Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ II

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức : HS cần nắm được :

 - Giải pháp kết thúc chiến tranh ở Đông Dương bằng hiệp định Giơ-Ne-Vơ (7/1954).

 - Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

 2. Tư tưởng :

 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, lòng tự hào dân tộc, Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.Tình đoàn kết của ND Đông Dương.

 3. Kỹ năng :

 - Rèn cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng phân tích, nhận định, dánh giá những sự kiện lịch sử.

B- CHUẨN BỊ

 - GV : Giáo án, SGK, Tranh ảnh lịch sử về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

 - HS : SGK, Vở ghi, vở bài tập lịch sử; Tư liệu sưu tầm về lịch sử địa phương thời chống Pháp.

C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 1. Ổn định tổ chức : (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)

 ? : Cuộc tổng tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954) đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-Va như thếù nào ?

 ? : Em hãy trình bày diễn biến, kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ ? (Bằng lược đồ).

 3. Bài mới : Tiết 2 : Mục III + IV.

 

doc48 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ấp Bắc -> CM ta hoàn toàn có khả năng đánh Mĩ -> Tạo nên phong trào “Thi đua ấp Bắc giết giặc lập công”.
+ Chiến dịch Đông-xuân (64-65) Ta giành thắng lợi lớn.
* Thắng lợi về chính trị :
- Tạo nên phong trào đấu tranh chống Mĩ-Diệm diễn ra khắp Miền Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.
- 11/6/1963 : 70 vạn đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.
- 1/11/1963 : Chính quyền Diệm – Nhu bị lật đổ.
- Cuối năm 1965 : 2/3 ấp chiến lược bị phá.
- Giữa năm 1965 : “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thất bại .
 4. Củng cố : (4 phút)
 ? : Nêu những thành tựu đạt được của Miền Bắc trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) ?
 ? : Chiến tranh “Đặc biệt” của Mĩ diễn ra ở Miền Nam trong hoàn cảnh nào ? âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh ấy ?
 ? : Trình bày những thắng lợi của ta trong “Chiến tranh đặc biệt” ?
 5. Dặn dò : (1 phút)Làm bài tập 3 SGK T.141 ; Soạn bài 29 (Mục I + II) : Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước.
======================================================
Ngày soạn: 	Tuần:
Ngày dạy: 	Tiết: 
KIỂM TRA 45 PHÚT
A- MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức : Kiểm tra quá trình tiếp thu ghi nhớ, vận dụng kiến thức lịch sử đã học ở chương IV + V của học sinh vào làm bài kiểm tra. 
 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, ghi nhớ vào làm bài kiểm tra. Kỹ năng phân tích đề, nhận biết, suy luận lịch sử.
 3.Tư tưởng : Giáo dục tính cẩn thận, trung thực khi làm bài kiểm tra. GD lòng yêu thích môn Lịch sử, yêu quê hương, đất nước.
B- CHUẨN BỊ : 
 GV : Đề kiểm tra, đáp án.
 HS : Giấy kiểm tra, dụng cụ học tập.
C- TIẾN TRÌNH KIỂM TRA : 
 1. Ôån định tổ chức : (1 phút)
 2. Kiểm tra : GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
 3. Tiến hành kiểm tra : GV phát đề, giám sát việc làm bài của HS.
 D. ĐỀ KIỂM TRA :
 I. Hãy khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời đúng.
1) Bước vào Thu-Đông 1950, những diễn biến nào trên thế giới và Đông Dương tác động đến cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam ?
 a- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi.
 b- Mĩ can thiệp sâu vào chính trường Đông Dương. 
 c- Pháp bị thất bại nên lệ thuộc vào Mĩ.
 d- Những cuộc biểu tình phản chiến diễn ra rầm rộ ở Pháp.
2 ) Kết quả của chiến thắng Thu-Đông là :
 a- Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng 	 
 b- Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và mở rộng
 c- Lọai khỏi vòng chiến đấu 8000 tên. 
 d- Kế hoạch Rơ-Ve bị phá sản.
 e- Giải phóng vùng biên giới Việt-Trung dài 750 Km với 35 vạn dân.
3) Aâm mưu của Pháp trong kế hoạch Na-Va là :
 a- Thay quân Pháp bằng quân Mĩ.
 b- Pháp –Mĩ tăng cường cộng tác để sớm kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
 c- Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, Hy vọng trong 18 tháng “Kết thúc chiến tranh trong danh dự”
 II. Hãy điền vào chỗ trống trong cột A và B những sự kiện chủ yếu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1950 đến 1954.
A : Thời gian
B : Sự kiện
Đảng cộng sản Đông Dương họp đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai tại Chiêm hóa-Tuyên Quang.
12-1953
Ta mở ba chiến dịch lớn : Chiến dịch Trung Du, chiến dịch đường số 18, chiến dịch Hà –Nam-Ninh.
6-1950
III. Em hãy trình bày diễn biến, kêùt quả chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ?
IV. Vì sao cuộc kháng chiến chống pháp của ta thắng lợi ?
V. Tại sao lại khẳng định chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định việc chấm dứt chiển tranh ở Đông Dương ?
E- Đáp án :
 I.(2 điểm) - Câu1 : 0.75 điểm, Ý đúng : a, b, c.
 	 - Câu 2 : 1 điểm , Ý đúng : b, c, d, e.
 	 - Câu 3 : 0.25 điểm, Ý đúng : b.
II. (1 điểm) Điền vào ô trống.
6/1950 : Trung ương Đảng và chính phủ quyết địng mở chiến dịch biên giới.
12/1951: Đảng cộng sản Đông Dương họp đại hội đại biểu lần II tại Chiêm Hóa .
12/1953 : Kỳ họp thứ 3 quốc hội khóa I, thông qua luật cải cách ruộng đất.
Đông –xuân 1953-1954 : Ta mở chiến dịch trung du, chiến dịch đường số 18, chiến dịch Hà-Nam-Ninh.
 III. (3 Điểm ) Diễn biến, kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ :
Diễn Biến : Chia làm ba đợt :
+ Đợt 1 ( 13/3 ->17/3/1954) Ta tiến công Him Lam, đồi độc Lập, Bản Kéo. Tiêu diêït 2000 tên địch, phá hủy 26 máy bay.
+ Đợt 2 (30/3 ->26/4/1954) Ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông Mường Thanh.
+ Đợt 3 ( 1/5 ->7/5/1954) Ta đánh những cứ điểm còn lại ở trung tâm Mường Thanh và phân khu nam. Đến 17h30 phút ngày 7/5, Tướng Đờ cát tri cùng toàn bộ bộ tham mưu của địch bị bắt sống
Kết quả : (1) Sau gần hai tháng chiến đấu ta tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khid khí tài và phương tiện chiếùn tranh hiện đại của Pháp và Mĩ.
IV. Cuộc kháng chiến chống Pháp của ND ta thắng lợi là do :
Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị đúng đắn , sáng tạo..
Có hệ thống chính quyền, mặt trận vững mạnh.
Có lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.
Có hậu phương rộng lớn vững chắc.
Có sự đoàn kết vững chắc của ba nước Đông Dương.
Được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.
 V. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương vì :
	- Đập tan kế hoạch Na-Va của Pháp và Mĩ.
	- Tiêu diêït một bộ phận lớn sinh lực địch, buộc pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
- Khẳng định sự lớn mạnh về mọi mặt của cách mạng Việt Nam -> có khả năng đánh bại mọi kẻ thù có sức mạnh gấp bội.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày Tháng năm 2018
Tổ trưởng kí duyệt
Lê Thị Tơ
Phó Giám đốc kí duyệt
Nguyễn Thị Ba
Ngày soạn: 	Tuần:
Ngày dạy: 	Tiết: 
Bài 29
CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU
CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965-1973)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức : HS cần nắm được :
 - Hoàn cảnh đế quốc Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh cục bộ” .
 - Ââm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến tranh cục bộ.
 - Nhân dân Miền Nam đánh bại chiến tranh cục bộ của Mĩ.
 2. Tư tưởng :
 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, khâm phục tinh thần dấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của ND Miền Nam.
 - Lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của Đất nước.
 3. Kỹ năng :
 - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá những sự kiện lịch sử và sử dụng BĐ. 
B- CHUẨN BỊ
 - GV : Giáo án, SGK, Lược đồ chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng mậu thân 1968.
 - HS : SGK, Vở ghi; Tư liệu sưu tầm về lịch sử giai đoạn này. 
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ : (6 phút)
 ? : Đế Quốc Mĩ dề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” trong hoàn cảnh nào? Trình bày những thắng lợi của ta trong cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt?
 ? : Tại sao nói chiến thắng Aáp Bắc chứng tỏ rằng : Quân dân ta hoàn toàn có khả năng thắng đế quốc Mĩ về mặt quân sự trong chiến tranh đặc biệt ?
 3. Bài mới : 	 Tiết 1 : Mục I.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
9p
HS
?
?
?
HS
GV
12p
HS
GV
?
?
?
?
?
HS
GV
?
?
GV
12p
HS
GV
?
?
?
HS
GV
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc mục 1 
+ Đế Quốc Mĩ đề ra chiêùn lược “Chiến tranh cục bộ” trong hoàn cảnh nào ?
+ Trình bày âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ?
- Nhận xét –bổ sung : Chiến tranh cục bộ là một trong 3 loại chiến tranh của Mĩ trong chiến lược “Phản ứng linh hoạt” , lực lượng chính là quân Mĩ + chư hầu + ngụy + vũ khí, viện trợ Mĩ.
Hoạt động 2 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc mục 2 
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm với các nội dung sau :
+ Em hãy trình bày chiến thắng Vạn Tường (Q.Ngãi) bằng lược đồ 65/sgk ?
+ em rút ra ý nghĩa gì của trận Vạn Tường ?
+ Sau chiến thắng Vạn Tường ta lập được những chiến công nào ?
+ Em hãy trình bày những thắng về đấu tranh chính trị của ND ta trong những năm đầu chiến tranh cục bộ?
- Nhận xét – Giới thiệu hình 66, 67 về các cuộc biểu tình phản đối chiếùn tranh của ND Miền Nam.
Hoạt động 3 : Nhóm/Cá nhân
+ Hoàn cảnh của cuộc tổng tiến công mậu thân 1968 ?
+ Diễõn biến của cuộc tổng tiến công ?
+ kêùt quả và ý nghĩa của cuộc tổng tiến công ?
- Thảo luận cử đại diện trả lời.
Kết luận bằng bảng phụ.
I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. (1965-1968)
1- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam.
a) Hoàn cảnh.
-Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”.
b) Aâm Mưu, thủ đoạn.
- Dựa vào ưu thế quân sự (1.5 triệu quân Mĩ) + vũ khí tối tân -> Mĩ + ngụy Tìm diêït quân giải phóng.
* Thủ đoạn : Tiến hành chiến dịch tìm diệt, mở các chiếùn dịch lớn bằng lực lượng tổng hợp Mĩ + chư hầu + Ngụy Sài Gòn.
2- Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
a) Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
- Sau một ngày chiến đấu ta đẩy lùi cuộc càn quét của địch. 
* Kết quả : Diệt 900 tên địch, bắn cháy 22 xe tăng, xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
* Ý nghĩa : Mở đầu cho cao trào diệt Mĩ ở Miền Nam -> Chứng tỏ, quân dân Miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ về quân sự.
b) Chiếùn thắng mùa khô (1965-1966),(1966-1967).
* Mĩ-ngụy : Mở hai đợt phản công mùa khô (65-66) và (66-67), với mục tiêu “Tìm diệt” quân chủ lực của ta và “Bình định” Miền Nam.
* Ta . Đánh địch với nỗ lực cao nhất.
* Kêùt quả : Ta thắng lớn ở hai mùa khô. Diệt 24 vạn tên địch, bắn rơi, phá hủy 2700 máy bay, 2200 xe tăngvà xe bọc thép, 3400 ôtô
- (1961-1965) chi viện nhiều sức người và của cho Miền Nam.
c) Thắng lợi đấu tranh chính trị.
* Nông thôn.
- Kết hợp với lực lượng vũ trang, ND đứng lên đấu tranh phá ách kìm kẹp của Mĩ.
* Thành thị.
- Ở hầu khắp Miền Nam, ND đứng lên đấu tranh đòi tự do, dân chủ, Mĩ cút về nước.
* Kết quả : 
- Vùng giải phóng được mở rộng.
- Uy tín của mặt trận giải phóng được nâng cao trên trường quốc tế.
3- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968.
a) Hoàn cảnh. 
- Đầu xuân 1968, so sánh lực lượng 2 bên có lợi cho ta.
- Lợi dụng mâu thuẫn của Mĩ trong năm bầu tổng thống.
b) Diễn biến. 
- Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 : Ta đồng loạt tấn công 27/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 64/242 quận lị ở hầu hêùt các ấp chiến lược và vùng nông thôn.
- Đánh vào các cơ quan đầu não của địch : Tòa đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, bộ tổng tham mưu ngụy, sân bay Tân sơn Nhất v.v.
+ Chiến dịch Đông-xuân (64-65) Ta giành thắng lợi lớn.
c) Ý nghĩa. 
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ.
- Buộc chúng phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa chiến tranh”. Tuyên bố ngừng ném bom Miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở Pari.
* Hạn chế : Do đánh giá chưa sát tình hình nên ta bị tổn thất không nhỏ về lực lượng
 4. Củng cố : (4 phút) GV dựa vào câu hỏi dàn bài để củng cố.
 5. Dặn dò : (1 phút) Làm bài tập 1 SGK T.154 ; Soạn mục II + III bài 29 tiếp theo.
======================================================
Ngày soạn: 	Tuần:
Ngày dạy: 	Tiết: 
Bài 29
CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU
CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965-1973)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
 1. Kiến thức : HS cần nắm được :
 - Cuối năn 1964 đầu năm 1965 đế quốc Mĩ gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở Miền Bắc nhằm chặn đứng từ gốc những đòn tấn công của ta ở Miền Nam. Nhưng với nỗ lực cao nhất , ta đánh trả quyết liệt, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện Miền Bắc.
 - Miền Bắc là hậu phương lớn của Miền Nam , âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong “Việt Nam hóa chiến tranh” , Quân và dân ta đánh bại “Viêït Nam hóa chiến tranh” buộc Mĩ phải ký hiệp định Pari(27/1/1973) chấm dứt chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.
 2. Tư tưởng :
 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của ND Miền Nam.
 - Lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của Đất nước.
 3. Kỹ năng :
 - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá những sự kiện lịch sử và sử dụng tranh ảnh trong Sgk.
B- CHUẨN BỊ
 - GV : Giáo án, SGK, Bản đồ Vêït Nam, tranh ảnh lịch sử trong giai đoạn này.
 - HS : SGK, Vở ghi; Tư liệu sưu tầm về lịch sử giai đoạn này. 
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ : (6 phút)
 ? : Trình bày những thắng lợi của ta trong “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam ( Chính trị, quân sự, ngoại giao) ? 
 ? : So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ ? 
 3. Bài mới : 	 Tiết 2 : Mục II + III.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
6p
HS
?
?
HS
GV
 6p
HS
GV
?
?
?
?
HS
GV
5p
HS
?
GV
GV
 5p
HS
GV
?
?
?
?
5p
?
HS
GV
?
Hoạt động 1 : Cá nhân
- Đọc mục 1 
+ Đế Quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại Miền Bắc như thế nào ?
- Dựa vào Sgk trả lời.
- Nhận xét –bổ sung : Giới thiệu hình 68 – Đơn vị hải quân chiến đấu với máy bay Mĩ (8/5/1964).
Hoạt động 2 : Cá nhân
- Đọc mục 2 - Yêu cầu HS thảo luận với các nội dung sau :
+ Chủ trương của ta ?
+ Thành tích chiến đấu 
+ Thành tích sản xuất ? (Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải) ? 
- Thảo luận – Đại diện trả lời.
- Nhận xét – Bổ sung – Chốt.
Hoạt động : Cá nhân
- Đọc mục 3 (SGK.T.148).
+ Hậu phương Miền Bắc đã chi viện những gì, bằng cách nào cho Miềøn nam đánh Mĩ ?
- Nhận xét- Bổ sung –chốt.
- Giới thiệu hình 70 – Những thửa ruộng vì Miền Nam của ND hòa lạc –Kim Sơn- Ninh Bình.
Hoạt động 4 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc Sgk phần III - Yêu cầu HS thảo luận những nội dung sau :
+ Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ,”Đông dương hóa chiến tranh”(1969-1973).
Hoạt động 5 : Cá nhân.
+ Nêu những thắng lợi của ta (Từ 1969 đến 1973) ?
Hoạt động 6 : Cá nhân
+ Cuộc tổng tiến công của ta diễn ra như thế nào ? Ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tiến công đó ?
- Dựa vào SGK trả lời.
- Nhận xét- bổ sung – Kết luận bằng bảng phụ.
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiếùn tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965-1968).
1- Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc.
- 5/8/1964 : Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc bộ” chính thức ném bom phá hoại Miền Bắc.
- 7/2/1965 : Mĩ gây ra chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần I , bắn phá Đồng Hới, Cồn Cỏ
- Mục tiêu : Các đầu mới giao thông, nhà máy, xí nghiệp, các công trình thủy lợi, khu dân cư 
2- Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất.
a) Chủ trương. 
- Chuyển hoạt động từ thời bình sang thời chiến.
- Thực hiện vũ trang toàn dân, đào đắp hầm hào, triệt để sơ tán.
b) Thành tích chiêùn đấu.
- Bắn rơi 3.243 máy bay các loại. Bắn chìm và bắn cháy 143 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn giặc lái.
- 1/11/1968 : Mĩ tuyên bố ngừng bắn vô điều kiện ở Miền Bắc.
c) Thành tích về sản xuất.
* Nông nghiệp : Diện tích canh tác mở rộng, năng xuất lao động tăng cao.
- Năm 1967 có 30 huyện, 2485 HTX đạt năng xuất 5 tấn thóc/1 ha.
* Công nghiệp : Một số ngành giữ vững; Công nghiệp địa phương và quốc phòng phát triển. Mỗi tỉnh là đơn vị kinh tế.
* Giao thông vận tải : Bảo đảm thông suốt, đáp ứng nhu cầu sản xuâùt và chiến đấu.
3- Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
- Miền Bắc chi viện đầy đủ, kịp thời nhất cho chiếùn trường Miền Nam.
- Đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được nối liền hai miền Nam-Bắc.
-Từ 1965 đến 1968 : MB đưa vào MN 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu.
III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973).
1- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh “ và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
a) Hoàn cảnh. 
- Sau thâùt bại của “Chiến tranh cục bộ”.
b) Aâm mưu. 
- “Dùng người Viêït trị người Việt”, “Người Đông Dương trị người Đông Dương”
c) Thực hiện.
- Chủ lực ngụy cùng với cố vấn, hỏa lực Mĩ
- Quân ngụy Sài Gòn xâm lược Cam-phu-chia (1970), Lào (1971).
2- Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
a) thắng lợi về chính trị.
- 6/6/1969 : Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam ra đời.
- 4/1970 : Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương quyết tâm đánh Mĩ.
-Phong trào đấu tranh diễn ra khắp Miền Nam.
b) Thắng lợi về quân sự.
+ 30/4 ->30/6/1970 : Ta cùng Cam-pu-chia thắng lớn ở Đông bắc Cam-pu-chia.
+ 12/2 ->23/3/1971 : Ta chiến thắng đường 9 Nam Lào => Ta có khả năng chiến thắng “Việt Nam hóa chiến tranh”.
3- Cuộc tổng tiến công chiến lược 1972.
- Từ 30/3 đêùn cuối tháng 6/1972, ta mở cuộc tổng tiến công chiến lược 1972.
- Ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch : Quảng trị, Tây nguyên, Đông nam bộ.
- Diệt 20 vạn tên địch, giải phóng một vùng rộng lớn.
- Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh Viêït Nam.
 4. Củng cố : (4 phút)
 ? : Đế quốc Mĩ đánh phá Miền Bắc lần I như thế nào ? nêu những thành tích chiến đấu và sản xuất của nhân dân Miền Bắc (1965-1968) ?
 ? : Nêu những thắng lợi của ta trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh “ của Mĩ ?
 ? : So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh
 5. Dặn dò : (1 phút) Làm bài tập 2 SGK T.154 ; Soạn mục IV + V bài 29 tiếp theo.
===================================================
Ngày Tháng năm 2018
Tổ trưởng kí duyệt
Lê Thị Tơ
Phó Giám đốc kí duyệt
Nguyễn Thị Ba
Ngày soạn: 	Tuần:
Ngày dạy: 	Tiết: 
Bài 29
CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU
CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965-1973)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức : HS cần nắm được :
 - Những thành tựu khôi phục và phát triển kinh tế của Miền Bắc (1969-1973).
 - Quân dân Miền Bắc đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mĩ, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc đế quốc Mĩ phải kí kết hiệp định Pari. 1973, đó là công pháp quốc tế buộc Mĩ phải rút quân về nước.
 - Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari.
 2. Tư tưởng :
 - Giáo dục cho HS tinh thần vượt khó khăn gian khổ, kiên trung, bất khuất đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do.
 - HS khâm phục tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của dân tộc ta, không có sức mạnh nào lay chuyển được.
 - Tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt, khôn khéo, tài tình của Đảng.
 3. Kỹ năng :
 - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá những sự kiện lịch sử.
B- CHUẨN BỊ
 - GV : Giáo án, SGK, Tư liệu về trận “Điện biên Phủ trên không”, lược đồ chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào HàNội (18/2/1972->29/12/1972).
 - HS : SGK, Vở ghi; Tư liệu sưu tầm về lịch sử giai đoạn này. 
C- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 1. Ổn định tổ chức : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 ? : Trình bày những thành tích chiến đấu và sản xuất của Miền Bắc thời kỳ (1965-1968) 
 ? : Âm mưu và thủ đoạn của Đêù quốc Mĩ ïvà những thắng lợi của quân và dân ta đã đạt được trong đấu tranh chống chiến lược “Viêït Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ?
 3. Bài mới : 	 Tiết 2 : Mục IV + V.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
8p
HS
?
HS
GV
9p
HS
?
?
?
HS
GV
16p
HS
GV
?
?
?
?
HS
GV
Hoạt động 1 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc mục 1 
+ Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa-giáo dục ?
- Dựa vào Sgk trả lời.
- Nhận xét –bổ sung bằng bảng phụ.
Hoạt động 2 : Nhóm/Cá nhân
- Đọc mục 2
 + Em hãy trình bày cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ra miền Bắc ?
+ Những thành tích chiến đấu và sản xuất của quân và dân ta thời kỳ này như thế nào ?
- Thảo luận – Đại diện trả lời.
- Nhận xét – Kết luận bằng bảng phụ.
Hoạt động 3 : Nhóm
- Đọc mục V (SGK.T.153).
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm với các nội dung sau :
+ Trình bày tiến trình của hội nghị Pari ?
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari ?
+ Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari ?
- Thảo luận cử đại diện trả lời.
- Nhận xét- bổ sung – Kết luận bằng bảng phụ.
* Trận “Điện biên phủ trên không” riêng Hà Nội đã bắn rơi 30 máy bay Mĩ, 23 B52, 2 F111.
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969-1973).
1- Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – Văn hóa.
a) Thành tựu khôi phục và phát triển kinh tế.
* Nông nghiệp.
- Khuyến khích sản xuất.
- Tích cực áp dụng KH-KT, nhiều HTX đạt năng xuất 5tấn/ha.
*Công nghiệp.
- Nhiều cơ sở được khôi phục.
- Thủy điện thác Bà bắt đầu hoạt động (10/1971).
- M

File đính kèm:

  • docga lich su9 hk2 2016.doc
Giáo án liên quan