Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang
TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA M, N
I. MỤC TIÊU
- Biết tô các chữ viết hoa M, N theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng từ ngữ, câu ứng dụng (mặt trời, màu xanh; Mái nhà ngói mới đỏ tươi). bằng chữ thường, cỡ nhỏ; rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Smas tivi hoặc bảng phụ chiếu/ viết chữ viết hoa M, N; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG:
- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ hoa L đã học.
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa M, N. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa M, N.
- GV: Các em đã biết mẫu chữ M, N in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tổ chữ viết hoa M, N; luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập
Tuần 31 Thứ Ba ngày 20 tháng 04 năm 2021 TẬP ĐỌC GIỜ HỌC VẼ (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu nội dung câu chuyện: Bạn bè cần giúp đỡ, hỗ trợ nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, Smas tivi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG: Hai HS tiếp nối nhau đọc bài Cái kẹo và con cánh cam. HS 1 trả lời câu hỏi: Ngoài đồ dùng học tập, Trung còn mang những gì đến lớp? HS 2 trả lời câu hỏi: Vì sao cô giáo và cả lớp vỗ tay khen Trung? B. DẠY BÀI MỚI: TIẾT 2 d) Thi đọc 3 đoạn (Từ đầu đến ... cô giáo ngạc nhiên. / Tiếp theo đến ... Tớ chỉ thiếu màu đỏ./ Còn lại); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn). 2.2. Tìm hiểu bài đọc - 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi. - Từng cặp HS trao đổi, trả lời từng câu hỏi. - GV hỏi - HS trong lớp trả lời: + GV: Ai cho Hiếu mượn bút màu đỏ? HS: Quế cho Hiếu mượn bút màu đỏ. + GV: Hãy nói lời của Hiếu cảm ơn bạn cho mượn bút. /HS: Cảm ơn Quế nhé! Rất cảm ơn bạn. /... + GV: Cô giáo khuyên HS điều gì? /HS cả lớp giơ thẻ chọn ý a. GV hỏi lại: Cô giáo khuyên HS điều gì? - Cả lớp: Đổi bút màu cho nhau để tô. - (Lặp lại) 1 HS hỏi/ cả lớp đáp. - GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? (HS: Nhờ đổi bút màu cho nhau, tranh của hai bạn Hiếu và Quế đều được tô màu đẹp. / Hiếu và Quế biết giúp đỡ nhau). - GV: Bạn bè cần giúp đỡ nhau. Hiếu không có bút chì đỏ để tô mái nhà, Quế cho Hiếu mượn. Hai bạn đổi bút màu cho nhau nên tranh của cả hai đều đẹp. 2.3. Luyện đọc lại (theo vai). - 1 tốp (3 HS) đọc bài theo 3 vai người dẫn chuyện, Hiếu, cô giáo. - 1 tốp nữa đọc lại. - Cả lớp và GV bình chọn tốp đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò - Khen ngợi những HS tích cực. - Đọc lại bài đọc cho bạn bè, người thân nghe. TẬP VIẾT TÔ CHỮ HOA M, N I. MỤC TIÊU - Biết tô các chữ viết hoa M, N theo cỡ chữ vừa và nhỏ. - Viết đúng từ ngữ, câu ứng dụng (mặt trời, màu xanh; Mái nhà ngói mới đỏ tươi). bằng chữ thường, cỡ nhỏ; rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Smas tivi hoặc bảng phụ chiếu/ viết chữ viết hoa M, N; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG: - 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ hoa L đã học. - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài - GV chiếu lên bảng chữ in hoa M, N. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa M, N. - GV: Các em đã biết mẫu chữ M, N in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tổ chữ viết hoa M, N; luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Tổ chữ hoa M, N - HS quan sát cấu tạo nét chữ và cách tổ chữ viết hoa M, N. (GV vừa mô tả, vừa tô theo từng nét): + Chữ viết hoa M gồm 4 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK 2, tô từ dưới lên. Nét 2 là nét thẳng đứng, tô từ trên xuống, hơi lượn một chút ở cuối nét. Nét 3 là nét thẳng xiên, tô từ dưới lên (hơi lượn ở hai đầu). Nét 4 là nét móc ngược | phải, tô từ trên xuống, dừng bút ở ĐK 2. + Chữ viết hoa N gồm 3 nét: Nét 1 là nét móc ngược trái, đặt bút trên ĐK 2, tô từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Nét 2 là nét thẳng xiên, tô từ trên xuống. Nét 3 là nét móc xuôi phải, tô từ dưới lên, hơi nghiêng sang phải, dừng bút ở ĐK 5. - HS tô các chữ viết hoa M, N cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - HS đọc từ ngữ, câu (cỡ nhỏ): mặt trời, màu xanh, Mái nhà ngói mới đỏ tươi. - GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét từ M sang ai, vị trí đặt dấu thanh. - HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: Mang đến lớp 1 tấm ảnh (hoặc tranh vẽ) thầy, cô hoặc 1 người bạn em quý mến; nghĩ lời giới thiệu sẽ viết. Thứ Sáu ngày 23 tháng 04 năm 2021 LUYỆN TOÁN ÔN TẬP VỀ CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ. I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có nhận biết ban đầu về thời gian. - Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Híng dÉn häc sinh lµm mét sè bµi tËp . Bµi 1: Điền vào chỗ chấm Một tuần có..ngày Đó là: .. Các em đi học các ngày là: Bµi 2: Thực hành xem đồng hồ giờ đúng Gv gọi 5 em một lượt lên thực hiện xem giờ đúng theo yêu cầu của Gv Bài 3: Bố em đi họp hết một tuần và 2 ngày. Hỏi bố em đi họp tất cả là mấy ngày? Phép tính:. Câu trả lời: Bố em đi họp ..ngày. Bài 4: Trò chơi “ Đố bạn” Phép tính Lớp trưởng điều hành. Cho häc sinh lµm vµo vë bµi tËp . Gv nhËn xÐt , chÊm bµi. IV. NhËn xÐt dÆn dß : HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Nghe kể chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng I. MỤC TIÊU: - Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng II. ĐỒ DÙNG - Sách chuyện , video truyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Khởi động: Hỏi tên bài trước Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Tấm cám”. Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 3. Giảng bài mới a. Giới thiệu bài: (Ghi đề lên bảng ) b. Giảng nội dung bài mới - Hướng dẫn học sinh kể chuyện Kể chuyện: Giáo viên kể 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú. Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm rõ các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện. - Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Nhấn giọng những chi tiết tả vẽ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hố để đổi chác. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì? Yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1. Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4 - Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể tồn câu chuyện. Cho các em hố trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? IV. Củng cố bài kể chuyện : Ai ngoan sẽ được thưởng. Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. V. Dặn dò nhận xét Về nhà kể lại câu chuyện để hôm sau kiểm tra và chuẩn bị bài mới Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm, bài học. LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện viết : Ngôi nhà I. MỤC TIÊU - Viết đúng : chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ. Ngôi nhà - Viết đúng các chữ, trình bày đúng yêu cầu bài thơ: Ngôi nhà II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính,ti vi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập ( 30P) ( Luyện tập theo mẫu chữ chính tả) a) Cả lớp nhìn bảng: mộc mạc, lảnh lót, thơm phức, Gv cho học sinh đọc lại từ khó 5 em b) Tập viết: Ngôi nhà - GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình: - Hs viết bảng con c) Tập viết: Ngôi nhà - Gv đọc cho học sinh chép. - Cho học sinh chép vào vở ô li, mỗi chữ một dòng. - GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò(2P) - GV nhận xét đánh giá
File đính kèm:
giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_pham_thi.doc