Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng

A. Khởi động

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những hậu quả của nó và những biến động của thế giới đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Đứng trước tình hình đó Đảng ta cần phải có những chủ trương mới cho phù hợp. Những tác động của tình hình thế giới đó là gì? Chủ trương và diễn biến của phong trào diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của phong trào đó ra sao?

B. Hình thành kiến thức

I. Tình hình thế giới và trong nước.

- Giáo viên gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

? Hãy cho biết các nước tư bản thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách nào?

? Chính sách của chế độ phát xít?

? Giáo viên dẫn chứng trang 76 SGK từ đoạn "Cuộc khủng hoảng kinh tế" đến "một cuộc chiến tranh mới".

? Như vậy thế giới lúc bấy giờ mối nguy hiểm nhất là gì?

? Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít. Quốc tế cộng sản có chủ trương gì?

? Hãy cho biết tình hình nước Pháp trước sự ra đời của chủ nghĩa Phát xít?

? Trong khi đó bọn cầm quyền Pháp ở nước ta thì như thế nào?

? Giáo viên dẫn chứng trang 77 SGK từ đoạn "Đứng trước nguy cơ đó" đến "của nhân dân".

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	22 	Ngày soạn: 30/1/2020
Tiết 	23 	Ngày dạy: 04/2/2020
BÀI 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 - 1939 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
Những diễn biến chính của phong trào dân chủ những năm 1936-1939: Mặt trận Dân chủ Đông Dương, ý nghĩa.
2. Kĩ năng 
So sánh, biết sử dụng tranh ảnh.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những hậu quả của nó và những biến động của thế giới đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Đứng trước tình hình đó Đảng ta cần phải có những chủ trương mới cho phù hợp. Những tác động của tình hình thế giới đó là gì? Chủ trương và diễn biến của phong trào diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của phong trào đó ra sao? 
B. Hình thành kiến thức 
I. Tình hình thế giới và trong nước.
- Giáo viên gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
? Hãy cho biết các nước tư bản thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách nào?
? Chính sách của chế độ phát xít?
? Giáo viên dẫn chứng trang 76 SGK từ đoạn "Cuộc khủng hoảng kinh tế" đến "một cuộc chiến tranh mới".
? Như vậy thế giới lúc bấy giờ mối nguy hiểm nhất là gì?
? Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít. Quốc tế cộng sản có chủ trương gì?
? Hãy cho biết tình hình nước Pháp trước sự ra đời của chủ nghĩa Phát xít?
? Trong khi đó bọn cầm quyền Pháp ở nước ta thì như thế nào?
? Giáo viên dẫn chứng trang 77 SGK từ đoạn "Đứng trước nguy cơ đó" đến "của nhân dân".
 GV chốt lại:
- Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới mới đe doạ hoà bình an ninh thế giới.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7/1935) đề ra những chủ trương mới: Thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập trung lực lượng chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Ở Pháp, Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền, ban bố nhiều chính sách tiến bộ đối với các nước thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả.
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách phản động của thực dân Pháp ở thuộc địa làm cho đời sống nhân dân ta càng đói khổ, ngột ngạt.
II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ
? Trước tình hình đó Đảng ta có chủ trương mới gì?
? Để thực hiện chủ trương đó Đảng đã thành lập mặt trận nào? Nhằm mục tiêu gì?
? Hình thức đấu tranh?
? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ở trang 77, 78 SGK từ đoạn "Căn cứ vào tình hình" đến "thì chấm dứt".
 GV chốt lại:
- Chủ trương của Đảng:
+ Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp và tay sai 
+ Nhiệm vụ: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi tự do, cơm áo, hoà bình.
- Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- Hình thức đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
- Giáo viên dùng lược đồ Việt Nam để trống vừa giảng vừa dùng ký hiệu chỉ diễn biến của phong trào, kết hợp giới thiệu bức tranh “Cuộc mít tinh ở khu đấu Xảo – Hà Nội”.
? Nhận xét về phong trào 1936 – 1939?
- Quan sát hình 33. Cuộc mít tinh ở khu Đấu xảo (Hà Nội) sách giáo khoa, nêu nhận xét về quy mô của phong trào?
 GV chốt lại:
- Diễn biến: 
+ Phong trào Đông Dương đại hội (8/1936) thu thập nguyện vọng của quần chúng, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
+ Phong trào “đón rước” phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới, thực chất là biểu dương lực lượng, đưa “dân nguyện”.
+ Phong trào đấu tranh của quần chúng với các cuộc bãi công, bãi thị, mít tinh Tiêu biểu là cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà Nội) nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1938.
+ Phong trào báo chí công khai, nhiều tờ báo Đảng, Mặt trận ra đời như Tiền phong, Dân chúng, Lao động,  nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chính sách Đảng.
III. Ý nghĩa của phong trào
? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ở trang 79, 80 SGK từ đoạn "Cuộc vận động dân chủ" đến "có nhiều kinh nghiệm".
? Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào cách mạng 1936 – 1939?
 GV chốt lại:
- Trình độ chính trị, công tác của cán bộ, đảng viên được nâng cao, uy tín, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, một đội quân chính trị hùng hậu được hình thành.
- Phong trào là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.
C. Luyện tập 
So sánh phong trào  1930 - 1931 và 1936 - 1939
Nội dung
Phong trào  
1930 - 1931
Phong trào  
1936 - 1939
Kẻ thù
Đế quốc  và phong kiến
Thực dân Pháp và tay sai
Nhiệm vụ (khẩu hiệu)
Chống đế quốc giành độc lập, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
Chống phát xít và chiến tranh; Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
Mặt trận
Bước đầu thực hiện liên minh công nông
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương  sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Hình thức, phương pháp đấu tranh
Bí mật, bất hợp pháp; Bạo động vũ trang như bãi công, chuyển sang biểu tình vũ trang ở Hưng Nguyên, Thanh Chương, Vinh.
hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai  hay nửa công khai.
Lực lượng tham gia
Công nhân, Nông dân
Đông đảo, không phân biệt thành phần, giai cấp; Ở thành thị rất sôi nổi  tạo nên đội quân chính trị hùng hậu.
Phạm vi
Nông thôn và nhà máy ở thành thị
Thành thị 
Ý nghĩa
Tinh thần oanh liệt  và lực lượng cách mạng của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của Đảng; Là cuộc tổng diễn tập đấu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám
Là một cao trào dân chủ rộng lớn; Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng; Chủ nghĩa Mác- Lê nin, đường lối chính sách của Đảng, của QTCS được phổ biến; Tổ chức của Đảng được củng cố; Đào tạo cho Đảng những đảng viên kiên trung; Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho CMTT-1945.
Nhận xét
Chưa lập chính quyền  hoàn chỉnh; Chưa  triệt để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Phong trào quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia ở cả nước; Hình thức phong phú; Mục đích dòi tự do dân chủ
D. Vận dụng - mở rộng
- Học sinh làm bài tập. 
*. Nguyên nhân dẫn đến phong trào 1936 - 1939 là:
A. Chủ nghĩa Phát xít xuất hiện đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.
B. Mặt trận nhân Pháp thắng cử thi hành nhiều chính sách tiến bộ cho các nước thuộc địa.
C. Quốc tế cộng sản họp và đề ra chủ trương mới.
D. Sự giúp đỡ ủng hộ của Liên Xô.
- Về nhà tìm hiểu phong trào cách mạng 1936 - 1939 trên internet.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh hoạt động cặp đôi. Báo cáo sản phẩm. Nhận xét sản phẩm của các cặp đôi khác.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo

File đính kèm:

  • docBai 20 Lich su 9.doc
Giáo án liên quan