Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

Hoạt động thư viện

NGHE ĐỌC SÁCH

 Tiết Đọc to nghe chung.

 Câu chuyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh

I. CHUẨN BỊ:

- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.

- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

a, Giới thiệu bài:

- Ổn định chỗ ngồi của HS .

- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia

b. Trước khi đọc .

- Đặt một số câu hỏi

- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán

- Trong câu chuyện nói đến ai?

+ Sơn Tinh là thần gì?

+ Thủy Tinh Là thần gì?

+ Vì sao Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh?

+ Kết quả Sơn Tinh có đánh được Sơn Tinh không?

d. Giới thiệu về sách

- Giới thiệu 1-3 từ mới

* Sau khi xem .

Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .

III. Nhận xét tiết đọc

Gv nhận xét tiết học .

 

docx10 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15 
Thứ Hai ngày 21 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
 BÀI 77: ang - ac
(2 tiết)
 I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết vần ang, ac; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ang, ac. 
- Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần ang, vần ac. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Nàng tiên cá. 
- Viết đúng các vần ang, ac, các tiếng thang, vạc (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu , máy tính
- Các thẻ chữ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 1 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Lướt ván (bài 76) 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ang, vần ac. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ang
- HS đọc: a - ngờ - ang./ Phân tích vần ang. Đánh vần, đọc trơn: a - ngờ - ang / ang.
- HS nói: thang./ Phân tích tiếng thang. / Đánh vần, đọc: thờ - ang - thang / thang./ Đánh vần, đọc trơn: a - ngờ - ang / thờ - ang - thang / thang.
2.2. Dạy vần ac (như vần ang) Đánh vần, đọc trơn: a - cờ - ac / vờ - ac - vac - nặng - vạc / vạc. 
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ang, ac, 2 tiếng mới học: thang, vạc.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ang? Tiếng nào có vần ac?). 
- HS đọc từng từ ngữ./ Tìm tiếng có vần ang, vần ac trong VBT, nói kết quả. 
- Cả lớp: Tiếng bác có vần ac. Tiếng vàng có vần ang,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
Vần ang: a viết trước, ng viết sau; chú ý nét nối giữa a và ng. / Làm tương tự với vần ac.
- thang: viết th trước, ang sau. 
- vạc: viết v trước, ac sau, dấu nặng đặt dưới a. 
b) HS viết: ang, ac (2 lần). Sau đó viết: thang, vạc.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV giới thiệu hình ảnh nàng tiên cá: nửa thân trên giống 1 cô bé, nửa thân dưới là cá.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: nàng tiên cá, nửa thân trên, lướt trên biển, nhẹ nhàng, các thứ, đất liền, ngân nga. Giải nghĩa: ngân nga (âm thanh kéo dài, vang xa).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có 8 câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài, chia bài làm 2 đoạn, mỗi đoạn 4 câu. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- HS đọc từng vế câu. / HS làm bài trong VBT, báo cáo kết quả.
- GV ghi lại đáp án trên bảng. / Cả lớp đọc lại: a) Nàng tiên cá - (2) ngân nga hát. b) Dân đi biển - (1) nghe hát, quên cả mệt, cả buồn.
- Bài đọc kể về nàng tiên các hình dáng, tính tình của nàng (nhân hậu, thích ca hát).
4. Củng cố, dặn dò
- GV chỉ một số từ cho HS đọc lại.
- Tuyên dương những HS tích cực.
	 Rèn chữ:
 Luyện viết bài : LƯỚT VÁN
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng :Bài “ Lướt ván”.- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Đọc từ khó :
GV viết lên bảng các từ khó hay viết sai.
Gv cho học sinh đọc lại từ khó 5 em
b) Tập viết: Bài “Lướt ván”.
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con 
c) Tập viết: Bài “Lướt ván”.-
	- Gv chép lên bảng.
- Cho học sinh chép vào vở ô li 
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá
Thứ Ba ngày 22 tháng 12 năm 2020
TIÊNG VIỆT
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 76, 77)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng ươn, ươt, ang, ac, con lươn, lướt ván, thang, vạc – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
(như các tiết Tập viết) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) Cả lớp đánh vần, đọc trơn: ươn, con lươn, ươt, lướt ván, ang, thang, ác, vạc. 
b) Tập viết: ươn, con lươn, ươt, lướt ván 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết vần ươn, ươt; độ cao các con chữ. 
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn: 
+ Vần ươn cao 2 li; vần ươt: chữ t cao 3 li. 
+ Viết lươn, lướt: chữ l cao 5 li. Tiếng lướt, dấu sắc đặt trên ơ. 
- HS thực hành viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập viết: ang, thang, ac, vạc (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Chỉ 1 số từ cho HS đọc lại.
- Tuyên dương những HS tích cực.
	 TIẾNG VIỆT
 BÀI 7: ăng - ăc
(tiết1)
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết các vần ăng, ăc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ăng, ăc. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ăng, vần ăc. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cá măng lạc mẹ (1). 
- Viết đúng các vần ăng, ăc, các tiếng măng, tắc (kè) (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Nàng tiên cá (bài 77) 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ăng, vần ăc. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ăng 
- HS đọc: ă - ngờ - ăng./ Phân tích vần ăng. Đánh vần và đọc: ă - ngờ - ăng / ăng. 
- HS nói: măng./ Phân tích tiếng măng. / Đánh vần, đọc: mờ - ăng - măng / măng. 
- Đánh vần, đọc trơn: ă - ngờ - ăng / mờ - ăng - măng / măng.
2.2. Dạy vần ăc (như vần ăng): Đánh vần, đọc trơn: ă - cờ - ăc / tờ - ăc - tăc - sắc - tắc / tắc kè.
* Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ăng, ăc, 2 tiếng mới học: măng, tắc. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ăng? Tiếng nào có vần ăc?). 
- HS đọc từng từ ngữ. /Từng cặp HS tìm tiếng có vần ăng, ăc; báo cáo. 
- GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng răng có vần ăng. Tiếng xắc có vần ăc,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT4) 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu 
- Vần ăng: viết ă rồi nối sang ng. Thực hiện tương tự với vần ăc. 
- Tiếng măng: viết m, ăng. Làm tương tự với tiếng tắc. Dấu sắc đặt trên ă. 
b) HS viết bảng con: ăng, ăc (2 lần). / Viết: măng, tắc (kè).
C.DẶN DÒ;
Gv nhận xét tiết học .
Dặn HS chuẩn bị tiết 2
 Hoạt động thư viện
NGHE ĐỌC SÁCH
 Tiết Đọc to nghe chung.
 Câu chuyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh 
I. CHUẨN BỊ: 
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Trong câu chuyện nói đến ai?
+ Sơn Tinh là thần gì?
+ Thủy Tinh Là thần gì?
+ Vì sao Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh?
+ Kết quả Sơn Tinh có đánh được Sơn Tinh không?
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
III. Nhận xét tiết đọc 
Gv nhận xét tiết học .
 Thứ Sáu ngày25 tháng 12 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 10: CÂY XANH QUANH EM 
( TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên 1 số cây và bộ phận bên ngoài của cây.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài của cây xung quanh.
- Phân biệt được 1 số cây theo nhu cầu sử dụng của con người ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, )
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của cây xanh. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, ti vi. 
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số cây xanh ( còn nhỏ còn trồng trong bầu) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	MỞ ĐẦU
Hoạt động chung cả lớp:
- HS nghe nhạc Lý cây xanh 
- HS trả lời câu hỏi của GV để khai thác nội dung bài hát như: 
+ Bài hát nhắc đến những gì?
+ Những từ nào nói về cây xanh?
	GV dẫn dắt vào bài học: Bài học nói đến cây xanh quanh ta, hoa, lá,  Và đây cũng chính là bài mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “ Cây xanh quanh em”.
1. Nhận biết một số cây
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Nhận biết một số cây
	* Mục tiêu
- Nêu được tên 1 số cây.
- Đặt được câu hỏi về tên cây, hoa, quả và chiều cao, màu sắc của cây. 
- So sánh được chiều cao, độ lớn của 1 số cây. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu hỏi 
- Hướng dẫn HS cách quan sát hình vẽ ở các trang 68, 69 SGK. 
- Hỏi: Kể tên các cây có trong bức tranh ( cây dừa, hoa cúc, cây rau bắp cải, rau xà lách, cây cam, cây chuối, cây bèo tây, cây hoa súng).
	Lưu ý: HS không nhất thiết phải kể được hết các cây trong tranh, GV có thể gợi ý để HS biết và chia sẻ cùng các bạn trong nhóm.
+ Cây nào đang có hoa, cây nào đang có quả? Hoa và quả của chúng có màu gì? 
+ So sánh các cây trong bức tranh, cây nào cao, cây nào thấp? ( Cây cao như: cây dừa, cây bàng, cây cam, cây chuối; Cây thấp như: hoa cúc, cây rau bắp cải, xà lách, ) 
Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các cây có trong SGK và hình ảnh mà HS mang đến: tên cây, cây cao hay thấp, cây đang có hoa, đang có quả không? 
- Một HS đặt câu hỏi về các đặc điểm của cây, HS kia trả lời, gợi ý như sau:
+ Cây này là cây gì? Nó có đặc điểm gì? 
+ Cây này cao hay thấp? Cây có hoa, quả không? 
- Nhà bạn hoặc vườn trường có những cây gì? Hãy ghi và vẽ vào bảng phụ. 
Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm
- Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm bảng tên các cây và tranh vẽ vừa hoàn thành.
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian).
Bước 4: Tổ chức làm việc cả lớp 
- Chọn đại diện HS giới thiệu về tên các cây của nhóm. Các HS của nhóm khác sẽ đặt câu hỏi về đặc điểm của cây và nhận xét phần trả lời của bạn.
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
2. Hoạt động 2: Thi gọi tên một số cây
	* Mục tiêu
- Khắc sâu, mở rộng vốn từ và hiểu biết về các loài cây mà HS đã học.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua các bài hát, bài thơ mà HS đã học ở trường mầm non, nhằm tích hợp với các môn học như Tiếng Việt, Âm nhạc vào môn học Tự nhiên và Xã hội.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS. Chia bộ ảnh hoặc các cây mà HS và GV đã chuẩn bị cho các nhóm. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- Từng thành viên trong nhóm thi gọi tên 1 số loài cây bằng tranh ảnh hoặc vật thật theo các nhóm, bạn nào nói nhanh và đúng nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV chọn 2 nhóm một trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, đánh giá,  cứ như vậy để tìm ra nhóm tốt nhất. 
- Nếu còn thời gian, GV có thể sử dụng phương án cho HS thi tìm các bài hát, câu thơ có nhắc tên các loài cây. 
Bước 4: Củng cố 
- HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Trong tự nhiên, có rất nhiều cây xung quanh ta, có nhiều loại cây, có những cây rất to, có những cây rất nhỏ, ) 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm hiểu các cây có xung quanh nhà, khu vực nơi em sống và vườn trường. Ghi chép và chia sẻ với các bạn ở buổi học sau. 
	Lưu ý: 
- Nhằm phát huy năng lực đặt câu hỏi cho HS, GV cần khuyến khích sự sáng tạo của HS, khuyến khích HS càng đặt được nhiều câu hỏi về các loài cây trong hình càng tốt. HS có thể đặt câu hỏi và quan sát tranh không nhất thiết phải theo các gợi ý trên.
- GV cần phát huy tối đa kiến thức hiểu biết, vốn từ của HS.
- Hình trong sách có những cây sống trên cạn, 1 số cây sống dưới nước như bèo, hoa súng, .. GV có thể giới thiệu qua: cây xanh quanh ta có thể sống trên cạn và sống dưới nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nội dung này ở Lớp 2 nhé!
	ĐÁNH GIÁ
GV có thể sử dụng câu 1 bài 10 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả của HS
LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I.MỤC TIÊU:
- Thực hành phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn
- So sách các số có một chữ số.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính ( Hs làm vào vở )
 7 + 3 = 8 + 2 = 
 10 - 7= 10 - 8 =
 10 - 3= 10 - 2 =
Bài 2: Điền dấu >,< ,= 	
 4 + 2..9 – 3 4 + 2.. 5 – 3 
 5 + 1 . 6 - 2 6 + 1 . 5 - 0
 10 – 7 .8- 2 2 + 1 . 6 – 2 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: Tính ( Dành cho học sinh năng khiếu)
 10 – 2 - 3 = 6 + 4 – 2 = 
 7 + 2 + 1= 10– 3 + 3 =
IV. Cũng cố dặn dò: 
Dặn học sinh về làm bài tập
 LUYỆN TIẾNG VIỆT:
LUYỆN ĐỌC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Luyện đọc các bài đã học trong tuần.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học.
- Đọc trơn các bài tập đọc đã học trong tuần.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
- GV cho hs nhắc lại vần đã học trong tuần. 
- Gv viết bảng: ươm, ươp; ang, ac; ăng ,ăc; âng , âc.  
- GV viết lên bảng: giàn mướp, vườn ươm, chú mang, củ lạc, cá măng, bâng quà,
- Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài ( Ưu tiên những em đọc còn chậm).
- Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu.
- Thi đọc các bài tập đọc
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_15_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.docx