Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Hà
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 124, 125)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần oen, oet, uyên, uyêt; từ ngữ nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh - kiểu chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chữ mẫu, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ cỡ vừa: oen, nhoẻn cười, oet, khoét tổ, uyên, khuyên, uyêt, duyệt binh.
- GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả cách viết):
+ oen: Chú ý viết o liền mạch với e, n (từ điểm kết thúc o, điều chỉnh hướng bút xuống thấp để rê bút sang viết e, từ e nối sang n thành vần oen).
+ nhoẻn cười: Viết nh, lia bút viết vần oen, thêm dấu hỏi trên e thành nhoẻn.
+ oet: Viết o - e như trên, từ e rê bút viết tiếp t thành vần oet.
+ khoét tổ: Viết kh, lia bút viết tiếp vần oet, thêm dấu sắc trên e thành chữ khoét. Viết chữ tổ cần chú ý lia bút từ t sang viết o, ghi dấu mũ thành ô, thêm dấu hỏi trên ô thành chữ tổ.
+ uyên: Viết liền nét các con chữ: kết thúc u rê bút viết tiếp y, từ y rê bút và chỉnh hướng viết e rồi n, ghi dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyên.
+ khuyên: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần uyên như hướng dẫn.
+ uyêt: Viết liền nét các con chữ. Chú ý viết u - y sang e như trên, từ điểm kết thúc e, rê bút viết t, thêm dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyêt.
+ duyệt binh: Viết xong d, rê bút viết tiếp vần uyêt, thêm dấu nặng dưới ê thành chữ duyệt. Viết chữ binh cần chuyển hướng đầu bút từ nét cuối chữ b, rê bút viết tiếp vần inh thành chữ binh.
- HS viết vào vở Luyện viết, có thể chia mỗi chặng viết 2 vần - 2 từ ngữ.
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh.
- GV hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ. Chú ý chữ d cao 2 li; t cao 1,5 li; h, k , b cao 2,5 li. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang 1 chữ o.
- HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những bạn viết nắn nót, sạch đẹp.
Tuần 24 Thứ Hai ngày 08 tháng 03 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 119: oan - oat (2 tiết) MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết các vần oan, oat; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oan, oat. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oan, vần oat. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đeo chuông cổ mèo. - Viết đúng các vần oan, oat, các tiếng (máy) khoan, (trốn) thoát cỡ nhỡ (trên bảng con). 2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Khơi gợi tình yêu thiên nhiên. - Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, TI VI - Phiếu khổ to, thẻ để HS viết ý lựa chọn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG - 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài Mưu chú thỏ. - 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao hổ tự lao đầu xuống giếng? B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần oan, vần oat. 2. Chia sẻ và khám phá 2.1. Dạy vần oan - GV viết: o, a, n / HS: o - a - nờ - oan. - HS nói: máy khoan. Tiếng khoan có vần oan. / Phân tích vần oan: âm o đứng trước, a đứng giữa, n đứng cuối. / Đánh vần, đọc trơn: o - a - nờ - oan / khờ - oan - khoan / máy khoan. 2.2. Dạy vần oat (như vần oan) Đánh vần, đọc trơn: o - a - tờ - oat/ thờ - oat - thoat - sắc - thoát / trốn thoát. * Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: oan, máy khoan, oat, trốn thoát. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oan? Tiếng nào có vần oat?) - GV chỉ từng từ ngữ cho HS (cá nhân, cả lớp) đánh vần, đọc trơn: phim hoạt hình, đĩa oản,... - HS đọc thầm, làm bài. - HS báo cáo kết quả tìm tiếng có vần oan, vần oat. - GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng hoạt có vần oat. Tiếng oản có vần oan,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: oan, oat, máy khoan, trốn thoát. b) Viết vần: oan, oat - 1 HS đọc vần oan, nói cách viết. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết, cách nồi nét giữa o, a và n. / Làm tương tự với vần oat. Chú ý chữ t cao 1,5 li. - HS viết bảng con: oan, oat (2 lần). c) Viết tiếng: (máy) khoan, (trốn) thoát - GV vừa viết mẫu tiếng khoan vừa hướng dẫn cách viết, độ cao các con chữ, cách nối nét. / Làm tương tự với thoát, chú ý dấu sắc đặt trên a. - HS viết: (máy) khoan, (trốn) thoát (2 lần). TIẾT 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình minh hoạ truyện Đeo chuông cổ mèo, chỉ hình chuột nhắt, chuột già, bầy chuột, mèo và cái chuông. b) GV đọc mẫu; kết hợp giải nghĩa từ: vuốt (móng nhọn, sắc, cong của một số loài động vật như hổ, báo, mèo, diều hâu, đại bàng). c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS đánh vần, cả lớp đọc trơn: đeo chuông, thoát, vuốt mèo, gật gù, dám nhận, khôn ngoan, rất hay. d) Luyện đọc câu - GV cùng HS đếm số câu; chỉ từng câu ( hoặc chỉ liền hai câu lời nhân vật) cho HS đọc vỡ. - GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu lời nhân vật) cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liên 2 câu lời nhân vật) (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc theo vai người dẫn chuyện, chuột nhắt, chuột già) - GV tổ 3 màu trong bài đọc trên bảng lớp đánh dấu những câu văn là lời người dẫn chuyện, lời chuột nhắt, lời chuột già. - (Làm mẫu) 3 HS giỏi (mỗi HS 1 vai) đọc mẫu. - Từng tốp 3 HS phân vai luyện đọc trước khi thi. - Một vài tốp thi đọc. - GV khen những HS, tốp HS nhập vai tốt, đọc đúng lượt lời, biểu cảm. - Cuối cùng, cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ). g) Tìm hiểu bài đọc - 1 HS đọc nội dung BT. - HS làm bài, viết ý lựa chọn (a hay b) lên thẻ. / HS giơ thẻ báo cáo kết quả. / Đáp án: Ý a đúng. - Thực hành: 1 HS hỏi - cả lớp đáp + 1 HS: Vì sao kế của chuột nhắt không thực hiện được: + Cả lớp: (Ý a) Vì chuột đến gần sẽ bị mèo vồ. 4. Củng cố, dặn dò - Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc. - Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc. Luyện viết : Bài Chú hề I. MỤC TIÊU - Viết đúng: chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ bài Chú hề - Viết đúng các chữ, trình bày đúng yêu cầu bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính,ti vi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học, trình chiếu bài thơ Chú hề. 2. Luyện tập ( 30P) ( Luyện tập theo mẫu chữ chính tả) a) Cả lớp nhìn bảng, đọc bài thơ Chú hề theo dãy. - Gv hỏi: + Bài thơ này có mấy khổ thơ? + Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? + Giữa mỗi khổ thơ ta làm thế nào? + Trong bài có những từ ngữ nào khó đọc, khó hiểu nghĩa. Gv viết các từ khó đó lên bảng. - Hs đọc lại từ khó (5 em) - Viết các từ khó đó vào bảng con. b) Tập viết: Chú hề - GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình: - Hs viết bảng con c) Tập viết: Chú hề - Gv đọc cho học sinh chép. - Cho học sinh chép vào vở ô li, mỗi chữ một dòng. - GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò(2P) - GV nhận xét đánh giá Thứ Ba ngày 9 tháng 03 năm 2021 HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐỌC TO NGHE CHUNG: TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: - Đưa bé vào thế giới truyện cổ tích để bắt đầu dẫn dắt trẻ đến với niềm đam mê của việc đọc sách. - Trẻ yêu thích truyện cổ tích Việt Nam. - Bước đầu giúp trẻ hình thành nhân cách qua những bài học rút ra từ những câu truyện cổ tích. II. CHUẨN BỊ: - Truyện kể: Chiếc bình vôi. - Tranh minh hoạ truyện kể. - Một số thẻ đánh dấu sách. - Một số truyện cổ tích Việt Nam. - Địa điểm: Trong lớp. III. TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT Hđ1: Chuẩn bị (5 phút) - Gợi ý trao đổi tranh minh hoạ tên truyện: + Quan sát tranh em thấy gì? + Dựa vào hình ảnh minh hoạ trong tranh em hãy đoán xem hôm nay cô sẽ kể chuyện gì? - Giới thiệu truyện: Giới thiệu tên một số truyện cổ tích Việt Nam và nhấn mạnh truyện kể hôm nay là truyện Chiếc bình vôi. * Cả lớp - Quan sát tranh. + Nêu những hình ảnh có trong tranh: ông sãi, chiếc bình vôi, + Phỏng đoán tên truyện. Hđ2: Trong khi kể (17 phút) - Kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ - Kết hợp trò chuyện: + Trang 3: Gã trộm nghe vợ người ăn mày nói vậy thì có còn muốn đi ăn trộm nữa không? - Tiếp tục kể đến hết trang 7. + Trang 7: Theo em sau khi đem nước về cúng phật gã trộm có quay lại nạp mình cho cọp ăn thịt không? - Tiếp tục kể cho đến hết * Cả lớp - Nghe, quan sát tranh. - Phỏng đoán suy nghĩ của gã trộm. - Phỏng đoán việc làm của gã trộm. Hđ3: Luyện tập (5-8 phút) - Cô vừa kể chuyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Giao việc. - Đến trò chuyện cùng học sinh. - Tặng thẻ đánh dấu sách cho những HS trình bày rõ ràng, đúng nội dung truyện kể. - Phật Bà chỉ hiện ra rước linh hồn của gã trộm mà không rước linh hồn của vị sư sãi. Theo em là vì sao? * Chốt ý: Gã trộm biết sửa lỗi, làm việc thiện, tính tình hiền lành nên phật rước, còn ông sãi là người tu hành nhưng tính tình độc ác nên Phật không rước. - Câu chuyện khuyên chung ta điều gì? * Giáo dục HS: Ở hiền thì gặp lành, nên làm điều thiện không nên làm việc ác. - Giới thiệu một số truyện cổ tích Việt Nam. - Nêu yêu cầu ở tiết sau: Tiết sau các em sẽ giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện mà em mượn về nhà như: Tên truyện? Mấy nhân vật? Tên nhân vật? Được nghe đọc mấy lần? Hđ4: Củng cố - dặn dò - Nhắc tên truyện. - Kể các nhận vật trong truyện: Gã trộm, hai vợ chồng người ăn mày, sư trụ trì, ông sãi, - Đôi bạn trò chuyện: nói cho bạn nghe em đồng ý việc làm của nhân vật nào? Không đồng ý việc làm của nhân vật nào? Vì sao? - Một số học sinh trình bày trước lớp. - Trình bày suy nghĩ của mình. - Rút ra bài học cho bản thân. - Sau tiết học HS chọn và mượn một quyển về nhà nhờ cha mẹ/ anh ch TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 124, 125) I. MỤC TIÊU - Viết đúng các vần oen, oet, uyên, uyêt; từ ngữ nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh - kiểu chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. Chữ viết rõ ràng, đều nét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chữ mẫu, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập 2.1. Viết chữ cỡ nhỡ - HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ cỡ vừa: oen, nhoẻn cười, oet, khoét tổ, uyên, khuyên, uyêt, duyệt binh. - GV hướng dẫn HS viết (viết mẫu và mô tả cách viết): + oen: Chú ý viết o liền mạch với e, n (từ điểm kết thúc o, điều chỉnh hướng bút xuống thấp để rê bút sang viết e, từ e nối sang n thành vần oen). + nhoẻn cười: Viết nh, lia bút viết vần oen, thêm dấu hỏi trên e thành nhoẻn. + oet: Viết o - e như trên, từ e rê bút viết tiếp t thành vần oet. + khoét tổ: Viết kh, lia bút viết tiếp vần oet, thêm dấu sắc trên e thành chữ khoét. Viết chữ tổ cần chú ý lia bút từ t sang viết o, ghi dấu mũ thành ô, thêm dấu hỏi trên ô thành chữ tổ. + uyên: Viết liền nét các con chữ: kết thúc u rê bút viết tiếp y, từ y rê bút và chỉnh hướng viết e rồi n, ghi dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyên. + khuyên: Viết xong kh, rê bút sang viết tiếp vần uyên như hướng dẫn. + uyêt: Viết liền nét các con chữ. Chú ý viết u - y sang e như trên, từ điểm kết thúc e, rê bút viết t, thêm dấu mũ trên e thành ê, tạo thành vần uyêt. + duyệt binh: Viết xong d, rê bút viết tiếp vần uyêt, thêm dấu nặng dưới ê thành chữ duyệt. Viết chữ binh cần chuyển hướng đầu bút từ nét cuối chữ b, rê bút viết tiếp vần inh thành chữ binh. - HS viết vào vở Luyện viết, có thể chia mỗi chặng viết 2 vần - 2 từ ngữ. 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ - Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): nhoẻn cười, khoét tổ, khuyên, duyệt binh. - GV hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ. Chú ý chữ d cao 2 li; t cao 1,5 li; h, k , b cao 2,5 li. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng chiều ngang 1 chữ o. - HS viết vào vở Luyện viết; hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò - Tuyên dương những bạn viết nắn nót, sạch đẹp. TIẾNG VIỆT BÀI 126: uyn - uyt (tiết 1) I. MỤC TIÊU - HS nhận biết các vần uyn, uyt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uyn, uyt. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uyn, vần uyt. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Đôi bạn. - Viết đúng các vần uyn, uyt, các tiếng (màn) tuyn, (xe) buýt cỡ vừa (trên bảng con). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Tập đọc Vầng trăng khuyết (bài 125). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần uyn, vần uyt. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần uyn - GV viết: u, y, n. - HS: u - y - nờ - uyn. - HS nói: màn tuyn. Tiếng tuyn có vần uyn./ Phân tích vần uyn: có âm u đứng trước, y đứng giữa, n đứng cuối. / Đánh vần, đọc trơn: u - y - nờ - uyn / tờ - uyn - tuyn / màn tuyn. 2.2. Dạy vần uyt (như vần uyn): Đánh vần, đọc trơn: u - y - tờ - uyt / bờ - uyt - buyt - sắc - buýt / xe buýt. * Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: tuyn, màn tuyn; uyt, xe buýt. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uyn? Tiếng nào có vần uyt?). - 1 HS đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: tuýt còi, huýt sáo,... - HS tìm tiếng có vần uyn, vần uyt; báo cáo kết quả: Tiếng có vần uyn (luyn). có vần uyt (tuýt, huýt, xuýt). - GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng tuýt có vần uyt. Tiếng luyn có vần uyn,... 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: uyn, uyt, màn tuyn, xe buýt. b) Viết vần: uyn, uyt - 1 HS đọc vần uyn, nói cách viết. - GV viết vần uyn, hướng dẫn HS viết liền các nét (không nhấc bút). / Làm tương tự với vần uyt. Chú ý nét nối giữa y và t. - HS viết: uyn, uyt (2 lần). c) Viết: (màn) tuyn, (xe) buýt - GV vừa viết tiếng tuyn vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao chữ t là 1,5 li, chữ y 2,5 li; cách nối nét từ t sang u. / Làm tương tự với buýt, dấu sắc đặt trên y. - HS viết: (màn) tuyn, (xe) buýt (2 lần). Thứ Sáu ngày 12 tháng 03 năm 2021 LUYỆN TOÁN ÔN TẬP VỀ SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 I. MỤC TIÊU: - So sánh được các số có hai chữ số. - Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn. - Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh. - Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các kí hiệu (>, <, =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): Chục Đơn vị Viết số Đọc số 4 7 47 Bốn mươi bảy 5 1 6 26 Ba mươi hai Bài 2: a) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 41, 12, 68, 35, 57 b) Trong các số trên, số lớn nhất là số nào? Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống: 10 20 50 80 IV. NhËn xÐt dÆn dß : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 14: CƠ THỂ EM ( T3) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Xác định được tên, hoạt động được các bộ phận bên ngoài cơ thể. - Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể. - Nếu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Phân biệt được con trai và con gái. - Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể - Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được. - Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, Ti vi 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG: * Hoạt động chung cả lớp: - HS nghe nhạc và múa, hát theo lời bài hát: “ Ồ sao bé không lắc”. - HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: + Bài hát nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể? + Các bộ phận khác nhau của cơ thể đã thực hiện những công việc gì trong khi múa, hát? GV dẫn dắt vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài cơ thể và những hoạt động của chúng; những việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ. 3. Giữ cơ thể sạch sẽ KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 5. Hoạt động 5: Tìm hiểu về các việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ * Mục tiêu - Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - HS quan sát các hình trang 99 SGK và trả lời câu hỏi: Các bạn trong mỗi hình đang làm gì để giữ cơ thể sạch sẽ. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 6. Hoạt động 6: Tự đánh giá về việc giữ vệ sinh cơ thể * Mục tiêu - Chia sẻ về những việc làm hàng ngày để giữ vệ sinh cơ thể. - Tự đánh giá, tìm ra thói quen chưa tốt cần thay đổi ( nếu có) để giữ sạch cơ thể. - Nhận biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ thể * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS lần lượt hỏi và trả lời nhau các câu hỏi: + Hàng ngày bạn đã làm giữ sạch cơ thể mình? Cơ thể sạch sẽ có lợi ích gì? + Bạn thấy mình cần thay đổi thói quen gì để giữ cơ thể sạch sẽ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - Các cặp khác nhận xét, bổ sung câu trả lời - Kết thúc hoạt động này, HS nhận biết được sự cần thiết, giữ vệ sinh cơ thể “ Giữ cơ thể luôn sạch sẽ để giúp e mạnh khỏe và phòng tránh bệnh tật”. IV. ĐÁNH GIÁ Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 6 và câu 7 của bài 14 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của tiết học này. LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện đọc các bài đã học trong tuần I. MỤC TIÊU - Học sinh đọc được các vần, từ thành thạo, đọc các vần to, rõ, tự tin. - Ghép được các vần và thanh đã học để tạo thành các tiếng khác nhau. - Viết được các chữ đã học đúng độ cao, độ rộng trên bảng con và vở ô ly và tốc độ viết đúng quy định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV viết các vần đã học lên bảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: - Mời lần lượt từng học sinh nêu các vần đã học từ tuần - HS nêu: oen, oet, uyn, uyt, oang, oac, uyên, uyêt. - Hs nhận xét, bổ sung. 2.Thực hành và luyện tập: a. Luyện đọc: - Gv chỉ các vần, thanh huyền, thanh sắc lên bảng lớp, gọi từng cá nhân đọc. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS ghép được các chữ oen, oet, uyn, uyt, oang, oac, uyên, uyêt. - HS tìm tiếng có chứa vần vừa học rồi cài vào bảng cài. -GV gọi một số HS đọc lại các từ vừa tìm được. b. Luyện đọc các bài tập đọc - HS luyện đọc các bài tập đọc trong SGK. -GV kiểm tra những em đọc còn chậm , kèm cặp thêm . -Thi đọc giữa các tổ . -GV tổng kết khen ngợi những em đọc bài tốt . 3. Củng cố: - Về nhà luyện đọc lại bài, chia sẻ cùng bố mẹ về bài học hôm nay.
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_pham_thi.doc