Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang

Thứ Sáu ngày 19 tháng 03 năm 2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 137: VẦN ÍT GẶP( t3)

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết các vần ít gặp oong, ooc, oap, uyp, uâng, oao, oeo, uêu, uyu, bước đầu đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có vần ít gặp.

- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oap, vần uâng.

- Viết đúng các vần vừa học trên bảng con.

- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ý kiến hay.

* Lên lớp 2, HS còn học lại những vần ít gặp nên mức độ ở lớp 1 chỉ là “nhận biết”. GV không đòi hỏi HS lớp 1 phải đọc, viết đúng ngay các vần, tiếng chứa vần ít gặp, cũng không dạy đọc, viết quá kĩ những vần này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy chiếu / phiếu khổ to viết BT đọc hiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc7 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Trà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 25 
Thứ Ba ngày 16 tháng 03 năm 2021
 TIẾNG VIỆT:
 BÀI 132: uênh - uêch
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần uênh, uêch, đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uênh, uêch. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uênh, vần uêch. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bác nông dân và con gấu (2).
- Viết đúng các vần uênh, uêch, các tiếng huênh (hoang), nguệch (ngoạc) cỡ vừa (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, tivi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. KHỞI ĐỘNG:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài ở tiết 1
Gv nhận xét. 
B. DẠY BÀI MỚI 
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Bác nông dân và con gấu (2): Bác nông dân đang gom củ cải bỏ vào sọt. Con gấu đứng gần đó, một tay cầm những lá cải, một tay đang xoa lưỡi.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: huênh hoang (thái độ khoe khoang, nói phóng lên, không đúng sự thật).
c) Luyện đọc từ ngữ: thích lắm, miệng rộng huếch, gật gù, huênh hoang, biết tay, trắng nõn, nếm, đắng ngắt.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 8 câu. 
- GV chỉ từng câu (liền 2, 3 câu ngắn) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc. 
- HS làm bài trong VBT, báo cáo kết quả. Đáp án: Ý b đúng. 
- Hỏi - đáp: 
+ 1 HS: Vì sao gấu tức mà không làm gì được?
+ Cả lớp: (Ý b) Vì bác nông dân đã làm đúng lời hứa. 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
TIẾNG VIỆT:
BÀI 133: uynh - uych
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- HS nhận biết vần uynh, vần uych; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uynh, uych. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uynh, vần uych. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hà mã bay. 
- Viết đúng các vần uynh, uych, các tiếng huỳnh huỵch cỡ vừa (trên bảng con).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác tốt với bạn qua hình thức làm việc theo cặp, nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, tivi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Bác nông dân và con gấu (2). 
B. DẠY BÀI MỚI. 
1. Giới thiệu bài: vần uynh, vần uych.
2. Chia sẻ và khám phá
2.1. Dạy vần uynh 
- GV viết: u, y, nh. / HS đọc: u - y - nhờ – uynh.
- HS nói: họp phụ huynh. / Tiếng huynh có vần uynh. / Phân tích vần uynh, tiếng huynh. / Đánh vần, đọc trơn: u - y - nhờ - uynh / hờ - huynh - huynh / họp phụ huynh. 
2.2. Dạy vần uych (như vần uynh): So sánh với vần uynh (chỉ khác ở âm cuối ch). / Đánh vần, đọc trơn: u - y - chờ - uych / hờ - uych - huych - nặng - huych / chạy huỳnh huỵch.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn: uynh, họp phụ huynh; uych, chạy huỳnh huỵch. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uynh? Tiếng nào có vần uych?) 
- GV chỉ từng từ ngữ, HS đánh vần, đọc trơn: ngã huỵch, đèn huỳnh quang. 
- HS làm bài trong VBT, nói tiếng có vần uynh; vần uych. 
- GV chỉ từng chữ, cả lớp: Tiếng huých có vần uych. Tiếng huỳnh có vần uynh,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đánh vần, đọc các vần, tiếng: uynh, uych, huỳnh huỵch. 
b) Viết vần: uynh, uych
- 1 HS đọc vần uynh, nói cách viết. 
- GV viết vần uynh, hướng dẫn HS viết liền nét các chữ, không nhấc bút. / Làm tương tự với vần uych. Chú ý: viết u, y, lia bút viết tiếp ch; viết y - c không quá gần hoặc quá xa.
- HS viết: uynh, uych (2 lần). 
c) Viết tiếng: huỳnh huỵch
- GV viết tiếng huỳnh, hướng dẫn quy trình viết, dấu huyền đặt trên y. Làm tương tự với huỵch. Chú ý lia bút khi kết thúc y để viết ch; dấu nặng đặt dưới y.
- HS viết: huỳnh huỵch (2 lần).
 Thứ Sáu ngày 19 tháng 03 năm 2021
TIẾNG VIỆT
BÀI 137: VẦN ÍT GẶP( t3)
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần ít gặp oong, ooc, oap, uyp, uâng, oao, oeo, uêu, uyu, bước đầu đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có vần ít gặp.
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oap, vần uâng. 
- Viết đúng các vần vừa học trên bảng con. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ý kiến hay.
* Lên lớp 2, HS còn học lại những vần ít gặp nên mức độ ở lớp 1 chỉ là “nhận biết”. GV không đòi hỏi HS lớp 1 phải đọc, viết đúng ngay các vần, tiếng chứa vần ít gặp, cũng không dạy đọc, viết quá kĩ những vần này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / phiếu khổ to viết BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 3
A. KHỞI ĐỘNG: 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài : Trong tiết 1,2
- GV nhận xét.
B. DẠY BÀI MỚI:
3.2. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Ý kiến hay, giới thiệu hình ảnh thỏ, mèo, sóc, vượn đang vui chơi trên boong tàu thuỷ vào đêm trăng.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: tiu nghỉu (buồn bã, thất vọng vì điều xảy ra trái với dự tính); kiếm vỏ ốc biển (kiếm hiểu là tìm kiếm).
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS đánh vần, cả lớp đọc trơn (vài lượt): boong tàu, đèn tuýp, đàn oóc, tiu nghỉu, ngoao ngoao, nguều ngoào, ngoằn ngoèo, bâng khuâng, sóng vỗ ì oạp, kiếm vỏ ốc biển.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 11 câu. 
- GV chỉ từng câu (chỉ liền các câu cuối bài) cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp).
- HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền câu 8 và 9 / câu 10 và 11). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở các câu dài: Mèo tiu nghỉu ... cá to / cũng ngoao ngoao hoà giọng. Vượn làm xiếc, / tay nguều ngoào / đu trên ... ngoằn ngoèo.
e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (3 câu/ 3 câu / 5 câu); thi đọc cả bài. Cuối cùng 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. 
- 1 HS đọc câu mẫu: Tay vượn (b) - nguều ngoào (4). 
- HS làm bài trong VBT. / 1 HS đọc kết quả. 
- Cả lớp đọc (chỉ phần lời): a) Mèo - 2) ngoao ngoao.
b) Tay vượn - 4) nguều ngoào. c) Dây buồm - 5) ngoằn ngoèo. d) Sóc - 3) bâng khuâng. e) Sóng - 1)ì oạp. 
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay mình học những vần gì? 
- Đọc lại một số tiếng GV chỉ.
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 136, 137)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần oai, oay, uây, oong, ooc, oap, các tiếng xoài, xoay, khuấy, cái xoong, quần soóc, ì oạp - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Mẫu chữ, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: Tập viết các vần, các tiếng vừa học ở bài 136 và một số vần, một số tiếng vừa học ở bài 137 (Vần ít gặp). Tiếp tục luyện viết chữ cỡ nhỏ.
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): oai, xoài; oay, xoay; uây, khuấy; oong, cái xoong. / GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả cách viết). Chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (xoài, khuấy). HS viết 2 chặng để được nghỉ tay.
- HS viết vào vở Luyện viết. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỏ): ooc, quần soóc; oap, ì oạp. 
- HS viết từng vần, từ ngữ (cỡ nhỏ). Chú ý độ cao các con chữ q, p, s.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm (cỡ chữ nhỏ). 
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những bạn viết cẩn thận, sạch đẹp.
	TOÁN
Bài 56: PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả các phép cộng dạng 14 + 3.
-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đà học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép cộng dạng 14 + 3, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép tính cộng hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
II. CHUẨN BỊ
- 20 chấm tròn đỏ, 10 chấm tròn xanh (trong bộ đồ dùng Toán 1).
- Băng giấy đã kẻ 20 ô vuông có kích thước phù hợp với chấm tròn trong bộ đồ dùng để HS có thể đặt được chấm tròn vào mỗi ô
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” ôn lại phép cộng trong phạm VI 10.
2. - GV hỏi thêm: 14 + 3 = , 15 + 4 = , 16 + 1 = , 13 + 2 = , 14 + 4 = 
Gv nhận xét.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 2
- HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở.
- Đổi vở kiếm tra chéo.
- HS đứng tại chỗ nêu cách làm.
- GV chốt lại cách thực hiện phép tính dạng 14 + 3 bằng cách đếm thêm 3 kể từ 14: 15, 16,17
Bài 3 
- Cá nhân HS tự làm bài 3: Chọn kết quả đúng với mỗi phép cộng.
- Thảo luận với bạn về chọn phép tính nào thích hợp. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: ơ bài này HS có thế tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau, có thể nhẩm, có thể dùng chấm tròn, que tính,... GV nên quan sát cách HS tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.
	Bài 4
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và kể cho bạn nghe tình huống trong mỗi bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Đoàn tàu có 15 toa tàu, nối thêm 3 toa tàu nữa.
Phép tính tìm tất cả số toa tàu là 15 + 3 = 18.
- GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách các em. GV khuyến khích HS trong lóp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
	D. Hoạt động vận dụng
- HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng dạng 14 + 3.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng dạng 14 + 3 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_pham_thi.doc
Giáo án liên quan