Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

Thứ Sáu ngày 01 tháng 01 năm 2021

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 11: CÁC CON VẬT QUANH EM ( T2)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Về kiến thức:

- Nêu được tên 1 số con vật và bộ phận của chúng.

2. Về năng lực, phẩm chất.

- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật.

- Phân biệt được 1 số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của con vật.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính, Ti vi.

- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường

- Bảng phụ.

2. Học sinh

- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 MỞ ĐẦU

Hoạt động chung cả lớp:

- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Mèo con và Cún con.

 KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 17 
Thứ Hai ngày 04 tháng 01 năm 2021
TIẾNG VIỆT 
BÀI 89 : ưng - ưc
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ưng, ưc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ưng, ưc. 
- Nhìn chữ, tìm đúng từ ngữ có vần ưng, vần ưc ứng với mỗi hình. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Sáng sớm trên biển. 
- Viết đúng các vần ưng, ưc, các tiếng ửng, từng, những(cá) rực (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, ti vi
- 6 thẻ từ ngữ ghi nội dung BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Hai con ngựa (1). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ưng, vần ưc.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ưng 
- HS đọc: ư - ngờ - ưng. Phân tích vần ưng./ Đánh vần, đọc: ư - ngờ - ưng /ưng.
- HS nói: lưng. Phân tích tiếng lưng. / Đánh vần, đọc trơn: lờ - ưng - lưng / lưng.
- Đánh vần, đọc trơn: ư - ngờ - ưng / lờ - ưng - lưng / lưng.
2.2. Dạy vần ưc (như vần ưng) Đánh vần, đọc trơn: ư - cờ - ưc / mờ - ưc - mưc - nặng - mực / cá mực.
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ưng, ưc, 2 tiếng mới học: lưng, mực. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình) 
- HS đọc từng từ, làm BT, báo cáo kết quả.
- GV giúp HS nối từ ngữ với hình trên bảng lớp. 
- GV chỉ từng hình, cả lớp đọc: 1) chim ưng, 2) trứng, 3) gừng,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần ưng: viết ư rồi viết ng; chú ý nối nét giữa ư và ng. / Làm tương tự với vần ưc.
- lưng: viết l rồi đến vần ưng. / Viết chữ mực: dấu nặng đặt dưới ư. 
b) HS viết: ưng, ưc (2 lần). / Viết: lưng, (cá) mực.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV giới thiệu hình ảnh buổi sáng sớm trên biển
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: sáng sớm, tít tắp, ửng hồng, nhấp nhô, sáng rực. Giải nghĩa: sáng rực 
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 7 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi đúng ở câu: 
e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 4 câu); thi đọc cả bài (theo cặp / tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc cả bài (đọc nhỏ).
g) Tìm hiểu bài đọc 
- HS đọc từng từ ngữ ở hai cột. 
- Sáng sớm trên biển ta thấy biển như thế nào ?
- Mặt biển ra sao ?.
- Em đã được đi biển bao giờ chưa? Có đẹp ko?
4. Củng cố, dặn dò
- GV chỉ các từ, tiếng bất kỳ cho HS đọc.
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe.
Thứ Ba ngày 05 tháng 01 năm 2021
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 88, 89)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng ung, uc, ưng, ưc, sung, cúc, lưng, cá mực - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, Ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 
2. Luyện tập 
a) HS nhìn bảng, đánh vần, đọc trơn: ung, sung, uc, cúc, ưng, lưng, ưc, cá mực. 
b) Tập viết: ung, sung, uc, cúc. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết vần ung, uc, độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh (tiếng cúc).
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một.
c) Tập viết: ưng, lưng, ưc, cá mực (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương những HS viết cẩn thận, tích cực
	 TIẾNG VIỆT
 BÀI 90: uông - uôc
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần uông, uôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uông, uôc. 
- Làm đúng BT xếp hoa vào hai nhóm: tiếng có vần uông, vần uôc. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Con công lẩn thẩn. 
- Viết đúng uông, uôc, chuông, đuốc (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, Ti vi.
- Thẻ để HS ghi ý đúng / sai (BT đọc hiểu). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối đọc bài Hai con ngựa (2) (bài 89). 
B. DẠY BÀI MỚI. 
1. Giới thiệu bài: vần uông, vần uôc. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần uông.
- HS nhận biết uô - ngờ - uông. Phân tích vần uông (âm uô + âm ng). / Đánh vần, đọc: uô – ngờ - uông / uông.
- HS nói; chuông. / Phân tích tiếng chuông. / Đánh vần, đọc: chờ - uông - chuông / chuông.
- Đánh vần, đọc trơn: uô - ngờ - uông / chờ - uông - chuông / chuông. 
2.2. Dạy vần uôc (như vần uông) 
- Đánh vần, đọc trơn: uô - cờ - uôc / đờ - uôc - đuôc - sắc - đuốc / đuốc. 
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: uông, uôc, 2 tiếng mới học: chuông, đuốc.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Xếp hoa vào hai nhóm) 
- GV chỉ chữ trên từng bông hoa, HS đọc: xuống, thuốc,... 
- HS xếp hoa trong VBT (dùng bút nối từng bông hoa với vần tương ứng). 
- HS nói kết quả. GV giúp nối hoa với vần / dùng kĩ thuật vi tính xếp hoa. 
- GV chỉ bông hoa, cả lớp: Tiếng xuồng có vần uông. Tiếng guốc có vần uôc,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc: uông, chuông, uôc, đuốc.
b) Viết các vần uông, uôc 
- 1 HS đọc, nói cách viết các vần uông, uôc.
- GV viết mẫu, hướng dẫn: Vần uông: viết uô rồi đến ng; chú ý viết uô và ng gần nhau. / Làm tương tự với vần uôc.
- Cả lớp viết: uông, uôc (2 lần).
c) Viết: chuông, đuốc (như mục b). Chú ý độ cao các con chữ, dấu sắc đặt trên ô (đuốc).
- Cả lớp viết: chuông, đuốc.
 TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN:
Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
 Câu chuyện: Sự tích ngày và đêm
I. CHUẨN BỊ: 
- Học sinh xem video
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho Hs xem vi deo
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Trong câu chuyện nói đến ai?
- Câu chuyện Sự tích ngày và đêm ?
- Em hiểu được điều gì?
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
III. Nhận xét tiết đọc :
 GV nhận xét tiết học
 Thứ Sáu ngày 01 tháng 01 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 11: CÁC CON VẬT QUANH EM ( T2)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên 1 số con vật và bộ phận của chúng.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật.
- Phân biệt được 1 số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của con vật. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, Ti vi. 
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: Mèo con và Cún con.
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
2. Một số bộ phận bên ngoài của con vật. 
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 3: Nhận biết 1 số bộ phận bên ngoài của các con vật
	* Mục tiêu
- Quan sát và nhận biết 1 số bộ phận bên ngoài của 1 số con vật: đầu, mình, cơ quan di chuyển.
- Đặt câu hỏi và trả lời các bộ phận bên ngoài của con vật thông qua quan sát. 
- Giới thiệu được các bộ phân bên ngoài của một số con vật với các bạn trong nhóm/ lớp.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi
- Cho HS quan sát các hình trong SKG trang 76, 77, hỏi HS: Các con vật thường có những bộ phận bên ngoài nào?
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS quan sát kỹ các hình trong SGK trang 76,77 và chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của các con vật có trong hình. 
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các bộ phận bên ngoài của các con vật trong SGK và hình HS đã chuẩn bị.
- Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS, GV hướng dẫn HS dặt được câu hỏi), gợi ý như sau: Con này là con gì? Gồm những bộ phận nào? ( hầu hết các con vật đều có: đầu, mình và cơ quan di chuyển). Nó di chuyển bằng gì? 
- HS khi thảo luận, vẽ 1 con vật có đầy đủ bộ phận mà HS yêu thích vào bảng phụ.
Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của nhóm mình vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm lên bảng và chia sẻ trước lớp. 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 Hoạt động 4: Trò chơi “ Cách di chuyển của các con vật”
	* Mục tiêu 
- Khắc sâu kiến thức về các bộ phận bên ngoài của các con vật và việc sử dụng các bộ phận để di chuyển. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS, phát bộ tranh cho các nhóm.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng hô cách di chuyển của từng con vật, từng thành viên trong nhóm thể hiện cách di chuyển của con vật đó. Nhóm trưởng chọn ra bạn có cách di chuyển giống nhất con vật vừa hô. Cứ như vậy đối với các con vật khác.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Mỗi nhóm cử đại diện của nhóm mình lên thi với các nhóm khác.
- GV có thể cho các nhóm bốc thăm các con vật và thi xem nhóm nào thể hiện tốt và sáng tạo nhất.
- Nếu còn thời gian thì tổ chức thi “ Tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài của các con vật”.
- Thi trò chơi ghép chữ bằng các thẻ từ: đầu, mình và các cơ quan di chuyển ( chân, vây, cánh, ) 
Bước 4: Củng cố
- HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Các con vật đều có 3 bộ phận chính là đầu, mình và cơ quan di chuyển). Theo em, các con vật khác với cây xanh ở điểm nào? 
- Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của các con vật khác có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các nhóm/ lớp. Em có thể nhở sự trợ giúp của người thân. 
	ĐÁNH GIÁ 
	GV có thể sử dụng 2 câu của bài 11 ( VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. 
LUYỆN TOÁN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, nhận biết thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Củng cố kĩ năng về tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )
 > 6  5 +1 7 . 9 - 1 
 < 7..4 + 4 9..8 +1
 = 6..10 -2 8..10 - 6
Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li) 
Từ 3 chữ số hãy viết hai phép tính cộng và hai phép tính trừ.
( 4,5,9) ( 1, 5, 6 ) ( 3,4,7 )
 = - = - =
= - = - =
+ = + = + =
 + = + = + =
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: ( Dành cho học sinh năng khiếu)
 Có hình tam giác.
IV. Cũng cố dặn dò: 
Dặn học sinh về làm bài tập
 LUYỆN TIẾNG VIỆT:
LUYỆN ĐỌC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Luyện đọc các bài đã học trong tuần.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học.
- Đọc trơn các bài tập đọc đã học trong tuần.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
- GV cho hs nhắc lại vần đã học trong tuần. 
- Gv viết bảng: ung , uc; ưng ,ưc; uông ,uôc; ương ,ươc. 
- GV viết lên bảng: quả sung, cá nục, hoa cúc, chừng mực, con đường, thước kẻ
- Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài ( Ưu tiên những em đọc còn chậm).
- Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu.
- Thi đọc các bài tập đọc
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_17_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc