Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

Thứ Ba ngày 2 tháng 03 năm 2021

TẬP VIẾT

(1 tiết - sau bài 118, 119)

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng các vần oam, oăm, oan, oat, các từ ngữ ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát

- kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.

2. Luyện tập

2.1. Viết chữ cỡ nhỡ

- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ) trên bảng: oam, ngoạm; oăm, mỏ khoằm; oan, máy khoan; oat, trốn thoát.

- GV hướng dẫn HS viết từng vần, từ ngữ. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát).

- HS viết vào vở Luyện viết.

 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ

- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát.

- GV hướng dẫn HS viết. Chú ý độ cao các con chữ: g, k, h, y: 2,5 li; t cao 1,5 li.

- HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm.

3. Củng cố, dặn dò

- Tuyên dương những bạn viết nắn nót, sạch đẹp.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 23 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 23 
 Thứ Hai ngày 1 tháng 03 năm 2021 
TIẾNG VIỆT 
BÀI 119: oan - oat
(2 tiết)
MỤC TIÊU 
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- HS nhận biết các vần oan, oat; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oan, oat. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oan, vần oat. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đeo chuông cổ mèo.
- Viết đúng các vần oan, oat, các tiếng (máy) khoan, (trốn) thoát cỡ nhỡ (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, TI VI
- Phiếu khổ to, thẻ để HS viết ý lựa chọn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài Mưu chú thỏ. 
- 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao hổ tự lao đầu xuống giếng? 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần oan, vần oat. 
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần oan 
- GV viết: o, a, n / HS: o - a - nờ - oan.
- HS nói: máy khoan. Tiếng khoan có vần oan. / Phân tích vần oan: âm o đứng trước, a đứng giữa, n đứng cuối. / Đánh vần, đọc trơn: o - a - nờ - oan / khờ - oan - khoan / máy khoan.
2.2. Dạy vần oat (như vần oan) Đánh vần, đọc trơn: o - a - tờ - oat/ thờ - oat - thoat - sắc - thoát / trốn thoát. 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: oan, máy khoan, oat, trốn thoát. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần oan? Tiếng nào có vần oat?)
- GV chỉ từng từ ngữ cho HS (cá nhân, cả lớp) đánh vần, đọc trơn: phim hoạt hình, đĩa oản,...
- HS đọc thầm, làm bài. 
- HS báo cáo kết quả tìm tiếng có vần oan, vần oat. 
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng hoạt có vần oat. Tiếng oản có vần oan,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: oan, oat, máy khoan, trốn thoát. 
b) Viết vần: oan, oat
- 1 HS đọc vần oan, nói cách viết. 
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết, cách nồi nét giữa o, a và n. / Làm tương tự với vần oat. Chú ý chữ t cao 1,5 li.
- HS viết bảng con: oan, oat (2 lần). 
c) Viết tiếng: (máy) khoan, (trốn) thoát
- GV vừa viết mẫu tiếng khoan vừa hướng dẫn cách viết, độ cao các con chữ, cách nối nét. / Làm tương tự với thoát, chú ý dấu sắc đặt trên a. 
- HS viết: (máy) khoan, (trốn) thoát (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ truyện Đeo chuông cổ mèo, chỉ hình chuột nhắt, chuột già, bầy chuột, mèo và cái chuông.
b) GV đọc mẫu; kết hợp giải nghĩa từ: vuốt (móng nhọn, sắc, cong của một số loài động vật như hổ, báo, mèo, diều hâu, đại bàng).
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS đánh vần, cả lớp đọc trơn: đeo chuông, thoát, vuốt mèo, gật gù, dám nhận, khôn ngoan, rất hay.
d) Luyện đọc câu
- GV cùng HS đếm số câu; chỉ từng câu ( hoặc chỉ liền hai câu lời nhân vật) cho HS đọc vỡ.
- GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu lời nhân vật) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (đọc liên 2 câu lời nhân vật) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc theo vai người dẫn chuyện, chuột nhắt, chuột già)
- GV tổ 3 màu trong bài đọc trên bảng lớp đánh dấu những câu văn là lời người dẫn chuyện, lời chuột nhắt, lời chuột già.
- (Làm mẫu) 3 HS giỏi (mỗi HS 1 vai) đọc mẫu. 
- Từng tốp 3 HS phân vai luyện đọc trước khi thi. 
- Một vài tốp thi đọc. 
- GV khen những HS, tốp HS nhập vai tốt, đọc đúng lượt lời, biểu cảm. 
- Cuối cùng, cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ). 
g) Tìm hiểu bài đọc
- 1 HS đọc nội dung BT. 
- HS làm bài, viết ý lựa chọn (a hay b) lên thẻ. / HS giơ thẻ báo cáo kết quả. / Đáp án: Ý a đúng.
- Thực hành: 1 HS hỏi - cả lớp đáp 
+ 1 HS: Vì sao kế của chuột nhắt không thực hiện được: 
+ Cả lớp: (Ý a) Vì chuột đến gần sẽ bị mèo vồ. 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
 RÈN CHỮ:
 LV BÀI :Mưu chú thỏ
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng bài : Mưu chú thỏ chữ thường ,cở nhỏ ,đúng kiểu, đều nét.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc bài: Mưu chú thỏ
b) Tập viết vào bảng con các chữ dễ viết sai chính tả .
- GV viết lên bảng.
- HS tập viết vào bảng con.
Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc).
- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
-GV nhận xét tiết học
-Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết
 Thứ Ba ngày 2 tháng 03 năm 2021 
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 118, 119)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần oam, oăm, oan, oat, các từ ngữ ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát 
- kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết vần, từ ngữ trên dòng kẻ ô li. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ) trên bảng: oam, ngoạm; oăm, mỏ khoằm; oan, máy khoan; oat, trốn thoát.
- GV hướng dẫn HS viết từng vần, từ ngữ. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát).
- HS viết vào vở Luyện viết.
 2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): ngoạm, mỏ khoằm, máy khoan, trốn thoát. 
- GV hướng dẫn HS viết. Chú ý độ cao các con chữ: g, k, h, y: 2,5 li; t cao 1,5 li. 
- HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm..
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những bạn viết nắn nót, sạch đẹp.
	TIẾNG VIỆT
 BÀI 120: oăn - oăt
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
- HS nhận biết các vần oăn, oăt, đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần oăn, oăt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần oăn, vần oăt. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cải xanh và chim sâu.
- Viết đúng các vần oăn, oăt, các tiếng (tóc) xoăn, (chỗ) ngoặt cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết nội dung BT đọc hiểu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG:
- 1 HS đọc bài Tập đọc Đeo chuông cổ mèo. 
- 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao kế của chuột nhắt không thực hiện được.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần oăn, vần oăt. 
2. Chia sẻ và khám phá 
2.1. Dạy vần oăn 
- GV viết: o, ă, n. / HS: o - ă - nờ - oăn.
- HS nhìn tranh, nói: tóc xoăn. Tiếng xoăn có vần oăn. / Phân tích vần oăn, tiếng xoăn. / Đánh vần, đọc trơn: o - ă - nờ - oăn / xờ - oăn - xoăn / tóc xoăn.
2.2. Dạy vần oăt (như vần oăn) Đánh vần, đọc trơn: o - ă - tờ - oăt / ngờ - oăt - ngoăt - nặng - ngoặt / chỗ ngoặt. 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần, từ khoá: oăn, tóc xoăn; oăt, chỗ ngoặt.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với hình)
- GV chỉ từng từ ngữ, 2 HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: khuya khoắt, dây xoắn,.../HS đọc thầm, làm bài, nối hình với từ ngữ tương ứng. TH - 1 HS báo cáo: 1) khuya khoắt, 2) ngoắt đuôi... Cả lớp nhắc lại.
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng khoắt có vần oăt. Tiếng xoắn có vần oăn... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: oăn, oăt, tóc xoăn, chỗ ngoặt. 
b) Viết vần: oăn, oăt
- 1 HS đọc vần oăn, nói cách viết. 
- GV vừa viết vần oăn vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét giữa o, ă, n./ Làm tương tự với vần oăt.
- HS viết: oăn, oăt (2 lần). 
c) Viết tiếng: (tóc) xoăn, (chỗ) ngoặt
- GV viết mẫu tiếng xoăn, hướng dẫn cách viết, cách nối nét từ x sang vần oăn / Làm tương tự với ngoặt, chú ý dấu nặng đặt dưới ă.
- HS viết: (tóc) xoăn, (chỗ) ngoặt (2 lần).
 HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
ĐỌC TO NGHE CHUNG: TRÍ KHÔN CỦA TA ĐÂY
I. MỤC TIÊU:
1. Mục đích - yêu cầu 
* Kiến thức: Trẻ nhớ được tên câu chuyện, các nhân vật trong câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết lắng nghe cô kể chuyện.
 -  Trẻ hứng thú tập kể chuyện cùng cô thể hiện giọng của các nhân vật trong chuyện.
 * Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, bắt trước giọng của các nhân vật. Day trẻ kỹ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
 *Thái độ:
 - Giáo dục trẻ khi biết yêu quý, kính trọng các bác nông dân. Tuy phải lao động chân tay vất vả, nhưng bác vẫn rất thông minh, dũng cảm.
 - Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động cùng các bạn bè.
II. CHUẨN BỊ: 
- Học sinh xem video
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho Hs xem vi deo
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Anh vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện anh nông dân đi làm việc với ai?
- Con Hổ đã hỏi Trâu như thế nào?
- Trâu đã trả lời Hổ ra sao?
 - Hổ đã nói gì với anh nông dân?
 - Anh nông dân đã thể hiện trí khôn như thế nào?
- Chúng mình thấy anh nông dân là người như thế nào? 
Cô giải thích: Anh nông dân đã dũng cảm nhìn thấy con Hổ to khỏe, hung ác nhưng anh đã không sợ. Anh đã dùng trí thông minh của mình tìm cách để đuổi con Hổ vào rừng)
- Trò chơi: Cho trẻ bắt trước hành động của các nhân vật trong chuyệ
 d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
Nhận xét tiết đọc :
GV nhận xét tiết học
 Thứ Sáu ngày 5 tháng 03 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 BÀI 14: CƠ THỂ EM ( T1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Xác định được tên, hoạt động được các bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể.
- Nếu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Phân biệt được con trai và con gái.
- Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể
- Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được.
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, Ti vi
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
KHỞI ĐỘNG:
* Hoạt động chung cả lớp: 
- HS nghe nhạc và múa, hát theo lời bài hát: “ Ồ sao bé không lắc”. 
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như:
+ Bài hát nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể?
+ Các bộ phận khác nhau của cơ thể đã thực hiện những công việc gì trong khi múa, hát?
	GV dẫn dắt vào bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài cơ thể và những hoạt động của chúng; những việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ.
1. Các bộ phận bên ngoài của cơ thể	
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
	* Mục tiêu
- Xác định được cơ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau.
- Phân biệt được con trai và con gái.
- Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình trang 95 SGK, một HS chỉ vào từng bộ phận trên hình vẽ để hỏi và HS kia trả lời. Sau đó lại đổi nhau.
	Lưu ý: Trong quá trình HS làm việc theo cặp, GV hỗ trợ HS để các em xác định được tên 1 số bộ phận cơ thể tương đối có hệ thống, ví dụ: Ở đầu có tóc, tai, mắt, mũi, miệng, má, ... ; Tiếp đến là cổ, vai, gáy; ngực , bụng, lưng, mông; tay bao gồm cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay; chân bao gồm đùi, đầu gối, bàn chân, ngón chân.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS của cặp này đặt câu hỏi và chỉ định cặp khác trả lời; nếu trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho cặp khác, ... 
	Lưu ý: GV cần lưu ý rèn luyện và chữa cho HS cách đặt câu hỏi và cách trả lời cho đúng. 
- GV cho HS quan sát hình vẽ cơ thể em trai và em gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể ( bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái) để trả lời câu hỏi trang 95 SGK; cơ thể con gái và con trai khác nhau ở bộ phận nào? 
	Lưu ý: GV giúp HS nhận biết hầu hết các bộ phận cơ thể của con trai và con gái là giống nhau. Chỉ có bộ phận sinh dục của mỗi người giúp phân biệt con trai và con gái. Ở con trai có dương vật và bìu. Ở con gái có âm hộ.
- GV dành thời gian cho HS đọc lời con ong ở trang 95 SGK. Sau đó, yêu cầu HS chỉ vùng riêng tư của cơ thể con trai và con gái trên hình vẽ.
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con trai hoặc con gái”
	* Mục tiêu
- Củng cố những kiến thức đã học về tên các bộ phận bên ngoài cơ thể bao gồm tên các bộ phận giúp phân biệt được con trai và con gái.
	* Cách tiến hành
- HS được tổ chức thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng
- 2 HS xung phong làm trọng tài ghi điểm cho 2 đội.
- Lần lượt mỗi nhóm cử 1 người nói tên 1 bộ phận bên ngoài cơ thể của con trai hoặc con gái. 
- Cách cho điểm: Mỗi tên 1 bộ phận cơ thể được 1 điểm, riêng tên các bộ phận riêng tư của cơ thể được 2 điểm. Nhóm nào nói lại tên bộ phận cơ thể đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong 1 khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc.
	ĐÁNH GIÁ
Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 1, 2 của bài 14 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của tiết học này.
LUYỆN TOÁN
 	ÔN TẬP VỀ SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU:
- So sánh được các số có hai chữ số.
- Thực hành vận dụng so sánh số trong tình huống thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh.
- Thông qua việc so sánh hai số sử dụng quan hệ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các kí hiệu (>, <, =), HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
H­íng dÉn häc sinh lµm mét sè bµi tËp .
Bµi 1: So sánh(>, <, =) ( Bảng con)
 23 ..34 45..56
	4345	 6767
 5756 	 	 23.32
Bµi 2: ViÕt sè ( Làm vở ô li)
Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
Số 84 gồm  chục và . đơn vị.
Số 90 gồm  chục và . đơn vị.
Số 35 gồm  chục và . đơn vị.
Bài 3: Viết các số: 34,43, 56,57,68 ( Nhóm 2) báo cáo
Từ bé đến lớn:
Từ lớn đế bé:.
Bài 3: Trò chơi “ Đố bạn”
So sánh các số có hai chữ số
1 em hỏi: So sánh số 56 và 45 số nào lớn hơn? 1 em trả lời. Trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết số
Lớp trưởng điều hành.
Cho häc sinh lµm vµo vë bµi tËp .
Gv nhËn xÐt , chÊm bµi.
NhËn xÐt dÆn dß :
GV nhận xét tiết học
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh đọc được các vần, từ thành thạo, đọc các vần to, rõ, tự tin.
- Ghép được các vần và thanh đã học để tạo thành các tiếng khác nhau.
- Viết được các chữ đã học đúng độ cao, độ rộng trên bảng con và vở ô ly và tốc độ viết đúng quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV viết các vần đã học lên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
- Mời lần lượt từng học sinh nêu các vần đã học từ tuần
- HS nêu: oam, oăm; oan , oat; oăn, oăt; uân, uât
 - Hs nhận xét, bổ sung.
2.Thực hành và luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gv chỉ các vần, thanh huyền, thanh sắc lên bảng lớp, gọi từng cá nhân đọc.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS ghép được các chữ oam, oăm; oan , oat; oăn, oăt; uân, uât
- HS tìm tiếng có chứa vần vừa học rồi cài vào bảng cài.
-GV gọi một số HS đọc lại các từ vừa tìm được.
b. Luyện đọc các bài tập đọc
- HS luyện đọc các bài tập đọc trong SGK.
-GV kiểm tra những em đọc còn chậm , kèm cặp thêm .
-Thi đọc giữa các tổ .
-GV tổng kết khen ngợi những em đọc bài tốt .
	3. Củng cố: 
- Về nhà luyện đọc lại bài, chia sẻ cùng bố mẹ về bài học hôm nay.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc