Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 4

GV nhấn mạnh ý nghĩa của khẩu hiệu đó(thể hiện ý chí lao động, chiến đấu để bảo vệ sự sống của CN) và giáo dục HS về tư tưởng đấu tranh theo lý tưởng của mình và đấu tranh bảo vệ lẽ phải.

GV giới thiệu thêm về phong trào hiến chương : đầy là một phong trào lớn mang tính chất chính trị cao, có nhiều tàng lớp tham gia.

?Tại sao các phong trào công nhân lại thất bại nhiều hơn thành công?

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẤN 4
 TIẾT 7, 8 – LS8
 Ngày soạn : 7/ 09/ 2014.
 Ngày dạy:……………… 
Bài 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC.
I/ Mục tiêu bài học.
1/Kiến thức.
HS thấy rõ cuộc sống của giai cấp công nhân lúc bấy giờ và hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân diễn ra.
HS nắm được một số phong trào tiêu biểu nhất.
Thấy rõ sự phát triển vượt bật của phong trào công nhân khi CN Mác ra đời thông qua hình thức đầu tranh của họ. 
Kiến thức nâng cao: Khai thác hình 24, 25. So sánh phong trào công nhân cuối TK 18 – đầu TK 19 với phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840. 
2/ Kỹ năng.
 HS rèn luyện kỹ năng đánh giá phân tích sự kiện lịch sử, khai thác các kênh hình trong bài học. lập bảng thống kê sự kiện.
3/ Thái độ, tư tưởng.
Biết đấu tranh bảo vệ cái lẽ phải công bằng, chống áp bức bốc lột.
II/ Chuẩn bị.
GV. Phóng to hình 24 SGK. ( HSKG – yêu cầu vẽ).
HS. Bảng nhóm, tìm hiểu trước kênh hình.
III/ Các bước lên lớp.
1/Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.	
2/ Kiểm tra bài cũ: 
?Hãy cho biết 4 quốc gia mà em biết được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai.
( Ví dụ: Bra zin, Hai ti, Pê ru, Mê hi cô, Chi lê……..)
	HSKG: ?Tại sao CNTB lại tiến hành xâm lược các quốc gia Á, Phi.
( Định hướng trả lời: CNTB phát triển mạnh đặt ra nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công. Các nước Á , Phi có đủ điều kiện đáp ứng nhu câu trên => TB phương Tây mới tiền hành xâm lược )
3/ Bài mới.
	a/ Giới thiệu bài. 
	b/ Nội dung bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
?Theo em giai cấp CN xuất hiện trong hoàn cảnh, điều kiện như thế nào.
?Hãy cho biết kênh hình 24 trong SGK phản ánh điều gì? ( Dành cho HSKG khai thác là chủ yếu).
GV phân tích vài chi tiết cụ thể để HS hiểu sâu hơn về cách bốc lột của TS.( mướn CN nhỏ tuổi, phụ nữ, làm việc trong điều kiện tồi tàn…)
? Theo em giữa giai cấp TS và CN mâu thuẫn nhau không vì sao?
? Em thấy CN đấu thanh bằng cách nào? Vì sao lại có cách đấu tranh như vậy? 
( Ý 1 ưu tiên cho HSTBYK trả lời).
GV nhấn mạnh: Vậy là nhận thức của họ đã được nâng lên do có CNMac khai thông.
GV củng cố tiết 1 của bài
Ngày dạy:………………..
Tiết 8.
HĐ 2
?Hãy điểm lại các phong trào CN tiêu biểu diễn ra ở một số nước trong gia đoạn 1830 – 1840?
GV nhấn mạnh ý nghĩa của khẩu hiệu đó(thể hiện ý chí lao động, chiến đấu để bảo vệ sự sống của CN) và giáo dục HS về tư tưởng đấu tranh theo lý tưởng của mình và đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
GV giới thiệu thêm về phong trào hiến chương : đầy là một phong trào lớn mang tính chất chính trị cao, có nhiều tàng lớp tham gia.
?Tại sao các phong trào công nhân lại thất bại nhiều hơn thành công?
Hoạt động 3.
HĐ3a.b
Hướng dẫn HS về nhà đọc thêm.
HS tự đọc và nắm được các nội dung cơ bản sau.
 Nắm được vài chi tiết về những đóng góp của C.Mác 
– Enghen.
Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ĐMNNCS 
HĐ 3c.
? Sau khi có ĐCS lãnh đạo phong trào công nhân diễn ra như thế nào? Kết quả?
?Tại sao CN trong giai đoạn này có hình thức đầu tranh mới (chủ yếu bãi công bãi thị đòi tăng lương giảm giời làm)?
Yêu cầu HS lập bảng thống kê các phong trào tiêu biểu theo mẫu 3 cột ( thời gian, tên phong trào, nước)
? Sự thắng lợi của phong trào công nhân trong giai đoạn này có ý nghĩa như thế nào?. ( dành cho HSKG)
?Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? 
? Khi có QTI lãnh đạo em thấy PTCN như thế nào.
?.Hãy điểm lại một số hoạt động chính của QT1.
GV chốt lại các ý chính kết thúc bài học.
-HS: dự vào SGK trình bày.
-HS: Quan sát kênh hình và trả lời câu hỏi. (phản ánh về cuộc sống của giai cấp công nhân lúc bấy giờ qua đó thấy được sự áp bức bốc lột tàn nhẫn của TS với CN.)
-HS nghe hiểu.
- HS: TS và CN luôn mâu thuẫn nhau CN luôn đấu tranh chống lại TS.
-HS: CN đấu tranh bằng cách đầu tiên thì đập phá máy móc , đốt công xưởng nhà máy.. => CN nhân cho răng máy móc là người gây cho họ đau khổ.
Về sau họ bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.=> họ đã hiểu rõ người áp bức bóc lột và gây cho họ cuộc sống đau khổ là TS mà không phải là máy móc.
HS:nghe hiểu bài.
-HSKG: trả lời các câu hỏi sau mục bài để củng cố bài.
-HS: dựa vào SGK trình bày
Chú ý ghi nhận một số khẩu hiệu của một số phong trào tiêu biểu ở Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nga. (Phong trào hiến chương- Anh 1836, khẩu hiệu Sống trong lao động chết trong chiến đấu).
-HS: nghe hiểu bài.
-HS: nghe hiểu bài.
HS: Thảo luận nhóm.
Ví chua có cơ sở lý luận của giai cấp mính, thiếu tính đoàn kết của CN và ND.Mục đích đầu tranh chỉ là vì kinh tế mà chưa nghỉ đến quyền lợi chính trị.
HS: Nghe hiểu để tự học.
Một số đóng góp của 2 ông
+ Nghiên cưu về CNXHKH.
+ Thành lập tổ chức đồng minh những người cộng sản.
+ Tác phẩm tuyên ngôn ĐCS ra đời.
-2/ 1848 Mac- Enghen cho ra mắt Tuyên ngôn ĐCS làm kim chỉ nam cơ sở lý luận cho ĐMNNCS hoạt động.
- HS dựa vào SGK trình bày.
-HS Nghe ghi nhận bài học.
-HS dựa vào SGK trình bày.
-HS nghe, hiểu.
- HS: phong trào công nhân diễn ra càng nhiểu hơn, hình thức đầu tranh tiến bộ, mới và đạt thắng lợi nhiều hơn.
- HS: thảo luận giải thích.
Do CN được tiếp cận tư tưởng chủ nghĩa mác nện nhận thức của họ càng ngày càng tiến bộ hơn sâu sắc hôn họ hiểu cần phải đấu tranh bảo vệ quyền lợi không chỉ cho bản thân mà cho cả giai cấp , không chỉ đòi lợi ít trong kinh tế mà còn trong chính trị.
-HS: thảo luận cặp nhóm trình bày ý kiến.
( Nó cho ta thấy sự trưởng thành từng bước của giai cấp công nhân cả về số lượng lẫn nhận thức 
-HS:
1864 PTCN diễn ra sôi nổi và đòi hỏi phải thắng lợi nhiều hơn. 28/ 9/ 1864 Công nhân các nước họp và quyết định thành lập hội liên hiệp lao động quốc tế nhằm lãnh đạo CN cả thế giới đầu tranh giải phóng họ khỏi áp bức bốc lột. Người đứng đầu tổ chức là C.Mác.
I/ Phong trào công nhân nữa đầu TKXIX. 
1/Phong trào đập phá máy móc.
-Cùng với sự phát triển của CNTB giai cấp CN xuất hiện.nhưng cược sống của họ rất khó khăn bởi sự bốc lột nặng nề của TS.
-TS và CN luôn mâu thuẫn nhau nên cọng nhân luôn đấu tranh quyết liệt.
-Các phong trào tiêu biểu (SGK).
- Hình thức đấu tranh đầu tiên họ đập pha máy móc đố công xưởng về sau thành lập công đoàn, bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm.
Củng cố bài tiết 7.
2/Phong trào công nhân trong những năm 1830 –1840.
-Các phong trào tiêu biểu(SGK)
-Kết quả thất bại nhiều hơn thành công.
II/ Sự ra đời của Chủ Nghĩa Mác. 
1/ Mác- Enghen.
2/ Tổ chức đồng minh những người cộng sản.
3/ Phong trào Công nhân từ 1848 đến 1870.
- Phong trào công nhân trong giai đoạn này diễn ra quyết liệt và có thắng lợi nhiều.
- Một số phong trào tiêu biểu.(SGK)
@ ) quốc tế thứ nhất.
- Hoàn cảnh thành lập.
-Hoạt động của quốc tế I: đạt được nhiều thành tựu lớn.
4/ Củng cố (Tiết 8)
GV nhấn mạnh lại các phong trào tiêu biểu để HS lập bảng thống kê cho dễ 
và đầy đủ hơn.
Hướng dẫn HSTBYK làm bài tập trong vở thực hành
5/ Dặn dò.
Yêu cầu học bài , bài bài tập đầy đủ.
Xem trước các câu hỏi sau mục bài của bài 5 để chuẩn bị cho tiết sau.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
 Phần kí duyệt.
 Nhận xét. 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGiao an su 8T4.doc