Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương
ĐẠO ĐỨC
BÀI 11: TRẢ LẠI CỦA RƠI ( T1,2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được.
- Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác.
- Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.
- Đồng tình với những hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1.
- Băng đĩa CD bài hát “Bà Còng đi chợ” – Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
- Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi.
- Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- HS vừa xem đĩa CD, vừa hát tập thể bài hát “Bà Còng đi chợ”.
- Thảo luận chung:
Tuần 25 Thứ Hai ngày 15 tháng 03 năm 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 131: oanh - oach (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ: - Nhận biết các vần oanh, oach; đánh vần, đọc đúng tiếng có vần oanh, oach. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oanh, vần oach. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Bác nông dân và con gấu (1). - Viết đúng các vần oanh, oach, các tiếng khoanh (bánh), (thu) hoạch cỡ vừa (trên bảng con). 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp. - Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu / ti vi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 1 HS đọc bài đi can đảm? (bài 130). - 1 HS nói tiếng em tìm được có vần oăng, vần oăc. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần oanh, vần oach. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần oanh - GV viết o, a, nh./HS: o - a - nhờ - oanh. - HS nói: khoanh bánh. / Tiếng khoanh có vần oanh. / Phân tích vần oanh: âm o đứng tước, a đứng giữa, nh đứng cuối. / Đánh vần, đọc trơn: o - a - nhờ - oanh / khờ - oanh - khoanh / khoanh bánh. . 2.2. Dạy vần oach (như vần oanh): So sánh vần oanh với vần oach. * Củng cố: HS đọc trơn các vần, từ khóa: o - a - chờ - oach / hờ - oach - hoach - nặng - hoạch / thu hoạch. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oanh? Tiếng nào có vần oach?) - GV chỉ từng từ ngữ, HS đọc: doanh trại, làm kế hoạch nhỏ, ... - HS làm bài; nói tiếng có vần oanh; tiếng có vần oach. - GV chỉ từng tiếng, cả lớp đồng thanh: Tiếng doanh có vần oanh. Tiếng hoạch có vần oach,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) HS đọc các vần, tiếng: oanh, oach, khoanh bánh, thu hoạch. b) Viết vần: oanh, oach - 1 HS đọc vần oanh, nói cách viết. - GV viết mẫu vần oanh, hướng dẫn cách nối nét từ o sang a. / Làm tương tự với vần oach. - HS viết bảng con: oanh, oach (2 lần). c) Viết tiếng: khoanh (bánh), (thu) hoạch - GV vừa viết mẫu tiếng khoanh vừa hướng dẫn. Chú ý cách nối nét từ kh sang o. / Làm tương tự với tiếng hoạch... - HS viết bảng con: khoanh (bánh), (thu) hoạch (2 lần). TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Bác nông dân và con gấu (1): Truyện kể về một bác nông dân vào rừng trồng cải củ bị gấu đến quát mắng. Sự việc diễn ra thế nào? Các em hãy lắng nghe. b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa: khoảnh đất (phần đất không rộng lắm); cải củ (loại rau trồng để ăn củ nằm dưới đất, củ trắng nõn, lá dùng để muối dưa). c) Luyện đọc từ ngữ: cuốc đất, trồng cải củ, gieo, ngoảnh lại, chạy tới, bình tĩnh, khoảnh đất, thu hoạch, thuộc về. d) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có 8 câu. - GV chỉ từng câu (chỉ liền câu 3 và 4) cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (đọc 2 câu ngắn) (cá nhân, cả lớp). e) Thi đọc theo vai (người dẫn chuyện, gấu, bác nông dân) - GV tô 3 màu trong bài đọc trên bảng lớp, đánh dấu những câu văn là lời người dẫn chuyện, lời gấu, lời bác nông dân. - GV mời 3 HS giỏi phân vai, đọc làm mẫu. - Từng tốp 3 HS, luyện đọc theo với trước khi thi. - Một vài tốp thi đọc theo vai. - GV khen HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng lượt lời, biểu cảm. - Cuối cùng, cả lớp đọc đồng thanh. g) Tìm hiểu bài đọc - GV chỉ trên bảng câu văn chưa hoàn thành, nêu YC. - 1 HS nói tiếp để hoàn thành câu. - Cả lớp nhắc lại: Lúc thu hoạch, tôi chỉ lấy gốc. Tất cả phần còn lại thuộc về ông. - GV: Phần còn lại thuộc về gấu là phần nào? (Phần lá, ngọn)./ GV: Phần ngon nhất của cây cải củ là phần củ, nằm dưới gốc. Bác nông dân đã khôn ngoan, có tính toán trước khi giao hẹn với gấu: bác chỉ lấy phần gốc. 4. Củng cố, dặn dò - Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc. - Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọ ĐẠO ĐỨC BÀI 11: TRẢ LẠI CỦA RƠI ( T1,2) I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau: - Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được. - Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác. - Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được. - Đồng tình với những hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - SGK Đạo đức 1. - Băng đĩa CD bài hát “Bà Còng đi chợ” – Nhạc và lời: Phạm Tuyên. - Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi. - Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG - HS vừa xem đĩa CD, vừa hát tập thể bài hát “Bà Còng đi chợ”. - Thảo luận chung: 1) Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì? 2) Việc làm của hai bạn có đáng khen không? Vì sao? - GV hướng dẫn HS nhớ lại và chia sẻ theo cặp đôi: 1) Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa? 2). Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em và người thân của em cảm thấy như thế nào? 3) Em đã bao giờ trở lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó? - GV dẫn dắt vào bài mới: Khi bị mất tiền hoặc mất đồ do đánh rơi hoặc để quên ở đâu đó, chúng ta thường cảm thấy tiếc, thậm chí đau khổ, nếu đấy là số tiền lớn hoặc món đồ đắt tiền. Vậy, chúng ta nên làm gì khi nhặt được của rơi? Bài học hôm nay thầy/cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về điều này. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh * Mục tiêu: - HS giải thích được vì sao cần trả lại của rơi khi nhặt được. - HS được phát triển năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 56 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh (có thể cá nhân hoặc theo nhóm). - HS kể chuyện trước lớp (có thể cá nhân hoặc theo nhóm). - GV kể lại nội dung chuyện: Sáng nay, Lan thấy mẹ đi siêu thị về với vẻ mặt rất buồn. Mẹ kể với Lan là mẹ đã đánh rơi ví ở siêu thị. Trong ví có nhiều tiền cùng giấy tờ quan trọng. Bỗng có tiếng gõ cửa. Đứng trước cửa là một người đàn ông trẻ tuổi cùng con trai nhỏ. Người đàn ông chào mẹ Lan và hỏi thăm: - Xin lỗi, đây có phải là nhà bà Tâm không ạ? - Vâng, tôi là Tâm đây. Anh hỏi có việc gì ạ? Người khách kể: - Con trai tôi nhặt được chiếc ví ở siêu thị. Xem giấy tờ trong ví, tôi biết được địa chỉ nhà nên đưa cháu đến trả lại ví cho chị. - Dạ, ví của cô đây ạ! Cậu bé vui vẻ đưa chiếc ví cho mẹ Lan. Nhận lại được chiếc ví, mẹ Lan rất vui mừng và rối rít nói: - Cảm ơn cháu! Cháu đúng là một cậu bé thật thà! - GV cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi: 1) Mẹ của Lan cảm thấy như thế nào khi bị mất ví? 2) Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì? - GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình, trả lại của rơi là người thật thà, được mọi người yêu mến, quý trọng. Lưu ý: - Dựa theo tranh, HS có thể tưởng tượng và kể lại nội dung câu chuyện theo cách khác nhau. GV không nên áp đặt các em. - Sau khi một vài HS kể chuyện, GV có thể cho HS bình chọn người kể chuyện hay nhất. Hoạt động 2: Tìm những người phù hợp có thể giúp em trả lại của rơi * Mục tiêu: HS biết xác định những người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi cho người mất khi nhặt được. * Cách tiến hành: - GV nêu vấn đề: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tìm được người mất để trả lại của rơi. Vậy những ai là người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi? - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và hướng dẫn các em tham khảo hình vẽ mục c SGK Đạo đức 1, trang 57. - HS làm việc theo nhóm. - GV mời các nhóm trình bày kết quả. Chú ý yêu cầu HS phải nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình huống cụ thể. Ví dụ: ở trường, trong siêu thị, trên xe buýt, ở ngoài đường,... - GV kết luận: Khi nhặt được của rơi, nếu không biết đó là của ai để tự trả lại, em có thể nhờ những người tin cậy để nhờ giúp đỡ: Ví dụ: Nếu nhặt được của rơi ở trường thì có thể nhờ thầy/cô giáo; nếu nhặt được của rơi trong siêu thị thì có thể nhờ nhân viên siêu thị; nếu nhặt được của rơi ở trên xe buýt thì có thể nhờ người lái xe; nếu nhặt được của rơi ở ngoài đường thì có thể nhờ chú công an; nếu nhặt được của rơi ở khu vui chơi thì có thể nhờ bác bảo vệ khu vui chơi,... Và trong mọi trường hợp, bố mẹ, thầy cô giáo luôn là những người đáng tin cậy, có thể hỗ trợ, giúp đỡ các em trả lại của rơi. Lưu ý: Hình vẽ ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 57 chỉ là gợi ý. Ngoài ra, HS có thể kể thêm những người phù hợp, đáng tin cậy khác, trong những tình huống khác nữa. Thứ Ba ngày 16 tháng 03 năm 2021 TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 130, 131) I. MỤC TIÊU - Viết đúng các vần oăng, oăc, oanh, oach; từ ngữ con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết vần, từ ngữ vừa học cỡ nhỡ, cỡ nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập 2.1. Viết chữ cỡ nhỡ - Cả lớp đọc các vần và từ ngữ (cỡ vừa): oăng, con hoẵng; oăc, ngoắc tay; oanh, khoanh bánh; oach, thu hoạch. - GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả), (có thể chia làm 2 chặng: mỗi chặng hướng dẫn HS viết một cặp vần, từ ngữ): + Đăng: Viết o liền mạch với ă, n, g (từ điểm kết thúc o, chỉnh hướng bút xuống thấp, rê bút sang viết a, từ a nối sang n, lia bút viết tiếp g, ghi dấu mũ trên a để hoàn thành vần oăng. + con hoẵng: Viết chữ con chú ý lia bút từ c sang o, chuyển hướng và rê bút viết n. Viết chữ hoẵng bắt đầu từ h, lia bút viết sang o để viết vần oăng, đặt dấu ngã trên ă thành chữ hoẵng. Giữa 2 chữ cần để khoảng cách như quy ước. + oăc: Viết o - ă như trên, từ ă rê bút viết tiếp c thành vần oăc (dấu mũ trên a). + ngoắc tay: Viết xong ng, lia bút sang viết tiếp vần oăc, thêm dấu sắc trên thành chữ ngoắc. Viết chữ tay cần chú ý lia bút từ t sang a rồi nối nét sang y (tay). + oanh: Viết liền các con chữ (viết oa, nối nét sang n đến h để thành vần oanh). + khoanh bánh: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần oanh. + oach: Viết liền mạch các con chữ (viết o - a như ở vần oanh, lia bút viết sang c rồi nối nét viết tiếp h, tạo thành vần oach). + thu hoạch: Viết xong th thì nối nét viết tiếp u (thu). Viết chữ hoạch chú ý rê bút từ h sang o để viết vần oach, thêm dấu nặng dưới a để thành chữ hoạch. - HS viết vào vở Luyện viết (có thể chia mỗi chặng 1 cặp vần - từ ngữ). 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ - Cả lớp đọc từ ngữ (cỡ nhỏ): con hoẵng, ngoắc tay, khoanh bánh, thu hoạch. - GV hướng dẫn HS viết các chữ cỡ nhỏ. Chú ý độ cao các con chữ; khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang một chữ o. - HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò - HS đọc lại một số câu, từ. - Tuyên dương những HS viết đẹp, sạch sẽ. TIẾNG VIỆT BÀI 132: uênh - uêch (2 tiết) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần uênh, uêch, đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uênh, uêch. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uênh, vần uêch. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Bác nông dân và con gấu (2). - Viết đúng các vần uênh, uêch, các tiếng huênh (hoang), nguệch (ngoạc) cỡ vừa (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, tivi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. KHỞI ĐỘNG: - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài ở tiết 1 Gv nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI 3.3. Tập đọc (BT 3). a) GV chỉ hình, giới thiệu truyện Bác nông dân và con gấu (2): Bác nông dân đang gom củ cải bỏ vào sọt. Con gấu đứng gần đó, một tay cầm những lá cải, một tay đang xoa lưỡi. b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: huênh hoang (thái độ khoe khoang, nói phóng lên, không đúng sự thật). c) Luyện đọc từ ngữ: thích lắm, miệng rộng huếch, gật gù, huênh hoang, biết tay, trắng nõn, nếm, đắng ngắt. d) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có 8 câu. - GV chỉ từng câu (liền 2, 3 câu ngắn) cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC; chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc. - HS làm bài trong VBT, báo cáo kết quả. Đáp án: Ý b đúng. - Hỏi - đáp: + 1 HS: Vì sao gấu tức mà không làm gì được? + Cả lớp: (Ý b) Vì bác nông dân đã làm đúng lời hứa. 4. Củng cố, dặn dò - Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc. - Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc. Thứ Sáu ngày 19 tháng 03 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 137: VẦN ÍT GẶP( t3) I. MỤC TIÊU - Nhận biết các vần ít gặp oong, ooc, oap, uyp, uâng, oao, oeo, uêu, uyu, bước đầu đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có vần ít gặp. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oap, vần uâng. - Viết đúng các vần vừa học trên bảng con. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ý kiến hay. * Lên lớp 2, HS còn học lại những vần ít gặp nên mức độ ở lớp 1 chỉ là “nhận biết”. GV không đòi hỏi HS lớp 1 phải đọc, viết đúng ngay các vần, tiếng chứa vần ít gặp, cũng không dạy đọc, viết quá kĩ những vần này. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu / phiếu khổ to viết BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 3 A. KHỞI ĐỘNG: - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài : Trong tiết 1,2 - GV nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI: 3.2. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình minh hoạ bài Ý kiến hay, giới thiệu hình ảnh thỏ, mèo, sóc, vượn đang vui chơi trên boong tàu thuỷ vào đêm trăng. b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: tiu nghỉu (buồn bã, thất vọng vì điều xảy ra trái với dự tính); kiếm vỏ ốc biển (kiếm hiểu là tìm kiếm). c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS đánh vần, cả lớp đọc trơn (vài lượt): boong tàu, đèn tuýp, đàn oóc, tiu nghỉu, ngoao ngoao, nguều ngoào, ngoằn ngoèo, bâng khuâng, sóng vỗ ì oạp, kiếm vỏ ốc biển. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 11 câu. - GV chỉ từng câu (chỉ liền các câu cuối bài) cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). - HS đọc tiếp nối từng câu (đọc liền câu 8 và 9 / câu 10 và 11). GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở các câu dài: Mèo tiu nghỉu ... cá to / cũng ngoao ngoao hoà giọng. Vượn làm xiếc, / tay nguều ngoào / đu trên ... ngoằn ngoèo. e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (3 câu/ 3 câu / 5 câu); thi đọc cả bài. Cuối cùng 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh. g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. - 1 HS đọc câu mẫu: Tay vượn (b) - nguều ngoào (4). - HS làm bài trong VBT. / 1 HS đọc kết quả. - Cả lớp đọc (chỉ phần lời): a) Mèo - 2) ngoao ngoao. b) Tay vượn - 4) nguều ngoào. c) Dây buồm - 5) ngoằn ngoèo. d) Sóc - 3) bâng khuâng. e) Sóng - 1)ì oạp. 4. Củng cố, dặn dò - Hôm nay mình học những vần gì? - Đọc lại một số tiếng GV chỉ. TẬP VIẾT (1 tiết – sau bài 136, 137) I. MỤC TIÊU - Viết đúng các vần oai, oay, uây, oong, ooc, oap, các tiếng xoài, xoay, khuấy, cái xoong, quần soóc, ì oạp - kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: Tập viết các vần, các tiếng vừa học ở bài 136 và một số vần, một số tiếng vừa học ở bài 137 (Vần ít gặp). Tiếp tục luyện viết chữ cỡ nhỏ. 2. Luyện tập 2.1. Viết chữ cỡ nhỡ - HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): oai, xoài; oay, xoay; uây, khuấy; oong, cái xoong. / GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả cách viết). Chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (xoài, khuấy). HS viết 2 chặng để được nghỉ tay. - HS viết vào vở Luyện viết. 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ - HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỏ): ooc, quần soóc; oap, ì oạp. - HS viết từng vần, từ ngữ (cỡ nhỏ). Chú ý độ cao các con chữ q, p, s. - HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm (cỡ chữ nhỏ). 3. Củng cố, dặn dò - Tuyên dương những bạn viết cẩn thận, sạch đẹp. TOÁN Bài 56: PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3 I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết cách tìm kết quả các phép cộng dạng 14 + 3. -Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đà học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh - Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép cộng dạng 14 + 3, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. - Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép tính cộng hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. II. CHUẨN BỊ - 20 chấm tròn đỏ, 10 chấm tròn xanh (trong bộ đồ dùng Toán 1). - Băng giấy đã kẻ 20 ô vuông có kích thước phù hợp với chấm tròn trong bộ đồ dùng để HS có thể đặt được chấm tròn vào mỗi ô III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động 1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” ôn lại phép cộng trong phạm VI 10. 2. - GV hỏi thêm: 14 + 3 = , 15 + 4 = , 16 + 1 = , 13 + 2 = , 14 + 4 = Gv nhận xét. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 2 - HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở. - Đổi vở kiếm tra chéo. - HS đứng tại chỗ nêu cách làm. - GV chốt lại cách thực hiện phép tính dạng 14 + 3 bằng cách đếm thêm 3 kể từ 14: 15, 16,17 Bài 3 - Cá nhân HS tự làm bài 3: Chọn kết quả đúng với mỗi phép cộng. - Thảo luận với bạn về chọn phép tính nào thích hợp. Chia sẻ trước lớp. Lưu ý: ơ bài này HS có thế tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau, có thể nhẩm, có thể dùng chấm tròn, que tính,... GV nên quan sát cách HS tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính. Bài 4 - Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và kể cho bạn nghe tình huống trong mỗi bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. Ví dụ: Đoàn tàu có 15 toa tàu, nối thêm 3 toa tàu nữa. Phép tính tìm tất cả số toa tàu là 15 + 3 = 18. - GV chốt lại cách làm. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách các em. GV khuyến khích HS trong lóp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày. D. Hoạt động vận dụng - HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng dạng 14 + 3. E. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng dạng 14 + 3 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc