Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang
TẬP ĐỌC
MÓN QUÀ QUÝ NHẤT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của cháu đối với bà, biết yêu thương và quý trọng người thân.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài; Giúp HS mở rộng vốn từ.
- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề.
- Hiểu câu chuyện nói về tình cảm bà cháu: Bạn nhỏ rất yêu bà, còn với bà, tình cảm của cháu là món quà quý giá nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu (nếu có) / giấy khổ to để chiếu hoặc viết nội dung bài đọc.
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 26 Thứ Ba ngày 23 tháng 03 năm 2021 CHÍNH TẢ Tập chép: Con mèo mà trèo cây cau. (1 tiết) I. MỤC TIÊU Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây: 1. Phẩm chất: Giúp HS biết thể thơ lục bát và biết yêu quý động vật. 2. Năng lực ngôn ngữ - Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy; Giúp HS mở rộng vốn từ. - Nói và nghe: Làm được các bài tập 2,3 - Viết: Chép lại bài đồng dao Con mèo mà trèo cây cau không mắc quá 1 lỗi; tốc độ tối thiểu 2 chữ / phút. - Làm đúng các BT chính tả: Điền chữ: ng hay ngh?; Điền vần: uôn hay uôt, ương hay ươc? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Smas tivi (nếu có) để chiếu nội dung BT hoặc bài làm của HS lên bảng lớp. - Bảng phụ viết bài tập chép. - Phiếu khổ to viết 4 câu văn ở BT 3. - Vở Luyện viết 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu: HS tập chép bài đồng dao Con mèo mà trèo cây cau. Làm các BT chính tả: Điền chữ: ng hay ngh?;Điền vần: uôn hay uôt, ương hay ươc? 2. Luyện tập 2.1. Tập chép - GV đọc bài đồng dao. / 2 HS nhìn bảng đọc lại bài. / Cả lớp đọc lại. - GV: Bài đồng dao cho em biết điều gì? HS: Con mèo trèo lên cây cau hỏi thăm chú chuột đi đâu. GV: Mèo không hỏi thăm chuột mà sục sạo tìm bắt chuột để ăn thịt vì mèo vốn là kẻ thù của họ nhà chuột. - GV chỉ từng tiếng HS dễ viết sai cho cả lớp đọc. VD: trèo, cây cau, chuột, vắng, đường, mắm, muối, giỗ,... - HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn mẫu, chép bài; tô những chữ viết hoa đầu câu. (HS chép bài vào vở có thể viết chữ in hoa đầu câu). Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút, đặt vở. - HS viết xong, cầm bút chì, nghe GV đọc chậm, soát lại bài viết. HS gạch chân chữ viết sai bằng bút chì; ghi số lỗi ra lề vở. - GV chiếu một vài bài viết của HS lên bảng, nhận xét. 2.2. Làm bài tập chính tả a) BT 2 (Chữ nào hợp với chỗ trống: ng hay ngh?) - 1 HS đọc trước lớp YC của BT. GV ghi lên bảng: ...ừng, .e, ...ay, nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả (ngh + e, ê, i, ng+ a, o, ô, ơ, u, ư) để làm bài cho đúng. - HS làm bài trong vở Luyện viết 1, tập hai. (HS làm bài trong vở chỉ viết: ngừng, nghe, ngay). - (Chữa bài) 1 HS điền chữ trên bảng lớp, GV chốt đáp án. (GV có thể viết lên bảng 2 lần các từ chưa hoàn thành, mời 2 nhóm – mỗi nhóm 3 HS thi tiếp sức). - Cả lớp đọc lại từng từ ngữ. Sau đó sửa bài theo đáp án đúng: ngừng một lát / nghe vậy / hiểu ra ngay. b) BT 3 (Em chọn vần nào: uôn hay uôt, ương hay ươc?). - 1 HS đọc YC. - HS đọc thầm từng câu, làm bài trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV phát cho 1 HS tờ phiếu khổ to viết 4 câu chưa hoàn chỉnh để làm bài. - (Chữa bài) HS làm bài trên phiếu báo cáo kết quả. (GV có thể viết lên bảng 2 lần các từ chưa hoàn thành, mời 2 nhóm – mỗi nhóm 4 HS thi tiếp sức). - Cả lớp đọc lại 4 câu đã hoàn chỉnh: 1) Chuột con đến trường. 2) Các bạn gọi chuột là “Tí Teo”. 3) Chuột ước được to như voi. 4) Vì yêu mẹ, nó vẫn muốn làm chuột. - HS sửa bài theo đáp án đúng: 1) trường 2) chuột 3) được 4) muốn. - Cuối giờ, GV có thể chiếu vở của một vài HS lên bảng, nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò - GV khen những HS làm bài tốt. - YC một số HS về nhà chép lại bài đồng dao cho đúng, sạch, đẹp (nếu chép chưa đúng, chưa đẹp ở lớp). TẬP ĐỌC MÓN QUÀ QUÝ NHẤT (2 tiết) I. MỤC TIÊU Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây: 1. Phẩm chất: Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của cháu đối với bà, biết yêu thương và quý trọng người thân. 2. Năng lực ngôn ngữ - Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài; Giúp HS mở rộng vốn từ. - Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng theo chủ đề. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm bà cháu: Bạn nhỏ rất yêu bà, còn với bà, tình cảm của cháu là món quà quý giá nhất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu (nếu có) / giấy khổ to để chiếu hoặc viết nội dung bài đọc. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG: 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Chuột con đáng yêu, trả lời câu hỏi: - HS 1: Vì sao chuột con ước được to lớn như voi? - HS 2: Vì sao cuối cùng chuột con vẫn muốn làm con của mẹ chuột? Em có thích chú chuột con trong câu chuyện không? B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý) 1.1. Thảo luận nhóm - Nói về ngày sinh nhật: Sinh nhật bạn là ngày nào? Những ai chúc mừng sinh nhật bạn? Chúc mừng thế nào? Bạn thường chúc mừng sinh nhật ai? Chúc mừng thế nào? Hãy nói về những món quà sinh nhật của bạn. - HS thảo luận. GV nhận xét khích lệ, không kết luận đúng - sai. 1.2. Giới thiệu bài . Bây giờ các em sẽ đọc câu chuyện về một món quà sinh nhật. HS quan sát tranh minh họa: Tranh vẽ hai bà cháu. Bà mở chiếc hộp, nhìn cháu. Đó là một chiếc hộp rỗng, từ trong hộp bay lên rất nhiều trái tim... Ánh mắt hai bà cháu nhìn nhau thật tình cảm. Tên bài đọc là Món quà quý nhất. Món quà đó là gì mà quý nhất? Các em hãy nghe truyện. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Lời bà dịu dàng, lời Huệ nhỏ nhẹ, dễ thương. b) Luyện đọc từ ngữ (HS nhìn bảng / màn hình): GV hướng dẫn HS đọc đúng, đọc trơn các từ ngữ khó, từ ngữ HS dễ phát âm sai (được tô màu/ gạch chân trong bài), VD: sinh nhật, ngạc nhiên, rỗng, nụ hôn, đầy ắp, cảm động, quý nhất. c) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có mấy câu? (10 câu). - GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 hoặc 3 câu) cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu. (Đọc liền 3 câu lời Huệ: Huệ đáp: “Đây không phải... đầy ắp mới thôi”; đọc liền 2 câu cuối – lời bà). GV sửa lỗi phát âm cho HS. Thứ Sáu ngày 26 tháng 03 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 16: ĂN UỐNG HÀNG NGÀY (T20) (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Quan sát, so sánh 1 số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn. - Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, Smas tivi. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cả lớp: - HS thảo luận về lời con ong ở trang 108 SGK: “Tất cả chúng ta đều cần ăn uống hàng ngày. Vì sao?”. - HS có thể đưa ra các ý kiến như sau: Để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khỏe, để học tập, KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 2. Các bữa ăn trong ngày 3. Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hàng ngày * Mục tiêu - Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa. *Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình trang 110( SGK), thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của các bạn trong hình. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một cặp xung phong nói số bữa ăn các en ăn trong ngày và tển một số thức ăn, đồ uống các em thường sử dụng trong mỗi bữa. - Kết thúc hoạt động này, dẫn đến giá trị lời con ong trang 110(SGK). Đồng thời, GV cũng có thể khuyên thêm HS: + Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt là bữa sáng, để có đủ sức khỏe học tập tốt và chóng lớn. + Trong mỗi bữa ăn, cần ăn các loại thức ăn như cơm hoặc bánh mì hay bún, phở, ;thịt hoặc tôm, cá, trứng, sữa,; các loại rau xanh, quả chín, - Nước cũng rất cần cho cơ thể, vì vậy không nên chỉ uống khi khát mà cần có ý thức uống đủ nước. Mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể khoản từ 4 - 6 cốc nước. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Đi siêu thị” * Mục tiêu - Tập lựa chọn những đồ ăn, đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh, an toàn cho mỗi bữa ăn trong ngày. - Quan sát, so sánh một số mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn. - Bước đầu hình thành kĩ năng ra quyết định. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp Chuẩn bị: - GV tổ chức cho HS tham gia sắp xếp, bày những tranh ảnh, vỏ hộp, bao bì và các mẫu vật, vật thật (ví dụ một số rau củ quả có sẵn ở địa phương) đã được HS và GV mang đến lớp thành các khu bán hàng trong “siêu thị”. - Một số HS xung phong làm nhân viên siêu thị . Những HS còn lại được chia thành các “gia đình”. Mỗi gia đình khoảng 3 - 4 người. Mỗi gia đình cần có làn, giỏ hoặc rổ để đi mua hàng ( Lưu ý: Không sử dụng túi nilon dùng 1 lần). GV phổ biến cách chơi cho các nhóm: - Nhóm các “gia đình” sẽ bàn nhau nên mua thức ăn cho bữa nào trong ngày và dự kiến trước những thức ă, đồ uống sẽ mua trong “ siêu thị”. - Nhóm các “nhân viên siêu thị” cùng bàn xem, siêu thị sẽ quảng cáo giảm giá 1 số mặt hàng. Ví dụ: 1 số rau quả không còn tươi hoặc 1 số thức ăn, đồ uống sắp hết hạn sử dụng, Bước 2: Làm việc theo nhóm Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn trên của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp Các “gia đình” sẽ đi quanh các gian hàng ở siêu thị để tìm đúng thứ cần mua. Lưu ý: Trong quá trình lựa chọn hàng, các “gia đình” cần quan sát, so sánh để chọn ra thức ăn tươi ngon, đọc kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì để tránh mua phải những thức ăn sắp hết hạn hoặc đã quá hạn sử dụng, Các nhân viên siêu thị có thể dùng “loa” để giới thiệu 1 số mặt hàng giảm giá, Bước 4: Làm việc theo nhóm - Sau khi “mua hàng”, các “gia đình” về vị trí của mình để trình bày, giới thiệu những thứ của nhóm mình đã mua được với cả lớp. Đồng thời nói rõ những thức ăn này được mua cho bữa ăn nào trong ngày. Lưu ý: Các nhóm có thể giới thiệu tên những thức ăn mà “gia đình” mình dự định mua nhưng trong “siêu thị” không có hoặc có nhưng không tươi ngon, khi đó các em đã quyết định thay thế bằng thức ăn nào. Hoặc 1 “gia đình” khác định không mua loại thức ăn này nhưng thấy được giảm giá thì lại mua thức ăn đó, Bước 5: Làm việc cả lớp - Gv tổ chức cho các nhóm trình bày những thực phẩm và rau quả nhóm mình đã mua được như gợi ý ở bước 4. Các nhóm nhận xét lẫn nhau xem đã chọn được thức ăn đảm bảo cho 1 bữa hay chưa. IV. ĐÁNH GIÁ - Trong bài học này, GV kết hợp đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS qua việc quan sát cách HS lựa chọn thức ăn, trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau trong Hoạt động 3. - Trước khi kết thúc bài học, GV cũng lưu ý nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lựa chọn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng đối với sức khỏe và sự an toàn của những người trong gia đình. Không nên vì tham rẻ mà sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng hoặc đã quá hạn sử dụng dễ sinh bệnh và có thể bị ngộ độc. GV cũng có thể giảng thêm cho HS về lợi ích của các thức ăn như cơm, bánh mỳ; thịt, cá, trứng, sữa; các loại rau. ĐẠO ĐỨC BÀI 12: PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: - Nhận biết được những nơi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ em bị ngã. - Thực hiện được một số hành động, việc làm cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị ngã. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK Đạo đức 1. - Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã. - Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi bị ngã. - Khăn, đá lạnh để thực hành chườm vết thương kín, bị sưng tấy do ngã. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG - GV hướng dẫn HS nhớ lại và chia sẻ trước lớp: + Em đã từng bị ngã chưa? + Em đã bị ngã ở đâu? + Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm * Mục tiêu: - HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm. - HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 60 và cho biết: 1) Bạn trong tranh đang làm gì? 2) Việc làm đó có thể dẫn đến điều gì/hậu quả như thế nào? - HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao. - GV mời mỗi nhóm HS trình bày kết quả thảo luận về từng tranh, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận sau mỗi tranh: + Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn. Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã. + Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch trượt theo thành cầu thang từ trên cao xuống. Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã. + Tranh 3: Bạn nhỏ nhoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ. Đó là việc làm nguy hiểm có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy hiểm đến tính mạng. + Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây. Việc làm đó có thể khiến cành cây bị gãy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích. - GV hỏi thêm: Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã? - HS trả lời câu hỏi. - GV giới thiệu thêm tranh ảnh, video clip về một số tình huống trẻ em bị ngã. - GV kết luận chung: Trong thực tế, có nhiều hành động, việc làm có thể làm chúng ta bị ngã. Do đó, chúng ta cần cẩn thận. Hoạt động 2: Thảo luận về phòng tránh bị ngã * Mục tiêu: - HS nêu được những việc nên làm và nên tránh để phòng tránh bị ngã. - HS được phát triển năng lực hợp tác * Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 61 và thảo luận nhóm, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã. - HS làm việc nhóm. - GV mời một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần: + Không nhoài người, thò đầu ra ngoài, ngồi lên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ. + Cẩn thận khi lên xuống cầu thang, không chạy nhảy, xô đẩy nhau. + Không leo trèo, đu cành cây, không kê ghế trèo lên cao để lấy đồ. + Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền trơn ướt, phủ rêu. + Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu. + ... LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Xử lí tình huống * Mục tiêu: - HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để phòng tránh bị ngã. - HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 62, 63 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh. - HS trình bày ý kiến. - GV giải thích rõ nội dung từng tình huống: + Tình huống 1: Lan muốn lấy gấu bông ở trên nóc giá sách. Theo em, Lan nên làm thế nào? Vì sao? + Tình huống 2: Giờ ra chơi, Bình rủ Lê chơi đuổi nhau trong lớp. Theo em, Lê nên ứng xử thế nào? Vì sao? + Tình huống 3: Hùng rủ Chí trèo cây cao để hái quả ăn. Theo em, Chỉ nên ứng xử thế nào? Vì sao? - Phân công mỗi nhóm HS thảo luận, xử lí một tình huống. - HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Mỗi tình huống, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Tình huống 1: Lan nên nhờ người lớn trong nhà lấy giúp; không nên trèo cao để tránh bị ngã. + Tình huống 2: Lê nên từ chối và khuyện Bình không nên chơi đuổi nhau ở trong lớp vì dễ bị vướng bàn ghế và ngã. + Tình huống 3: Chỉ nên từ chối và khuyên Hùng không nên trèo cây cao áp tránh bị ngã. Lưu ý: - GV có thể thay các tình huống trong mục a SGK Đạo đức 1, trang 62, 63 bằng các tình huống khác, thực tế hơn, xảy ra phổ biến hơn đối với HS của lớp, của trường. - GV có thể không phân công tình huống thảo luận cho từng nhóm mà để HS tự lựa chọn tình huống mà các em hứng thú hoặc quan tâm. - Các nhóm HS có thể trình bày kết quả xử lý tình huống dưới nhiều cách khác nhau như: dùng lời nói/vẽ tranh/đóng vai/... Hoạt động 2: Thực hành chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã * Mục tiêu: HS biết cách chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã. * Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Nếu em có vết thương kín, bị sưng tấy do bị ngã, em có thể làm gì để sơ cứu vết thương? - HS chia sẻ kinh nghiệm đã có. -GV hướng dẫn HS cách dùng đá để chườm khi có vết thương kín, bị sưng tấy do ngã. - HS thực hành theo cặp hoặc theo nhóm. - GV mời 2 – 3 nhóm HS lên thực hành trước lớp. - GV nhận xét, khen những HS, nhóm HS đã thực hành tốt. VẬN DỤNG Vận dụng trong giờ học: Tổ chức cho HS cùng thầy/cô quan sát, xác định những nơi trong lớp, trong trường có thể làm HS bị ngã để cẩn thận khi đi lại, chơi đùa ở đó. Ví dụ như: cửa sổ, cầu thang, lan can, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước ở sân trường,... Vận dụng sau giờ học: Hướng dẫn HS: - Nhắc cha mẹ làm lưới bảo vệ ở những nơi cần thiết trong nhà như: lan can, cửa sổ,... - Thực hiện: + Không chạy, xô đẩy nhau trên cầu thang, sàn trơn, ướt, mấp mô. + Không nhoài người ra ngoài hoặc ngồi trên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ. + Không đi chân đất vào phòng tắm trơn ướt. + Không trèo cao, đu cành cây,... Tổng kết bài học - HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị ngã, em cần cẩn thận khi đi lại, chơi đùa hằng ngày. - GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 63. - Yêu cầu 2 – 3 HS nhắc lại lời khuyên. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS học tập tích cực và hiệu quả. Hoạt động trải nghiệm SINH HOẠT LỚP CÙNG VẼ TRANH I. Mục tiêu HS thể hiện thái độ và tình cảm của bản thân đối với gia đình thông qua các bức tranh hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh của nhà trường. I. Gợi ý cách tiến hành - GV nêu ý nghĩa của hội thi vẽ tranh theo chủ đề “Gia đình của em”. - Giới thiệu cho HS quan sát một số tranh vẽ về chủ đề này hoặc đưa ra những gợi ý, hướng dẫn các ý tưởng để HS lựa chọn nội dung thể hiện qua tranh vẽ. thông qua các câu hỏi dẫn dắt: Em có yêu quý gia đình mình không? Vì sao? Hằng ngày, em và gia đình thường tham gia những hoạt động nào cùng nhau? Em mong ước điều gì cho gia đình của mình? Em sẽ làm gì để bày tỏ tình cảm với gia đình của mình? - HS vẽ tranh theo nội dung đã chọn để tham gia hội thi vẽ tranh của trường.
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_pham_thi.doc