Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà
Thứ Ba ngày 27 tháng 04 năm 2021
TOÁN
Bài 68: ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có nhận biết ban đầu về thời gian.
- Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
- Phát triển các NL toán học: Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ tại các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
II. CHUẦN BỊ
- Máy tính, máy chiếu.
- GV chuẩn bị một đồng hồ giấy có thể quay được kim dài và kim ngắn. Mỗi nhóm HS mang đến một đồng hồ có kim dài và kim ngắn.
- Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HS quan sát mặt đồng hồ theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về các thông tin trên đồng hồ, chẳng hạn: kim ngắn, kim dài, mặt đồng hồ có những số nào, những vạch chia trên mặt đồng hồ ra sao?,.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lóp.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Tuần 32 Thứ Hai ngày 26 tháng 04 năm 2021 CHÍNH TẢ (1 tiết) Tập chép: Rùa con đi chợ I. MỤC TIÊU - Tập chép bài thơ Rùa con đi chợ, không mắc quá 1 lỗi. - Làm đúng BT điền ng/ ngh vào chỗ trống; tìm và viết đúng chính tả 1 tiếng có vần uôi, 1 tiếng có vần uây trong bài Cuộc thi không thành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ: cái kéo, cặp sách, thước kẻ. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Luyện tập 2.1. Tập chép - Cả lớp đọc trên bảng bài thơ Rùa con đi chợ. - GV hỏi HS về nội dung bài thơ (Bài thơ kể chuyện rùa con đi chợ mua hạt giống về gieo trồng. Rùa bò chậm nên đi từ đầu xuân, mùa hè mới đến cổng chợ). - GV chỉ từng tiếng dễ viết sai cho cả lớp đọc. VD: đầu xuân, cổng chợ, hoa trái, bộn bề, hạt giống, trồng gieo . - HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, chép lại bài; tô các chữ hoa đầu câu, - HS viết xong, đối chiếu bài để soát và chữa lỗi. - GV có thể chiếu bài của HS lên màn hình, chữa những lỗi HS thường mắc. 2.2. Làm bài tập chính tả. a) BT 2 (Em chọn chữ nào: ng hay ngh?) - 1 HS đọc YC của BT; nói lại quy tắc: ngh +e, ê, i, iê, ng+ các chữ khác. - HS làm bài trong vở Luyện viết 1, tập hại. - (Chữa bài) 1 HS điền chữ trên bảng lớp. Đáp án: ngang, nghe, ngay ngắn. (Có thể tổ chức cho 2 tốp HS thi tiếp sức). - Cả lớp đọc các câu văn, dòng thơ đã hoàn chỉnh. Sửa bài theo đáp án (nếu sai). b) BT 3 (Tìm trong bài đọc và viết lại) - 1 HS đọc YC./ Cả lớp đọc thầm bài Cuộc thi không thành, tìm nhanh 1 tiếng có vần uôi, 1 tiếng có vần uây, viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. - 1 HS báo cáo kết quả: Viết 2 tiếng: đuôi, nguẩy. Đọc 2 câu văn: có vần uôi, có vần uây. - Cả lớp đọc lại 2 câu văn: Hai cậu phải quay đuôi về đích như mình. / Cá ngúng nguẩy. 3. Củng cố, dặn dò - Tuyên dương những bạn viết sạch đẹp, cẩn thận. TẬP ĐỌC ANH HÙNG BIỂN CẢ (tiết 1) I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu câu chuyện nói về những đặc điểm của loài cá heo, ca ngợi cá heo thông minh, tài giỏi, là bạn tốt của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Cuộc thi không thành. / HS 1 trả lời câu hỏi: Vì sao cuộc thi của ba bạn không thành? /HS 2 trả lời câu hỏi: Cuộc thi muốn thành thì ba bạn phải chấp nhận điều gì? B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. Nói về cá heo - GV hỏi HS biết gì về cá heo. HS phát biểu: đã xem cá heo trên phim ảnh, đã xem cá heo biểu diễn, cá heo là bạn tốt của con người,... - GV: Cá heo là một trong số các loài động vật thông minh và thân thiện nhất hành tinh. Cá heo là loài động vật có vú, sinh con và nuôi con bằng sữa. Cá heo ăn thịt, chủ yếu là ăn cá và mực. Cá heo có khả năng hiểu được ngôn ngữ, hành vi đơn giản của con người, có khả năng nhận ra mình trong gương. Khi huấn luyện viên dạy một chú cá heo các động tác cơ bản, chúng có thể truyền lại động tác ấy cho đồng loại. 1.2. Giới thiệu bài - GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài đọc Anh hùng biển cả – bài đọc cung cấp những hiểu biết thú vị về loài cá heo. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu, giọng ngưỡng mộ, cảm phục. b) Luyện đọc từ ngữ: tay bơi, nhanh vun vút, thông minh, dẫn tàu thuyền, săn lùng, huân chương. Giải nghĩa: tay bơi (bơi rất giỏi). c) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có 8 câu. - HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở các câu dài: Một chú cá heo ở Biển Đen từng được thưởng huân chương / vì đã cứu sông một phi công. Nó giúp anh thoát khỏi lũ cá mập / khi anh nhảy dù xuống biển / vì máy bay bị hỏng. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ: CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: Ôn lại những kiến thức đã học về: - Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan. - Các việc cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Củng cố kỹ năng sưu tầm, xử lý thông tin. - Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2. Em cần làm gì để giữ cơ thể khỏe mạnh? 2. Hoạt động 2: Hỏi – đáp về những việc cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh * Mục tiêu - Ôn lại những kiến thức đã học về những việc cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS nói với nhau về những việc các em thường làm ở nhà để giữ cơ thể khỏe mạnh: + Vận động và nghỉ ngơi. + Giữ vệ sinh cơ thể. + Ăn uống hàng ngày. Bước 2: Làm việc cả lớp - Thay vì yêu cầu 1 số HS nói lại những việc các em thường làm ở nhà để giữ cơ thể khỏe mạnh, GV có thể phát cho mỗi HS 1 phiếu tự đánh giá về giữ gìn vệ sinh thân thể để HS tự đánh giá STT Em thực hiện Có Không 1 Đánh răng vào buổi sáng 2 Đánh răng vào buổi tối 3 Tắm gội thường xuyên 4 Rửa tay trước khi ăn 5 Rửa tay sau khi đi vệ sinh 6 Thay quần áo lót hàng ngày 7 Mặc quần áo sạch 8 Chải đẩu hàng ngày 3. Em sẽ thể hiện thái độ và việc làm của mình như thế nào trong các tình huống dưới đây? 3. Hoạt động 3: Đóng vai xử lý tình huống * Mục tiêu - Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - Mỗi nhóm chọn 1 trong 2 tình huống được thể hiện qua hình vẽ trang 127 SGK ( GV cũng có thể đưa thêm 1 số tình huống khác). -Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để nêu ra các cách ứng xử khác nhau có thể có. Sau đó, chọn một cách mà các em cho là tốt nhất để đóng vai. Một số xung phong nhận vai và trình bày trước lớp. Bước 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm lên đóng vai thể hiện việc em nên làm trong từng tình huống. - Nhóm khác nhận xét và bình luận về cách ứng xử các bạn lựa chọn để đóng vai. - GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. Từ đó rút ra bài học: Mỗi người đều cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân ( Không nên uống nước ngọt sau khi đã đánh răng và trước khi đi ngủ) và tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại. Thứ Ba ngày 27 tháng 04 năm 2021 TOÁN Bài 68: ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có nhận biết ban đầu về thời gian. - Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. - Phát triển các NL toán học: Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ tại các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống. II. CHUẦN BỊ - Máy tính, máy chiếu. - GV chuẩn bị một đồng hồ giấy có thể quay được kim dài và kim ngắn. Mỗi nhóm HS mang đến một đồng hồ có kim dài và kim ngắn. - Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động - HS quan sát mặt đồng hồ theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về các thông tin trên đồng hồ, chẳng hạn: kim ngắn, kim dài, mặt đồng hồ có những số nào, những vạch chia trên mặt đồng hồ ra sao?,... - Đại diện nhóm chia sẻ trước lóp. C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1 - HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn: Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ? - Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp. - GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ: Làm thế nào em đọc được giờ đúng trên đồng hồ? Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau: - Đọc giờ đúng trên đồng hồ. - Đọc thông tin dưới bức tranh để chọn đồng hồ thích hợp với mỗi tình huống trong tranh. - Nói cho bạn nghe kết quả. GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp: - Sắp xếp lại thứ tự hoạt động theo thời gian cho hợp lí. - Nói về hoạt động của bản thân tại thời gian trên mỗi đồng hồ đó. - Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp Bài 3 - HS quan sát các bức tranh, thảo luận và đặt thêm kim ngắn vào đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tưcmg ứng với hoạt động trong tranh. - Kể chuyện theo các bức tranh. D. Hoạt động vận dụng Bài 4. HS thực hiện các thao tác: - Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh. - HS thêm kim ngắn vào mặt đồng hồ chỉ thời điểm thích hợp khi bạn Châu đi từ thành phố về quê và thời điểm về đến nơi. Nói cho bạn nghe suy nghĩ của em khi xác định thời gian đi từ thành phổ về quê như vậy. - HS liên hệ với bản thân rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm. E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho em trong cuộc sống? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì? - Em hãy đoán xem đồng hồ sau chỉ mấy giờ. TẬP ĐỌC ANH HÙNG BIỂN CẢ (tiết 2) I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu câu chuyện nói về những đặc điểm của loài cá heo, ca ngợi cá heo thông minh, tài giỏi, là bạn tốt của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2 d) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu/ 4 câu); thi đọc cả bài. 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi. - Từng cặp HS trao đổi, làm bài. - GV hỏi - HS trong lớp trả lời: + GV: Cá heo có đặc điểm gì khác loài cá? / HS: Cá heo không đẻ trứng như cá mà sinh con và nuôi con bằng sữa. + GV: Vì sao cá heo được gọi là “anh hùng biển cả”? / HS: Cá heo được gọi là anh hùng biển cả vì nó là tay bơi giỏi nhất ở biển, thông minh, làm nhiều việc giúp con người. . + GV: Chọn một tên gọi khác mà em thích để tặng cá heo. / Mỗi HS có thể chọn 1 tên bất kì: a) Bạn của con người b) Tay bơi số một c) Người lính thuỷ đặc biệt. - (Lặp lại) 1 HS hỏi – cả lớp đáp. 2.3. Luyện đọc lại - 2 HS thi đọc tiếp nối 2 đoạn – mỗi HS đọc 1 đoạn. - 2 nhóm (mỗi nhóm 4 HS) thi đọc cả bài. 3. Củng cố, dặn dò - Bài đọc này giúp em biết thêm điều gì? - Đọc lại bài đọc cho người thân nghe. TẬP VIẾT (1 tiết) TÔ CHỮ HOA P, Q I. MỤC TIÊU - Biết tô chữ viết hoa P, Q theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng từ, câu: cá heo, vun vút; Quê hương em tươi đẹp chữ viết thường, cỡ nhỏ; đúng kiểu, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu hoặc bảng phụ. Bìa chữ mẫu O, Ô, Ơ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa O, Ô, Ơ đã học. - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài - GV đưa lên bảng chữ in hoa P, Q. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa P, Q. - GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ P, Q in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa P, Q, tập viết các từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tổ chữ viết hoa P, Q - GV đưa lên bảng chữ mẫu viết hoa P, Q, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tô (vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tố” theo từng nét): + Chữ P viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK 6, tô từ trên xuống dưới, đầu móc công vào phía trong. Nét 2 là nét cong trên, đặt bút từ ĐK 5 tô theo đường cong vòng lên, cuối nét lượn vào trong, dừng bút gần ĐK 5. + Chữ Q viết hoa gồm 2 nét: Nét 1 là nét cong kín (giống chữ O), đặt bút trên ĐK 6, đưa bút sang trái để tô nét cong, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ đến ĐK 4 thì cong lên một chút rồi dừng bút. Nét 2 là nét lượn ngang, đặt bút gần ĐK 2 tô nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, dừng bút trên ĐK 2. - HS tô các chữ viết hoa P, Q cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - HS đọc từ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ): cá heo, vun vút; Quê hương em tươi đẹp. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét từ chữ viết hoa Q sang tu, vị trí đặt dấu thanh. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hại. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa” (làm cho sản phẩm đẹp hơn, lời giới thiệu ấn tượng hơn). Thứ Sáu ngày 30 tháng 04 năm 2021 Nghỉ lễ 30/4 – 01/05
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_pham_thi.doc