Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học Sơn Kim
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS đọc bài Tập đọc Đi nhà trẻ (bài 29). (Hoặc cả lớp viết, tre, chó).
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái u, ư, chữ in hoa U, Ư.
- GV chỉ từng chữ trong tên bài, phát âm mẫu cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Âm u, chữ u: HS nói: tủ. /Nhận biết: t, u, dấu hỏi =tủ. Đọc: tủ. / Phân tích tiếng tủ. / Đánh vần và đọc tiếng: tờ - u - tu - hỏi - tủ / tủ.
2.2. Âm ư, chữ : HS nói: sư tử. / Nhận biết: s, ư = sư; t, ư, dấu hỏi = tử. Đọc: sư tử. / Phân tích các tiếng sư, tử. / Đánh vần, đọc trơn: sờ - ư - sư / tờ - ư - tư - hỏi - tử / sư tử.
* HS nhắc lại: 2 chữ mới học là u, ; 2 tiếng mới học: tủ, sư tử. HS nhìn mô hình các tiếng, đánh vần, đọc trơn. HS gài lên bảng cài: u, ư.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm u? Tiếng nào có âm ư?)
- 1 HS đọc, cả lớp đọc: đu đủ, cá thu,.
- HS tìm tiếng có u, có ; nói kết quả.
- GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng đu có âm u. Tiếng đủ có âm u. (Hoặc: Hai tiếng đu đủ đều có âm u). Tiếng từ có âm ư.
- HS nói 3 - 4 tiếng ngoài bài có âm u (su su, ru, ngủ, thu, phú,.); có âm ư (hư, sử, thứ, thử, tự,.).
Tuần 6 Thứ Ba ngày 20 tháng 10 năm 2020 TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 28, 29) I. MỤC TIÊU - Tô, viết đúng các chữ vừa học ở bài 28, 29: t, th, tr, ch và các tiếng tổ, thỏ, tre, chó – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các chữ mẫu t, th, tr, ch, đặt trong khung chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐC của bài học. 2. Luyện tập a) Cả lớp đọc các chữ, tiếng được viết trên bảng: t, tổ, th, thỏ, tr, tre, ch, chó. b) Tập tô, tập viết: t, tổ, th, thỏ - 1 HS nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, nói cách viết, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn: + Chữ t: cao 3 li, viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét thẳng ngang. + Tiếng tổ: viết chữ t trước, ô sau, dấu hỏi đặt trên ô; chú ý nét nối giữa t và ô. + Chữ th ghép từ hai chữ t và h. Chú ý viết t và h liền nét. + Tiếng thỏ: viết th trước, o sau, dấu hỏi đặt trên o; chú ý nét nối giữa th và o. - HS tô, viết các chữ, tiếng t, tổ, th, thỏ trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập tô, tập viết: tr, tre, ch, chó (như mục b) - GV hướng dẫn: + Chữ tr: là chữ ghép từ hai chữ t và r. + Tiếng tre: viết tr trước, e sau. + Chữ ch: là chữ ghép từ hai chữ c (1 nét cong trái) và h. + Tiếng chó: viết ch trước, o sau, dấu sắc đặt trên o. - HS tô, viết: tr, tre, ch, chó trong vở Luyện viết 1, tập một; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò - GV chỉ cho HS đọc 1 số tiếng để HS đọc. - Tuyên dương các bạn tích cực trong giờ học. TIẾNG VIỆT BÀI 30: u - ư I. MỤC TIÊU - Nhận biết các âm và chữ cái u, ư; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có u, ư. - Nhìn chữ dưới hình, tìm đúng tiếng có âm u, âm . - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Chó xù. - Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: u, ư, tủ, sư tử. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thẻ để HS viết ý đúng: 2 hay 12 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 2 HS đọc bài Tập đọc Đi nhà trẻ (bài 29). (Hoặc cả lớp viết, tre, chó). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: âm và chữ cái u, ư, chữ in hoa U, Ư. - GV chỉ từng chữ trong tên bài, phát âm mẫu cho HS (cá nhân, cả lớp) nhắc lại. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Âm u, chữ u: HS nói: tủ. /Nhận biết: t, u, dấu hỏi =tủ. Đọc: tủ. / Phân tích tiếng tủ. / Đánh vần và đọc tiếng: tờ - u - tu - hỏi - tủ / tủ. 2.2. Âm ư, chữ : HS nói: sư tử. / Nhận biết: s, ư = sư; t, ư, dấu hỏi = tử. Đọc: sư tử. / Phân tích các tiếng sư, tử. / Đánh vần, đọc trơn: sờ - ư - sư / tờ - ư - tư - hỏi - tử / sư tử. * HS nhắc lại: 2 chữ mới học là u, ; 2 tiếng mới học: tủ, sư tử. HS nhìn mô hình các tiếng, đánh vần, đọc trơn. HS gài lên bảng cài: u, ư. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có âm u? Tiếng nào có âm ư?) - 1 HS đọc, cả lớp đọc: đu đủ, cá thu,... - HS tìm tiếng có u, có ; nói kết quả. - GV chỉ từng từ (in đậm), cả lớp: Tiếng đu có âm u. Tiếng đủ có âm u. (Hoặc: Hai tiếng đu đủ đều có âm u)... Tiếng từ có âm ư... - HS nói 3 - 4 tiếng ngoài bài có âm u (su su, ru, ngủ, thu, phú,...); có âm ư (hư, sử, thứ, thử, tự,...). Thứ Sáu ngày 23 tháng 10 năm 2020 LUYỆN TOÁN Ôn tập về phép cộng trong phạm vi 6. Mục tiêu: - Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. II. Chuẩn bị: Bảng con III.Hoạt động dạy học: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng ) 4 + 2 = 2 + 2= 3 + 1 = 5 + 1 = 2 + 3 = 3 + 3 = 6 + 0 = 1 + 3 = Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li) 4 + 2 = 5 + 1 = 2 + 1 = 6 + 0 = 3 + 0 = 2 + 4 = Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) Bài 4: Có . Hình tam giác. (Dành cho học sinh năng khiếu) 1 4 2 5 3 LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện viết I. MỤC TIÊU - Viết đúng các chữ: t, th,ch,u,ư,ia,ua,ưa, chả cá. - chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. - Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính,ti vi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập ( 30P) a) Cả lớp nhìn bảng, đọc các chữ, tiếng, chữ : t, th,ch,u,ư,ia,ua,ưa, chả cá b) Tập viết: : t, th,ch,u,ư,ia,ua,ưa, chả cá - GV vừa viết mẫu từng chữ g, gh, m, giá đỗ, ghế gỗ. vừa hướng dẫn quy trình: - Hs viết bảng con c) Tập viết: t, th,ch,u,ư,ia,ua,ưa, chả cá - Cho học sinh chép vào vở ô li - GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò(2P) - GV nhận xét đánh giá Hoạt động thư viện Nghe đọc sách Tiết Đọc to nghe chung. Chọn sách: Dê con nghe lời mẹ Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán. Xác định 1-2 từ mới để giới thiệu với học sinh. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Giới thiệu 2 - 3 phút | Cả lớp 1. Ổn định chỗ ngồi của học sinh trong thư viện và nêu các quy định khi đến thư viện 2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia: Hôm nay, cô sẽ cả lớp thực hiện tiết Đọc to nghe chung tại thư viện. Trước khi đọc 4 - 5 phút | Cả lớp 2a. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa. + Có thể cho cô và các bạn biết hôm nay lớp mình sẽ cùng đọc truyện gì không ? + Các em nhìn thấy những hình ảnh của con vật gì ở trên trang bìa? + Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện? 2b. Đặt câu hỏi để liên hệ đến thực tế cuộc sống của học sinh: + Ở nhà em đã nghe lời mẹ chưa ? 2c. Đặt câu hỏi phỏng đoán: + Theo các em dê con đã nghe lời mẹ chưa ? Quyển sách Dê con nghe lời mẹ của tác giả Sách do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành. 4. Giới thiệu từ mới: Trong chuyện này cô muốn giải thích với các em một số từ: Trong khi đọc 5 - 8 phút | Cả lớp 1. Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. 2. Cho học sinh xem và quan sát tranh ở trang 4 3. Dừng lại để đặt câu hỏi phỏng đoán trang 4 Theo em, dê con có nghe lời mẹ không ? Đọc lần hai: Mời học sinh cùng đọc với giáo viên. - Mời học sinh đọc lại những từ, câu thú vị cùng với giáo viên. - Mời học sinh làm những hành động, tạo âm thanh thú vị với giáo viên. Sau khi đọc, cảm ơn học sinh đã tham gia đọc với giáo viên. Sau khi đọc 4 - 7 phút| Cả lớp 1. Đặt câu hỏi để hỏi học sinh về những gì đã xảy ra trong câu chuyện: - Các em thấy dê con đã nghe lời mẹ chưa ? - Dê con có ngoan không ? 2. Đặt câu hỏi về những diễn biến chính trong câu chuyện: + Khi sói đến mở cửa dê con, dê con có mở cửa ko? + Sau đó sói đã làm gì? + Nếu mà em gặp phải trường hợp này thì em có mở cửa không? 3. Đặt 1-2 câu hỏi “tại sao”: + Tại sao các con nghe lời mẹ? 1. Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm lớn một cách trật tự 2. Khuyến khích các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. 3. Khen ngợi những nỗ lực của học sinh. 4. Kết thúc tiết học
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_truong_tie.doc