Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 Lớp 8a1: 8a2:

 4.2.Kiểm tra miệng:

 ? Diễn biến của Công xã Pa-ri 1871?4 điểm

- Chi-e ra lệnh tước vũ khí của Quốc dân quân. Ba giờ sáng ngày 18-3-1871 Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông- mác. Binh lính ngả về phía cách mạng. Ngày 26-3-1871 nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo lối phổ thông đầu phiếu. Ngày 28-3-1871 Hội đồng Công xã Pa-ri đã ra mắt trong niềm hân hoan của quần chúng nhân dân.

? Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri ? 4 điểm.

- Công xã Pa-ri là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới. Cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

 ? Bài hôm nay học về những nước đế quốc nào? 2 điểm.

 - Anh, Pháp, Đức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết PPCT : 10	
Ngày dạy : 
Bài 6
CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ
CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. 1/ Kiến thức: 
- HS biết: Do sản xuất phát triển các nước Tư bản lớn chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa. 
 Tình hình đặc điểm của các nước Đế quốc về kinh tế, chính trị, xã hội
- HS hiểu: Những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc.
Tích hợp: Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm thuộc địa trên thế giới.
1.2 / Kỹ năng:
-HS thực hiện được: Bồi dưỡng kĩ năng phân tích sự kiện kịch sử để tìm hiểu đặc điểm, vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc
-HS thực hiện thành thạo: Đặc điểm của từng nước đế quốc.
1.3 / Thái độ: 
Thói quen: Nâng cao nhận thức về bản chất của CNTB.
Tính cách: Căm thù quân xâm lược.
2/.NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức.
3/. CHUẨN BỊ:
	a.Giáo viên : Bản đồ thế giới. 
	b.Học sinh : SGK, VBT, bài sọan.
4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 	4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 Lớp 8a1: 8a2:
	4.2.Kiểm tra miệng:
 ? Diễn biến của Công xã Pa-ri 1871?4 điểm 
- Chi-e ra lệnh tước vũ khí của Quốc dân quân. Ba giờ sáng ngày 18-3-1871 Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông- mác. Binh lính ngả về phía cách mạng. Ngày 26-3-1871 nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo lối phổ thông đầu phiếu. Ngày 28-3-1871 Hội đồng Công xã Pa-ri đã ra mắt trong niềm hân hoan của quần chúng nhân dân. 
? Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri ? 4 điểm.
- Công xã Pa-ri là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới. Cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp. 
 ? Bài hôm nay học về những nước đế quốc nào? 2 điểm.
 - Anh, Pháp, Đức.
 4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG GHI BÀI
Giới thiệu bài:
 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nền kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn độc quyền dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Đặc điểm các nước đế quốc, kinh tế, xã hội thay đổi như thế nào=>bài học
Hoạt động1: Anh (10p)
Mục tiêu:	
Tình hình đặc điểm của các nước Đế quốc về kinh tế, chính trị, xã hội. Bản chất của CNTB.
Phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ.
HSY?Cuối thế kỉ XIX, tình hình nước Anh thay đổi như thế nào? 
- Cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển chậm hơn Mĩ, Đức)
? Nguyên nhân của sự tụt hậu đó?
- Máy móc, trang thiết bị trở nên lạc hậu, giai cấp tư sản chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn đầu tư trong nước.
 Tuy nhiên cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế đất nước.
? Thế nào là công ty độc quyền?
Tích hợp: HS quan sát Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Xác định vị trí nước Anh và các thuộc địa trên lược đồ. 
? Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? 
- Vì đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh, mua nguyên liệu rẻ, hàng hóa bán giá cao.
? Tình hình chính trị ở nước Anh như thế nào?
 -Do chính sách đẩy mạnh xâm lược thuộc địa nên thuộc địa Anh rộng 33 triệu Km vuông, được gọi là “ Đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn” Lênin gọi là “ CNĐQ thực dân”
? Thế nào là chế độ quân chủ lập hiến?
? Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh?
- Anh có một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới do xâm chiếm và bành trướng.
Hoạt động2:Pháp (10)
? Vì sao kinh tế Pháp phát triển chậm lại?
- Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ 1870-1871.
HSY? Kinh tế Pháp đầu thế kỉ XIX như thế nào?
? Các tổ chức độc quyền ra đời trong điều kiện như thế nào? 
? Tình hình chính trị ở nước Pháp có gì nổi bật?
 Thể chế Cộng hòa, tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân, chạy đua vũ trang, tăng cường xâm lược thuộc địa.
Tích hợp: GV dùng lược đồ cho học sinh xác định hệ thống thuộc địa của Pháp .
Lênin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ CNĐQ cho vay lãi”.
? Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ CNĐQ cho vay lãi”. 
- Thực dân Anh đầu tư chủ yếu vào các thuộc địa, còn Pháp lại cho các nước nghèo vay. Pháp giành hầu hết số tiền đưa ra nước ngoài cho vay lãi.
Hoạt động3: Đức (15p)
 ? Nền kinh tế Đức thay đổi như thế nào từ khi thống nhất?
? Các công ty độc quyền Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?
- Đức phát triển nhanh trên con đường TBCN, trở thành một nước có nền kinh tế đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới. Do đất nước thống nhất, giành được nhiều quyền lợi từ Pháp.
HSG? Điểm chung về kinh tế của Anh, Pháp, Đức?
? Tình hình chính trị ở Đức như thế nào?
? Chính sách đối nội và đối ngoại của Đức như thế nào?
Nhấn mạnh: Chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang
Tích hợp: GV dùng lược đồ cho học sinh xác định hệ thống thuộc địa của Đức.
? Đặc điểm của CNĐQ Đức và giải thích?
- “CNĐQ quân phiệt hiếu chiến” vì giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
 Tình hình phát triển kinh tế, chính trị của 3 đế quốc lớn ở châu Âu đã dẫn đến một mâu thuẫn không thể tránh khỏi và ngày càng gay gắt giữa Đức với Anh, Pháp để chia lại thế giới và đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX.
I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ 
1. Anh
* Kinh tế:
- Từ vị trí dẫn đầu về sản xuất công nghiệp đã xuống đứng thứ ba thế giới.
- Nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.
- Chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
* Chính trị:
- Anh là nước quân chủ lập hiến 
- Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
* Đặc điểm: CNĐQ thực dân.
2. Pháp
* Kinh tế:
- Công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới tụt xuống thứ tư
- Các công ty độc quyền ra đời và chi phối nền kinh tế Pháp đặc biệt trong lãnh vực ngân hàng
* Chính trị:
- Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập từ sau 04-09-1870
- Quan hệ trong nước căng thẳng.
- Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
* Đặc điểm: CNĐQ cho vay lãi.
3. Đức
*Kinh tế:
- Phát triển nhanh đứng đầu châu Âu và thứ hai trên thế giới sau Mĩ
- Các công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Đức
* Chính trị:
- Đức theo thể chế liên bang, quyền lực nằm trong tay quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
- Chính sách đối nội, đối ngoại phản động.
 * Đặc điểm: CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.
 4.4.Tổng kết:
 ? Đặc điểm của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức? 
- CNĐQ thực dân, CNĐQ cho vay lãi, CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.
 ? Đặc điểm chung về kinh tế ở Anh, pháp, Đức?
- Các công ty độc quyền ra đời, từ đó chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
 4.5. Hướng dẫn học tập:
 - Đối với bài học tiết này :
Học bài. Chú ý tình hình kinh tế và đặc điểm của các nước đế quốc. Làm bài tập 1 trang 44-45 sgk
 - Đối với bài học tiết tiếp theo:
 Chuẩn bị phần I tiếp theo: 4. Nước Mĩ. Các chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ.
 5. PHỤ LỤC: 

File đính kèm:

  • docsu8t10.doc