Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức - Gia đình tôi

1. Kiến thức:

- Trẻ biết ghép đôi xếp tương ứng 1-1 từng đôi của 2 nhóm đồ vật.

- Củng cố nhận biết hình vuông và hình tròn.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng ghép đôi tương ứng 1-1 các sản phẩm của cô chú công nhân tạo thành đôi.

- Rèn kỹ năng đếm và nâng cao khả năng cách sắp xếp cạnh nhau trên cùng mặt phẳng.

3.Thái độ:

- GD trẻ ý thức tham gia hoạt động tập thể trong môn học toán.

 

doc18 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức - Gia đình tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và gợi ý:
- Ở góc phân vai phải làm gì?
- Hàng ngày mẹ phải làm gì?
- Ai thích đóng vai mẹ?
- Ai thích làm con?
- Con phải như thế nào?
- Hỏi trẻ ý định chơi của trẻ
- Nhắc nhở trẻ nhiệm vụ chơi theo chủ đề, liên kết các góc chơi 
Quá trình chơi:
- Cô quan sát từng trẻ kịp thời giúp đỡ trẻ chơi.
- Chú ý vai chơi của từng trẻ và kĩ năng chơi từng vai.
Nhận xét sau khi chơi: 
- Cô tập trung trẻ và gợi ý để trẻ tự nhận xét 
- Góc nghệ thuật: 
* Hát múa các bài hát trong chủ đề 
* Vẽ, nặn, cắt, xé dán đồ dùng đồ chơi
- Hát múa đúng nhịp, đúng lời các bài hát trong chủ đề Gia Đình.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xé dán, tô, nặn để tạo ra những sản phẩm liên quan đến chủ đề.
- Cháu hát đúng lời ca, giai điệu bài hát….
- Trẻ biết xé, dán, tô màu nặn các sản phẩm về Gia Đình.
- Trống lắc, phách…dụng cụ âm nhạc
- Giấy, bút, màu, hồ dán, đất nặn.
Thỏa thận chơi:
- Cô giới thiệu góc chơi và đồ dùng các góc chơi.
- Thảo luận, thỏa thuận vai chơi nhiệm vụ chơi và lien kết với góc chơi khác.
Quá trình chơi:
- Cô quan sát trẻ kịp thời giúp đỡ trẻ chơi, chú ý phát triển kĩ năng chơi và giúp đỡ trẻ khi cần.
Nhận xét sau khi chơi: 
Cô tập trung trẻ và gợi ý để trẻ tự nhận xét 
- Góc thư viện và sách:
 Xem sách truyện tranh ảnh
- Biết lật sách, xem sách, tranh ảnh không làm hư hỏng sách.
- Trẻ biết lật sách, biết xem tranh ảnh về chủ điểm, không làm quăn sách.
- Sách truyện, tranh ảnh về chủ đề Gia Đình.
Thỏa thận chơi:
- Cô giới thiệu góc chơi và đồ dùng các góc chơi 
 Quá trình chơi:
- Cô quan sát trẻ, giúp đỡ trẻ chơi.
- Chú ý vai chơi của từng trẻ 
Nhận xét sau khi chơi: 
Cô tập trung trẻ và gợi ý để trẻ tự nhận xét 
- Góc thiên nhiên:
 Chăm sóc cây
- Rèn cho trẻ ý thức tự giác, ý thức tự chăm sóc cây.
- Trẻ biết chăm sóc cây cảnh thiên nhiên, bắt sâu, nhặt lá khô, tưới nước cho cây.
- Dụng cụ làm vườn, nước cát, sỏi, lá cây..
Thỏa thận chơi:
- Cô giới thiệu góc chơi và đồ dùng góc thiên nhiên.
- Cô gợi ý trẻ thực hiện
- Nhắc nhở trẻ làm
 Quá trình chơi:
- Cô quan sát trẻ, giúp đỡ trẻ chơi sửa sai cho trẻ 
Nhận xét sau khi chơi:
 Cô tập trung trẻ và gợi ý để trẻ tự nhận xét về nhóm, sản phẩm chơi của nhóm.
Hoạt động chơi ngoài trời
- Cho trẻ đi dạo, đi thăm và quan sát thiên nhiên xung quanh khu vực sân trường. 
- Trò chuyện về công việc từng thanh viên trong trường.
- Giáo dục trẻ 
T/c vận động: Chạy tiếp sức
- Chuẩn bị: + Sân rộng rãi, sạch sẽ có cây che bóng mát.
 + Kẻ 2 vạch mức song song cách nhau 8-10m, dài 3-4m.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội xếp thành 2 hàng dọc đứng 2 bên vạch xuất phát. Mỗi trẻ đầu hàng cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì các bạn lần lượt cầm quả bóng chạy nhanh đến vạch trắng phía bên kia rồi chạy về và đưa cờ cho bạn tiếp theo chạy, sau đó chạy về xếp cuối hàng. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết số trẻ trong hàng. Đội nào nhanh hơn, hàng ngũ ngay ngắn thì đội đó chiến thắng.
- Luật chơi: Khi chạy các bạn phải cầm cờ trên tay không được làm rơi cờ.
T/c học tập : Hãy tìm đúng thứ tự cuả mình
- Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 tấm bìa có vẽ số lượng chấm tròn khác nhau trong phạm vi 1 đến 5.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 tấm bìa ( đã chuẩn bị ). Cho trẻ nhìn kỹ xem tấm bìa của mình có mấy chấm tròn. Cô nói: “ Theo hiện lệnh của cô, bạn có tấm bìa 1 chấm tròn đứng trước, tiếp đến là bạn có tấm bìa có 2 chấm tròn……”. Tất cả trẻ khi bắt đầu đứng vào hàng thì phải cầm tấm bìa giơ lên ngang đầu và quay mặt có chấm, tròn về phía sau sao cho các bạn đứng sau nhìn thấy.
- Luật chơi: Trẻ đứng cạnh bạn có số chấm tròn nhiều hơn, ít hơn 1.
- Chơi tự do với giấy, màu...
Ăn, ngủ
- Rèn kĩ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
Hoạt động chiều
- Chơi, hoạt động theo ý thích
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân; ra về.
Thực hiện từ ngày: …./…. đến …./…./20….
DUYỆT BGH Người lập kế hoạch
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Chủ đề: Gia Đình
Chủ đề nhánh: Gia đình tôi
Thứ 2 ngày …. tháng … năm 2…
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HĐH: LQVT: Ghép đôi tương ứng 1-1
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết ghép đôi xếp tương ứng 1-1 từng đôi của 2 nhóm đồ vật.
- Củng cố nhận biết hình vuông và hình tròn.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ có kỹ năng ghép đôi tương ứng 1-1 các sản phẩm của cô chú công nhân tạo thành đôi.
- Rèn kỹ năng đếm và nâng cao khả năng cách sắp xếp cạnh nhau trên cùng mặt phẳng.
3.Thái độ: 
- GD trẻ ý thức tham gia hoạt động tập thể trong môn học toán.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát - Đàm thoại – thực hành
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng của cô:
-Giáo án điện tử,máy chiếu,có các hình ảnh bát,thìa, đĩa chén,hình vuông,hình tròn.
-Một số đồ dùng để xung quanh lớp, đồ dùng cho trẻ chơi luyện tập.
2. Đồ dùng của trẻ:
-Rổ đựng đồ dùng,mỗi trẻ 3 chiếc bát con,3 chiếc thìa,3 chiếc đĩa,3 chiếc chén,mỗi trẻ 1 bảng con, bút sáp, thuộc bài thơ “Cái bát xinh xinh”
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động 1: Gây hứng thú và ôn luyện nhận biết hình vuông,hình tròn
-Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông”
 Cô cho trẻ nhận biết gọi tên hình vuông hình tròn .
-Trò chơi : Nhìn nhanh nói nhanh.
+ Cô cho trẻ nhận biết đồ dùng có dạng hình vuông, hình tròn.
-Tất cả các sản phẩm này là do các cô chú công nhân làm ra vì vậy các con phải biết giữ gìn?
-Các con nói giỏi cô tặng 1 bài thơ “cái bát xinh xinh”.
*Hoạt động 2: Dạy trẻ ghép đôi tương ứng 1-1 các đối tượng (8-10 phút).
-Các con vừa đọc bài thơ gì?
-Cha mẹ bạn trong bài thơ công tác ở đâu?
-Các cô chú công nhân đã tặng cho các con rất nhiều đồ dùng bát thìa, đĩa chén để cho các con sinh hoạt hằng ngày đấy!
-Cô mời các con cùng lấy ở phía sau ra nào?
-Đã đến giờ ăn cơm rồi các con hãy lấy bát và thìa ra để ăn cơm nhé?
-Các con nhớ xếp từ trái sang phải theo hàng ngang, 1 chiếc bát ở dưới và 1 chiếc thìa ở trên. 
-Các con nhìn xem có chiếc bát nào chưa có thìa không?
-Có chiếc thìa nào thừa ra không?
-Cô cùng các con kiểm tra đếm xem có bao nhiêu chiếc bát và thìa nhé?
-Vậy có mấy chiếc bát và mấy chiếc thìa?
-Các con xếp thìa và bát như thế nào?
-Cô khái quát lại: Khi xếp 1 chiếc bát với 1 chiếc thìa ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau là 1 chiếc bát cùng với 1 chiếc thìa đấy?
-Khi xếp tương ứng 1-1 con xếp như thế nào?
-Cùng kiểm tra lại trên máy?Cho trẻ nói
-Ăn cơm xong rồi các con đem bát và thìa đi rửa lấy từ phải sang trái?1 chiếc bát và 1 chiếc thìa.
-Ăn cơm xong chúng mình phải làm gì?
-Khi uống nước các con dùng cái gì?
-Các con hãy lấy đĩa và chén ra để uống nước nhé? Và nhớ là xếp 1 chiếc đĩa và 1 chiếc chén thẳng hàng ngang xếp từ trái sang phải?
-Các con nhìn xem có chiếc đĩa nào chưa có chén không?
-Các con cùng đếm xem có bao nhiêu chiếc đĩa và chén nhé?
-Vậy có mấy chiếc đĩa và mấy chiếc chén?
-Con xếp đĩa và chén như thế nào?
- Cô khái quát lại: Khi xếp 1 chiếc đĩa với 1 chiếc chén ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau là 1 chiếc đĩa với 1 chiếc chén đấy !
-Vậy khi xếp tương ứng 1-1 con xếp như thế nào?
-Cô và trẻ cùng kiểm tra lại
-Uống nước xong rồi các con cất đĩa và chén đi và nhớ cất từ phải sang trái?1 chén và 1 đĩa.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Tinh mắt” 
-Các con học rất ngoan và giỏi cô tặng trò chơi thi xem mắt bạn nào tinh nhìn xung quanh lớp xem có đồ dùng, đồ chơi nào ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1
-Khi chơi bóng xong con cất bóng vào đâu?
-Con hãy cất mỗi quả bóng vào 1 chiếc rổ giúp cô? Cho trẻ cất và kiểm tra
-Các con nhìn thấy gì nữa không?
-Khi chơi bán hàng con bầy quả lên đâu?
-Con hãy lấy 1 quả dứa bày vào 1 chiếc đĩa và cho cả lớp kiểm tra.
*Hoạt động 4 : Luyện tập kỹ năng ghép đôi
-Cô cho trẻ chơi bé làm công nhân
-Cô mời 3 nhóm lên chơi chọn một loại đồ dùng theo yêu cầu của cô và đem về xếp ngăn nắp thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau,nếu nhóm nào chọn sai sẽ không được tính.
-Tổ ……….: Chọn đồ dùng học tập
-Tổ ……….: Chọn đồ dùng để chơi
-Tổ ………. : Chọn đồ dùng để uống.
-Trước khi đi chọn các tổ phải đi qua 1 con đường hẹp để lấy đồ dùng, đồ chơi ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 và trò chơi được tính bằng 1 bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.Khi hết bài hát là các tổ không được đi lấy nữa.
-Cô kiểm tra 3 tổ xem chọn có đúng yêu cầu của cô không?
+Giáo dục: Để làm ra các sản phẩm cho mọi người sử dụng các cô chú công nhân rất vất vả.Chúng mình phải biết giữ gìn các đồ dùng hàng ngày nhé.
*Hoạt động 5: “Bé làm hoạ sĩ” 
-Các con ơi cô chú công nhân đã làm ra những chiếc giày để cho chúng mình đi ấm vào mùa đông này nhưng các cô công nhân chưa kịp ghép thành đôi, bây giờ các con hãy dùng đôi bàn tay khéo léo của mình giúp các cô chú công nhân nối ghép các đôi giầy giống nhau thành từng đôi tương ứng 1-1 nhé?
-Trẻ ngồi cô nhắc tư thế ngồi nối và cách cầm bút?
-Dừng bút…dừng bút
-Cô nhận xét bài nối
*Hoạt động 6: Kết thúc 
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi theo ý thích
- Trả trẻ 
V. ĐÁNH GIÁ:
 Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:.
…………………….…………………………………………………………
* Những thay đổi cần thiết:
…………….………………………………………………………………… 
 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( có thể kết hợp với gia đình):
………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Chủ đề: Gia Đình
Chủ đề nhánh: Gia đình tôi
Thứ 3 ngày …. tháng … năm 2…
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HĐH: Dạy hát : Hoa bé ngoan
Nghe hát : Em yêu trường em
Trò chơi : Ai nhanh nhất
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Trẻ thuộc bài hát Hoa bé ngoan, hát đúng và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ làm được các động tác múa giống cô.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng hát to, đúng nhạc, đúng lời, thể hiện được tình cảm đối với bài hát.
- Rèn kỹ năng vận động theo lời bài hát, kỹ năng nghe hát.
3.Thái độ: 
- Giáo dục trẻ yêu thích học âm nhạc.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, lễ phép để trở thành hoa bé ngoan được mẹ và cô yêu thương.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát - Làm mẫu - Đàm thoại – Thực hành
II. CHUẨN BỊ: 
- Đồ dùng phương tiện của cô: Băng đĩa nhạc bái hát Hoa bé ngoan
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định:
- Trò chuyện với trẻ về tiêu chuẩn để trở thành bé chăm ngoan.
2. Nội dụng:
2.1. Hoạt động 1: Dạy hát “Hoa bé ngoan” nhạc và lời : Hoàng Văn Yến
- Cô hát lần 1
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Cô mời cả lớp hát theo cô từng câu 1 ( 1-2 lần )
- Cho tổ hát, một vài bạn tiêu biểu hát
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
=> Giảng nội dung : Bài hát hoa bé ngoan đã mượn hình ảnh của những bông hoa đẹp để nói lên vẻ đẹp xinh xắn của các con, tất cả các con ngồi học ở đây đều là những bông hoa bé ngoan biết vâng lời ba mẹ và cô giáo.
 2.2. Hoạt động 2: Vận động múa : Hoa bé ngoan
- Để bài hát được mềm mại và nhịp nhàng hơn thì bây giờ cô sẽ dạy cho các con múa thep nhịp bài hát này nhé!
- Cô múa 1 lần cho trẻ xem
- Cả lớp hát và múa cùng cô 1-2 lần
- Mời tổ hát và múa
- Mời 1 cá nhân lên hát và múa
2.3. Hoạt động 3: Nghe hát : Em yêu trường em
- Cả lớp mình học rất là giỏi, bâ giờ cô sẽ thưởng cho các bạn 1 bài hát tên là “Em yêu trường em”
- Cô hát cho cả lớp nghe
- Bật nhạc cho trẻ nghe bài hát “Em yêu trường em”
2.4. Hoạt động 4 : Trò chơi : Ai nhanh nhất
- Cô có các vòng tròn màu xanh, vàng, đỏ
- Cách chơi : Khi nghe tiếng hát nhỏ thì các con đi nhẹ nhàng ngoài vòng, khi tiếng hát to thì các con nhảy vào trong vòng. Bạn nào chậm chân không tìm đượng vòng nhảy vào sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi theo nhóm. Chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc:
 Đi nhẹ nhàng về chỗ.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi theo ý thích
- Trả trẻ 
V. ĐÁNH GIÁ:
 Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:.
…………………….…………………………………………………………
* Những thay đổi cần thiết:
…………….………………………………………………………………… 
 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( có thể kết hợp với gia đình):
………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Chủ đề: Gia Đình
Chủ đề nhánh: Gia đình tôi
Thứ 4 ngày …. tháng … năm 2…
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HĐH: Truyện : Nhổ củ cải
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết cách gọi tên giữa các thành viên trong gia đình, thuộc nội dung truyện, các nhân vật trong truyện
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng diễn đạt lời thoại và hành động các nhân vật.
- Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ. Phát triển tình cảm đạo đức trong gia đình.
3.Thái độ: 
- Giáo dục trẻ yêu thích học kể chuyện
- Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát – Kể chuyện – Đàm thoại – Trò chơi
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh chuyện: nhổ củ cải
- Mô hình, rối các nhân vật trong câu chuyện.
- Trẻ hình củ cải, mũ các nhân vật trong câu chuyện.
- Rổ đựng tranh củ cải, băng ghế thể dục.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Kể chuyện “nhổ củ cải” bằng tranh.
* Đàm thoại với trẻ: 
- Trong câu truyện có những ai?
- Ông bà lão đã trồng cây gì?
- Củ cải ông bà lão trồng có to không?
- Ông bà lão gọi cún con ra để làm gì?
- Cún con có giúp được ông bà lão không?
- Cún con lại gọi thêm ai ra giúp ông bà lão?
- Để giúp ông bà lão, mèo con đã gọi thêm ai?
- Mọi người có nhỗ được củ cải không?
2. Hoat động 2: Xem múa rối.
- Cô diễn rối trên mô hình cho trẻ xem.
* Đàm thoại: 
- Ông bà lão đã gọi những ai ra giúp mình?
- Có tất cả bao nhiêu con vật đã ra giúp ông bà lão?
- Ông bà lão đã gọi cún con như thế nào?
- Cún con đã gọi mèo như thế nào?
- Mèo đã gọi chuột như thế nào?
- Cuối cùng cả nhà có nhổ được củ cải lên không?
- Nhổ được củ cải lên, cả nhà có vui không?
- Mọi người đã reo lên làm sao?
- Tại sao cả nhà lại nhổ được củ cải lên?
(giáo dục trẻ về tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ người khác)
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Mang cải về nhà”
- Bé chia thành hai đội, xếp hàng trước vạch kẻ, trên vạch kẻ của mỗi đội có để một rổ đựng những thẻ hình củ cải.
- Khi nghe tín hiệu của của cô, trẻ đứng đầu hàng chạy đến rổ lấy một củ cải, chạy về phía băng ghế đi trên băng ghế về phia trước, bước xuống băng ghế, bỏ củ cải vào rổ của đội mình, sau đó chạy về đứng cuối hàng của đội mình. Bạn kế tiếp tiếp tục chơi như vậy.
- Khi hết một bài hát, đội nào mang được nhiều củ cải về trước sẽ thắng.
* Kết thúc: nhận xét giờ học.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi theo ý thích
- Trả trẻ 
V. ĐÁNH GIÁ:
 Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:.
…………………….…………………………………………………………
* Những thay đổi cần thiết:
…………….………………………………………………………………… 
 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( có thể kết hợp với gia đình):
………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Chủ đề: Gia Đình
Chủ đề nhánh: Gia đình tôi
Thứ 5 ngày …. tháng … năm 2…
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HĐH: Thể dục : Ném trúng đích đứng
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay và thực hiện đúng kỹ thuật, đứng đúng tư thế.
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng
2. Kỹ năng: 
- Rèn cho trẻ kỹ năng ném trúng đích
- Rèn luyện và phát triển sức mạnh của tay,vai, chân, định hướng khi ném.
3.Thái độ: 
- Giáo dục trẻ ý thức tập thể dục theo cô.
4. Phương pháp theo dõi:
- Quan sát – Làm mẫu - Đàm thoại – thực hành
II. CHUẨN BỊ: 
- Cho cô : Nội dung, bài tập phát triển chung
 Trò chơi : Chuyền bóng
 Đích thẳng đứng cao 1m có chân đứng
 Hai hộp quà. 5 – 7 con thú bông.
 Sân tập sạch sẽ, thoáng mát.
- Cho trẻ : Hai rổ lớn có nhiều quả bóng, 2 rổ nhựa đựng túi cát
 Trang phục gọn gàng
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định tổ chức và khởi động :
- Cô nói: Các con lại đây với cô nào
- Các con ơi đã sắp đến ngày 20 - 10 rồi đấy. Các con có biết ngày 20 – 10 là ngày gì không? (Ngày thành lập hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam )
- À, ngày 20– 10 là Ngày thành lập hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của chúng ta đấy. Để chào đón kỷ niệm ngày 20 – 10. Hôm nay cô sẽ tổ chức 1 cuộc thi “Bé khỏe – bé ngoan”. Các con có muốn tham gia không?
- Vậy các con hãy cùng cô lên tàu để đến hội thi nào.
- Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” kết hợp với các kiểu đi nhanh, đi chậm,lên dốc, xuống dốc….
- Cho trẻ về đứng thành 3 hàng ngang giản cách nhau một cánh tay.
2. Nội dung :
* Hoạt động 1: Bài tập phát triển chung
- Cô nói : Để bước vào cuộc thi “Bé khỏe - bé ngoan” các con phải có một sức khỏe tốt.Bây giờ các con cùng tập các động tác thể dục cùng với cô nhé
+ Động tác hô hấp 1 : Thổi nơ
- Thực hiện: Cho trẻ hai tay đưa lên trước miệng làm động tác thổi nơ bay.
+ Động tác tay 3: Hai tay đưa ngang và đưa về trước
- TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi
- Nhịp 1: Bước chân trái sang trái một bước, hai tay đưa ngang lòng bàn tay ngửa lên.
- Nhịp 2: Hai tay đưa về trước lòng bàn tay úp xuống.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- Nhịp 5,6,7,8, tương tự đổi chân
+ Động tác chân 5: Khụy gối
- TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi
- Nhịp 1: Hai tay chống hông, đồng thời bước 1 chân về trước.
- Nhịp 2: Khụy gối chân trước, chân sau thẳng
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4 : Về TTCB.
- Nhịp 5,6,7,8, tương tự đổi chân.
+ Động tác bụng 3: Hai tay đưa lên cao nghiên sang trái, sang phải.
- TTCB: Đứng thẳng tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang trái một bước,đồng thời đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau.
- Nhịp 2: Nghiên người sang trái.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4 : về TTCB.
- Nhịp 5,6,7,8, tương tự đổi bên.
+ Động tác bật 1: Bật tại chỗ.
- Thực hiện: Cho trẻ hai tay chống hông bật liên tục theo nhịp 2- 8.
* Hoạt động 2: Vận động cơ bản “Ném trúng đích thẳng đứng”.
- Cho trẻ di chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô nói: Các con thấy cơ thể mình đã khỏe mạnh hơn chưa. Vậy bây giờ chúng ta bước vào hội thi nhé.
- Phần thi thứ nhất có tên “Ném trúng đích thẳng đứng”
- Cô cho trẻ nói đồng thanh “Ném trúng đích thẳng đứng” 2 lần.
- Để bước vào phần thi đạt kết quả lớp mình chú ý xem cô làm mẫu nhé
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích cho trẻ xem.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Từ đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát tay cầm túi cát. Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát đưa ngang tầm mắt cùng phía với chân sau, người hơi ngả ra phía sau, mắt nhìn thẳng đích.
Khi có hiệu lệnh “Ném”, cô đưa tay từ trước ra sau lên cao và dùng sức của cánh tay ném mạnh túi cát trúng vào đích.
- Cô làm mẫu lần 3 nhấn mạnh yêu cầu động tác. Đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía chân sau và ném trúng vào đích.
- Cô mời hai bạn lên làm mẫu cho các bạn quan sát
* Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ lần lượt lên tập 
- Cô quan sát nhắc nhở, sửa sai và động viên trẻ.
- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua các tổ.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Chuyền bóng qua đầu”
- Bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ 2 có tên gọi là “chuyền bóng” để chơi được thì lớp mình chú ý lắng nghe cô giải thích cách chơi nhé.
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành hai nhóm có số bạn bằng nhau,đứng thành hai hàng dọc khoảng cách tương đối,bạn đứng đầu cầm một quả bóng. Khi có hiệu lệnh “Chuyền bóng qua đầu” thì bạn đứng đầu cầm bóng đưa lên đầu chuyền cho bạn thứ 2. Bạn thứ 2 cầm bóng bằng hai tay sau đó lại tiếp tục chuyền cho bạn thứ 3 cứ như vậy lần lượt cho đến cuối hàng .Bạn đứng cuối hàng cầm bóng chạy lên trên.Đội nào chuyền bóng nhanh và cầm bóng lên trước nhất là đội đó thắng cuộc và sẽ được nhận 1 món quà từ ban tổ chức trò chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần
- Cô quan sát nhắc nhỡ trẻ
3. Hồi tĩnh: 
- Các con đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng làm chim bay.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi theo ý thích
- Trả trẻ 
V. ĐÁNH GIÁ:
 Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
* Nội dung chưa đạt được vì lý do:.
…………………….…………………………………………………………
* Những thay đổi cần thiết:
…………….………………………………………………………………… 
 Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ( về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( có thể kết h

File đính kèm:

  • docTuan 1 gia dinh mam.doc