Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà

TẬP VIẾT

Tô chữ hoa E, Ê (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Biết tô các chữ viết hoa E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau) bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy chiếu / bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa E, Ê đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ hoa D, Đ đã học.

- GV kiểm tra 3 – 4 HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai.

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

- GV chiếu lên bảng chữ in hoa E, Ê, hỏi HS: Đây là mẫu chữ gì? HS: Đây là mẫu chữ in hoa E, Ê.

- GV: SGK đã giới thiệu chữ in hoa E, Ê. Bài 35 giới thiệu cả mẫu chữ E, Ê in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa E, Ê, chỉ khác chữ in hoa E, E ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.

2. Khám phá và luyện tập

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 29 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ Hai ngày 5 tháng 04 năm 2021
CHÍNH TẢ
Tập chép: Chim sâu
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Tập chép lại bài thơ Chim sâu, mắc không quá 2 lỗi. 
- Điền đúng vần uyt, uych, chữ c, k vào chỗ trống để hoàn thành các câu văn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV viết lên bảng lớp (2 lần): ...ế, cúi ...ằm, lại ...ần; mời 2 HS lên bảng điền chữ g hay gh vào chỗ trống để hoàn thành từ.
B. DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập 
2.1. Tập chép 
- 1 HS nhìn bảng đọc bài thơ Chim sâu. Cả lớp đọc lại.
- GV chỉ từng tiếng dễ viết sai, cả lớp đọc (VD: chim sâu, chăm nhặt, bắt sâu, búp nở, hoa cười).
- HS nhẩm đánh vần từng tiếng các em dễ viết sai.
- GV: Bài thơ nói điều gì? HS: Bài thơ khen chim sâu chăm chỉ bắt sâu cho cây lá nên cây lá rất yêu quý, biết ơn chim sâu.
- HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn mẫu, chép lại bài thơ, tô các chữ hoa đầu câu. (GV nhắc những HS chép câu văn vào vở nhớ viết chữ đầu câu lùi vào 1 ô).
- HS viết xong, tự đối chiếu với bài mẫu, soát bài; dùng bút chì gạch chân chữ viết sai, ghi số lỗi ra lề vở.
- GV sửa chữa, nhận xét một số bài của HS. 
2.2. Làm bài tập chính tả 
a) BT 2 (Em chọn vần nào: uyt hay uych?) 
- HS đọc YC. GV viết lên bảng s.., h... (2 lần). 
- HS làm bài vào VBT (điền vẫn còn thiếu vào từng chỗ trống). 
- 2 HS báo cáo kết quả (điền vần trên bảng lớp). 
- Cả lớp đọc 2 cậu đã hoàn chỉnh:
a) Sơn ca thử lao mình xuống nước, suýt chết đuối.
b) Nai leo lên mỏm đá tập bay thì rơi huỵch xuống đất.
b) BT 3 (Chữ nào hợp với chỗ trống: c hay k?) 
- HS đọc YC. GV viết lên bảng: ...ể, ...âu chuyện, ...ính, ...on. 
- HS làm bài vào VBT hoặc vào vở (chỉ viết chữ cần điền: kể, con,...).
- (Chữa bài) 1 HS điền chữ trên bảng lớp. (Có thể tổ chức thi tiếp sức: Các từ thiếu chữ được viết trên bảng 2 lần. Hai nhóm (mỗi nhóm 4 HS) tiếp nối nhau điền chữ. Nhóm điền đúng, nhanh, báo cáo kết quả rõ ràng sẽ thắng cuộc).
- Cả lớp đọc: kể viết là ca / câu (chuyện) viết là cờ / kính viết là ca / con viết là cờ.
- Cả lớp đọc lại 2 câu văn:
1) Sơn ca, nai và ếch thường kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị.
2) Thầy giáo voi giương kính lên cũng không đọc được chữ của kiến con. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV tuyên dương, khen ngợi những HS tích cực.
TẬP ĐỌC
CHUYỆN TRONG VƯỜN (tiết 1)
MỤC TIÊU 
1. Phát triển năng lực đặc thù:
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. 
- Hiểu nội dung bài: Mai nhân hậu, yêu cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên. 
2. Phát triển năng lực chung: 
- Năng lực lắng nghe và phân tích bài tập đọc.
- Năng lực hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Sơn ca, nai và ếch; 
- Trả lời câu hỏi: Vì sao ba bạn không đổi việc cho nhau nữa?
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý).
1.1. HS nghe hát hoặc hát bài Hoa lá mùa xuân (Sáng tác: Hoàng Hà).
1.2. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ vườn hoa, hai bà cháu ôm nhau. Có chuyện gì xảy ra trong vườn?
2. Khám phá và luyện tập
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: 
- Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Lời bà dịu dàng, lời Mai nhỏ nhẹ, dễ thương.
- Hs đọc thầm toàn bài, tìm và nêu các từ khó.
- Giáo viên viết các từ học sinh nêu lên bảng.
b) Luyện đọc từ ngữ: 
- sáng sớm, tưới hoa, cẩn thận, kẻo ngã, ngã sóng soài, ứa nhựa, chạy vội,... 
- GV giải nghĩa: phủi (gạt nhẹ).
- Yêu cầu học sinh đặt 1 câu có từ cô giáo yêu cầu ( Từ trong nhóm từ khó vừa đọc và giải nghĩa)
c) Luyện đọc câu. 
- Giáo viên hỏi: Bài đọc có mấy câu? (14 câu) 
- Học sinh nêu câu dài và khó đọc, giáo viên viết lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ trong câu.
- Học sinh luyện đọc câu theo hướng dẫn.
- GV chỉ từng câu (liền 2 câu ngắn) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu) (cá nhân, từng cặp).
- Các nhóm báo cáo trước lớp, cả lớp nhận xét nhóm bạn đọc bài.
Luyện viết : Ếch, nai và sơn ca
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng: chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ bài Ếch, nai và sơn ca
- Viết đúng các chữ, trình bày đúng yêu cầu bài tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học, trình chiếu bài thơ Chú hề.
2. Luyện tập ( 30P) ( Luyện tập theo mẫu chữ chính tả)
a) Cả lớp nhìn bảng, đọc bài thơ Ếch, nai và sơn ca theo dãy.
- Gv hỏi: + Bài tập đọc có mấy câu?
	 + Trong bài có những từ ngữ nào khó đọc, khó hiểu nghĩa.
Gv viết các từ khó đó lên bảng.
- Hs đọc lại từ khó (5 em)
- Viết các từ khó đó vào bảng con.
b) Tập viết: Ếch, nai và sơn ca
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con 
c) Tập chép vào vở.
- Gv đọc cho học sinh chép.
- Cho học sinh chép vào vở ô li, mỗi chữ một dòng.
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá
Thứ Ba ngày 6 tháng 04 năm 2021
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
Nghe kể chuyện
I. MỤC TIÊU:
- Đưa bé vào thế giới truyện cổ tích để bắt đầu dẫn dắt trẻ đến với niềm đam mê của việc đọc sách.
- Trẻ yêu thích truyện cổ tích Việt Nam.
- Bước đầu giúp trẻ hình thành nhân cách qua những bài học rút ra từ những câu truyện cổ tích.
II. CHUẨN BỊ:
- Truyện kể: Chiếc bình vôi.
- Tranh minh hoạ truyện kể.
- Một số thẻ đánh dấu sách.
- Một số truyện cổ tích Việt Nam.
- Địa điểm: Trong lớp.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT
Hđ1: Chuẩn bị (5 phút)
- Gợi ý trao đổi tranh minh hoạ tên truyện:
+ Quan sát tranh em thấy gì?
+ Dựa vào hình ảnh minh hoạ trong tranh em hãy đoán xem hôm nay cô sẽ kể chuyện gì?
- Giới thiệu truyện: Giới thiệu tên một số truyện cổ tích Việt Nam và nhấn mạnh truyện kể hôm nay là truyện Cậu bé thông minh.
* Cả lớp
- Quan sát tranh.
+ Nêu những hình ảnh có trong tranh: ông sãi, chiếc bình vôi,
+ Phỏng đoán tên truyện.
Hđ2: Trong khi kể (17 phút)
- Kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ
- Kết hợp trò chuyện:
+ Trang 3: Gã trộm nghe vợ người ăn mày nói vậy thì có còn muốn đi ăn trộm nữa không?
- Tiếp tục kể đến hết trang 7.
+ Trang 7: Theo em sau khi đem nước về cúng phật gã trộm có quay lại nạp mình cho cọp ăn thịt không?
- Tiếp tục kể cho đến hết
* Cả lớp
- Nghe, quan sát tranh.
- Phỏng đoán suy nghĩ của gã trộm.
- Phỏng đoán việc làm của gã trộm.
Hđ3: Luyện tập (5-8 phút)
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Giao việc.
- Đến trò chuyện cùng học sinh.
- Tặng thẻ đánh dấu sách cho những HS trình bày rõ ràng, đúng nội dung truyện kể.
- Phật Bà chỉ hiện ra rước linh hồn của gã trộm mà không rước linh hồn của vị sư sãi. Theo em là vì sao?
* Chốt ý: Gã trộm biết sửa lỗi, làm việc thiện, tính tình hiền lành nên phật rước, còn ông sãi là người tu hành nhưng tính tình độc ác nên Phật không rước.
- Câu chuyện khuyên chung ta điều gì?
* Giáo dục HS: Ở hiền thì gặp lành, nên làm điều thiện không nên làm việc ác.
- Giới thiệu một số truyện cổ tích Việt Nam.
- Nêu yêu cầu ở tiết sau:
Tiết sau các em sẽ giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện mà em mượn về nhà như: Tên truyện? Mấy nhân vật? Tên nhân vật? Được nghe đọc mấy lần? 
Hđ4: Củng cố - dặn dò
- Nhắc tên truyện.
- Kể các nhận vật trong truyện: Gã trộm, hai vợ chồng người ăn mày, sư trụ trì, ông sãi,
- Đôi bạn trò chuyện: nói cho bạn nghe em đồng ý việc làm của nhân vật nào? Không đồng ý việc làm của nhân vật nào? Vì sao?
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Trình bày suy nghĩ của mình.
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Sau tiết học HS chọn và mượn một quyển về nhà nhờ cha mẹ/ anh ch
TẬP VIẾT
Tô chữ hoa E, Ê (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Biết tô các chữ viết hoa E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau) bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu / bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa E, Ê đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 
- 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy trình viết chữ hoa D, Đ đã học.
- GV kiểm tra 3 – 4 HS viết bài ở nhà trong vở Luyện viết 1, tập hai. 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa E, Ê, hỏi HS: Đây là mẫu chữ gì? HS: Đây là mẫu chữ in hoa E, Ê.
- GV: SGK đã giới thiệu chữ in hoa E, Ê. Bài 35 giới thiệu cả mẫu chữ E, Ê in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học tô chữ viết hoa E, Ê, chỉ khác chữ in hoa E, E ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
2. Khám phá và luyện tập 
2.1. Tô chữ viết hoa E, Ê
- GV dùng máy chiếu hoặc bìa chữ mẫu, hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tổ chữ (kết hợp mô tả và cầm que chỉ “tô” theo từng nét):
+ Chữ E viết hoa gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới, 2 nét cong trái liền nhau. Đặt bút trên ĐK 6 tô nét cong dưới, sau đó tô tiếp 2 nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ hai lượn hắn vào trong.
+ Chữ viết hoa gồm 3 nét: Nét đầu tô như chữ E viết hoa. Tiếp theo, tô 2 nét thẳng xiên ngắn tạo “dấu mũ” trên đầu chữ E.
- HS lần lượt tô các chữ viết hoa E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ)
- HS đọc từ và câu ứng dụng (cỡ nhỏ): kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau.
- GV hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ (tiếng), cách nối nét giữa chữ viết hoa E và ch, vị trí đặt dấu thanh.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo: đọc trước nội dung bài (SGK, . tr. 105, 106 và 115); tìm tranh, ảnh (hoặc vẽ) một con vật hoặc một loài cây, loài hoa yêu thích.
TẬP ĐỌC
CHUYỆN TRONG VƯỜN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. 
- Hiểu nội dung bài: Mai nhân hậu, yêu cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 2
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Sơn ca, nai và ếch; trả lời câu hỏi: Vì sao ba bạn không đổi việc cho nhau nữa?
B. DẠY BÀI MỚI 
d) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (Từ đầu đến ... kẻo ngã nhé! / Tiếp theo đến ... không sao ạ! / còn lại); thi đọc cả bài (quy trình như đã hướng dẫn).
2.2. Tìm hiểu bài đọc 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 câu hỏi trong SGK. 
- Từng cặp HS trao đổi, trả lời các câu hỏi. 
- GV hỏi - HS trong lớp trả lời:
+ GV: Thấy Mai ra vườn, bà nhắc Mai điều gì? / HS: Bà nhắc: Cháu đi cẩn thận kẻo ngã.
+ GV: Vì sao Mai nghĩ là hoa đang khóc? / HS: Vì Mai thấy cành hoa gãy đang ứa nhựa như nó đang khóc vì đau.
+ GV: Em hãy giúp Mai nói lời xin lỗi cây hoa. / HS: Hoa ơi, xin lỗi vì đã làm hoa đau nhé./...
+ GV: Hãy chọn cho Mai một cái tên mà em thích. / HS: Cô bé giàu tình cảm. /.... 
- (Lặp lại) 1 HS hỏi - cả lớp đáp.
- GV: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì về bạn Mai? (HS: Mai rất yêu hoa. / Mai có ý thức bảo vệ cây, hoa).
- GV: Mai là cô bé nhân hậu; có tình yêu với cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên. Các em hãy học tập Mai - có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thương cỏ cây, hoa lá.
2.3. Luyện đọc lại (theo vai) 
- Một tốp (3 HS) đọc (làm mẫu) theo 3 vai: người dẫn chuyện, Mai, bà Mai.
- 2 – 3 tốp thi đọc theo vai. GV khen những HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời; đọc đúng từ, câu; đọc biểu cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- Chia sẻ với bạn bè, người thân về câu chuyện.
 Thứ Sáu ngày 9 tháng 04 năm 2021
LUYỆN TOÁN
Ôn tập về phép cộng dạng 25 + 4, 25 + 40
I. MỤC TIÊU:
- Nắm chắc được phép cộng dạng 25 + 4, 25 + 40
- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
23 + 5 	21 + 31 	26 + 2	24 + 5
Bài 2:  Đặt tính rồi tính 
	24 + 30	28 +60	14 + 4	17 + 2
a) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 41, 12, 68, 35, 57
b) Trong các số trên, số lớn bé là số nào?
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
 	Tóm tắt
Lớp 1A: 15 bạn nữ	





Lớp 1B: 13 bạn nữ	 Cả hai lớp:.bạn nữ?
IV. NhËn xÐt dÆn dß :
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 18: THỰC HÀNH RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được lợi ích của sự rửa tay, chải răng, rửa mặt.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể: rửa tay, chải răng, rửa mặt đúng cách.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Xà phòng
- Mô hình hàm răng.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
- Khăn mặt ( mỗi HS có 1 khăn riêng) 
- Bàn chải đánh răng ( mỗi HS có 1 bàn chải răng riêng)
- Cốc ( ly đựng nước), kem đánh răng trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
CHẢI RĂNG
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Lợi ích của việc chải răng
1. Hoạt động 1: Thảo luận lợi ích của việc chải răng. 
	* Mục tiêu
- Nêu được lợi ích của việc chải răng.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình trang 118 SGK và nói cho nhau về lợi ích của việc chải răng. Tiếp theo, các em liên hệ bản thân trả lời câu hỏi: hàng ngày, em chải răng vào lúc nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số cặp trình bày kết quả thảo luận với cả lớp.
- Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục kiến thức chủ yếu ở trang 118 SGK.
	LUYỆN TẬP 
2. Chải răng như thế nào?
2. Hoạt động 2: Thực hành chải răng
	* Mục tiêu
- Thực hiện được 1 trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là chải răng đúng cách, 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp quan sát mô hình hàm răng và lần lượt đặt câu hỏi: 
+ Hãy chỉ và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng.
( 1 vài HS lên trước lớp, chỉ vào mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng).
+ Hàng ngày em quen chải răng như thế nào?
( 1 vài HS lên làm thử các động tác chải răng bằng bàn chải GV mang đến lớp trên mô hình hàm răng).
- Tiếp theo, GV làm mẫu lại các động tác chải răng trên mô hình hàm răng, vừa làm, vừa nói các bước:
(1) Chuẩn bị cốc (ly) và nước sạch.
(2) Lấy kem chải răng vào bàn chải ( mỗi lần bằng khoảng 1 hạt lạc).
(3) Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên, lần lượt từ phải qua trái; chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng.
(4) Súc miệng kỹ rồi nhổ ra vài lần.
(5) Sau khi chải răng xong, rửa bàn chải thật sạch, vẩy khô, cắm ngược bàn chải vào giá.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- GV phân chia khu vực cho nhóm thực hành chải răng thật bằng nước sạch và bàn chải do các em mang theo.
- Lần lượt HS chải răng theo quy trình GV hướng dẫn trên mô hình, các bạn trong nhóm quan sát, nhận xét.
- GV đi đến các nhóm và giúp đỡ.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đại diện các nhóm lên làm động tác mẫu trước lớp. Các bạn nhận xét và góp ý.
- HS khác nhận xét cách chải răng của bạn đúng hay sai. Nếu bạn làm sai, em đó lên làm lại.
	Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 119 SGK.
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện đọc các bài đã học trong tuần
I. MỤC TIÊU
- Học sinh đọc được các vần, từ thành thạo, đọc các vần to, rõ, tự tin.
- Ghép được các vần và thanh đã học để tạo thành các tiếng khác nhau.
- Viết được các chữ đã học đúng độ cao, độ rộng trên bảng con và vở ô ly và tốc độ viết đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV viết các vần đã học lên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
- Mời lần lượt từng học sinh nêu các vần đã học từ tuần
- HS nêu: 
 - Hs nhận xét, bổ sung.
2.Thực hành và luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gv chỉ các vần, thanh huyền, thanh sắc lên bảng lớp, gọi từng cá nhân đọc.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS tìm tiếng có chứa vần vừa học rồi cài vào bảng cài.
-GV gọi một số HS đọc lại các từ vừa tìm được.
b. Luyện đọc các bài tập đọc
- HS luyện đọc các bài tập đọc trong SGK.
-GV kiểm tra những em đọc còn chậm , kèm cặp thêm .
-Thi đọc giữa các tổ .
-GV tổng kết khen ngợi những em đọc bài tốt .
	3. Củng cố: 
- Về nhà luyện đọc lại bài, chia sẻ cùng bố mẹ về bài học hôm nay.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_29_nam_hoc_2020_2021_pham_thi.doc