Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

 Rèn chữ:

 Luyện viết bài : NỤ HÔN CỦA MẸ

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng :Bài “ Nụ hôn của mẹ”.- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính,ti vi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.

2. Luyện tập ( 30P)

a) Đọc từ khó :

GV viết lên bảng các từ khó hay viết sai.

Gv cho học sinh đọc lại từ khó 5 em

b) Tập viết: Bài “ Nụ hôn của mẹ”.

- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:

- Hs viết bảng con

c) Tập viết: Bài “Nụ hôn của mẹ”.-

 - Gv chép lên bảng.

- Cho học sinh chép vào vở ô li

- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS.

3. Củng cố, dặn dò(2P)

- GV nhận xét đánh giá

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14 
Thứ Hai ngày 14 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
Bài 71: ơn - ơt
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ơn, ơt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ơn, ơt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ơn, vần ơt. 
- Đọc đúng bài Tập đọc Sơn và Hà. 
- Viết đúng các vần ơn, ơt, các tiếng sơn (ca), vợt (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ti vi
- Thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu – chọn ý a hay b. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS đọc bài Tập đọc Nụ hôn của mẹ (bài 70). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ơn, vần ơt. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ơn: 
- HS đọc: ơ - nờ - ơn./ Phân tích vần ơn. / Đánh vần, đọc: ơ - nờ - ơn / ơn.
- HS nói: sơn ca/ sơn. / Phân tích tiếng sơn. / Đánh vần, đọc trơn: sờ - ơn - sơn / sơn. / Đánh vần, đọc trơn: ơ - nờ - ơn / sờ - ơn - sơn / sơn ca.
2.2. Dạy vần ơt (như vần ơn)
- Đánh vần, đọc trơn: ơ - tờ – ơt / vờ - ơt - vơt - nặng - vợt / vợt. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ơn, ơt, 2 tiếng mới học: sơn, vợt. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm tiếng có vần ơn, tiếng có vần ơt)
(Như các bài trước) Xác định YC./ Đọc tên sự vật. / Tìm tiếng có vần ơn, ơt, nói kết quả. / Cả lớp đồng thanh: Tiếng lợn có vần ơn. Tiếng thớt có vần ơt,..
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu 
- Vần ơn: viết ơ trước, n sau. / Vần ơt: viết ơ trước, t sau. 
- sơn: viết s trước, ơn sau. 
- vợt: viết v trước, ơt sau, dấu nặng đặt dưới ơ. 
b) HS viết: ơn, ơt (2 lần). / Viết: sơn (ca), vợt.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu hình ảnh hai bạn Sơn, Hà và cô giáo trong giờ làm bài kiểm tra.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ: kiểm tra, lẩm nhẩm, thờn bơn, bớt, thì thầm, lễ phép, ngẫm nghĩ, chợt nghĩ ra, nắn nót.
d) Luyện đọc câu
- GV: Bài có 13 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc liền 2 câu: Hà thì thầm: “Còn 3 chứ?”/ Hà lễ phép: Dạ. / 2 câu cuối.
- Đọc tiếp nối từng câu (hoặc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn: 6 câu /7 câu). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- HS đọc nội dung BT. 
- HS làm bài trong VBT hoặc viết vào thẻ. 
- GV: Ý nào đúng? / HS giơ thẻ. 
- GV chốt lại: Ý a đúng (Ý b sai). 
- Cả lớp: Ý a đúng: Cô Yến đề nghị Hà - a) Để bạn Sơn tự làm. 
* Củng cố: Cả lớp đọc lại bài 71 (nếu còn thời gian). 
4. Củng cố, dặn dò
- Chỉ 1 vài từ bất kỳ để HS đọc lại
- Tuyên dương những HS tích cực.
	 Rèn chữ:
 Luyện viết bài : NỤ HÔN CỦA MẸ
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng :Bài “ Nụ hôn của mẹ”.- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Đọc từ khó :
GV viết lên bảng các từ khó hay viết sai.
Gv cho học sinh đọc lại từ khó 5 em
b) Tập viết: Bài “ Nụ hôn của mẹ”.
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con 
c) Tập viết: Bài “Nụ hôn của mẹ”.-
	- Gv chép lên bảng.
- Cho học sinh chép vào vở ô li 
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá
Thứ Ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
TẬP VIẾT
 (1 tiết – sau bài 70, 71)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng ôn, ôt, ơn, ơt, thôn xóm, cột cờ, sơn ca, vợt - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập 
a) Cả lớp nhìn bảng, đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng vừa học. 
b) Tập viết: ôn, thôn xóm, ôt, cột cờ. 
- 1 HS nhìn bảng, đọc, nói cách viết các vần ôn, ôt; độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu lần lượt từng chữ ghi vần, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Vần ôn: cao 2 li. Vần ôt: chữ t cao 3 li, chú ý rê bút khi viết từ ô sang n hay sang t.
+ Viết thôn: h cao 5 li, t cao 3 li; xóm: dấu sắc đặt trên o. 
+ Viết cột: dấu nặng đặt dưới ô. Viết cờ, dấu huyền đặt trên ơ. 
- HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. 
c) Tập viết: ơn, sơn ca, ơt, vợt (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV chỉ cho HS đọc 1 số từ vừa học.
- Tuyên dương những HS tích cực.
	 TIẾNG VIỆT
BÀI 72
un - ut - ưt
( tiết1)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vấn un, ut, ưt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần un, ut, ưt. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần un, vần ut, vần ưt. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Làm mứt. 
- Viết đúng các vần un, ut, ưt, các tiếng phun, bút, mứt (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
- 6 thẻ ghi từ ngữ ở BT đọc hiểu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
KIỂM TRA BÀI CŨ: 
2 HS đọc bài Tập đọc Sơn và Hà (bài 71). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần un, vần ut, vần ưt. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần un 
- HS đọc: u – nờ - un. 
- Phân tích vần un. / Đánh vần, đọc: u - nờ - un / un.
- HS nói: phun. / Phân tích tiếng phun. / Đánh vần, đọc: phờ - un - phun / phun, Đánh vần, đọc trơn: u - nờ - un / phờ - un - phun / phun.
2.2. Dạy các vần ut, ưt (như vần un) 
- Đánh vần, đọc trơn: u - tờ - ut / bờ - ut - but - sắc - bút / bút. 
- Đánh vần, đọc trơn: ư - tờ - ưt / mờ - ưt - mưt - sắc - mứt / mứt.
* Củng cố: HS nói 3 vần mới học là: un, ut, ưt. GV chỉ mô hình từng vần, tiếng, từ ứng dụng, cả lớp đánh vần, đọc trơn.
* Củng cố: HS nói 3 vần mới học: un, ut, ưt, 3 tiếng mới học: phun, bút, mứt.
3. Luyện tập
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần un? Tiếng nào có vần ut? Tiếng nào có vần ưt?).
HS đọc từng từ ngữ: chim cút, râm bụt,... làm bài trong VBT. / Báo cáo kết quả/ Cả lớp đồng thanh (nói nhỏ): Tiếng lùn có vần un. Tiếng cút có vần ut. Tiếng nứt có vần ut,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần un: u viết trước, n viết sau; chú ý nối nét từ u sang n. / Làm tương tự với ut, ưt.
- phun: viết ph trước, vần un sau. / Làm tương tự với bút, mứt. Dấu sắc đặt trên u, ư.
b) HS viết: un, ut, ưt (2 lần). Sau đó viết: phun, bút, mứt.
 Hoạt động thư viện
NGHE ĐỌC SÁCH
 Tiết Đọc to nghe chung.
 Câu chuyện: Thạch Sanh
I. CHUẨN BỊ: 
- Học sinh xem video
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho Hs xem vi deo
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Trong câu chuyện nói đến ai?
- Các em thấy Thạch Sanh là người như thế nào?
- Câu chuyên khuyên ta điều gì?
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
III. Nhận xét tiết đọc 
Gv nhận xét tiết học .
 Thứ Sáu ngày 18 tháng 12 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Củng cố kỹ năng sưu tầm, xử lý thông tin.
- Thể hiện được việc em có thể làm để góp phần cho cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- 6 biển báo giao thông rời ( xem hình trang 65 SGK) và 6 lá thăm ghi từ 1 đến 6.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
- Sưu tầm 1 số thông tin, hình ảnh về chủ đề Cộng đồng địa phương. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Em đã học được gì về chủ đề Cộng đồng địa phương?
1. Hoạt động 1: Giới thiệu các thông tin và hình ảnh về cộng đồng địa phương
	* Mục tiêu
- Hệ thống và mở rộng những kiến thức về chủ đề Cộng đồng địa phương.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Từng cá nhân đưa ra những hình ảnh, thông tin đã sưu tầm được theo sự phân công trong nhóm và cộng đồng địa phương. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày, sắp xếp bộ sưu tập những hình ảnh, thông tin về cộng đồng địa phương của nhóm mình. Đồng thời cùng nhau tập trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp.
- HS các nhóm tham quan sản phẩm của nhau và lắng nghe khi nhóm bạn giới thiệu về những hình ảnh, thông tin mà các bạn đã sưu tầm được. Đồng thời, nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều hình ảnh, thông tin bổ ích về cộng đồng địa phương.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Thi nói về ngày tết Nguyên đán”
	* Mục tiêu
- Ôn tập và mở rộng kiến thức về tết Nguyên đán.
	* Cách tiến hành
Làm việc cả lớp
- HS được chia thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng.
- 3 HS xung phong làm trọng tài.
- Lần lượt mỗi nhóm cử 1 người nói về 1 nội dung liên quan đến tết Nguyên đán. Mỗi nội dung nêu ra được 1 điểm. Nhóm nào nói lại 1 nội dung đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong 1 khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc. 
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Con số bí ẩn”
	* Mục tiêu
- Ôn tập kiến thức về 1 số biển báo giao thông
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
- HS được chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS lên rút thăm. GV sẽ công bố số thứ tự tương ứng với 1 biển báo giao thông để các nhóm chuẩn bị trình bày. 
Ví dụ: 
Số thăm
1
2
3
4
5
6
Biển báo
Đường người đi bộ sang ngang
Cấm người đi bộ
Cấm đi ngược chiều
Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Đá lở
Bến phà

Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- HS thảo luận về biển báo mà nhóm đã rút thăm được. Đưa ra tình huống và nêu rõ việc cần làm để đảm bảo an toàn giao thông cho mình và người thân khi gặp biển báo đó. 
	Ví dụ: Bố đèo em đi chơi, gặp biển báo “ Đường người đi bộ sang ngang”, em nhắc bố điều khiển xe chạy chậm lại, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang – nếu cần sẽ dừng hẳn xe lại, đợi người đi bộ qua hết mới tiếp tục đi.
- Cử 1 bạn sẽ trình bày trước lớp. 
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về biển báo giao thông nhóm đã chuẩn bị. 
- Các nhóm nhận xét, góp ý lần nhau.
- Gv nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt
IV. CŨNG CỐ DẶN DÒ:
Nhận xét giờ học
LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I.MỤC TIÊU:
- Thực hành phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn
II. CHUẨN BỊ:
Bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )
 10 - 3 = 8 - 6 = 
 8 - 4= 9 - 5 =
 7- 7= 10 - 3 =
	 10 - 10 = 10 - 2 = 
Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li) 
 10 - 2 = 10 - 8 = 
 10 - 3 = 10 - 7 = 
 10 - 4 = 10 - 9 = 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: Tính ( Dành cho học sinh năng khiếu)
 10 – 1 - 1 = 4 + 1 – 1 = 
 8 – 2 + 1= 10– 3 + 3 =
IV. Cũng cố dặn dò: 
Dặn học sinh về làm bài tập
 LUYỆN TIẾNG VIỆT:
LUYỆN ĐỌC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Luyện đọc các bài đã học trong tuần.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học.
- Đọc trơn các bài tập đọc đã học trong tuần.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
- GV cho hs nhắc lại vần đã học trong tuần. 
- Gv viết bảng: ôn , ôt ; ơn, ơt ; un,ut,ưt ; uôn ,uôt  
- GV viết lên bảng: con chồn, thôt nốt, sứt mẻ, bút chì , cuồn cuộn , chuột nhắt,
- Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài ( Ưu tiên những em đọc còn chậm).
- Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu.
- Thi đọc các bài tập đọc
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc