Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 45: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng
2. Chính sách kinh tế
- Học sinh thảo luận nhóm thảo luận 2 phút.
+ Nhóm 1 : Em hãy nêu chính sách của thực dân Pháp trong ngành nông nghiệp ?
+ Nhóm 2: Em hãy nêu chính sách của thực dân Pháp trong ngành công nghiệp, giao thông vận tải?
+ Nhóm 3: Em hãy nêu chính sách của thực dân Pháp trong ngành thương nghiệp và tài chính?
- Giáo viên chiếu hình ảnh một số đồn điền Pháp lập tại Việt Nam.
- Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?
- GV phân tích và nhấn mạnh mục tiêu của thực dân Pháp là vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
- Học sinh đọc đoạn 1 SGK Trang 139.
- Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao? (Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân, để đễ dàng thống trị lâu dài, người dân Việt Nam quên đi sứ mệnh giải phóng dân tộc chứ không phải “khai hóa văn minh”.)
- Giáo viên phân tích ý đồ của thực dân Pháp khi mở một số trường học ở Việt Nam. (Tư liệu lịch sử 8)
Tuần 29 Ngày soạn: Tiết 45 Ngày dạy: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp học sinh hiểu được cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam: mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành, những chuyển biến về kinh tế: xuất hiện đồn điền, hầm mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng sử dụng sơ đồ, bản đồ, biểu đồ. 3. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước. - Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Khởi động - GV chiếu các hình ảnh lịch sử nói đến thời kỳ nào ở Việt Nam? - GV quan sát học sinh hoạt động, cho các em nhận xét lẫn nhau. Dẫn dắt vào bài. B. Hình thành kiến thức I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) 1. Tổ chức bộ máy nhà nước (sgk) - GV chia nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: - Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên? - GV nhận xét chốt ý đúng và chiếu sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước do thực dân Pháp dựng lên ở Việt Nam và Đông Dương. - Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp ? - Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối GV chốt lại: 2. Chính sách kinh tế - Học sinh thảo luận nhóm thảo luận 2 phút. + Nhóm 1 : Em hãy nêu chính sách của thực dân Pháp trong ngành nông nghiệp ? + Nhóm 2: Em hãy nêu chính sách của thực dân Pháp trong ngành công nghiệp, giao thông vận tải? + Nhóm 3: Em hãy nêu chính sách của thực dân Pháp trong ngành thương nghiệp và tài chính? - Giáo viên chiếu hình ảnh một số đồn điền Pháp lập tại Việt Nam. - Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì? - GV phân tích và nhấn mạnh mục tiêu của thực dân Pháp là vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. - Học sinh đọc đoạn 1 SGK Trang 139. - Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao? (Mục đích của chính sách này là nô dịch và ngu dân, để đễ dàng thống trị lâu dài, người dân Việt Nam quên đi sứ mệnh giải phóng dân tộc chứ không phải “khai hóa văn minh”.) - Giáo viên phân tích ý đồ của thực dân Pháp khi mở một số trường học ở Việt Nam... (Tư liệu lịch sử 8) GV chốt lại: a. Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền (trồng cà phê, chè, lúa ) b. Công nghiệp: Tập trung khai thác than, kim loại và một số ngành khác như: xi măng, gỗ, điện, diêm c. Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự. d. Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam (hàng hóa Pháp nhập vào được miễn, giảm thuế, đánh thuế cao hàng hóa các nước khác); Đánh thuế mới chồng lên thuế cũ (nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện ) à Mục đích của các chính sách trên: vơ vét tối đa sức người sức của của nhân dân ta. 3. Chính sách văn hóa, giáo dục - Đến 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục thời phong kiến. - Về sau, Pháp mở một số trường học để tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị của Pháp. Bên cạnh đó Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế. C. Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Chính sách khai thác của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế nước ta bị tác hại ra sao? Em hãy điền vào chỗ trống các ý còn thiếu... a/ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là b/ Tài nguyên thiên nhiên bị c/ Nông nghiệp d/ Công nghiệp thiếu hẳn D. Vận dụng - mở rộng 1. Vận dụng Làm bài tập trang 138 SGK: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp ? - Bộ máy cai trị tổ chức chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn. - Kết hợp giữa Nhà nước thực dân và quan lại phong kiến. 2. Mở rộng - Tìm hiểu về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tác động của công cuộc khai thác. - Về nhà học bài và hoàn thành bài tập vào vở. Soạn phần còn lạ của bài học. - Học sinh quan sát trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên. - Học sinh hoạt động nhóm, theo sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm hoàn thành nội dung và báo cáo, các nhóm khác bổ sung nội dung và ghi chép bài. - Học sinh hoạt động nhóm, theo sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm hoàn thành nội dung và báo cáo, các nhóm khác bổ sung nội dung và ghi chép bài. - Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi, các học sinh khác bổ sung ý kiến. - Cả lớp hoạt động làm bài tập, báo cáo sản phẩm. - Học sinh về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo
File đính kèm:
- BÀI 29 LỊCH SỬ 8 T1.doc