Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

 Rèn chữ:

 LUYỆN VIẾT BÀI: GÀ VÀ VỊT

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng: oi,ây, ôi,ơi, uôi , ươi, - chừ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.

- Viết đúng bài “ Gà và vịt”.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.

2. Luyện tập

a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc: oi,ây, ôi,ơi, uôi,ươi.

b) Tập viết: oi,ây, ôi,ơi, uôi,ươi.

- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần uông, uôc, độ cao các con chữ.

- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình.

Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc).

- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết.

c) Tập viết oi,ây, ôi,ơi, uôi,ươi.

- GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài

- Gv chép lên bảng bài “ Gà và vịt”

- Hs đọc bài (cá nhân, tổ, đồng thanh), Xác định số câu trong bài.

- Nêu các từ khó đọc, khó viết, đọc lại.

- Cho học sinh chép vào vở ô li

- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS.

3. Củng cố, dặn dò(2P)

-GV nhận xét tiết học

-Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19 
Thứ Hai ngày 18 tháng 01 năm 2021
TIẾNG VIỆT 
BÀI 95: ênh - êch
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ênh, êch; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ênh, êch. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ênh, vần êch. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (1).
- Viết đúng các vần ênh, êch, các tiếng (dòng) kênh, (con) ếch (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu / bảng phụ viết bài Tập đọc. 
- Các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu: Ý nào đúng? 
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc bài Tập đọc Tủ sách của Thanh (bài 94) hoặc cả lớp viết bảng con: quả chanh, cuốn sách.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ênh, vần êch.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ênh 
a) Chia sẻ
- GV viết hoặc đưa lên bảng chữ ê, chữ nh (đã học). /HS đánh vần: ê - nhờ – ênh (cả lớp, cá nhân).
- Phân tích (1 HS làm mẫu, vài HS nhắc lại): Vần ênh có âm ê và âm nh. Âm ê đứng trước, âm nh (nhờ) đứng sau.
b) Khám phá 
- HS nói tên sự vật: dòng kênh. Trong từ dòng kênh, tiếng kênh có vần ênh. 
- Phân tích: Tiếng kênh có âm k đứng trước, vần ênh đứng sau. 
- Đánh vần: ca - ênh - kênh / kênh.
- GV chỉ mô hình vần ênh, tiếng kênh, từ khoá, cả lớp đánh vần, đọc trơn: ê - nhờ - ênh / ca - ênh - kênh / dòng kênh.
2.2. Dạy vần êch (như vần ênh).
Chú ý: Vần êch giống vần ênh đều bắt đầu bằng âm ê. Khác vần ênh, vần êch có âm cuối là ch.
- Đánh vần, đọc trơn: ê - chờ - êch - sắc - ếch / con ếch
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (Vần ênh, vần êch). Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (dòng kênh, con ếch). Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: ênh, dòng kênh; êch, con ếch.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ênh? Tiếng nào có vần êch?) 
- GV nêu YC: chỉ từng từ ngữ, HS đánh vần, đọc trơn: mắt xếch, chênh lệch,...
- HS tìm tiếng có vần ênh, vần êch; làm bài trong VBT, 1 HS báo cáo: HS 1 nói tiếng có vần ênh (chênh, bệnh, bệnh). HS 2 nói tiếng có vần êch (xếch, lệch).
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng xếch có vần êch. Tiếng chênh có vần ênh,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, tiếng vừa học trên bảng lớp. 
b) Viết vần: ênh, êch 
- 1 HS đọc vần ênh, nói cách viết: chữ viết trước, viết sau; độ cao con chữ.
- GV vừa viết mẫu vần ênh vừa hướng dẫn: chữ ê viết trước, chữ nh viết sau; lưu ý cách viết nét mũ trên ê, nét nối giữa ê và nh/ Làm tương tự với vần êch (khác vần ênh ở âm cuối ch).
- HS viết bảng con: ênh, êch (2 lần). / HS giơ bảng, GV nhận xét. c) Viết tiếng: (dòng) kênh, (con) ếch 
- 1 HS đọc tiếng kênh, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: viết k trước, vần ênh sau. Thực hiện tương tự với tiếng ếch. Chú ý: dấu sắc đặt trên ê. 
- HS viết: (dòng) kênh, (con) ếch (2 lần). Khuyến khích HS viết mỗi vần, mỗi tiếng 2 lần để HS được luyện tập nhiều, không có thời gian rỗi nghịch ngợm.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3).
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Ước mơ của tảng đá (1), giới thiệu: Đây là một tảng đá đứng chênh vênh trên dốc đá cao, nằm sát bờ biển. Các em hãy lắng nghe để biết: Tảng đá nghĩ gì, ước mong điều gì?
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: xù xì, bạc phếch, chênh vênh, mênh mông. Giải nghĩa từ: chênh vênh (không có chỗ dựa chắc chắn, gây cảm giác trơ trọi, thiếu vững chãi).
c) Luyện đọc từ ngữ: HS đọc yếu có thể đánh vần, cả lớp đọc trơn: ước mơ, tảng đá, ven biển, bạc phếch, chênh vênh, quanh năm, mênh mông, lướt gió.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (HS đếm: 7 câu). GV đánh số thứ tự câu. 
- (Đọc vỡ từng câu) GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- (Đọc tiếp nối từng câu) HS (cá nhân, từng cặp) tự đứng lên đọc tiếp nối. 
e) Thi đọc đoạn, bài 
- Làm việc nhóm đối) Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi. 
- Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 / 3 câu) theo cặp, tổ. Có thể 2 tổ cùng đọc 1 đoạn. – Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ) (mỗi cặp, mỗi tổ đều đọc cả bài). 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV chỉ từng ý a, b cho cả lớp đọc. 
- HS làm bài trong VBT hoặc viết ý mình chọn (a hay b) vào thẻ. 
- HS giơ thẻ, báo cáo kết quả. GV chốt lại ý đúng: Ý b. -Cả lớp đọc: Ý b: Tảng đá thèm được như những cánh buồm. 
4. Củng cố, dặn dò
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần ênh (VD: lênh khênh, vênh...); có vần êch (VD: hếch, kếch xù, ngốc nghếch,...) hoặc nói câu có vần ênh / vần êch. Nếu hết giờ, HS sẽ làm BT này ở nhà.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe; xem trước bài 96 (inh, ich).
 Rèn chữ:
 LUYỆN VIẾT BÀI: GÀ VÀ VỊT 
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng: oi,ây, ôi,ơi, uôi , ươi, - chừ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
- Viết đúng bài “ Gà và vịt”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học.
2. Luyện tập
a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc: oi,ây, ôi,ơi, uôi,ươi.
b) Tập viết: oi,ây, ôi,ơi, uôi,ươi.
- 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần uông, uôc, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình.
Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc).
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết.
c) Tập viết oi,ây, ôi,ơi, uôi,ươi.
- GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài
- Gv chép lên bảng bài “ Gà và vịt”
- Hs đọc bài (cá nhân, tổ, đồng thanh), Xác định số câu trong bài.
- Nêu các từ khó đọc, khó viết, đọc lại.
- Cho học sinh chép vào vở ô li
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
-GV nhận xét tiết học
-Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết
Thứ Ba ngày 19 tháng 01 năm 2021
TIẾNG VIỆT 
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 94, 95)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng các vần anh, ach, ênh, êch; các từ ngữ quả chanh, cuốn sách, dòng kênh, con ếch bằng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và cỡ nhỏ (làm quen).
- Chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu/ bảng phụ viết mẫu chữ (vần, từ ngữ) trên dòng kẻ ô li. 
- Vở Luyện viết 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài 
- Tập viết các vần và từ ngữ có vần vừa học ở bài 94, 95, viết chữ cỡ vừa. 
- Bắt đầu luyện viết chữ cỡ nhỏ.
2. Luyện tập 
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ 
- GV viết bảng hoặc treo bảng phụ đã viết các vần, từ ngữ (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ).
- HS đọc các vần và từ ngữ (cỡ nhỡ): anh, quả chanh; ach, cuốn sách; ênh, dòng kênh; êch, con ếch.
- HS nói cách viết các vần: anh, ach, ênh, êch.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn HS viết các vần, tiếng, tập trung vào các từ chứa vần mới, Nhắc HS chú ý cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh.
- HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, nhìn chữ mẫu, tập viết.
* Có thể chia 2 chặng: mỗi chặng GV hướng dẫn HS viết 1 cặp vần - từ ngữ. GV nhận xét sau mỗi chặng để HS được nghỉ tay.
* GV nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng, biết đặt vở, xê dịch vở khi viết,... quan sát HS để giúp đỡ, uốn nắn kịp thời.
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ
- Cả lớp đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ) trên bảng hoặc trong vở Luyện viết 1, tập hai: quả chanh, cuốn sách, dòng kênh, con ếch.
- GV viết mẫu, hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ. Chú ý chiều cao các con chữ: q, d cao 2 li; h, g, k cao 2,5 li; s cao hơn 1 li; các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết vào vở Luyện viết. GV khích lệ HS hoàn thành phần Luyện tập thêm cỡ nhỏ. Khi HS viết, không đòi hỏi chính xác về độ cao các con chữ.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết đúng, trình bày đẹp. 
- Nhắc HS nào chưa hoàn thành bài viết sẽ viết tiếp ở nhà.
	TIẾNG VIỆT
 BÀI 96: inh - ich
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần inh, ich; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần inh, ich. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần inh, vần ich. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (2).
- Viết đúng các vần inh, ich, các tiếng kính (mắt), lịch (bàn) cỡ nhỡ (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy chiếu. 
- Hình ảnh hoặc 4 thẻ chữ viết nội dung BT đọc hiểu. 
- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1 HS đọc bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (1) (bài 95). 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần ênh, vần êch.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần inh, vần ich. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần inh
- GV viết lần lượt chữ i, chữ nh (đã học), cả lớp: i, nhờ. / HS đánh vần (cá nhân, cả lớp): i - nhờ - inh / inh. .
- Phân tích vần inh: gồm âm i và nh (nhờ). Âm i đứng trước, nh đứng sau. 
- HS nói tên sự vật: kính mắt. / Nhận biết: Tiếng kính có vần inh. 
- Phân tích tiếng kính: âm k đứng trước, vần inh đứng sau, dấu sắc đặt trên i.
- GV giới thiệu mô hình tiếng kính. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): ca - inh - kinh - sắc - kính / kính.
- HS nhìn mô hình vần inh, tiếng kính, từ khoá, đánh vần, đọc trơn: i- nhờ - inh / ca - inh - kinh - sắc - kính / kính mắt.
2.2. Dạy vần ich (như vần inh)
Vần ich giống vần inh đều bắt đầu bằng âm i. Khác vần inh, vần ich có âm cuối là ch.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới vừa học là: vần inh, vần ich. 2 tiếng mới là: kính, lịch. Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: inh, kính mắt; ich, lịch bàn.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần inh? Tiếng nào có vần ich?). 
- GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ cho 1 HS đọc, cả lớp đọc: ấm tích, chim chích,... 
- HS tìm tiếng có vần inh, vần ich, làm bài trong VBT. 
- HS nói kết quả. 
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng tích có vần ich,... Tiếng tính có vần inh,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) Cả lớp đọc từng vần, tiếng vừa học trên bảng lớp. 
b) Viết vần: inh, ich. 
- 1 HS đọc vần inh, nói cách viết.
- GV vừa viết vần inh vừa hướng dẫn: viết chữ i trước, nh sau; độ cao các con chữ 1 li, chữ h cao 2,5 li; chú ý nét nối giữa i và nh. / Làm tương tự với vần ich. .
- Cả lớp viết: inh, ich (2 lần). / HS giơ bảng, GV nhận xét. 
c) Viết tiếng kính (mắt), lịch (bàn).
- GV vừa viết mẫu tiếng kính vừa hướng dẫn: viết k trước, vần inh sau, dấu sắc đặt trên i; độ cao của các con chữ k, h là 2,5 li.
- Thực hiện tương tự với tiếng lịch. Dấu nặng đặt dưới i. 
- Cả lớp viết: kính (mắt), lịch (bàn) (2 lần).
Hoạt động thư viện
Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
 Câu chuyện: Tấm cám.
I. CHUẨN BỊ: 
- Học sinh xem video
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho Hs xem vi deo
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Trong câu chuyện nói đến ai?
- Câu chuyện Tấm cám ? Nhân vật nào ngoan hiền? Nhân vật nào giối trá?
- Em hiểu được điều gì?
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
III. Nhận xét tiết đọc 
 GV nhận xét tiết học .
 Thứ Sáu ngày 22 tháng 01 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 12: CHĂM SÓC, BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI ( T3)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu và thực hiện được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.
- Nêu được tình huống an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về hành động có thể gây mất an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây và các con vật.
- Có ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Smas ti vi, máy tính. 
- Phiếu bài tập
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
- Kiểm tra bài cũ: Kể tên các cây, con vật xung quanh em.
- Liên hệ vào bài mới “ Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi.”
 3. Một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc
5. Hoạt động 5: Nhận biết 1 số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc
	* Mục tiêu
- Nêu được một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc.
	* Cách tiến hành 
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn từng cặp HS thay nhau hỏi và trả lời. Cứ như vậy trao đổi cho đến hết 6 hình trong SGK.
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng HS chia sẻ thêm với các bạn trong nhóm về 1 số cây và các con vật khác có ở địa phương có thể không an toàn khi tiếp xúc.
- Mỗi nhóm hoàn thành sơ đồ hoặc hình vẽ tên 1 số cây, con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc.
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Cử HS đại diện nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm. Các HS còn lại sẽ đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. 
	Gợi ý: 
- Hình 2: Gai xương rồng đâm vào tay có thể gây viêm nhiễm, mưng mủ; mủ cây xương rồng có thể làm phồng rộp da và niêm mạc mawsrt.
- Hình 4: Con chó không đeo rọ mõm sẽ rất nguy hiểm khi để chó chạy ngoài đường mà không đeo rọ mõm, chó có thể cắn người và truyền bệnh dại,  gần đây có rất nhiều trường hợp bị chó cắn chết.
- Hình 5: Sâu róm có màu sắc sặc sỡ, có gai và lông để ngụy trang và tự vệ. Khi bị chạm vào, chúng xù lên những chùm lông hoặc gai để tấn công. Gai sâu có dạng đầu nhọn hoặc phân nhánh, chúng có thể gây độc trực tiếp hoặc nối với hạch chứa nọc độc ở chân. Những cái lông chích của sâu róm trông giống như những sợi thủy tinh có thể gẫy rời khỏi thân sâu, bám trên da người và gây triệu chứng ngộ độc. Lông sâu trên da không bị thoái biến đi mà mắc lại suốt cả năm sau khi bị ngộ độc, gây ra những cơn đau bất chợt trong suốt thời gian này, đặc biệt nguy hiểm khi ở mắt.
- Hình 6: Con rắn có nọc rất độc, khi cắn có thể gây chết người.
Bước 4: Củng cố
- GV nhắc nhở HS: 
+ Cần cẩn trọng khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật.
+ Không ngắt hoa, bẻ cành cây vừa giữ vẻ đẹp của cây vừa tránh tiếp xúc với gai và nhựa của cây, có thể gây bỏng, phồng rộp, 
+ Khi không may bị gai đâm, nhựa cây dính vào da, mắt; các con vật cắn cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và nói ngay với bạn bè, người thân cùng trợ giúp.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm các cây, con vật có ở xung quanh nhà, khu vực nơi em sống và vườn trường có thể gây nguy hiểm, không an toàn khi tiếp xúc. Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau. 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
7. Hoạt động 7: Xử lý tình huống: Một số việc làm an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với 1 số cây và con vật
Bước 1: Tổ chức làm việc nhóm
- Gv tổ chức từng nhóm đóng vai, xử lý tình huống như gợi ý trong SGK, khuyến khích HS xây dựng thêm kịch bản.
Bước 2: Tổ chức làm việc cả lớp
- Từng nhóm bốc thăm lên đóng kịch thể hiện tình huống mà nhóm vừa thực hiện dựa trên tình huống trong SGK và nhóm bổ sung.
- Cử một số HS của nhóm khác đặt câu hỏi và nhận xét nhóm bạn
Bước 3: Củng cố
- HS nêu: Sau tình huống này, em đã rút ra được điều gì?
- GV nhắc lại: chúng ta không tự ý ngắt hoa, bẻ lá và ăn những quả lạ mọc ở bên đường hay trong rừng. Khi không nay bị thương do cây cối hoặc con vật gây ra cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và báo ngay với bạn bè hoặc người thân gần nhất để trợ giúp.
IV. ĐÁNH GIÁ
	GV có thể sử dụng câu 6 của bài 12 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS.
LUYỆN TOÁN
	 ÔN TẬP CÁC SỐ TỪ 11 ĐẾN 19.
 I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 19.
-Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 19.
-Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
-Phát triển các NL toán học.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
H­íng dÉn häc sinh lµm mét sè bµi tËp .
Bµi 1:
a. §äc sè?
Yªu cÇu häc sinh ®äc c¸c sè tõ : 11 ®Õn 19 Vµ ng­îc l¹i .
b. viÕt sè?
Gv ®äc cho häc sinh viÕt vµo b¶ng con .
C¸c sè : 11 , 12 , 13 , 14 , 16,17,18,19
Bµi 2: §iÒn sè?
 ««««
 ««««««« ¹¹¹¹¹¹¹
 ¹¹¹¹¹¹
 «««
Bµi 3: ViÕt sè thÝch hîp vµo « trèng 
 10 15 
 15 10 
Bài 4: Dành cho học sinh năng khiếu ( Hs nêu miệng)
Số 11 gồm .chục và .đơn vị.
Số 12 gồm .chục và .đơn vị.
Số 13 gồm .chục và .đơn vị.
Số 14 gồm .chục và .đơn vị.
Số 15 gồm .chục và .đơn vị.
Số 16 gồm .chục và .đơn vị.
Số 17 gồm .chục và .đơn vị.
Số 18 gồm .chục và .đơn vị.
Số 19 gồm .chục và .đơn vị.
Cho häc sinh lµm vµo vë bµi tËp .
Gv nhËn xÐt , chÊm bµi.
IV. NhËn xÐt dÆn dß :
 LUYỆN TIẾNG VIỆT:
LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Luyện đọc các vần đã học trong tuần 
- Đọc đúng bài Chú gà quan trọng 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
2.1. BT 1 (Ghép các âm đã học thành tiếng) (Làm việc lớp – nhanh) 
- GV cho hs đọc lại các âm, vần đã học trong tuần. 
- Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn.
- GV viết lên bảng: 
+ Các vần anh , ach; ênh ếch; inh , ich; ai, ay.
- HS thi tìm tiếng có chứa vần đã học .
-GV viết lên bảng . HS đọc các từ vừa tìm được
- Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu.
- Đọc bài theo nhóm, tổ.
2.2. BT 2 (Tập đọc)
a, - Trình chiếu bài tập đọc 
- GV: Các em cùng luyện đọc bài Tập đọc Chú gà quan trọng 
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (GV chỉ từng câu cho HS đếm: 4 câu).
- (Đọc vỡ từng câu) Cả lớp đọc thầm tên bài và câu 1 theo thước chỉ của GV. Sau đó 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc đồng thanh. Làm tương tự với câu 2, 3, 4.
– Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). 
e) Thi đọc cả bài 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_19_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc
Giáo án liên quan