Giáo án Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Bài thơ: Mưa

- Lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ thể hiện giọng điệu buồn tha thiết.

* Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ, bạn rất lo lắng cho mẹ của mình đi chợ xa chưa về. Mưa thì vẫn cứ rơi bạn nhỏ mong cho trời đừng mưa nữa để mẹ đỡ vất vả hơn, đi lại được dễ dàng hơn.

- Lần 2: Cô đọc kết hợp cho trẻ xem tranh trên màn chiếu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 30002 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Bài thơ: Mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Bài Thơ: Mưa.
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm yêu thương của em bé đối với mẹ của mình khi trời mưa mẹ đi chợ vẫn chưa về.
- Trẻ thuộc thơ đọc diễn cảm và đọc thơ theo tranh chữ to.
Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kỹ năng ghi nhớ bài thơ
- Trả lời câu hỏi ràng, mạch lạc, phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ
 3. Thái độ: 
Qua bài thơ giáo dục trẻ biết quan tâm yêu thương những người thân trong gia đình nhất là với mẹ.
II. CHUẨN BỊ 	
- Máy chiếu.
- Tranh minh hoạ bài thơ.
- Tranh thơ chữ to.
IV. NỘI DUNG TÍCH HỢP
- Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Bài hát: Cả nhà thương nhau
- Lĩnh vực PTTC: Trò chơi Mưa.
- Lĩnh vực PTNT: toán: đếm số bạn lên đọc thơ.
- Lĩnh vực PTNN: tìm chữ cái đã học.
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
 Cô chào các con nghe tin các bạn nhỏ lớp 5 tuổi B rất ngoan, học rất giỏi và rất thông minh vì vậy hôm nay cô đến thăm lớp chúng mình đấy.
Đến với lớp chúng mình Cô có một câu đố mà cô chưa tìm ra được đáp án vì vậy các con hãy chú ý lắng nghe cô đọc câu đố và tìm ra đáp án giúp cô nhé
- Lắng nghe, lắng nghe
- Lắng nghe cô đố
 Tôi cho nước uống
 Cho ruộng dễ cày
 Cho đầy mặt sông
 Cho lòng đất mát
 Đố các bạn biết tôi là gì?
- Đúng rồi đấy các con ạ đó là hạt mưa đấy, bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “trời mưa” các con có đồng ý không?
- Cô cho trẻ đứng lên chơi trò chơi: Trời mưa.
( Mưa nhỏ, mưa to, sấm nổ)
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Khi trời mưa mọi người ra đường phải làm gì?
- Khi trời mưa đem lại lợi ích gì?
-> Mưa làm cho không khí mát mẻ, cây cối tốt tươi, ao hồ có nước. Nhưng các con ạ những hạt mưa nhỏ thật có ích, ngược lại nếu mưa to quá và mưa lâu thì sẽ gây nên lụt lội ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, đi lại của con người.
Có một bạn nhỏ rất yêu thương mẹ khi trời mưa mà mẹ đi chợ xa vẫn chưa về, bạn nhỏ rất lo lắng cho mẹ và bạn đã thầm nói với mưa...Để biết được t×nh c¶m cña b¹n nhá ®èi víi mÑ cña m×nh nh­ thÕ nµo vµ bạn nhỏ đã nói với mưa điều gì chúng mình hãy cùng nghe cô đọc bài thơ "Mưa" của cô Phạm Phương Lan sáng tác nhé!
Hoạt động 2: Cô đọc mẫu
- Lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ thể hiện giọng điệu buồn tha thiết.
* Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ, bạn rất lo lắng cho mẹ của mình đi chợ xa chưa về. Mưa thì vẫn cứ rơi bạn nhỏ mong cho trời đừng mưa nữa để mẹ đỡ vất vả hơn, đi lại được dễ dàng hơn. 
- Lần 2: Cô đọc kết hợp cho trẻ xem tranh trên màn chiếu.
Hoạt động 3: Đàm thoại 
- Cô vừa đọc cho lớp chúng mình nghe bài thơ gì? Sáng tác của ai?
- Khi thấy trời mưa bạn nhỏ đã thầm nói với mưa như thế nào? 
- Vì sao bạn nhỏ lại mong trời đừng mưa nữa?
+ Đố các con câu thơ nào nói lên điều đó? (Cho cả lớp đọc câu thơ thể hiện điều đó).
- Khi trời mưa bạn nhỏ đã lo lắng điều gì? 
+ Câu thơ nào nói lên điều đó?
- Giải thích từ "mái rạ": là mái nhà lợp bằng rơm Ngày xưa và bây giờ ở những vùng sâu, vùng xa vẫn còn có nhà dùng rơm phơi khô nẹp vào thành từng cặp để lợp nhà.
"Mùa hạ” còn gọi là mùa hè thường có mưa to, mưa rào, nước mưa chảy ào ào trên mái rạ càng làm cho bạn nhỏ lo lắng cho mẹ hơn.
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ như thế nào?
+ Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ?( 4 câu cuối)
- Giải thích từ "Liếp" là đồ đan bằng che, đan thành tấm dùng để che chắn.
-> Bạn nhỏ rất yêu thương mẹ vất vả lo toan cho gia đình để nuôi con khôn lớn. Bạn đã khóc vì thương mẹ. Hình ảnh "Mưa ngập tràn mắt em "thật xúc động, nhà thơ đã ví những giọt nước mắt của bạn nhỏ nhiều như những giọt mưa ngoài trời.
- Bạn nhỏ rất yêu thương, quan tâm đến mẹ, thế còn các cháu, tình cảm của các cháu đối với mẹ như thế nào?( 1-3 trẻ)
- Yêu thương mẹ chúng mình làm gì để bố mẹ vui lòng?
=> GD trẻ: Qua bài thơ cô hi vọng rằng các con cũng biết thương yêu mẹ như bạn nhỏ trong bài thơ và biết quan tâm giúp đỡ mẹ những công việc nhỏ vừa sức như: Quét nhà, chăn gà, lấy nước cho mẹ uống…và khi trời mưa các con không được chơi ngoài mưa kẻo bị ốm đấy...
Hoạt động 4: Luyện trẻ đọc thơ
Để thể hiện tình cảm của chúng mình đối với mẹ bây giờ các con hãy đọc bài thơ này thật hay và về nhà các con sẽ đọc cho ông bà, bố mẹ nghe nhé.
Để đọc bài thơ hay các con nhớ đọc bài thơ với giọng điệu thật diễn cảm, thể hiện giọng buồn tha thiết.
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô từng câu liêp tiếp 
2- 3 lần (nếu trẻ chưa thuộc).
Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ tự đọc 
- Cô cho trẻ đọc theo tổ chú ý sửa sai.
- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo tổ
- Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc (Cô chú ý sửa sai) tích hợp toán đếm số bạn trai, bạn gái lên đọc thơ.
 - Cá nhân trẻ đọc thơ: cô gọi 1- 2 cá nhân trẻ lên đọc thơ
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ.
* Đọc thơ chữ to: 
- Bài thơ sẽ hay hơn nếu chúng mình đọc với tranh thơ chữ to kết hợp hình ảnh minh hoạ đấy sau đây các con sẽ chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ mưa theo tranh thơ chữ to nhé.
- Đây là tranh thơ chữ to bài thơ mưa, có các hình ảnh thay thế từ: Hình ảnh mưa thay thế cho từ mưa, hình ảnh mẹ thay thế cho từ mẹ, hình ảnh chiếc cầu thay thế cho từ cầu.
- Đây là tên bài thơ mưa có các chữ cái đã học con hãy tìm chữ cái đã học cho cô.
Cô nói cách đọc: Khi đọc bài thơ đọc từ trái sang phải, đọc từ dòng trên xuống dòng dưới.
- Cô đọc mẫu.
- Cho cả lớp đọc 1 lần.
- Cô chỉ cho 1 cá nhân trẻ đọc. (Tùy thuộc vào khả năng của trẻ có thể cho 1 trẻ lên chỉ tranh đọc).
 Hoạt động 5: Kết thúc
Các con ạ tình yêu thương của cha mẹ giành cho con và của con giành cho cha mẹ không chỉ được khắc hoạ vào những bài thơ mà con được các nhạc sĩ sáng tác thành những bài hát thật hay sau đây để thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ cô mời các con hãy cùng hát vang bài hát “ Cả nhà thương nhau”. 
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Trẻ nghe cô nói
- Nghe gì? nghe gì?
- Trẻ nghe cô đọc câu đố
- Trẻ đoán hạt mưa.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi
- Trò chơi trời mưa.
- Phải che ô, mặc áo mưa, đội nón.
- Mưa làm cho cây cối tốt tươi
- Trẻ nghe cô nói
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ chú ý nghe cô đọc bài thơ.
- Trẻ hiểu nội dung của bài thơ
- Trẻ chú ý nghe cô đọc qua tranh minh hoạ.
- Bài thơ "Mưa" sáng tác của cô Phạm Phương Lan
- Bạn nhỏ bảo mưa đừng rơi nữa. 
- Vì mẹ vẫn chưa về, chợ làng đường rất xa, qua sông chẳng có cầu.
"Mưa ơi đừng rơi....chẳng có cầu"
- Bạn lo trời mưa nước sông dâng đầy khó đi, sông thì không có cầu mẹ chẳng về được
"Mưa vẫn rơi vẫn rơi.....nước dâng đầy khó đi"
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng giải và hiểu từ “mái rạ” và “mùa hạ”.
- Bạn thương mẹ vất vả, lo lắng cho mẹ.
- "Chiều mưa.....mắt em"
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng giải và hiểu từ “liếp”.
- Trẻ trả lời theo ý của mình
- Cháu sẽ chăm ngoan học giỏi, giúp đỡ mẹ,...
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ đọc thuộc bài thơ đọc diễn cảm và thể hiện ngắt nghỉ đúng nhịp điệu bài thơ 
- Trẻ đọc thơ theo tổ
- Trẻ đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.
- Cá nhân trẻ đọc thơ.
- Trẻ nghe cô nói
- Trẻ nghe cô nói
- Trẻ tìm chữ cái đã học 
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Cả lớp đọc theo tranh thơ chữ to
- Trẻ đọc thơ theo tranh thơ chữ to.
- Trẻ đứng lên hát thể hiện tình cảm của bài hát.
IV. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SAU HOẠT ĐỘNG
- Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ
..................................................................................................................
- Hứng thú và tích cực tham gia hoạt động của trẻ ......................................................................................................................
- Tên những trẻ có biểu hiện tích cực đặc biệt trong hoạt động
......................................................................................................................
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu trong hoạt động
......................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an tho mua.doc