Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương

Hoạt động thư viện

Nghe đọc sách

 Tiết Đọc to nghe chung.

 Câu chuyện: Tấm cám

I. CHUẨN BỊ:

- Học sinh xem video

- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.

- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

a, Giới thiệu bài:

- Ổn định chỗ ngồi của HS .

- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia

b. Trước khi đọc .

- Cho Hs xem vi deo

- Đặt một số câu hỏi

- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán

- Trong câu chuyện nói đến ai?

- Các em thấy Tấm là người như thế nào?

- Cám là người như thế nào?

- Câu chuyên khuyên ta điều gì?

d. Giới thiệu về sách

- Giới thiệu 1-3 từ mới

* Sau khi xem .

Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .

III. Nhận xét tiết đọc

GV nhận xét tiết học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12 
Thứ Ba ngày 01 tháng 12 năm 2020
TẬP VIẾT
(1 tiết – sau bài 58, 59)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng ăn, ăt, ân, ât, chăn, mắt, cân, vật - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, tivi.
- Bảng phụ / giấy khổ to viết các vần, tiếng cần viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài học. 
2. Luyện tập 
a) Cả lớp nhìn bảng, đọc: ăn, chăn, ăt, mắt, ân, cân, ât, vật. 
b) Tập viết: ăn, chăn, ăt, mắt.
- 1 HS đọc; nói cách viết, độ cao, khoảng cách hoặc nối nét giữa các con chữ.
- GV vừa viết từng chữ ghi vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh (mắt).
- HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một: ăn, chăn, ăt, mắt. 
c) Tập viết: ân, cân, ât, vật (như mục b). 
3. Củng cố, dặn dò
	TIẾNG VIỆT
 BÀI 60: en - et
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần en, et; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần en, et. 
- Làm đúng trò chơi xếp trứng vào hai rổ vần en, vần et. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Phố Lò Rèn. 
- Viết đúng các vần en, et; các tiếng xe ben, vẹt 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi. 
- Thẻ để HS viết phương án lựa chọn (a hay b) (BT đọc hiểu). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Chủ nhật (bài 59). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần en, vần et. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen). 
2.1. Dạy vần en
- HS nhận biết: e, n; đọc: e – nờ - en. / Phân tích vần en. / Đánh vần và đọc: e - nờ - en /en.
- HS nói: xe ben / ben. (GV giải nghĩa: Xe ben là loại xe chuyên dùng để chở các loại vật liệu như cát, sỏi, than, đá,... Xe có 1 thùng riêng, có thể nâng lên, hạ dốc xuống để đổ vật liệu nhanh, dễ dàng). / Phân tích tiếng ben. / Đánh vần và đọc: bờ - en - ben/ben.
– Đánh vần, đọc trơn: e – nờ - en / bờ – en - ben / xe ben. 
2.2. Dạy vần et (như vần en). Đánh vần, đọc trơn: e - tờ – et / vờ - et - vet - nặng - vẹt / vẹt. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: en, et, 2 tiếng mới học: ben, vẹt.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Xếp trứng vào hai rổ cho đúng). 
- GV chỉ từng vần (ở rổ), từng từ cho 1 HS đọc, cả lớp đọc: en, et, đèn, khen,...
- GV nói cách chơi: Mỗi HS phải xếp nhanh 6 quả trứng từ vào rổ vẫn tương ứng: trứng có vần en xếp vào rổ vần en; trứng có vần et xếp vào rổ vần et.
- HS làm bài trong VBT- dùng bút nối nhanh trứng vào từng rổ.
- 1 HS nói kết quả: Trứng có tiếng đèn xếp vào rổ vần en. Trứng có tiếng mẹt xếp vào rổ vần et... (GV dùng bút nối trứng với rổ hoặc dùng kĩ thuật vi tính xếp nhẹ nhàng từng quả trứng vào rổ).GV chỉ từng quả trứng từ, cả lớp nói nhỏ: Tiếng đèn có vần en. Tiếng mẹt có vần et,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
- Vần en: viết e trước, n sau. Các con chữ đều cao 2 li. Vần et: viết e trước, t sau. Chữ t cao 3 li. Chú ý nối nét từ e sang n, e sang t.
- (xe) ben: viết b (cao 5 li) rồi đến vần en. 
- vẹt: viết v trước, et sau, dấu nặng đặt dưới e . b) HS viết: en, et (2 lần). Sau đó viết: (xe) ben, vẹt. 
LUYỆN TOÁN
Ôn tập phép trừ trong phạm vi 6.
MỤC TIÊU:
- Thực hành phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn
II. CHUẨN BỊ:
Bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng )
 4 - 3 = 6 - 6 = 
 2 - 1= 6 - 5 =
 5 - 1= 3 - 3 =
	 3 - 3 = 5 - 2 = 
Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li) 
3 - 2 = 6 - 1 = 
5 - 3 = 6 - 2 = 
5 - 4 = 5 - 2 = 
Bài 3: Viết phép tính thích hợp ( Bảng con) 
Bài 4: Tính ( Dành cho học sinh năng khiếu)
 6 – 1 - 1 = 3 + 1 – 1 = 
 4 – 2 + 1= 6 – 3 + 3 =
IV. Cũng cố dặn dò: 
Dặn học sinh về làm bài tập
 Thứ Ba ngày0 1 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
BÀI 59: ân -ât
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết vần ân, ât; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ân, ât. 
- Nhìn chữ, hoàn thành trò chơi: sút bóng vào khung thành có vần ân, vần ât. 
- Đọc đúng bài Tập đọc Chủ nhật. 
- Viết đúng các vần ân, ât, các tiếng cân, vật (trên bảng con). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng lớp hình ảnh của BT 2.
- 5 thẻ chữ ghi nội dung BT đọc hiểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Ở nhà Hà (bài 58). 
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ân, vần ât. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 
2.1. Dạy vần ân
- HS nhận biết: â, n; đọc: â - nờ - ân. / Phân tích vần ân. / Đánh vần và đọc: â – nờ - ân / ân.
- HS nói: cân. / Phân tích tiếng cân. / Đánh vần, đọc: cờ - ân - cân / cân. / Đánh vần, đọc trơn: â – nờ - ân / cờ - ân - cân / cân.
2.2. Dạy vần ât (như vần ân) Đánh vần, đọc trơn: â - tờ - ât / vờ - ât - vât - nặng - vật / vật. 
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ân, ât, 2 tiếng mới học: cân, vật. 
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Sút bóng vào hai khung thành cho trúng)
- GV đưa lên bảng hình khung thành và các quả bóng. HS đọc từng vần, từng từ trên quả bóng: ân, ât / đất, sân, lật đật,...
- GV giải thích cách chơi: Mỗi cầu thủ phải sút 7 trái bóng vào đúng khung thành: bóng có vần ân, sút vào khung thành vần ân; bóng có vần ât, sút vào khung vần ât. Ai sút nhanh, trúng là thắng cuộc.
- 1 cầu thủ làm mẫu: sút (dùng bút) nhanh bóng vào khung thành.
- HS làm bài vào VBT. /1 cầu thủ báo cáo kết quả (GV dùng phấn dẫn bóng vào khung thành / hoặc dùng kĩ thuật vi tính cho bay từng quả bóng vào khung thành): Sút trái bóng đất vào khung vần ât. Sút trái bóng sân vào khung vần ân. Sút bóng lật đật vào khung vần ât,...
- GV chỉ từng quả bóng, cả lớp đọc nhỏ: Tiếng đất có vần ât. Tiếng sân có vần ân,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) HS đọc trên bảng những vần, tiếng vừa học: ân, cân, ât, vật. 
b) GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn:
- Vần ân: viết â trước, n sau. Các con chữ đều cao 2 li. Vần ât: viết â trước t. sau (t cao 3 li). Chú ý nối nét giữa â và n, â và t.
- cân: viết c, rồi đến ân. 
- vật: viết v, rồi đến ât, dấu nặng đặt dưới â. 
c) HS viết: ân, ât (2 lần). Sau đó viết: cân, vật.
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3)
- GV chỉ hình, giới thiệu: Bài đọc Chủ nhật kể về một ngày chủ nhật ở gia đình bạn Bi, những việc mỗi người trong gia đình Bi làm vào ngày hôm đó.
b) GV đọc mẫu. Sau đó, hỏi: Gia đình Bi có những ai? (Gia đình Bi có bố, mẹ, Bi và bé Li). GV: Chủ nhật, mỗi người trong gia đình Bi làm một việc. Cảnh gia đình Bi thật là hạnh phúc.
c) Luyện đọc từ ngữ: chủ nhật, phở bò, giặt giũ, rửa mặt, phụ, rửa bát, gật gù. GV giải nghĩa từ: phụ (giúp đỡ).
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (10 câu). 
- GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu cuối bài) cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc đoạn, bài (quy trình như những bài trước). Có thể chia bài làm 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
g) Tìm hiểu bài đọc
- Xác định yêu cầu: Ghép đúng các từ ngữ nói đúng về công việc ngày chủ nhật của Bi, bé Li. - GV chỉ từng ý, cả lớp đọc. /HS làm bài vào VBT.
- 1 HS báo cáo kết quả. GV ghép các thẻ từ trên bảng lớp. 
- Cả lớp đọc: a - 2) Bi cho gà ăn, phụ bố rửa bát. b - 1) Bé Li rửa mặt, rửa chân cho búp bê.
- GV: Bài đọc cho em biết gì về gia đình bạn Bi? (Ngày chủ nhật, gia đình Bi mỗi người một việc. Gia đình Bi sống rất vui vẻ, hạnh phúc).
4. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi lại 1 số câu hỏi để HS trả lời.
- Thường ngày bố mẹ con làm gì?
- Tuyên dương những bạn tích cực.
Hoạt động thư viện
Nghe đọc sách
 Tiết Đọc to nghe chung.
 Câu chuyện: Tấm cám
I. CHUẨN BỊ: 
- Học sinh xem video
- Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán.
- Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a, Giới thiệu bài:
- Ổn định chỗ ngồi của HS .
- Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia 
b. Trước khi đọc .
- Cho Hs xem vi deo
- Đặt một số câu hỏi 
- Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán 
- Trong câu chuyện nói đến ai?
- Các em thấy Tấm là người như thế nào?
- Cám là người như thế nào?
- Câu chuyên khuyên ta điều gì?
d. Giới thiệu về sách 
- Giới thiệu 1-3 từ mới 
* Sau khi xem .
Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện .
III. Nhận xét tiết đọc 
GV nhận xét tiết học.
 Thứ Sáu ngày 04 tháng 12 năm 2020
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 7: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CUỘC SỐNG
XUNG QUANH TRƯỜNG 
( TIẾT3) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toàn nhà, đường phố,  xung quanh trường học.
- Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở xung quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ, viết, đóng vai).
- Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Biết cách quan sát, ghi chép và trình bày kết quả quan sát.
- Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, tivi. 
- Giấy A0
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội.
- Các phiếu quan sát theo SGK.
- Giấy màu, bút màu, băng keo, kéo
- Sưu tầm 1 số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động của người dân ở nơi sống của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Khởi động: 
- Cho cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình”
- GV nhận xét	 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 	 3. Trình bày kết quả quan sát
3. Hoạt động 3: Xử lý kết quả “ Quan sát cuộc sống xung quanh trường”
	* Mục tiêu
- Hình thành kỹ năng so sánh, đối chiếu các kết quả quan sát của các thành viên trong nhóm; kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
	* Cách tiến hành
Hs làm việc cả lớp. Gv nêu câu hỏi
Các em đã quan sát được những gì?
Có chợ ko? Có các cơ quan gì đóng trên địa bàn? Em thấy các bác nông dân đang làm gì?
Mời học sinh vẽ tranh miêu tả những gì em nhìn thấy?
	Gợi ý : 
 (2) Vẽ hình hoặc dùng giấy màu cắt, dán trên giấy thể hiện các nhà ở, cửa hàng, chợ, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, đường phố, xe cộ đi lại,  kèm theo những nhận xét ngắn gọn và tập trình bày giới thiệu kết quả quan sát được. 
4. Hoạt động 4: Tổ chức triển lãm
	* Mục tiêu
- Trình bày được kết quả quan sát dưới các hình thức khác nhau. 
	* Cách tiến hành
- HS ở các nhóm trưng bày “ Triển lãm” tranh ảnh và mẫu vật sưu tầm được về địa phương hoặc biểu diễn kịch ngắn hoặc tiểu phẩm.
- Các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau.
- Gv nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. 
	Lưu ý: Kết thúc tiết học, GV dặn HS giữ lại các sản phẩm để dùng trong bài ôn tập về chủ đề Cộng đồng địa phương. 
IV. ĐÁNH GIÁ
	* Đánh giá kiến thức và kỹ năng: GV có thể sử dụng các câu 1, 2, 3 của bài 7 ( VBT) để đánh giá kết quả học tập bài này của HS. 
	* Tự đánh giá: GV có thể dựa vào câu 4 của bài 7 * VBT) để biết được HS tự đánh giá sau khi đi quan sát cuộc sống xung quanh trường của các em.
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Luyện đọc các bài đã học trong tuần.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học.
- Đọc trơn các bài tập đọc đã học trong tuần.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 25P)
- GV cho hs nhắc lại vần đã học trong tuần. 
- Gv viết bảng: ăn, ăt, ân, ât; en ,et; ên, êt; 
- GV viết lên bảng: chim cắt , bắt cá , khăn mặt, quét nhà, mẹt, khen , laatk đật , đi tất bến xe, bồ kết ,.
- Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài ( Ưu tiên những em đọc còn chậm).
- Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu.
- Đọc bài theo nhóm, tổ.bài : Cua , cò và đàn cá
- Thi đọc cả bài 
- Các cặp, tổ thi đọc cả bài. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn).
3. Củng cố, dặn dò( 5P)
- Hôm nay chúng ta học bài gì? 
- GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 
 RÈN CHỮ:
 Luyện viết bài : VỀ QUÊ ĂN TẾT
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng :Bài “ Về quê ăn tết”.- chữ thường cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
- Viết đúng các chữ, mỗi chữ 1 dòng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính,ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu bài: ( 2P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 
2. Luyện tập ( 30P)
a) Cả lớp nhìn bảng: phàn nàn, lầm rầm, chấm chấm, sum họp.
Gv cho học sinh đọc lại từ khó 5 em
b) Tập viết: Bài “ Về quê ăn tết”.
- GV vừa viết mẫu từng chữ. vừa hướng dẫn quy trình:
- Hs viết bảng con 
c) Tập viết: Bài “ Về quê ăn tết”.-
	- Gv chép lên bảng.
- Cho học sinh chép vào vở ô li 
- GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 
3. Củng cố, dặn dò(2P)
- GV nhận xét đánh giá

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc