Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng

C. Luyện tập

* Mục tiêu:

- Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm.

- Thời gian: 20 phút

* Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam giàu sức người, sức của.

Câu 2: Nguyên nhân làm cho nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp.

- Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập.

- Bối cảnh quốc tế bất lợi.

Câu 3: Những nét chính của phong trào Cần Vương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của phong trào.

Về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX :

- Nguyên nhân bùng nổ :

+ Âm mưu thống trị của thực dân Pháp.

+ Lòng yêu nước, ý chí bất khuất của quần chúng nhân dân.

+ Thái độ kiến quyết chống Pháp của phái chủ chiến

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	32 	Ngày soạn: 20/6/2020 
Tiết 	48	Ngày dạy: 25/6/2020
BÀI 31: ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản:
- Lịch sử dân tộc từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang từ 1895
- 1896.
- Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
2. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc.
- Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân vì nước, noi gương học tập cha anh.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp trong việc học tập bộ môn lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam tù giữa thế kỷ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
+  Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh
+ So sánh, phân tích, nhận xét và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong tình hình nước ta hiện nay.
II. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Máy chiếu. 
- Học sinh: Sưu tầm nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra học sinh học đề cương.
2. Giới thiệu bài mới
GV tổng kết các nội dung đã học.
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 A. Khởi động 
* Mục tiêu:
Giúp học sinh hình dung được Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút
* Phương thức: GV cho HS quan sát một số hình ảnh đã học xếp theo thứ tự thời gian và nêu câu hỏi để HS trả lời nhanh
* Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án
→ GV vào bài mới.
B. Hình thành kiến thức 
Mục tiêu:
- Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...
- Phương tiện: Tranh ảnh, tư liệu...
- Thời gian: 15 phút
* Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách lập bảng hệ thống kiến thức
Bảng 1: Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.
Thời gian
Quá trình xâm lược của TD Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1-9-1858
Pháp đánh Sơn Trà. Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam
Quân ta đánh trả quyết liệt
2-1859
Pháp kéo vào Gia Định
Quân dân ta chặn địch ở đây
2-1862
Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long
Nhân dân căm phẫn, tiếp tục kháng chiến
6-1862
Hiệp ước nhâm tuất Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
Nhân dân độc lập kháng chiến
6-1867
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa
20-11-1873
Pháp đánh thành Hà Nội
Nhân dân tiếp tục chống Pháp
18-8-1883
Pháp đánh Huế, điều ước Hác măng, Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp
Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt.
Bảng 2: Lập niên biểu về phong trào Cần Vương
Bảng 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đến năm 1918
Phong trào
Chủ trương
Biện pháp đấu tranh
Thành phần tham gia
Phong trào Đông Du(1905-1909)
Lập ra một nước VN độc lập.
Bạo động vũ trang giành độc lập, cầu viện Nhật Bản
Nhiều thành phần chủ yếu là thanh niên yêu nước
Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Giành độc lập xây dựng xã hội tiến bộ
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước
Đông đảo nhân dân tham gia nhiều tầng lớp xã hội
Cuộc vận động Duy Tân (1908)
Đổi mới đất nước.
Mở trường học dạy theo lối mới, đả kích hủ tục PK, mở mang công thương nghiệp.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
Phong trào chống thuế ở Trung Kì
Chống đi phu, chống sưu thuế.
Từ đấu tranh hoà bình PT dần thiên về xu hướng bạo động.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,chủ yếu là nông dân
C. Luyện tập 
* Mục tiêu:
- Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...
- Thời gian: 20 phút
* Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam giàu sức người, sức của.
Câu 2: Nguyên nhân làm cho nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp.
- Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập.
- Bối cảnh quốc tế bất lợi.
Câu 3: Những nét chính của phong trào Cần Vương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của phong trào.
Về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Nguyên nhân bùng nổ :
+ Âm mưu thống trị của thực dân Pháp.
+ Lòng yêu nước, ý chí bất khuất của quần chúng nhân dân.
+ Thái độ kiến quyết chống Pháp của phái chủ chiến
Câu 4: Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Quy mô: diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
- Thành phần tham gia gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
- Tính chất : là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt.
Câu 5: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX .
Nguyên nhân: tác động từ cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tư tưởng tiến bộ trên thế giới, nhất là tấm gương tự cường của Nhật Bản.
D. Vận dụng - mở rộng
* Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.
* Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
1. Nhận xét chung về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. So sánh hai xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế...
3. Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa như thế nào?Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì khác với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
GV tổng hợp lại một số kiến thức cơ bản
4. Dặn dò
- Học ôn tất cả các bài đã học từ Học kỳ II để kiểm tra.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân, cá nhân trình bày trước lớp.
- Học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân, cá nhân trình bày trước lớp.
- Học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân, cá nhân trình bày trước lớp.
- Học sinh làm việc cả lớp, cá nhân trình bày trước lớp.
- Học sinh về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo

File đính kèm:

  • docBai 31 On tap lich su Viet Nam tu nam 1858 den nam 1918_12846012.doc