Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

TIẾT 2

3.2. Tìm trong bài đọc những chữ hoa (BT4) (10’)

- Cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả viết hoa.

- GV nêu yêu cầu; từng cặp HS đọc bài trong SGK, tìm chữ hoa bắt đầu từ tên bài. GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.

- 4 cặp (8 HS) tiếp nối nhau báo cáo kết quả (mỗi em nói 1 câu):

+ HS 1: Tên bài viết hoa chữ C trong tiếng Chia vì đó là chữ đầu của tên bài. / Câu 1 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.

+ HS 2: Câu 2 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.

+ HS 3: Câu 3 viết hoa chữ B trong tiếng Bà vì đó là chữ đầu câu.

+ HS 4: Câu 4 viết hoa chữ B trong tiếng Ba vì đó là chữ đầu câu.

+ HS 5: Câu 5 viết hoa chữ H trong tiếng Hà vì Hà đứng đầu câu, cũng là tên riêng.

+ HS 6: Câu 6 viết hoa chữ B trong tiếng Bé vì nó đứng đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê vì là tên riêng.

+ HS 7: Câu 7 viết hoa chữ Ơ vì Ơ là chữ đầu câu.

+ HS 8: Câu 8 viết hoa À vì À là chữ đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê, chữ H trong tiếng Hà vì đó là các tên riêng.

- 1 HS nói lại những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu: Chia, Má, Má, Bà, Ba, Hà (Hà vừa là chữ đầu câu, vừa là tên riêng), Ơ, À .

- 1 HS nói lại những chữ hoa ghi tên riêng trong bài: Hà, Lê.

3.3. Giới thiệu bảng chữ in thường - in hoa, viết thường - viết hoa ( 20’)

- GV chỉ Bảng chữ thường, chữ hoa trên bảng lớp); giới thiệu các kiểu chữ (in thường - in hoa, viết thường - viết hoa); giải thích: chữ viết là chữ viết bằng tay.

- GV chỉ từng chữ in thường, in hoa. Cả lớp đọc.

- GV chỉ từng chữ viết thường, viết hoa. Cả lớp đọc.

- GV mời 1 HS lên bảng; đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ in thường, chữ nào là chữ in hoa. VD: Hãy chỉ chữ g (i, k,.) in thường: Hãy chỉ chữ G (I, K,.) in hoa.

- GV mời 1 HS khác, đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ viết thường, chữ nào viết hoa. VD: Hãy chỉ chữ ê (k, 1,.) viết thường: Hãy chỉ chữ Ê (K, L,.) viết hoa.

- GV chỉ câu Dì Tư là y tá, hỏi đó là kiểu chữ gì? (D trong Dì, T trong Tư là chữ in hoa, các chữ khác là chữ in thường).

- GV chỉ từng chữ trên Bảng chữ thường, chữ hoa, cả lớp phát hiện đó là chữ in hay chữ thường, chữ viết hoa hay chữ viết thường.

- GV: Chữ hoa nào gần giống chữ thường nhưng kích thước lớn hơn? (Đó là chữ in hoa - gần giống chữ in thường nhưng kích thước chữ in họa lớn hơn).

- GV: Chữ hoa nào không giống chữ thường và kích thước lớn hơn? (Đó là chữ viết hoa - không giống chữ viết thường và kích thước chữ viết hoa lớn hơn).

4. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa.

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho người thân nghe; quan sát kĩ bảng mẫu chữ hoa trong trường tiểu học (in trong vở Luyện viết 1, tập một).

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ Hai ngày 26 tháng 10 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 35: CHỮ HOA (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết chữ in hoa trong câu; bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
- Nhận ra và đọc được các chữ in hoa trong câu ứng dụng, ghi nhớ quy tắc viết hoa chữ đầu bài, đầu câu, tên riêng.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chia quà. Tìm được trong bài chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, chữ hoa ghi tên riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng nhỏ viết 2 điều cần ghi nhớ về quy tắc viết hoa. 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A KIỂM TRA BÀI CŨ ( 5’)
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Tập đọc Dì Tư (bài 34) hoặc kiểm tra HS viết, đọc các chữ: ve, y tá. 
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Kết thúc bài 34, các em đã học xong các âm và chữ tiếng Việt Bài Chữ hoa sẽ giúp các em làm quen với chữ hoa (chữ in hoa và chữ viết hoa), nắm được quy tắc viết hoa. ( 5’)
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Tìm chữ hoa trong câu) ( 10’)
- GV viết lên bảng câu “Dì Tư là y tá.”, cả lớp đọc. GV giải thích: Đây là 1 câu văn, cuối câu có dấu chấm.
- GV nêu yêu cầu: Phát hiện những chữ được viết hoa trong câu. (HS 1: chữ D trong tiếng Dì viết hoa, chữ T trong tiếng Tư viết hoa. HS 2 nhắc lại).
- GV: Vì sao chữ D trong tiếng Dì viết hoa? (Vì Dì đứng đầu câu). HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại. GV: Vì sao chữ T trong tiếng Tư viết hoa? (Vì Tư là tên riêng của dì). HS nhắc lại.
- GV mời 3 - 4 HS nói tên mình, đầy đủ họ, tên; nhắc HS: Khi viết tên riêng của mình, của mọi người, các em cần viết hoa. Viết hoa tên riêng, viết hoa cả họ và tên đệm. Không viết hoa tên riêng là viết sai chính tả.
* Ghi nhớ (BT 2):
- GV gắn lên bảng quy tắc viết hoa; đọc quy tắc cho HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhắc lại.
- Dặn HS ghi nhớ 2 quy tắc vừa học để viết hoa đúng chính tả. 
3. Luyện tập (10’)
3.1. Tập đọc (BT 3)
a) GV đưa lên bảng lớp hình minh hoạ bài Chia quà, giới thiệu: Trong hình là gia đình Hà: có bà, có ba má, có Hà và bé Lê. Má đang chia quà cho cả nhà. Bài Tập đọc sẽ cho các em biết má của Hà chia quà thế nào? Quà dành cho má là thứ quà đặc biệt quý. Đó là quà gì? Bài đọc cũng giúp các em luyện tập, củng cố những điều vừa học về quy tắc viết hoa.
b) GV đọc mẫu,
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): chia quà, thị xã, cả nhà, mía, sữa, quà quý. (Nếu HS đọc ngắc ngứ thì có thể đánh vần).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (HS đếm: 8 câu). 
- Đọc vỡ từng câu: GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (6 câu/ 2 câu); thi đọc cả bài. (Quy trình đã hướng dẫn). 
g) Tìm hiểu bài đọc
- GV: Đi thị xã về, má chia quà cho cả nhà. Má không chia quà cho má vì má đã Có quá quý. Quà quý đó là gì? (Quà quý đó là bé Lê và Hà). GV: Hai đứa con là qua quý của má. Con cái luôn là món quà quý giá nhất của cha mẹ.
TIẾT 2
3.2. Tìm trong bài đọc những chữ hoa (BT4) (10’)
- Cả lớp nhắc lại quy tắc chính tả viết hoa.
- GV nêu yêu cầu; từng cặp HS đọc bài trong SGK, tìm chữ hoa bắt đầu từ tên bài. GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
- 4 cặp (8 HS) tiếp nối nhau báo cáo kết quả (mỗi em nói 1 câu):
+ HS 1: Tên bài viết hoa chữ C trong tiếng Chia vì đó là chữ đầu của tên bài. / Câu 1 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu.
+ HS 2: Câu 2 viết hoa chữ M trong tiếng Má vì đó là chữ đầu câu. 
+ HS 3: Câu 3 viết hoa chữ B trong tiếng Bà vì đó là chữ đầu câu. 
+ HS 4: Câu 4 viết hoa chữ B trong tiếng Ba vì đó là chữ đầu câu. 
+ HS 5: Câu 5 viết hoa chữ H trong tiếng Hà vì Hà đứng đầu câu, cũng là tên riêng.
+ HS 6: Câu 6 viết hoa chữ B trong tiếng Bé vì nó đứng đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê vì là tên riêng.
+ HS 7: Câu 7 viết hoa chữ Ơ vì Ơ là chữ đầu câu.
+ HS 8: Câu 8 viết hoa À vì À là chữ đầu câu; viết hoa chữ L trong tiếng Lê, chữ H trong tiếng Hà vì đó là các tên riêng.
- 1 HS nói lại những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu: Chia, Má, Má, Bà, Ba, Hà (Hà vừa là chữ đầu câu, vừa là tên riêng), Ơ, À .
- 1 HS nói lại những chữ hoa ghi tên riêng trong bài: Hà, Lê. 
3.3. Giới thiệu bảng chữ in thường - in hoa, viết thường - viết hoa ( 20’)
- GV chỉ Bảng chữ thường, chữ hoa trên bảng lớp); giới thiệu các kiểu chữ (in thường - in hoa, viết thường - viết hoa); giải thích: chữ viết là chữ viết bằng tay.
- GV chỉ từng chữ in thường, in hoa. Cả lớp đọc. 
- GV chỉ từng chữ viết thường, viết hoa. Cả lớp đọc.
- GV mời 1 HS lên bảng; đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ in thường, chữ nào là chữ in hoa. VD: Hãy chỉ chữ g (i, k,...) in thường: Hãy chỉ chữ G (I, K,...) in hoa.
- GV mời 1 HS khác, đọc cho HS chỉ: chữ nào là chữ viết thường, chữ nào viết hoa. VD: Hãy chỉ chữ ê (k, 1,...) viết thường: Hãy chỉ chữ Ê (K, L,...) viết hoa.
- GV chỉ câu Dì Tư là y tá, hỏi đó là kiểu chữ gì? (D trong Dì, T trong Tư là chữ in hoa, các chữ khác là chữ in thường).
- GV chỉ từng chữ trên Bảng chữ thường, chữ hoa, cả lớp phát hiện đó là chữ in hay chữ thường, chữ viết hoa hay chữ viết thường..
- GV: Chữ hoa nào gần giống chữ thường nhưng kích thước lớn hơn? (Đó là chữ in hoa - gần giống chữ in thường nhưng kích thước chữ in họa lớn hơn).
- GV: Chữ hoa nào không giống chữ thường và kích thước lớn hơn? (Đó là chữ viết hoa - không giống chữ viết thường và kích thước chữ viết hoa lớn hơn).
4. Củng cố, dặn dò ( 5’)
- 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa..
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc cho người thân nghe; quan sát kĩ bảng mẫu chữ hoa trong trường tiểu học (in trong vở Luyện viết 1, tập một).
LUYỆN TOÁN
Ôn tập các số đến 10
I. Môc tiªu:
- Củng cố thêm kiến thức về phép tính cộng.
- Giúp học sinh nắm chắc được bảng cộng 6.
II. Ho¹t ®éng d¹y häc :
Bài 1. Tính:
1 + 1 = ...
2 + 1 = 
2 + 2 = ...
3 + 1 = ...
1 + 1 + 1 = 
1 + 3 = ...
2 + 1 + 1 = 
1 + 2 = ...
1 + 2 + 1 = 

Bài 2. Viết phép tính thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
Bài 3. Nối phép tính với số thích hợp:
III. Củng cố
Giáo viên cùng học sinh kiểm tra bài làm và nhận xét.
Đọc lại các phép tính ở bài tập 2.
Thứ Ba ngày 27 tháng 10 năm 2020
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
 Bài 4: Kể chuyện bé nghe (Cổ tích Việt Nam)
I. MỤC TIÊU:
- Đưa bé vào thế giới truyện cổ tích để bắt đầu dẫn dắt trẻ đến với niềm đam mê của việc đọc sách.
- Trẻ yêu thích truyện cổ tích Việt Nam.
- Bước đầu giúp trẻ hình thành nhân cách qua những bài học rút ra từ những câu truyện cổ tích.
II. CHUẨN BỊ:
- Truyện kể: Chiếc bình vôi.
- Tranh minh hoạ truyện kể.
- Một số thẻ đánh dấu sách.
- Một số truyện cổ tích Việt Nam.
- Địa điểm: Trong lớp.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Trước khi kể (5 phút)
- Gợi ý trao đổi tranh minh hoạ tên truyện:
+ Quan sát tranh em thấy gì?
+ Dựa vào hình ảnh minh hoạ trong tranh em hãy đoán xem hôm nay cô sẽ kể chuyện gì?
- Giới thiệu truyện: Giới thiệu tên một số truyện cổ tích Việt Nam và nhấn mạnh truyện kể hôm nay là truyện Chiếc bình vôi.
* Cả lớp
- Quan sát tranh.
+ Nêu những hình ảnh có trong tranh: ông sãi, chiếc bình vôi,
+ Phỏng đoán tên truyện.
2. Trong khi kể (17 phút)
- Kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ
- Kết hợp trò chuyện:
+ Trang 3: Gã trộm nghe vợ người ăn mày nói vậy thì có còn muốn đi ăn trộm nữa không?
- Tiếp tục kể đến hết trang 7.
+ Trang 7: Theo em sau khi đem nước về cúng phật gã trộm có quay lại nạp mình cho cọp ăn thịt không?
- Tiếp tục kể cho đến hết
* Cả lớp
- Nghe, quan sát tranh.
- Phỏng đoán suy nghĩ của gã trộm.
- Phỏng đoán việc làm của gã trộm.
3. Sau khi kể (5-8 phút)
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Giao việc.
- Đến trò chuyện cùng học sinh.
- Tặng thẻ đánh dấu sách cho những HS trình bày rõ ràng, đúng nội dung truyện kể.
- Phật Bà chỉ hiện ra rước linh hồn của gã trộm mà không rước linh hồn của vị sư sãi. Theo em là vì sao?
* Chốt ý: Gã trộm biết sửa lỗi, làm việc thiện, tính tình hiền lành nên phật rước, còn ông sãi là người tu hành nhưng tính tình độc ác nên Phật không rước.
- Câu chuyện khuyên chung ta điều gì?
* Giáo dục HS: Ở hiền thì gặp lành, nên làm điều thiện không nên làm việc ác.
- Giới thiệu một số truyện cổ tích Việt Nam.
- Nêu yêu cầu ở tiết sau:
Tiết sau các em sẽ giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện mà em mượn về nhà như: Tên truyện? Mấy nhân vật? Tên nhân vật? Được nghe đọc mấy lần? 
* Cả lớp – đôi bạn
- Nhắc tên truyện.
- Kể các nhận vật trong truyện: Gã trộm, hai vợ chồng người ăn mày, sư trụ trì, ông sãi,
- Đôi bạn trò chuyện: nói cho bạn nghe em đồng ý việc làm của nhân vật nào? Không đồng ý việc làm của nhân vật nào? Vì sao?
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Trình bày suy nghĩ của mình.
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Sau tiết học HS chọn và mượn một quyển về nhà nhờ cha mẹ/ anh chị đọc cho nghe.

TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 34, 35)
I. MỤC TIÊU
- Tô, viết đúng các chữ v, y, các tiếng ve, y tá, chia quà - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
- Các chữ mẫu v, y đặt trong khung chữ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. (5’)
2. Luyện tập (25’)
a) HS đọc trên bảng các chữ, tiếng cần luyện viết. 
b) Tập tô, tập viết: V, ve, y, y tá. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, nói cách viết, độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng xoắn nhỏ. 
+ Tiếng ve: viết chữ v trước, chữ e sau.
+ Chữ y: cao 5 li; viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược phải, 1 nét khuyết ngược. 
+ Từ y tá: viết tiếng y trước, tiếng tá sau, dấu sắc đặt trên a. 
- HS tập tô, viết: , ve, y, y tá trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập tô, tập viết: ch, qu, chia quà (như mục b): 
- GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn: 
+ Chữ ch ghép từ hai chữ c và h.. 
+ Chữ qu: ghép từ hai chữ q và u.
+ Tiếng chia: viết ch trước, ia sau. / Tiếng quà: viết qu trước, a sau, dấu huyền đặt trên a.
- HS tập tô, viết: ch, qu, chia quà. 
3. Củng cố, dặn dò ( 5’)
- Chúng ta vừa viết chữ gì? 
- HS đọc lại các tiếng vừa viết.
TIẾNG VIỆT
BÀI 36: am	 ap (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
- Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ve và gà.
- Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, máy chiếu 
- Bảng con, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Chia quà (bài 35); 1 HS nói những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng. ( 5’)
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: Các em đã học hết các chữ ghi âm tiếng Việt. Từ bài hôm nay, các em sẽ học các vần tiếng Việt. Hai vần đầu tiên các em sẽ học là vần am, vần ap. (5’)
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1, 2) (dạy kĩ, chắc chắn) ( 15’)
2.1. Dạy vần am 
a) Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã học). 1 HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am.
b) Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh quả cam, hỏi: Đây là quả gì? (Quả cam). Trong từ quả cam, tiếng nào có vần am? (Tiếng cam).
- Phân tích: tiếng cam có âm c đứng trước, vần am đứng sau. 
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ GV giới thiệu mô hình vần am. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): a - mờ - am/ am. 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng cam. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): cờ - am - cam/ cam. 
2.2. Dạy vần ap (tương tự cách dạy vần am) 
- HS nhận biết a, p, đọc: a - pờ - ap.
- GV giới thiệu hình ảnh xe đạp, hỏi: Đây là cái gì? (Cái xe đạp). Trong từ xe đạp, tiếng nào có vần ap? (Tiếng đạp).
- Phân tích: vần ap gồm có 2 âm: âm a đứng trước, âm p đứng sau. 
- Đánh vần và đọc trơn: a - pờ - ap / ap; đờ - ap - đạp - nặng - đạp / đạp.
- So sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. Vần am khác vần ap: vẫn am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p.
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần am, vần ap). Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (Tiếng cam, tiếng đạp). GV chỉ mô hình từng vân, tiếng, cả lớp đánh vần, đọc trơn.
3. Luyện tập (10’)
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 3: Tiếng nào có vần am? Tiếng nào có vần ap?) 
a) Xác định yêu cầu: GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ, nêu yêu cầu của bài tập.
b) Đọc tên sự vật: GV chỉ từng từ theo số TT, cả lớp đọc tên từng sự vật, hành động: khám, Tháp Rùa, quả trám,... (HS nào đọc ngắc ngứ thì có thể đánh vần). Giải nghĩa từ: Tháp Rùa (tháp nằm giữa Hồ Gươm); quả trám (loại quả dùng làm thức ăn, rất bùi và ngon); sáp nẻ (sáp dùng để bôi lên da mặt, lên môi nhằm chống nứt nẻ).
c) Tìm tiếng có vần am, vần ap: Từng cặp HS làm bài trong VBT, tìm nhanh tiếng có vần am, vần ap. GV nhắc: 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
d) Báo cáo kết quả
- Một cặp HS nói kết quả: HS 1 chỉ bảng, nói tiếng có vần am. HS 2 nói tiếng có vần ap.
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng khám có vần am. Tiếng tháp (Rùa) có vần ap... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 5). 
a) HS nhìn bảng lớp, đọc lại các vần, tiếng vừa học. 
b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn 
- Vần am: viết a trước, m sau; chú ý nối nét giữa a và m. 
- Vần ap: viết a trước, p sau; chú ý nối nét giữa a và p.
- quả cam: viết tiếng quả trước, tiếng cam sau. Trong tiếng cam: viết c trước, am sau. (Có thể chỉ yêu cầu HS viết tiếng cam).
- xe đạp: viết xe trước (x nối sang e), đạp sau (viết đ gần vần ap, dấu nặng đặt dưới a).
c) HS viết trên bảng con: am, ap (2 lần). Viết: (quả) cam, (xe) đạp. 
* Thời gian HS tập viết bảng con khoảng 15 phút.
Thứ Sáu ngày 2 tháng 10 năm 2020
 LUYỆN VIẾT
 Bài: Dì Tư
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng 3 câu đầu của bài Dì Tư - chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Biết cách trình bày bài theo dạng viết chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Vở ô ly, bút, tẩy...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 3P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
Hđ1: Luyện đọc lại bài (8’)
- Gv cho 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- Trong bài có mấy câu?
- Gv giới thiệu bài luyện viết ( 3 câu đầu của bài )
- 3 học sinh đọc nối tiếp 3 câu.
Hđ2: Luyện viết bảng con (8’)
- Hs nêu từ khó viết vd: trưa, qua, ghé...
- Gv hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ đó.
- Hs viết bài. Gv nhận xét.
Hđ3: Luyện viết vào vở. (14’)
- Gv hướng dẫn cách viết chữ cái đầu tiên của bài ( lùi vào 1 ô), khi xuống dòng ( viết sát ngoài lề)
- Hs viết bài.
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 2: Ngôi nhà của em (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- HS biết được nhà ở và đồ dùng trong nhà.
- Nói được địa chỉ nhà ở của mình
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Nêu được một số đặc điểm về nhà ở và quang cảnh xung quanh nhà ở .
- Liệt kê được một số đồ dùng trong gia đình
- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình. 
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về nhà ở và đồ dùng trong gia đình. 
- Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Phiếu tự đánh giá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. MỞ ĐẦU (5P)
	* Mục tiêu: 
- Nói được địa chỉ nhà ở của mình. 
Hoạt động chung của cả lớp
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát về ngôi nhà : Nhà của tôi.
- HS nói cho nhau nghe về địa chỉ nhà của mình
	GV dẫn dắt vào bài học: Cũng như lời bài hát, trong lớp chúng ta ai cũng có một ngôi nhà rất gần gũi, yêu thương. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhà ở và xung quanh nhà ở; cùng chia sẻ vè ngôi nhà của mình và cần phải làm gì để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. 
	B. BÀI MỚI: (25P)
3. Giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
6. Hoạt động 6: Tìm hiểu tình huống về phòng của bạn Hà
	* Mục tiêu
- Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về tình huống cụ thể là phòng của bạn Hà.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát các hình ở trang 18, 19 ( SGK) để trả lời các câu hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về phòng của bạn Hà ở hình 1 và hình 2?
+ Nêu những việc bạn Hà và anh bạn Hà đã làm để căn phòng gọn gàng, ngăn nắp.
- Vì sao em phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng ngăn nắp?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện 1 số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý HS nói được: 
+ Phòng của bạn Hà rất lộn xộn , bừa bãi.
+ Bạn Hà và anh đã gấp và xếp chăn, gối; sắp xếp sách vở, giấy bút; đặt đồ chơi trên tủ; lau bàn, tủ,  
+ Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp làm căn phòng thoáng mát, sạch sẽ hơn và thuận lợi cho việc tìm sách vở, đồ dùng học tập, 
+ HS làm câu 4 của Bài 2 (VBT).
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
7. Hoạt động 7: Tìm hiểu việc làm gì để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
	* Mục tiêu
- Nêu và thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Có ý thức giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp mỗi ngày. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- Thảo luận nhóm để liệt kê ra những việc làm để giữ gìn nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm còn lại sẽ bổ sung và nhận xét phần trình bày của các bạn.
	Gợi ý: Gấp chăn, màn; cất, đặt đồ dùng đúng chỗ; sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp.
- HS liên hệ xem mình đã thực hiện những việc nào để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
- GV hướng HS đến thông điệp: “ Chúng ta nhớ giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp mỗi ngày nhé!”.
IV. ĐÁNH GIÁ( 5P)
	* Đánh giá kết quả học tập của bài học:
- Gv có thể sử dụng kết quả làm các câu 2,3,4 của bài 2 (VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS. 
	* Tự đánh giá về việc giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp:
- HS làm câu 5 của bài 2 (VBT).
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện đọc các bài đã học trong tuần
I. MỤC TIÊU
- Luyện tập ghép các âm, vần đã học thành tiếng theo mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”.
- Đọc đúng bài Ve và gà. 
- Tìm đúng từ ứng với mỗi hình, viết đúng từng từ. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
2.1. BT 1 (Ghép các âm đã học thành tiếng) (Làm việc lớp – nhanh) 
- GV cho hs đọc lại các âm, vần đã học trong tuần. 
- Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài âm v, y bài vần am, ap.
- GV viết lên bảng: Vẽ, võ, y tế xã, dì Tư, quả cam, xe đạp, tháp rùa, quả trám, vạm vỡ, múa sạp. 
- Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu.
- Đọc bài theo nhóm, tổ.
- Hỏi cách hiểu của em về một số từ vd: tháp Rùa, múa sạp,...
2.2. BT 2 (Tập đọc)
a, - Trình chiếu bài tập đọc Ve và gà
- GV chỉ hình minh hoạ bài đọc, 
Hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì? 
	+ Chú ve mùa hè thường làm gì?
	+ Gà mẹ đang làm gì?
	+ Theo em gà mẹ và ve ai chăm chỉ hơn?
- GV: Các em cùng đọc bài Tập đọc nhé.
b) GV đọc mẫu bài kết hợp giải nghĩa từ: ngó, đạp đạp, giũ giũ lúa, thỏ thẻ.
Luyện đọc từ ngữ: HS (cá nhân, cả lớp) đánh vần (nếu cần), đọc trơn các từ ngữ được tô màu hoặc gạch chân trong bài ngó, đạp đạp, giũ giũ lúa, thỏ thẻ.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (GV chỉ từng câu cho HS đếm: 4 câu).
- (Đọc vỡ từng câu) Cả lớp đọc thầm tên bài và câu 1 theo thước chỉ của GV. Sau đó 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc đồng thanh. Làm tương tự với câu 2, 3, 4.
– Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). 
e) Thi đọc cả bài 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_pham_thi_t.doc