đánh vần: ca - em - kem / kem. - GV chỉ lại mô hình, từ khoá, HS: e - mờ - em/ ca - em - kem / kem. 2.2. Dạy vần ep - HS nhận biết e, p; đọc: e – pờ - ep. / Phân tích vần ep. / Đánh vần: e – pờ - ep /, ép. - HS nói: dép./ Phân tích tiếng dép. / Đánh vần: dờ - ep - dép - sắc - dép / dép. - Đánh vần, đọc trơn: e – pờ - ep / dờ - ep - dép - sắc - dép / dép. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: em, em; 2 tiếng mới: kem, dép. 3. Luyện tập ( 7P) 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần em? Tiếng nào có vần ep?) - 1 HS đọc, cả lớp đọc từ ngữ dưới hình. - HS tìm tiếng có vần em, ep; báo cáo. - GV chỉ từ, cả lớp: Tiếng (lễ) phép có vần ep. Tiếng tem (thư) có vần em,... - HS nói thêm tiếng ngoài bài có vần em (đem, kém, nem, hẻm,...); có vần ep (chép, dẹp, nép, tép,...). 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) ( 10P) a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học: em, ep, kem, dép. b) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu. - Vần em: viết e trước, m sau. Độ cao hai con chữ đều 2 li - Vần ep: viết e trước, p sau. Độ cao chữ p là 4 li. - kem: viết k trước, vần em sau. - dép: viết d trước, vần ep sau, dấu sắc đặt trên e. c) HS viết bảng con: em, ep (2 lần). Sau đó viết: kem, dép. TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) ( 20P) a) GV giới thiệu bài đọc kể về cuộc thi vẽ giữa cá chép và gà nhép. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: cá chép, gà nhép, chăm, gà em, trắm, chấm thi, đẹp. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 5 câu. (GV đánh số TT từng câu). - GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu 5: Họ cho là gà nhép vẽ vừa đẹp / vừa có ý nghĩa. e) Thi đọc từng đoạn, cả bài (theo cặp, tổ) chia bài làm 2 đoạn đọc - 3 câu/ 2 câu). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc (5P) - GV nêu YC; mời 1 HS đọc 2 câu hỏi trước lớp. - GV mời 2 HS giỏi thực hành: em hỏi - em đáp + HS 1: Ai thắng trong cuộc thi? HS 2: Gà nhép thắng. + HS 1: Vì sao bạn nghĩ là bạn đó thắng? HS 2: Vì giám khảo cho là gà nhép vẽ đẹp hơn. Vì giám khảo cho là gà nhép vẽ vừa đẹp vừa có ý nghĩa. - GV: Cá chép chỉ nghĩ về mình, vẽ mình. Bức vẽ của gà nhép vừa đẹp vừa thể hiện tình cảm với mẹ và các em nên gà nhép thắng trong cuộc thi. - (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp. - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (Gà nhép rất tình cảm, / Gà nhép yêu mẹ và các em. / Gà nhép rất yêu quý gia đình). GV: Một bức tranh sẽ được đánh giá cao nếu vừa đẹp vừa thể hiện được suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp của người vẽ. - Hướng dẫn học sinh làm VBT ( trang30) - Cả lớp đọc lại nội dung bài 41. 4. Củng cố, dặn dò - GV dẫn HS về nhà kể lại hoặc đọc lại cho người thân nghe câu chuyện Thi vẽ: xem trước bài 42 ( êm, êp). LUYỆN TOÁN Ôn tập phép cộng trong phạm vi 6 I. Môc tiªu: - Củng cố thêm kiến thức về phép tính cộng. - Giúp học sinh nắm chắc được bảng cộng 6. II. Ho¹t ®éng d¹y häc : GV nêu yêu cầu tiết học. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1. Tính: 3 + 3 = ... 2 + 2 = 2 + 4 = ... 4 + 2 = ... 1 + 2 + 3 = 2 + 3 = ... 2 + 3 + 1 = 5 + 1 = ... 2 + 2 + 0 = Bài 2. Viết phép tính thích hợp vào ô trống (theo mẫu): Bài 3. Viết các số : 3,5,2,6,8 theo thứ tự: Từ bé đến lớn: Từ lớn đến bé: III. Củng cố Giáo viên cùng học sinh kiểm tra bài làm và nhận xét. Đọc lại các phép tính ở bài tập 2. Thứ Ba ngày 3 tháng 11 năm 2020 TẬP VIẾT tiết - sau ' bài 40, 41) I.MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU: Viết đúng âm, âp, em, ep, củ sâm, cá mập, kem, dép chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu chữ , đều nét. II ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.1 III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. Luyện tập a.Cả lớp nhìn bảng lớp, đọc: âm, củ sâm, âp, cá mập; em, kem, ep, dép. b.Tập viết: âm, củ sâm, âp, cá mập. -1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết, độ cao các con chữ. -GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh ở từng chữ: cá mập. - HS tập viết vào bảng con. -GV nhận xét chữa lỗi cho những em viết chưa đúng. -HS tập viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. c.Tập viết: em, kem, ep, dép (như mục b). 2.Củng cố, dặn dò: ( 5’) GV nhận xét bài viết của HS, yêu cầu những em viết chưa đẹp , chưa đúng mẫu chữ về luyện viết thêm ở nhà.ở bài tập 2. TIẾNG VIỆT Bài 42 : êm - êp ( tiết 1) I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU -Nhận biết các vần êm, êp; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần êm, êp. -Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần êm, vần êp; hoàn thành trò chơi hái táo xếp vào hai rổ vần êm, êp. -Đọc đúng, bài Tập đọc Lúa nếp, lúa tẻ. -Viết đúng các vần êm, êp và các tiếng đêm, bếp (lửa) (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -2 bộ hình cây táo, thẻ từ và rổ để HS thi làm BT hái táo. (Có thể dùng kĩ thuật vi tính để chiếu hình ảnh táo rụng vào rổ vần). -Hình ảnh để HS làm BT phân loại đồ ăn (làm từ gạo nếp / tẻ) trên bảng lớp. III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 A.KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc bài Tập đọc Thi vẽ (bài 41); 1 HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì? B.DẠY BÀI MỚI (30P) 1.Giới thiệu bài: vần êm, vần êp. 2.Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1Dạy vần êm: HS đọc từng chữ ê, m, vần êm. / Phân tích vần êm. / HS (cá nhân, tổ, lớp) nhìn mô hình, đánh vần: ê - mờ - êm / êm. -HS nói: đêm. / Phân tích tiếng đêm. / Đánh vần: đờ - êm - đêm / đêm. -GV chỉ mô hình, từ khoá, cả lớp: ê - mờ - êm / đờ - êm - đêm / đêm. 2.2. Dạy vần êp: HS nhận biết ê, p; đọc: ê - pờ - êp. / Phân tích vần êp. / Đánh vần: ê - pờ - êp / êp. -HS nói: bếp lửa. Tiếng bếp có vần êp. / Phân tích tiếng bếp. / Đánh vần: bờ - êp - bêp - sắc - bếp / bếp. -Đánh vần, đọc trơn: ê - pờ - êp / bờ - êp - bêp - sắc - bếp / bếp lửa. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: êm, êp, 2 tiếng mới học: đêm, bếp. 3. Luyện tập 3.1.Mở rộng vốn từ (BT 2: Hái quả trên cây, xếp vào hai rổ cho đúng) -GV đưa lên bảng 2 bộ hình ảnh cây táo; nêu YC; chỉ chữ trên từng quả táo cho 1 HS đọc, cả lớp đọc: nệm, nếp, đếm,... -1 HS làm mầu: nhặt 1 quả táo trên cây bỏ vào rổ có vần êm hoặc êp. (Dùng phấn nối từ với rổ vần, hoặc dùng kĩ thuật vi tính cho quả táo rơi vào rổ). -HS làm bài trong VBT. -2 HS lên bảng lớp thi hái táo nhanh; nói kết quả: Rổ vần êm có 4 quả: nệm, đếm, mềm, nếm. Rổ vần êp có 2 quả: nếp, xếp. -GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng nệm có vần êm. Tiếng nếp có vần êp,... 3.2. Tập viết (15P) (bảng con - BT 4) a.Cả lớp đọc trên bảng các vần, tiếng vừa học: êm, đêm, êp, bếp lửa. b.Viết vần êm, êp -1 HS đọc vần êm, nói cách viết; độ cao các con chữ. -GV viết mẫu vần êm, hướng dẫn: viết ê trước, m sau; các con chữ cao 2 li; lưu ý nét nối giữa ê và m. / Làm tương tự với vần êp. Chú ý chữ p cao 4 li. -HS viết: êm, êp (2 lần). a.Viết: đêm, bếp (lửa) (như mục b) -GV viết mẫu, hướng dẫn: đêm (viết chữ đ cao 4 li, tiếp đến vần êm). / b (chữ b cao 5 li; dấu sắc đặt trên ê). -HS viết: đêm, bếp (lửa). Hoạt động thư viện Nghe đọc sách Tiết Đọc to nghe chung. I. CHUẨN BỊ: - Chọn sách cho hoạt động đọc to nghe chung. - Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán. - Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS . II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: a, Giới thiệu bài: - Ổn định chỗ ngồi của HS . - Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia b. Trước khi đọc . - Cho HS xem trang bìa quyển sách - Đặt một số câu hỏi về tranh trang bìa. - Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán - Theo em điều gì sẻ xảy ra trong câu chuyện ? - Theo em , nhân vật ..sẽ làm gì ? c. Đặt 1-2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên. d. Giới thiệu về sách - Giới thiệu 1-3 từ mới * Trong khi đọc - Đọc chậm , rõ ràng diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. - HS xem tranh ở một số đoạn chính. - Đặt câu hỏi phỏng đoán * Sau khi đọc . Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện . -Giáo viên có thể chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ: · Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? III. Nhận xét tiết đọc GV nhận xét tiết học. Thứ Sáu ngày 6 tháng 11 năm 2020 TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI BÀI 5: TRƯỜNG HỌC CỦA EM ( TIẾT3) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nói được tên và địa chỉ của trường mình - Xác định được vị trí các khu vực, các phòng của trường học và kể được tên một số đồ dùng có ở trường học. - Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ. - Kể được tên các hoạt động chính ở trường học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó. - Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về trường học, các thành viên và hoạt động ở trường học. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về trường học, hoạt động ở trường học. - Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học. - Lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn khi ở trường. - Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, GV và các thành viên khác trong trường. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, ti vi. - Một số tình huống để HS thể hiện được tình cảm và cách ứng xử với thành viên trong nhà trường kênh hình 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội - Giấy, bút màu, bản cam kết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỞ ĐẦU Hoạt động chung cả lớp: - HS trả lời câu hỏi của GV: + Hãy nói tên trường và địa chỉ trường của em + Em thích nhất điều gì ở trường? - Một số HS trả lời câu hỏi - GV có thể nói thêm với HS về ý nghĩa của tên trường và dẫn dắt vào bài dựa vào câu trả lời của HS. 3. Các thành viên trong nhà trường KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 5. Hoạt động 5: Thảo luận về các thành viên trong nhà trường * Mục tiêu - Nêu được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong nhà trường. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm 6 - HS quan sát các hình ở trang 38,39 trong SGK và thực tế trường mình trả lời các câu hỏi: + Kể tên các thành viên trong nhà trường + Nói về công việc của một số thành viên trong nhà trường. + Em làm gì để thể hiện sự kính trọng và biết ơn các thầy, cô giáo; các cô, các bác nhân viên trong nhà trường? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện 1 số nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lờ. GV hoàn thiện câu trả lời. Gợi ý: Các thành viên trong nhà trường: cô Hiệu trưởng, thầy, cô hiệu phó, thầy/ cô giáo, cô thư viện, cô lao công, cô y tá, cô tổng phụ trách Đội, báo bảo vệ, ; Cách thể hiện sự kính trọng, biết ơn các thành viên: chào hỏi khi gặp mặt, xưng hô lễ phép, giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học tập tốt, LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 6. Hoạt động 6: Chơi trò chơi “ Ai có thể giúp tôi” * Mục tiêu - Đặt được câu hỏi nói về công việc của các thành viên trong nhà trường. * Cách tiến hành Bước 1: Hướng dẫn cách chơi - Mỗi cặp HS: Một HS đặt câu hỏi, một HS trả lời về công việc của các thành viên trong nhà trường. ( Ví dụ: HS 1 : Khi tôi muốn mượn sách ở thư viện, ai có thể giúp tôi? ; HS 2: Bạn hãy đến gặp cô thư viện). Bước 2: Tổ chức trò chơi - GV gọi 1 số cặp HS lên chơi ( mỗi cặp sẽ phải hỏi và đáp về hai thành viên). - Lưu ý: Các cặp HS sau không nói trùng ý với các cặp trước đó. Bước 3: Nhận xét và đánh giá - Cặp HS nào đoán đúng và trong thời gian ít nhất – được khen thưởng. - GV có thể nhận xét về cách đặt câu hỏi của HS. 7. Hoạt động 7: Xử lý tình huống * Mục tiêu - Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, GV và các thành viên khác trong nhà trường. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm 6 - Mỗi nhóm được phát 1 tình huống liên quan đến 1 thành viên của nhà trường, nhóm thảo luận tìm cách xử lý tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lý tình huống. - HS khác, GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lý tình huống của từng nhóm. Gợi ý: một tình huống về bác lao công: Ở sân trường, Minh và Tuấn đang vừa nói chuyện, vừa ăn sáng. Minh ăn xong xôi, vứt lá gói xôi xuống sân, còn Tuấn uống xong hộp sữa cũng vứt xuống góc sân. Bạn Hà đi về phía hai bạn, nhìn thấy và nói: “ Các bạn cần phải vứt vào thùng rác chứ!”. Bạn Tuấn nói: “ Trường mình có bác lao công quét sân trường hàng ngày rồi mà”. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Hãy giải thích vì sao? 8. Hoạt động 8: Xây dựng cam kết giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng của trường học ( có thể làm vào buổi 2 hoặc ở nhà) * Mục tiêu - Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng của trường học. * Cách tiến hành - Mỗi nhóm được phát giấy, bút màu để làm bản cam kết theo gợi ý. - Các nhóm sẽ trao đổi sản phẩm vào buổi học sau. Sau đó, dán vào chỗ sản phẩm học tập của lớp và cùng thực hiện mỗi ngày. IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 2, 3a, 4, 5 của Bài 5(VBT) để đánh giá kết quả học tập bài học của HS. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học; xem trước bài . LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện đọc các bài đã học trong tuần I. MỤC TIÊU - Luyện tập ghép các âm, vần đã học thành tiếng theo mô hình “âm đầu + vần ”, “âm đầu + vần + thanh”. - Đọc đúng bài Đêm ở quê. - Tìm đúng từ ứng với mỗi hình, viết đúng từng từ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập ( 25P) - GV cho hs nhắc lại vần đã học trong tuần. - Gv viết bảng; âm, âp; em, ep; êm, êp; im ip; - GV viết lên bảng: sâm cầm , tấp nập, xem phim, êm đềm, bìm bịp, - Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn. - GV yêu cầu học sinh đọc bài ( Ưu tiên những em đọc còn chậm). - Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu. - Đọc bài theo nhóm, tổ.bài : Đêm ở quê. - Thi đọc cả bài - Các cặp, tổ thi đọc cả bài. - 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn). 3. Củng cố, dặn dò( 5P) - Hôm nay chúng ta học bài gì? - GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc. - Chuẩn bị bài tiếp theo. LUYỆN VIẾT: Bài: Cô bé chăm chỉ I. MỤC TIÊU - Viết đúng 4 câu đầu của bài Cô bé chăm chỉ - chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. - Biết cách trình bày bài theo dạng viết chính tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở ô ly, bút, tẩy... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giới thiệu bài: ( 3P) GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập ( 30P) Hđ1: Luyện đọc lại bài (8’) - Gv cho 1 học sinh đọc lại toàn bài: Cô bé chăm chỉ - Trong bài có mấy câu? - Gv giới thiệu bài luyện viết ( 4 câu đầu của bài ) - 3 học sinh đọc nối tiếp 4 câu. Hđ2: Luyện viết bảng con (8’) - Hs nêu từ khó viết vd: chăm chỉ ,khắp nhà, xe đạp... - Gv hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ đó. - Hs viết bài. Gv nhận xét. Hđ3: Luyện viết vào vở. (14’) - Gv hướng dẫn cách viết chữ cái đầu tiên của bài ( lùi vào 1 ô), khi xuống dòng ( viết sát ngoài lề) - Hs viết bài. - GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò(2P) - GV nhận xét đánh giá
File đính kèm:
giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_truong_tie.docx