Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

Thứ Ba ngày 15 tháng 04 năm 2021

TẬP ĐỌC

SẺ ANH, SẺ EM

( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

- Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em trong gia đình: Anh em sẽ yêu thương, nhường nhịn nhau khiến sẻ mẹ rất vui, gia đình đầm ấm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thẻ để HS ghi ý trả lời mình chọn (a hoặc b).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG:

- 2 HS đọc thuộc lòng 6 hoặc 10 dòng bài đồng dao Ông giẳng ông giăng; trả lời câu hỏi: Nhà bạn nhỏ có ai? Nhà bạn nhỏ có đồ vật gì?

B. DẠY BÀI MỚI

TIẾT 2

d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến . che cho em./Tiếp theo đến . ăn trước đi. / Còn lại); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn).

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 câu hỏi trong SGK.

- GV: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt? / Cả lớp giơ thẻ: Ý b. - Hỏi đáp:

+ GV: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt?

+ Cả lớp: Vì sẻ mẹ thấy các con rất thương yêu nhau.

- GV: Em thích sẻ anh hay sẻ em? Vì sao? (HS trả lời theo suy nghĩ riêng. VD: Em thích sẻ anh vì sẻ anh rất thương em, cố kéo những cọng rơm che cho em khỏi lạnh. / Thích sẻ anh vì sẻ anh ngoan ngoãn, nghe lời mẹ./ Thích sẻ em vì sẻ em còn nhỏ đã biết thương anh, nhường thức ăn cho anh,.).

 

docx14 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lớp 3 từ ngữ trong bài chính tả trước. VD: liềm, vậy, quả quýt hoặc gió, rồng, dây điện.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu MĐYC của tiết học. 
- GV hoặc cả lớp hát bài Cô và mẹ của nhạc sĩ Phạm Tuyên. 
2. Luyện tập 
2.1. Tập chép 
- GV đọc bài Cô và mẹ./ Cả lớp đọc lại bài thơ. 
- GV chỉ từng tiếng HS dễ viết sai, cả lớp đọc: cũng là, cô giáo, đến trường, mẹ hiền.
- GV: Bài thơ nói về điều gì? (Mẹ là cô giáo ở nhà, cô giáo là mẹ ở lớp. Mỗi HS đều có 2 mẹ, 2 cô giáo).
- HS chép bài vào vở Luyện viết 1, tập hai; tô các chữ hoa đầu câu. 
- HS viết xong, nhìn sách, tự sửa bài hoặc nghe GV đọc, soát lỗi. 
- HS đổi vở, xem lại bài viết của nhau. 
- GV có thể chiếu bài của HS lên bảng, chữa lỗi, nêu nhận xét chung. 
2.2. Làm bài tập chính tả (Viết vào vở: Bạn Trung mang gì đi học?) 
- 1 HS đọc YC, đọc M (bảng con). 
- GV nhắc HS: các từ cần điền đều chứa tiếng bắt đầu bằng c hay k. 
- HS làm bài vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
- GV phát phiếu khổ to in BT 2 cho 1 HS.
- (Chữa bài) HS làm bài trên phiếu gắn bài lên bảng lớp, đọc kết quả: 1) bảng con, 2) thước kẻ, 3) cặp sách, 4) kẹo, 5) kéo, 6) cánh cam.
- GV: Những chữ nào bắt đầu bằng c? (con, cặp, cánh cam)/ Những chữ nào bắt đầu bằng k? (kẻ, kẹo, kéo).
- Cả lớp đọc lại đáp án. Sửa bài theo đáp án (nếu sai). 
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những HS viết đẹp, nắn nót.
TẬP ĐỌC
GIỜ HỌC VẼ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Bạn bè cần giúp đỡ, hỗ trợ nhau. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG:
Hai HS tiếp nối nhau đọc bài Cái kẹo và con cánh cam. HS 1 trả lời câu hỏi: Ngoài đồ dùng học tập, Trung còn mang những gì đến lớp? HS 2 trả lời câu hỏi: Vì sao cô giáo và cả lớp vỗ tay khen Trung?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 
1.1. Giải đúng câu đố – nhận quà trao tay (tổ chức nhanh) 
- GV chuẩn bị một số hộp quà kèm câu đố về đồ dùng học tập. VD:
(1) 	Ruột dài từ mũi đến chân 
Mũi mòn, ruột cũng dần dần mòn theo.
(Là cái gì? – Bút chì) 
(2) 	Nhỏ như cái kẹo 
Dẻo như bánh giầy 
Ở đâu mực dây 
Có em là sạch.
(Là cái gì? – Cục tẩy). 
(3) 	Mình tròn thân trắng
Dáng hình thon thon 
Thân phận cỏn con 
Mòn dần theo chữ.
(Là viên gì? – Viên phấn)
(4)	Có tôi đường kẻ thẳng băng 
 Làm bài, tập vẽ, ngang bằng sổ ngay.
(Là cái gì? – Thước kẻ) (5)
(5) 	Chỉ lớn hơn quyển sách 
Nhưng chưa biết bao điều 
Sông núi lẫn mây trời 
Mở ra là thấy đó 
Cùng các bạn trò nhỏ 
Cầm tay hay khoác vai.
(Là cái gì? - Cặp sách) 
(6) 	Tên cũng gọi là cây 
Không mọc lên từ đất 
Chữ xếp hàng thẳng tắp 
Khi có bàn tay tôi.
(Là cây gì? – Cây bút, cây viết) 
- HS mở hộp quà, đọc to câu đố trong đó và giải câu đố để cả lớp nhận xét. Nếu lời giải đúng, HS được nhận quà (để sẵn trong hộp). Nếu sai thì phải để bạn khác giúp “giải cứu” và nhận quà (nếu có lời giải đúng).
1.2. Giới thiệu bài
GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, hỏi: Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ ngôi nhà mái ngói đỏ, những hộp bút màu). Bài đọc kể chuyện xảy ra trong giờ học tô màu bức tranh ngôi nhà. Các em hãy lắng nghe.
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu, giọng kể chuyện vui, nhẹ nhàng. Lời Hiếu hồn nhiên, lễ phép khi nói với cô, thân thiện, cởi mở khi nói với Quế. Lời cô giáo dịu dàng, ân cần.
b) Luyện đọc từ ngữ: màu xanh, vườn cây, mặt trời, mái nhà, khung trồng, ngạc nhiên, cười ồ, bút màu.
c) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 14 câu. 
- HS đọc vỡ từng câu (đọc liền 2 câu lời thoại). 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu lời nhân vật) (cá nhân, từng cặp HS).
TOÁN
Bài 66: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, vận dụng phép cộng, phép trừ đê giái quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học .
- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, Smas tivi
- Các thẻ phép tính như ở bài 1, các thẻ dấu (, =).
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HS chia sẻ các tình huống có phép cộng, phép trừ trong thực tế gần với gia đình em hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 100 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.
- HS chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lóp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài l
- HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (thế hiện trong các thẻ ghi phép tính).
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm, chuẩn bị sẵn các thẻ ghép tính, một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính với chú ý là phép tính không nhớ, rồi đố bạn viết kết quả thích hợp.
Bài 2
- Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài (HS có thê đặt tính ra nháp để tìm kết quả hoặc tính nhẩm với những phép tính đon gian).
- Nói cho bạn nghe quả bóng nào tuơng ứng với rổ nào.
Bài 3. HS thực hiện thao tác: Tính nhẩm cộng, trừ các số tròn chục ở vế trái, so sánh với sô ở vế phải ròi chọn thẻ dâu “>, <, =” phù hợp đặt vào ô ?
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4
- HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời:
Phép tính: 30 + 15 = 45.
Trả lời: Trong phòng có tất cả 45 chiếc ghế.
- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
- GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt bài toán có dùng phép trừ.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?
Thứ Ba ngày 15 tháng 04 năm 2021
TẬP ĐỌC
SẺ ANH, SẺ EM
( tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu câu chuyện nói về tình cảm anh em trong gia đình: Anh em sẽ yêu thương, nhường nhịn nhau khiến sẻ mẹ rất vui, gia đình đầm ấm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Thẻ để HS ghi ý trả lời mình chọn (a hoặc b). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG:
- 2 HS đọc thuộc lòng 6 hoặc 10 dòng bài đồng dao Ông giẳng ông giăng; trả lời câu hỏi: Nhà bạn nhỏ có ai? Nhà bạn nhỏ có đồ vật gì?
B. DẠY BÀI MỚI 
TIẾT 2
d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... che cho em./Tiếp theo đến ... ăn trước đi. / Còn lại); thi đọc cả bài (quy trình đã hướng dẫn).
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 câu hỏi trong SGK. 
- GV: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt? / Cả lớp giơ thẻ: Ý b. - Hỏi đáp: 
+ GV: Vì sao sẻ mẹ quên cả mệt?
+ Cả lớp: Vì sẻ mẹ thấy các con rất thương yêu nhau. 
- GV: Em thích sẻ anh hay sẻ em? Vì sao? (HS trả lời theo suy nghĩ riêng. VD: Em thích sẻ anh vì sẻ anh rất thương em, cố kéo những cọng rơm che cho em khỏi lạnh. / Thích sẻ anh vì sẻ anh ngoan ngoãn, nghe lời mẹ./ Thích sẻ em vì sẻ em còn nhỏ đã biết thương anh, nhường thức ăn cho anh,...).
- GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? HS phát biểu. / GV: Gia đình sẽ rất đầm ấm, hạnh phúc, cha mẹ sẽ rất vui nếu con cái yêu thương, nhường nhịn nhau.
2.3. Luyện đọc lại
- 1 tốp (4 HS) đọc bài theo các vai: người dẫn chuyện, sẻ mẹ, sẻ anh, sẻ em. 
- Lặp lại với tốp HS khác. 
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại một đoạn của bài tập đọc.
- Đọc lại bài tập đọc cho bạn bè, người thân nghe.
TẬP VIẾT
	 TÔ CHỮ HOA I, K
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Biết tô các chữ viết hoa I, K theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (ngoan ngoãn, nhường nhịn; Kiếm được mồi, chim mẹ tha về tổ) bằng chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ rõ, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu hoặc bảng phụ chiếu / viết chữ viết hoa I, K; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
A. KHỞI ĐỘNG:
- 1 HS cầm que chỉ, tô quy trình viết chữ viết hoa G, H.
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- GV chiêu lên bảng chữ in hoa I, K. HS nhận biết đó là mẫu chữ in hoa I, K.
- GV: Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ I, K in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa I, K – chỉ khác chữ I, K in hoa ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ chữ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Tổ chữ viết hoa I, K
- HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tổ chữ (GV vừa mô tả vừa cầm que chỉ “tô” theo từng nét):
+ Chữ I hoa gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và thẳng ngang, (lượn hai đầu) – tô giống nét đầu của chữ H hoa. Tô tiếp nét 2 (móc ngược trái) từ trên xuống dưới, dừng bút trên ĐK 2.
+ Chữ K hoa gồm 3 nét: Nét 1 tô giống như nét đầu ở chữ I hoa, H hoa. Nét 2 là nét móc ngược trái, tô từ trên xuống dưới. Nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản (móc xuôi phải và móc ngược phải) nối liền nhau, tô nét móc xuôi phải trước, đến giữa thân chữ thì tạo vòng xoắn nhỏ lồng vào thân nét 2 rồi tô tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở ĐK 2.
- HS lần lượt tô các chữ hoa I, K cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai. 
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
- Cả lớp đọc các từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ): ngoan ngoãn, nhường nhịn; Kiếm được mồi, chim mẹ tha về tổ.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa các chữ (giữa chữ K viết hoa và i), vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Trưng bày tranh ảnh Em yêu thiên nhiên: viết lại lời giới thiệu cho đúng chính tả, hay hơn, trang trí sản phẩm ấn tượng hơn.
 HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
 NGHE KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
. Tìm hiểu yêu cầu của bài học .
- Yêu cầu HS đặt trước mặt quyển truyện tranh các em mang đến lớp. GV chấp nhận nếu HS mang đến 1 quyển sách là thơ, tờ báo, truyện không phải là truyện tranh. Hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào.
- Giới thiệu truyện Mưu chú sẻ: Đây là một truyện rất hay vì nó dạy các em bình tĩnh để thoát hiểm khi gặp kẻ xấu. Nếu không có sách mang đến lớp,các em có thể đọc truyện này. Truyện Mưu chú sẻ rất hay. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc truyện này
II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
*. Giới thiệu tên truyện
+ Đó là truyện gì? 
+ Truyện đó em mang từ nhà đến hay mượn ở thư viện? 
+ Truyện đó có gì làm em thích? 
. Tự đọc sách
- Dành thời gian yên tĩnh cho HS tự đọc truyện; nhắc HS cần chọn đọc kĩ một đoạn truyện tranh mình thích để có thể tự tin, đọc to, rõ trước lớp. . Đọc cho các bạn nghe 
- Lần lượt từng HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc (HS có thể đọc cả một mẩu truyện ngắn; có thể cho HS dùng micro - nếu có). HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm ). VD: Đặt câu hỏi cho HS vừa đọc truyện Chú sóc ngoan: Chi tiết nào cho thấy sóc nhỏ rất thương yêu bố? (Sóc thấy trán bố đẫm mồ hôi, cái đuôi dài lấm bẩn. Nó nghĩ: “Chắc bố phải vất vả lắm mới kiếm được chùm hạt dẻ này”). Nghĩ vậy, sóc con đưa hạt dẻ to nhất mời bố.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc to, rõ, đọc hay, cung cấp những thông tin, mẩu chuyện thú vị.
- Cuối giờ, GV hướng dẫn HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong tiết học.
sản phẩm ấn tượng hơn.
 Thứ Sáu ngày 23 tháng 04 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
(TIẾT1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
Ôn lại những kiến thức đã học về: 
- Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan.
- Các việc cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Củng cố kỹ năng sưu tầm, xử lý thông tin.
- Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Em đã học được gì về các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan?
1. Hoạt động 1: Hỏi – đáp về các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan
	* Mục tiêu
- Ôn lại những kiến thức đã học về: Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện các việc sau:
+ Đặt các câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài cơ thể.
+ Nói tên các giác quan phù hợp với mỗi hình ở trang 126 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm có thể lên làm các động tác (kịch câm) và chỉ định các bạn ở nhóm khác nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể đang hoạt động.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả ôn tập của HS cả lớp.
2. Em cần làm gì để giữ cơ thể khỏe mạnh?
2. Hoạt động 2: Hỏi – đáp về những việc cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh
	* Mục tiêu
- Ôn lại những kiến thức đã học về những việc cần làm để giữ cơ thể khỏe mạnh.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS nói với nhau về những việc các em thường làm ở nhà để giữ cơ thể khỏe mạnh:
+ Vận động và nghỉ ngơi.
+ Giữ vệ sinh cơ thể.
+ Ăn uống hàng ngày.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Thay vì yêu cầu 1 số HS nói lại những việc các em thường làm ở nhà để giữ cơ thể khỏe mạnh, GV có thể phát cho mỗi HS 1 phiếu tự đánh giá về giữ gìn vệ sinh thân thể để HS tự đánh giá
STT
Em thực hiện
Có
Không
1
Đánh răng vào buổi sáng


2
Đánh răng vào buổi tối


3
Tắm gội thường xuyên


4
Rửa tay trước khi ăn


5
Rửa tay sau khi đi vệ sinh


6
Thay quần áo lót hàng ngày


7
Mặc quần áo sạch


8
Chải đẩu hàng ngày



TOÁN
Bài 68: ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có nhận biết ban đầu về thời gian.
- Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
- Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiêm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ tại các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, HS có cơ hội được phát triển NL giao
tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
II. CHUẦN BỊ
- Máy tính, Smas tivi
- GV chuẩn bị một đồng hồ giấy có thể quay được kim dài và kim ngắn. Mỗi nhóm HS mang đến một đồng hồ có kim dài và kim ngắn.
- Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HS quan sát mặt đồng hồ theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về các thông tin trên đồng hồ, chẳng hạn: kim ngắn, kim dài, mặt đồng hồ có những số nào, những vạch chia trên mặt đồng hồ ra sao?,...
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lóp.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nhận biết mặt đồng hồ và cách đọc giờ đúng
“Mặt đồng hồ có 12 số, có kim ngắn và kim dài. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số 1 đến số 12 rồi tiếp tục từ số 12 sang số 1. Kim ngấn chỉ giờ, kim dài chỉ phút”.
GV gắn đồng hồ chỉ giờ đúng lên bảng, hướng dẫn HS đọc giờ đúng trên đồng hồ, chẳng hạn: “Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ đúng vào số 9, ta nói: Đồng hồ chỉ 9 giờ”.
- GV gắn một số đồng hồ chỉ giờ đúng khác lên bảng, HS đọc giờ đúng rồi chia sẻ với bạn.
- GV gọi một vài HS trả lời, đặt câu hỏi để HS giải thích tại sao các em lại đọc được giờ như vậy.
Lưu ý: Khi quay kim đồng hồ, GV quay kim dài trên đồng hồ để HS thấy được việc di chuyển của kim dài kéo theo việc di chuyển của kim ngắn.
2. Thực hành xem đồng hồ
- Thực hành theo nhóm, phân biệt kim ngắn, kim dài, quay kim trên mặt đồng hồ của nhóm, rồi đọc kết quả.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn: Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
- GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ: Làm thế nào em đọc được giờ đúng trên đồng hồ?
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho em trong cuộc sống?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì?
- Em hãy đoán xem đồng hồ sau chỉ mấy giờ.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
ĐỌC SÁCH VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG SỐNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn một quyển sách về kiến thức hoặc kĩ năng sống (KNS) mình mang tới lớp.
- Đọc cho các bạn nghe những gì vừa đọc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS mang đến lớp một số quyển sách về kiến thức (hoặc KNS), phù hợp với lứa tuổi.
- Giá sách nhỏ của lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các YC của tiết học. 
- HS 1 đọc YC 1.
+ Cả lớp đọc tên các quyển sách được giới thiệu trong SGK (để hiểu thế nào là Sách về kiến thức và KNS): Mười vạn câu hỏi vì sao, Hướng tới tương lai, Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, Kĩ năng trong sinh hoạt thường ngay, Kĩ năng giao tiếp. Lời từ chối, Lời tạm biệt.
- GV hướng dẫn: Mười vạn câu hỏi vì sao là cuốn sách “khám phá khoa học thần kì. Sách giúp các em có những kiến thức bổ ích và thú vị về cuộc sống xung quanh. / Hướng tới tương lai là cuốn sách kể về những phát minh kì diệu của loài người. / Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng giúp thiếu nhi có Kĩ năng phòng tránh những điều nguy hiểm để sống an toàn. / Kĩ năng giao tiếp là Sách dạy cho các bạn nhỏ (qua tranh vẽ) cách giao tiếp lịch sự, đạt hiệu quả. Lời từ chối, Lời tạm biệt là hai cuốn sách vui và thú vị về các loài vật nhỏ bé. Cuốn sách dạy các em biết nói lời từ chối, tạm biệt, cung cấp nhiều KNS bổ ích,...
- HS 2 đọc YC 2.
- HS 3 đọc YC 3. GV giới thiệu bài Sử dụng đồ điện an toàn (M): Đây là một bài rất bổ ích vì nó dạy các em dùng đồ điện thế nào để không gây nguy hiểm. Nếu không có sách mang đến lớp, các em có thể đọc bài này. (Nếu tất cả HS đều có sách mang đến lớp: Bài Sử dụng đồ điện an toàn rất bổ ích. Vì vậy, cô (thầy) phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe. Khi về nhà, các em nên đọc bài này).
- HS 4 đọc YC 4. 
2.2. Giới thiệu sách 
- GV kiểm tra các nhóm đã trao đổi sách, hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào.
- YC mỗi HS đặt sách trước mặt; kiểm tra sự chuẩn bị của HS, xem các em có mang đến lớp đúng loại sách về kiến thức và KNS không (GV chấp nhận nếu HS mang loại sách khác, không phải là sách về kiến thức và KNS).
- Một vài HS giới thiệu trước lớp quyển sách của mình. VD: Đây là quyển sách về KNS bố mẹ đã mua cho tôi. Quyển sách này rất hay. Sách có tên là Lời xin lỗi...
* Thời gian dành cho các hoạt động trên khoảng 10 phút. 
2.3. Tự đọc sách
- GV dành thời gian yên tĩnh cho HS tự đọc sách; nhắc HS nên đọc kĩ một mẩu chuyện hoặc thông tin thú vị để tự tin, đọc to, rõ trước lớp. Những HS không mang sách đến lớp có thể tìm sách trên giá sách của lớp hoặc đọc lại bài Sử dụng đồ điện an toàn.
- G

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.docx