Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 27 đến 28 - Dương Ánh Ly
2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính:
a. Giải quyết giặc đói:
- Tổ chức quyên góp: “Hủ gạo tiết kiệm”, “Ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. Biện pháp lâu dài là:
- Tham gia đẩy mạnh sản xuất.
- Thực hiện khai hoang phục hóa, chia ruộng đất công, giảm tô giảm thuế.
- Kết quả : nạn đói được đẩy lùi.
b. Giải quyết giặc dốt:
- Ngày 08/09/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ và kêu gọi mọi người tham gia xóa nạn mù chữ, các cấp học đều phát triển mạnh, đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đổi mới.
c. Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng “quỹ độc lập”. Phát động phong trào “Tuần lễ vàng”. Quốc hội quyết định phát hành tiền Việt Nam ( 11/ 1946)
Môn: Lịch Sử 9 Giáo viên: Dương Ánh Ly Các em viết bài vào tập và nhớ học bài nhé! Sau khi ghi xong vào tập nhớ gởi lại cho cô kiểm tra. TUẦN 24 TIẾT 27- BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946) I/. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945: 1. Những khó khăn về quân sự: - Miền Bắc: Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và tai sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tai sai. - Miền Nam: Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam quân Anh kéo vào mở đường cho Pháp quay lại xâm lược nước ta. + Các lực lượng phản cách mạng . . .ra sức chống phá cách mạng. 2. Khó khăn về chính trị: - Nền độc lập bị đe dọa. - Nhà nước cách mạng chưa được củng cố. 3. Khó khăn về kinh tế: - Nền kinh tế nước ta vốn nghèo nàn, lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả cuối năm 1944 – đầu năm 1945, chưa được khắc phục thiên tai, hạn hán, kũ lụt liên tiếp xảy ra. Sản xuất đình đốn nạn đói mới đe dọa đời sống nhân dân - Ngân sách nhà nước trống rổng, nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương. 4. Khó khăn về văn hóa, xã hội: - Hơn 90% dân ta mù chữ - Tệ nạn xã hội tràn lan: mê tín dị đoạn, rượu chè, cờ bạc . . . II/. Củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ độc lập dân tộc 1. Bước đầu xây dựng chế độ mới: - 06/01/1946, nhân dân cả nước di bầu Quốc Hội khóa 1 với hơn 90% cử tri tham gia. Bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội. - Ngày 02/03/1946, Qốc hội họp phiên đầu tiên, lập ra Ban dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ liên hợp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu. - Sau đó, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và thành lập Ủy ban hành chính các cấp được tiến hành ở các địa phương. - 29/05/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập. 2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính: a. Giải quyết giặc đói: - Tổ chức quyên góp: “Hủ gạo tiết kiệm”, “Ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. Biện pháp lâu dài là: - Tham gia đẩy mạnh sản xuất. - Thực hiện khai hoang phục hóa, chia ruộng đất công, giảm tô giảm thuế. - Kết quả : nạn đói được đẩy lùi. b. Giải quyết giặc dốt: - Ngày 08/09/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ và kêu gọi mọi người tham gia xóa nạn mù chữ, các cấp học đều phát triển mạnh, đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đổi mới.. c. Giải quyết khó khăn về tài chính: - Kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng “quỹ độc lập”. Phát động phong trào “Tuần lễ vàng”. Quốc hội quyết định phát hành tiền Việt Nam ( 11/ 1946) TIẾT 28: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946)(TT) II/. Củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ độc lập dân tộc 3/. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược: - Đêm 22 rạng sáng 23/09/1945, thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta lần 2. - Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn, Chợ Lớn sau đó ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Nhân dân miền Bắc tích cực chi diện cho miền Nam chiến đấu, những đoàn “Nam tiến nô nức lên đường vào Nam chiến đấu. 4/. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng: - Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, Quốc hội đồng ý nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong chính phủ Liên hiệp. - Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền “Quan kim” - Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng. 5/. Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 và Tạm ước Việt – Pháp 14/09/1946: - Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28 – 2 – 1946) bắt tay chống phá cách mạng nước ta. - Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và kí Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài. * Nội dung Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946: - Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và rút dần trong 5 năm. - Sau Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946, thực dân Pháp liên tiếp bội ước. - Ta ký Tạm ước 14/09/1946 để tranh thủ thời gian hòa hoãn kháng chiến lâu dài. - Ý nghĩa: Việc ta kí Hiệp định sơ bộ và tạm ước Việt – Pháp đã giúp chúng ta loại được Tưởng có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. CÁC EM TIẾP TỤC ÔN LẠI CÁC CÂU 1,2,3,4,5,6 VÀ HỌC THUỘC CÁC CÂU 7,8,9 Lưu ý: Các em khỏi phải ghi vào tập nhé! Câu 7. Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”? - Vì sau khi mới thành lập, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đứng trước muôn vàn khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. - Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai. - Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại nước ta. - Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng. - Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. - Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục, lụt lội, hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe dọa đời sống nhân dân. - Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng. nhà nước chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương. - Hơn 90% dân số bị mù chữ, các tệ nạn xã hội lan tràn. Câu 8. Nêu những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và chuẩn bị lâu dài của chính phủ ta về giặc đói, giặc dốt và tài chính ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945. * Diệt giặc đói: - Biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức “Ngày đồng tâm”, kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. - Biện pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân. Kết quả nạn đói được đẩy lùi. * Diệt giặc dốt: - Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. - Các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đồi mới. * Giải quyết khó khăn tài chính: - Kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”. - Quốc hội quyết định phát hành tiền Việt Nam (11 – 1946). Câu 9. Để đói phó với Tưởng và Pháp, Đảng ta có chủ trương gì? Cho biết ý nghĩa của việc ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946). * Chủ trương của ta: - Tưởng Giới Thạch và Pháp ký Hiệp ước Hoa – Pháp (28 – 2 – 1946), bắt tay chống phá cách mạng nước ta. - Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và ký Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946), nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. - Cuộc đàm phán chính thức tại Pháp thất bại. Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tam ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam. * Ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946): - Việc ta ký Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt – Pháp đã giúp chúng ta loại bỏ được một kẻ thủ là quân Tưởng. - Có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
File đính kèm:
- Bai 24 Cuoc dau tranh bao ve va xay dung chinh quyen dan chu nhan dan 1945 1946_12805855.docx