Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức:

- Nắm được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp: Anh, Pháp, Đức

- Hệ quả của cách mạng công nghiệp.

*Tích hợp môi trường: sử dụng hình 12.13.15,16 để thấy cảnh lao động ngột ngạt ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

b. Về kỹ năng:

 - Đánh giá được hệ quả kinh tế, xã hội của cách mạng công nghiệp.

 - Tích hợp môi trường ở phần Cách mạng công nghiệp

c. Về thái độ:

- Căm ghét sự áp bức bóc lột của CNTB đã gây nên bao nhiêu đau khổ cho ND lao động trên thế giới

- Khâm phục sự ng¬ời sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kỹ thuật sản xuất.

2. CHUẩN Bị CủA GIÁO VIÊN VÀ HọC SINH:

a. Chuẩn bị của giáo viên : - Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ nước Anh giữa TK XVIII và nửa đầu TK XIX.

- Sưu tầm tài liệu tham khảo cho bài giảng.

b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ nội dung – Trả lời câu hỏi.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: 5’

*Câu hỏi:? Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của CM TS Pháp? ý nghĩa lịch sử của CMTS pháp cuối TK XVIII?

 

doc215 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/10/2016
Ngày giảng: .../10/2016 Dạy lớp 8A
Tiết 18: Bài 12: 
NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức: 
 - Những cải cách tiến bộ Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868. Thực chất cải cách 1868 là một cuộc CM TS nhằm đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang CNĐQ 
 - Hiểu được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp VS Nhật cuối TK XIX đầu TK XX.
 *Tích hợp môi trường: Nhật Bản trở thành đế quốc dùng sức mạnh của mình để thực hiện mưu đồ thực dân.
 b. Về kỹ năng: 
 - Nắm vững khái niệm “cải cách”.
 - Sử dụng bản đồ trình bày các sự kiện liên quan đến bài học 
 c. Về thái độ:
 - Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa tiến bộ của những cải cách đối với sự phát triển của XH.
 - Giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với CNĐQ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của thầy: - Bản đồ nước Nhật cuối TK XIX đầu TK XX.
 - Tranh ảnh, tư liệu về nước Nhật đầu TK XX.
 b. Chuẩn bị của trò: Đọc kỹ bài- Học bài cũ.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 * Câu hỏi: ? Tại sao các nước ĐNA lại trở thành đối tượng xâm lược của CNTD Phương Tây?
 * Đáp án:
 - Do chính sách thống trị và bóc lột của CNTD.
 - Mâu thuẫn giữa các DT thuộc địa ĐNA với thực dân ngày càng gay gắt.
 - Các phong trào bùng nổ.
 *Đặt vấn dề vào bài mới: (1’)
	 Cuối TK XIX đầu TK XX trong khi hầu hết các nước Châu á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước TB Phương Tây thì Nhật Bản lại giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng trở thành một đế quốc chủ nghĩa. tại sao như vậy? Điều gì đã đưa nước Nhật có những chuyển biến to lớn đó?.... 
 b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
G
H
?
H
G
?
H
?
H
G
H
?
H
?
H
G
?
H
G
?
H
G
?
H
H
?
H
?
H
G
G
?
H
?
H
?
H
?
H
G
- GV sử dụng lược đồ: “Đế quốc Nhật cuối TK XIX - đầu TK XX
- Là một quốc gia đảo nằm ở vùng Đông bắc Châu á, trải dài theo hình cánh cung gồm 4 đảo chính: Hôn-su; Hốc-cai-đô; Kiu-siu; Si-cô-cư, diện tích khoảng 374.000 km2. Tài nguyên nghèo nàn, về cơ bản vẫn là 1 nước PK nông nghiệp.
- HS đọc thầm “từ đầu đến.... .. quân sự”.
Tình hình nước Nhật cuối TK XIX có điểm gì giống với các nước Châu á nói chung?
+ Giữa TK XIX tình hình nước Nhật cũng giống như các nước Châu á nói chung: CĐPK Nhật rơi vào tình trạng bế tắc. suy thoái, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước TB Âu Mĩ.
+ Từ nửa sau TK XIX, tình hình đó càng trở nên nghiêm trọng: CĐPK Nhật do Sô- Gun đứng đầu khủng hoảng bế tắc không thể cứu vãn được với chích sách đối ngoại bảo thủ “đóng cửa. bế quan, toả cảng”. Các nước TB Phương Tây đứng đầu là Mĩ quyết định dùng vũ lực buộc Sô-gun phải “mở cửa” để chiếm lĩnh thị trường và dùng Nhật làm bàn đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc 
Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho đất nước Nhật?
+ Hoặc tiếp tục duy trì CĐPK mục nát để trở thành miếng mồi cho TD Phương Tây.
+ Hoặc tiến hành cải cách để canh tân đất nước 
Thiên hoàng Minh Trị là ai? Ông có vai trò ntn? đối với cuộc cải cách Duy Tân Minh trị?
- Thiên Hoàng Minh trị: Vua Mút-hu-hi-tô lên kế vị vua cha 11/1867 khi mới 15 tuổi. Ông là người thông minh, dũng cảm, biết theo thời thế và biết dùng người. 
- Lên ngôi trước tình hình khủng hoảng bế tắc của nước Nhật, ông đã quyết định sáng suốt: Truất quyền Sô-gun (bảo thủ lạc hậu) 
- Thành lập chính quyền mới, thủ tiêu chế độ Mạc Phủ lấy hiệu Minh Trị (Vua trị vì sánh suốt) và tiến hành cuộc cải cách Minh trị Duy Tân, bắt chước Phương Tây để canh tân đất nước 
- HS đọc thầm phần chữ in nhỏ sgk- 67
Thiên Hoàng Minh trị đã tiến hành những cải cách ntn? Nội dung của các cải cách đó?
Cho biết kết quả của cuộc Duy Tân Minh trị?
+ Mở đường cho CNTB phát triển.
+ Giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của CNĐQ.
- GV: nhóm HS thảo luận.
Vì sao Nhật có sức cuốn hút các nước Châu á noi theo? Liên hệ thực tế với cuộc Duy Tân theo tư tưởng Nhật Bản ở Việt Nam?
- Cải cách Duy Tân đưa nước Nhật phát triển mạnh theo con đường TBCN => Nhật không bị biến thành thuộc địa hay nửa thuộc địa như các nước Châu á.
- Cải cách Duy Tân đưa nước Nhật từ 1 nước PK lạc hậu trở thành 1 nước TB phát triển => Các nước Châu á cần noi theo.
- ở Việt Nam Duy Tân theo tư tưởng Nhật Bản diễn ra đầu TK XX do các sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng (tiêu biểu là Phan Bội Châu).
Cuộc Duy Tân Minh Trị có phải là cuộc CM TS không? Tại sao?
- Là cuộc CMTS do liên minh quí tộc TS tiến hành “từ trên xuống” 
+ Chấm dứt CĐPK (từ đầu 1868) của Sô-gun, thành lập chính quyền của quý tộc TS hoá đứng đầu là Nây-gi (Minh trị).
+ Cải cách toàn diện, mang tính chất TS rõ rệt, góp phần xoá bỏ sự chia cắt “các phiên” thống nhất thị trường dân tộc (1871) thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sở hữu ruộng đất PK (1871) thành lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự 1872 
 So với các cuộc CMTS ở Âu Mĩ, cuộc CM TS ở Nhật có đặc điểm gì nổi bật?
+ Hạn chế: Do sự nắm quyền của liên minh quý tộc TS hoá, quyền lợi của nhân dân lao động bị hạn chế.... ..
- HS đọc mục 2 (sgk- 69).
 Nhật Bản chuyển sang CNĐQ trong điều kiện nào?
- CNTB phát triển mạnh sau cuộc cải cách Duy Tân 1868.
 Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật tiến sang CNĐQ? Những biểu hiện đó có giống các nước Âu Mĩ không? 
- Cuối TK XIX Nhật đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Trung Quốc vơ vét của cải, lấy tiền bồi thường chiến tranh => Đẩy mạnh kinh tế TBCN 
+ Từ 1903 – 1914 tỷ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tăng từ 19% -> 42%.
+ Quá trình tập chung công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng diễn ra mạnh.
+ Nhiều công ty độc quyền xuất hiện: Mít- Xưi; Mít-su-bi-si. Giữ vai trò lớn lao bao trùm lên đời sống kinh tế chính trị, xã hội Nhật Bản.
- GV giới thiệu 1 số nét về công ty độc quyền Mít-xưi: là 1 tổ chức độc quyền lớn ra đời vào TK XVII từ 1 hãng buôn và ngày càng phát triển, cho vay lãi. Do tích cực ủng hộ Thiên Hoàng nên giành được nhiều đặc quyền, Đầu TK XX Mít-xưi đã nắm được nhiều ngành kinh tế lớn quan trọng: Khai mỏ, điện, dệt.... Chi phối đời sống XH Nhật.
Hàng hoá của hãng Mít-xưi, Mít-su-bi-si có mặt ở VN ko? Kể 1 vài mặt hàng?
=> Với sự hình thành các công ty độc quyền ở Nhật đánh dấu nước Nhật chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
Trong giai đoạn ĐQCN tình hình chính trị Nhật có gì nổi bật?
- Là nước quân chủ lập hiến, giới cầm quyền thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động.
+ Đối nội: Hạn chế các quyền tự do dân chủ, đàn áp nhân dân.
+ Đối ngoại: ->
Dựa vào lược đồ 49 em hãy xác định vị trí bành trướng của Nhật cuối TK XIX, đầu TK XX?
 Em có nhận xét gì về chính sách xâm lược và bành trướng của Nhật bản?
- Chính sách ngoại giao, xâm lược bành trướng, hung hãn của Nhật bản không kém gì các nước Tây âu
- GV kết luận: Tiến sang CNĐQ Nhật Bản thi hành chinh sách đối nội, đối ngoại xâm lược phản động.
=> CNĐQ Nhật là CN quân phiệt, hiếu chiến.
+ Do liên minh TS hoá nắm chính quyền.
+ Thi hành chính sách đối ngoại, xâm lược hiếu chiến.
I. Cuộc Duy tân Minh trị: (17)
* Nguyên nhân:
- CNTB phương Tây nhòm ngó, xâm lược 
- CĐPK Nhật khủng hoảng nghiêm trọng.
* Nội dung: 
- 1/1868 Thiên hoàng minh trị tiến hành một loạt cải cách:
+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN, XD cơ sở hạ tầng, đường xá
+ Chính trị - Xã hội: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát riển kinh tế quốc phòng
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. chú trọng KHKT, du học phương Tây.
* Kết quả: Đưa nước Nhật từ nước PK nông nghiệp => nước TBCN phát triển.
II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc: (15’)
* Kinh tế: 
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá
- Sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế TBCN -> các công ty độc quyền ra đời 
(Mít-xưi ; Mít-su-bi-si.... ) 
-> lũng đoạn nền kinh tế, chính trị
-> Nhật Bản chuyển sang gia đoạn CNĐQ.
* Chính sách đối ngoại: 
- Tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
c. Củng cố, luyện tập: (5’)
 - Nhật Bản là một nước PK song nhờ thực hiện những cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận 1 nước thuộc điạ mà còn trở thành 1 nước TB phát triển và tiến lên CNĐQ.
 - Bị áp bức bóc lột, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đặc biệt là công nhân, ngày càng 1 dâng cao.
 Bài 1: Chúng ta học tập được những bài học nào dưới đây từ cuộc Duy Tân Minh trị? 
 A. Tiến hành cải cách đồng bộ trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, XH.
 B. Mở rộng quan hệ với các nước. không phân biệt đối sử.
 C. Đầu tư cho giáo dục. chú trọng phát triển khoa học. kỹ thuật.
 D. Tất cả các bài học trên.
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2’)
 - Nắm chắc nội dung bài học
 - Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Kiểm tra 1 tiết.
4. Những kinh nghiệm sau khi giảng:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/10/2016
Ngày giảng: ... /10/2016 Dạy lớp 8A
TIẾT 19: 
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
1. Mục tiêu:
- Nhằm kiểm tra đánh giá quá trình học tập, tiếp thu kiến thức của HS trong chương trình lịch sử từ đầu năm đến nay.
- Qua bài viết của HS, giáo viên nắm bắt được khả năng tiếp thu của HS để có phương pháp uốn nắn HSyếu.
- Có kỹ năng làm bài kiểm tra về lịch sử thế giới.
- Bồi dưỡng hs ý thức về tính chích xác. sự ham học bộ môn. Bước đầu hình thành được ý thức đúng đắn về sự phát triển của lịch sử thế giới từ những cuộc CM TS đầu tiên (TK XVI) đến đầu TK XX.
2. Nội dung đề:
Đề bài:
*Thiết kế ma trận:
Cấp độ tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIII
Biết được tình hình nước Pháp trước Cách mạng
Rút ra được ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1
1
2
3
3
100
2. Các nước tư bản Anh, Phap, Đức. Mĩ cuối TK XIX-XX
Biết được tình hình các nước Anh, Pháp, Đức. Mĩ.
Hiểu được đặc điểm nổi bật của đế quốc Anh cuối XIX-XX
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1
1
2
3
3
100
3. Trung Quốc cuối TK XIX – đầ TK XX
Biết TQ đầu TK XIX- XX
Nêu tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân TQ cuối TK XIX-XX
Hiểu được vì sao cách mạng Tân Hợi là phong trào tiêu biểu nhất.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1
1(a)
1.5
1 (b)
1.5
3
4
100
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
6,5
4,5
45
1.5
3.5
35
1
2
20
9
10
100
ĐỀ BÀI:
Đề chẵn:
Phần trắc nghiệm: (Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất)
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là gì?
Chủ nghĩa tư bản xâm nhập mạnh vào nông nghiệp.
Nông nghiệp tiên tiến, công nghiệp lạc hậu.
Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp phát triển.
Nông nghiệp, công thương phát triển mạnh.
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước cách mạng là gì?
Xã hội hình thành 3 giai cấp: tư sản, công nhân và nông dân.
Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba.
Xã hội phân thành 3 giai cấp: địa chủ, tư sản và nông dân.
Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: quý tộc. tư sản và nông dân.
Câu 3: Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về mặt nào?
Sản xuất lương thực B. Sản xuất công nghiệp nhẹ
Sản xuất công nghiệp nặng D. Sản xuất tư bản, thương mại và thuộc địa
Câu 4: Chế độ chính quyền của Mĩ do hai đảng cầm quyền là đảng nào?
A. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ B. Đảng tự do và Bảo thủ 
C. Đảng Cộng hòa và Đảng Tự do D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
Câu 5: Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp nào?
A. Giai cấp vô sản B. Giai cấp tư sản dân tộc
C. Liên minh giữa tư sản và vô sản D. Giai cấp công nhân.
Câu 6: Trung Hoa dân quốc được thành lập vào thới gian nào?
A. 29-12-1911 B. 10-10-1911 C. 12-1-1912 D. 12-2-1912
II. Phần tự luận:
Câu 1: (2đ) Vì sao cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc “đại cách mạng”?
Câu 2: (2đ) Hãy cho biết đặc điểm của đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 3: (3đ) Nêu tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Phong trào nào là tiêu biểu nhất, vì sao? 
Đề lẻ
Phần trắc nghiệm: (Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất)
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là gì?
A.Chủ nghĩa tư bản xâm nhập mạnh vào nông nghiệp.
B. Nông nghiệp, công thương phát triển mạnh.
C. Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp phát triển.
D. Nông nghiệp tiên tiến, công nghiệp lạc hậu.
Câu 2: Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước cách mạng là gì?
A. Xã hội hình thành 3 giai cấp: tư sản, công nhân và nông dân.
B. Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: quý tộc. tư sản và nông dân.
C. Xã hội phân thành 3 giai cấp: địa chủ, tư sản và nông dân.
D.Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba.
Câu 3: Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về mặt nào?
A. Sản xuất lương thực B. Sản xuất tư bản, thương mại và thuộc địa
C. Sản xuất công nghiệp nặng D. Sản xuất công nghiệp nhẹ
Câu 4: Chế độ chính quyền của Mĩ do hai đảng cầm quyền là đảng nào?
A. Đảng Cộng hòa và Đảng Tự do B. Đảng tự do và Bảo thủ 
C. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
Câu 5: Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp nào?
A. Giai cấp vô sản B. Giai cấp tư sản dân tộc
C. Liên minh giữa tư sản và vô sản D. Giai cấp công nhân.
Câu 6: Trung Hoa dân quốc được thành lập vào thới gian nào?
A. 29-12-1911 B. 10-10-1911 C. 12-1-1912 D. 12-2-1912
II. Phần tự luận:
Câu 1: (2đ) Vì sao cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc “đại cách mạng”?
Câu 2: (2đ) Hãy cho biết đặc điểm của đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 3: (3đ) Nêu tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Phong trào nào là tiêu biểu nhất, vì sao? 
Đáp án:
Đề chẵn:
Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
D
A
B
A
Phần tự luận:
Câu 1: Mỗi ý đúng cho 0,5đ
Có sự tham gia đông đảo quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân 
->đây là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên
Đập tan chế độ phong kiến và đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
Cách mạng đã kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết yêu cầu của nhân dân.
CM có ảnh hưởng sâu rộng đến các nước khác
Câu 2: 
* Kinh tế: (1đ)
- Từ 1870 công nghiệp phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền xuống hàng thứ 3 trên thế giới. 
- Là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu TB thương mại, thuộc địa.
- Nhiều công ty độc quyền và tài chính ra đời => Chi phối toàn bộ nền kinh tế
* Chính trị: (1đ)
- Là nước quân chủ lập hiến, 2 đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Đối ngoại, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
=> CNĐQ Anh là “CNĐQ thực dân”.
Câu 3: 
	- 1851-1864, phong trào nông dân Thái bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo. (0,5đ)
	- 1898, cuộc vận động Duy Tân do Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu và vua Quang Tự đứng đầu. (0,5đ)
- Phong trào Nghĩa Hoà đoàn: Cuối TK XIX - đầu TK XX (0,5đ)
	- Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) (0,5đ)
-> cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) là phong trào lớn nhất và tiêu biểu nhất vì: (1đ)
	+ Phong trào do giai cấp tư sản khởi xướng
	+ Phong trào lan rộng
	+ Thành lập chính phủ lâm thời
	+ Lần đầu tiên trong lịch sử chế độ PK bị sụp đổ
	+ CM tạo điều kiện cho CNTB Trung Quốc phát triển.
Đề lẻ: 
I. Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
D
B
C
B
A
II. Phần tự luận:
Câu 1: Mỗi ý đúng cho 0,5đ
Có sự tham gia đông đảo quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân 
->đây là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên
Đập tan chế độ phong kiến và đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
Cách mạng đã kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết yêu cầu của nhân dân.
CM có ảnh hưởng sâu rộng đến các nước khác
Câu 2: 
* Kinh tế: (1đ)
- Từ 1870 công nghiệp phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền xuống hàng thứ 3 trên thế giới. 
- Là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu TB thương mại, thuộc địa.
- Nhiều công ty độc quyền và tài chính ra đời => Chi phối toàn bộ nền kinh tế
* Chính trị: (1đ)
- Là nước quân chủ lập hiến, 2 đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Đối ngoại, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
=> CNĐQ Anh là “CNĐQ thực dân”.
Câu 3: 
	- 1851-1864, phong trào nông dân Thái bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo. (0,5đ)
	- 1898, cuộc vận động Duy Tân do Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu và vua Quang Tự đứng đầu. (0,5đ)
- Phong trào Nghĩa Hoà đoàn: Cuối TK XIX - đầu TK XX (0,5đ)
	- Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) (0,5đ)
-> cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) là phong trào lớn nhất và tiêu biểu nhất vì: (1đ)
	+ Phong trào do giai cấp tư sản khởi xướng
	+ Phong trào lan rộng
	+ Thành lập chính phủ lâm thời
	+ Lần đầu tiên trong lịch sử chế độ PK bị sụp đổ
	+ CM tạo điều kiện cho CNTB Trung Quốc phát triển.
4. Đánh giá, nhận xét sau khi chấm bài:
.......
.......
.......
* Hướng dẫn học sinh học bài: chuẩn bị bài: Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngày soạn: 25/10/2016
Ngày giảng: .../10/2016 Dạy lớp 8A
Tiết 20: Bài 13: 
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức: Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản:
 - Mâu thuẫn giữa ĐQ với ĐQ đưa đến kết qủa tất yếu là sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất vì bản chất của CNĐQ là gây chiến tranh xâm lược. Bọn ĐQ ở cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
 - Diễn biến các giai đoạn phát triển của cuộc chiến tranh, qui mô, tính chất và những hậu quả nặng nề mà chiến tranh đã gây ra cho loài người.
 - Trong chiến tranh giai cấp VS và các DT trong đế quốc Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã tiến hành cuộc CM VS với khẩu hiệu “biến chiến tranh ĐQ thành nội chiến CM” thành công đem lại hoà bình và 1 XH mới tiến bộ
 b. Về kỹ năng: 
 - Phân biệt được các khái niệm “Chiến tranh đế quốc. chiến tranh CM, Chiến tranh chính nghĩa. chiến tranh phi nghĩa ”.
 - Biết trình bày DB cơ bản của chiến tranh trên bản đồ
 - Bước đầu biết đánh giá 1 số vấn đề lịch sử: Nguyên nhân sâu xa. nguyên nhân trực tiếp
 c. Về thái độ:
 - Giáo dục tinh thần đấu tranh kiên quyết chống CNĐQ, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
 - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCS, đấu tranh chống CNĐQ gây chiến.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ treo tường: Chiến tranh thế giới thứ nhất.
 - Bảng thống kê kết quả của chiến tranh.
 - Tranh ảnh, tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
 b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi.
3. Tiến trình bài dạy học:
 a. Kiểm tra bài cũ: (2’)
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 b. Dạy bài mới:
 *Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
	Thế kỷ XX đã đi qua với những cuộc chiến tranh bùng nổ. Trong đó có 2 cuộc chiến tranh lớn có qui mô toàn thế giới là chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2. Vậy chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã bùng nổ như thế nào, diễn biến và kết cục mà nó đem lại ra sao?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
G
?
H
?
H
?
H
G
H
?
H
?
G
?
H
?
H
?
H
?
H
G
G
?
G
G
?
H
G
?
H
?
H
?
G
?
H
G
?
H
?
H
G
?
H
- GV gợi cho hs nhớ lại tình hình các nước ĐQ Anh, Pháp, Đức. Mĩ cuối TK XIX - đầu T

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_hoc_ky_i_nam_hoc_2018_2019.doc