Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 42, Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng

2. Diễn biến

- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 132 (từ đoạn "Trong giai đoạn 1884-1892" đến "phong trào tan rã".

? Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chia làm mấy giai đoạn? Lãnh đạo chung của cuộc khởi nghĩa là ai?

- Học sinh quan sát chân dung Hoàng Hoa Thám. Nêu hiểu biết của mình về Đề Thám.

? Đề Thám đã mấy lần giảng hòa với quân Pháp? Tại sao thực dân Pháp chấp nhận giảng hòa lần 2?

* Em hãy tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

- Sau khi học sinh trình bày diễn biến.

 GV chốt lại:

- Giai đoạn 1: 1884 - 1892

Nhiều toán nghĩa quân hoạt động ở nhiều địa bàn riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- Giai đoạn 2: 1893 - 1908

Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- Giai đoạn 3: 1908 - 1913

 Pháp tập trung quân tấn công Yên Thế, nghĩa quân bị thiệt hại nhiều. 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.

? Phong trào Yên Thế có đặc điểm gì khác so với phong trào Cần vương?

- GV quan sát học sinh thảo luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 42, Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX - Năm học 2019-2020 - Ninh Chí Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	26	Ngày soạn: 9/5/2020	 
Tiết 	42	Ngày dạy: 11/5/2020 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
Giúp học sinh nắm được nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, lập bảng thống kê khái quát các giai đoạn của phong trào nông dân Yên Thế. 
2. Kĩ năng 
Rèn kĩ năng miêu tả, tường thuật một sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ, so sánh, phân tích, đánh giá lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
- GV chiếu các hình ảnh nhân vật lịch sử liên quan đến các sự kiện lịch sử.
- Hãy cho biết tên các nhân vật lịch sử trên? Liên quan đến sự kiện lịch sử nào?
- GV quan sát học sinh hoạt động, cho các em nhận xét lẫn nhau. Dẫn dắt vào bài.
B. Hình thành kiến thức 
I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)
1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa
- Giáo viên: Treo lược đồ căn cứ Yên Thế, học sinh quan sát và xác định vị trí Yên Thế. (hoặc cho học sinh quan sát hình 96. SGK trang 131) và yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 131 (từ đoạn "Yên Thế" đến "hiểm trở".
? Với địa thế của Yên Thế thuận lợi cho cách đánh nào? 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 131 (từ đoạn "Tình hình" đến "đấu tranh".
? Theo em nguyên nhân nào làm bùng nổ phong trào khởi nghĩa Yên Thế? 
 GV chốt lại: Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình; Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
2. Diễn biến 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 132 (từ đoạn "Trong giai đoạn 1884-1892" đến "phong trào tan rã".
? Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chia làm mấy giai đoạn? Lãnh đạo chung của cuộc khởi nghĩa là ai?
- Học sinh quan sát chân dung Hoàng Hoa Thám. Nêu hiểu biết của mình về Đề Thám.
? Đề Thám đã mấy lần giảng hòa với quân Pháp? Tại sao thực dân Pháp chấp nhận giảng hòa lần 2?
* Em hãy tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- Sau khi học sinh trình bày diễn biến.
 GV chốt lại: 
- Giai đoạn 1: 1884 - 1892 
Nhiều toán nghĩa quân hoạt động ở nhiều địa bàn riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.
- Giai đoạn 2: 1893 - 1908
Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- Giai đoạn 3: 1908 - 1913
 Pháp tập trung quân tấn công Yên Thế, nghĩa quân bị thiệt hại nhiều. 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.
? Phong trào Yên Thế có đặc điểm gì khác so với phong trào Cần vương? 
- GV quan sát học sinh thảo luận.
GV chốt ý: mục tiêu chiến đấu không phải vì vua; lãnh đạo Hoàng Hoa Thám là người có tài, mưu trí, căm thù đế quốc, phong kiến, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của nhân dân ; địa bàn hoạt động trung du và miền núi, có lối đánh linh hoạt cơ động, khởi nghĩa kéo dài 30 năm.
3. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử 
? Nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? 
- GV quan sát học sinh hoạt động.
GV chốt ý: 
+ Do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến, chênh lệch về lực lượng. Phong trào Cần Vương đã tan rã nên Pháp tập trung quân đàn áp. Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, địa bàn hoạt động còn hạn hẹp. Cách tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế (chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo, bế tắc về đường lối).
+ Khởi nghiã Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du của thực dân Pháp 
C. Luyện tập 
- GV soạn bài tập trắc nghiệm trình chiếu gọi học sinh trả lời.
Câu 1: Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1884 đến 1913. 
B. Từ năm 1885 đến 1895. 
C. Từ năm 1885 đến 1913. 
D. Từ năm 1884 đến 1895. 
Câu 2: Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Công nhân.	B. Nông dân.
C. Các dân tộc sống ở miền núi.	D. Nông dân và công nhân.
Câu 3: Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào?
A. Văn thân, sĩ phu.	B. Võ quan
C. Nông dân.	D. Địa chủ
Câu 4: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
D. Vận dụng - mở rộng
So sánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
- Mục tiêu chiến đấu: Nhằm bảo vệ quê hương và cuộc sống của họ, chứ không phải khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa Cần Vương.
- Lãnh tụ: Hoàng Hoa Thám có những phẩm chất đặc biệt:
+ Căm thù đế quốc phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo.
+ Trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Nghĩa quân là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống tự do.
- Nổ ra ở vùng trung du, có lối đánh linh hoạt, cơ động, có nhiều nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Học sinh hoạt động cặp đôi. Báo cáo sản phẩm. Nhận xét sản phẩm của các cặp đôi khác.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Hoạt động nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm khác nhận xét sản phẩm của nhóm khác.
- Học sinh hoạt động cặp đôi. Báo cáo sản phẩm. Nhận xét sản phẩm của các cặp đôi khác.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Học sinh về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo

File đính kèm:

  • docBai 27 Khoi nghia Yen The va phong trao chong Phap cua dong bao mien nui cuoi the ki XIX_12827597.doc