Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
Chính sách kinh tế
- Nông nghiệp: Pháp cướp đoạt ruộng, lập đồn điền.
- Công nghiệp: tập trung khai thác than, kim loại và một số ngành: Xi măng, điện, chế biến gỗ,
- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống vận tải đường bộ, đường sắt để bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự
- Thương nghiệp: Độc quyền thị trường
- Tài chính: Đề thêm hàng loạt thứ thuế mới
Mục đích của các chính sách trên là nhằm vơ vét sức người sức của của nhân dân Đông Dương
Ngaøy soaïn: 26/ 03/ 2015 Ngaøy daïy: 31/ 03/ 2015 Tuaàn: 31 Tieát : 47 Chương II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918 Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kieán thöùc: Sau bài học HS cần: Trình bày được các chính sách khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam: Kế hoạch, nội dung, cách tiến hành. Phân tích được mục đích của các chính sách khai thác đó. 2.Thái độ: Căm ghét kẻ xâm lược, thống trị, căm ghét sự áp bức, bóc lột Bồi dưỡng cho HS ý chí chống xâm lược 3. Kó naêng: Bieát mô tả , khái quát, phân tích II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Giáo án, sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương 2. Học sinh: SGK, chuẩn bị bài mới III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định(1’): 8A6. Kieåm tra baøi cuõ (6’) Hãy cho biết nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX Giôùi thieäu baøi mới: Sau khi xâm chiếm được nước ta thực dân Pháp tiến hành khai thác bóc lột nước ta trên quy mô lớn ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Đó là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Vậy kế hoạch, nội dung, cách tiến hành và mục đích của chính sách khai thác của thực dân Pháp như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoaït ñoäng 1: Tìm hiểu về chính sách cai trị về tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp đối với nước ta (10’) GV: Treo sơ đồ bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, trình bày nội dung sơ đồ HS: Theo dõi ? Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên? HS: Dựa vào sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương để vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước ở Việt Nam Toàn quyền Đông Dương Bắc Kì Trung Kì Nam Kì Cấp kì Cấp tỉnh, huyện Cấp xã, thôn ? Em hãy nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp? HS: suy nghĩ, trả lời: Chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn Kết hợp giữa nhà nước phong kiến và thực dân GV: Mục đích của Pháp chia rẽ dân tộc ta trong sự thống nhất giả tạo, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới để bóc lột, kìm kẹp được nhiều hơn. Hoaït ñoäng 2: Tìm hiểu về chính sách khai thác bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp (16’) GV: Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận các chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp đối với nước ta ? Nông nghiệp? ? Thủ công nghiệp? ? Giao thông vận tải? ? Thương nghiệp và tài chính? HS: Thảo luận nhóm lần lượt 4 nhóm, 4 nội dung trên, trong 3’ GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo bảng cho sẵn trong phiếu học tập HS: Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của mình, nhóm khác bổ sung hoàn thiện GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ? Các chính sách trên của thực dân nhằm mục đích gì? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Phân tích cụ thể mục đích của các chính sách kinh tế của Pháp nhằm vơ vét sức người sức của của nhân dân Đông Dương. Chúng tập trung chủ yếu là khai thác những ngành kinh tế nước ta có nhiều nguồn lợi và phục vụ cho lợi ích của tư bản Pháp, chúng đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài còn hàng hóa của chúng thì miễn hoặc đánh thuế thấp, độc ác hơn nữa chúng đề ra hàng trăm loại thuế, nặng nhất là thuế muối, sắt,.. những mặt hàng thiết yếu. ? Em hãy quan sát hình98- Ga Hà Nội (năm 1900), nêu nhận xét về những chuyển biến về inh tế do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam? HS: Suy nghĩ trả lời GV: chốt Mặc dù mục đích của Pháp là vơ vét, bóc lột vậy nhưng nền kinh tế nước ta đã có bước chuyển biến, nhiều ngành nghề ra đời hơn, giao thông bước tiến hơn. Những yếu tố tích cực, tiêu cực đan xen di đường lối nô dịch của thực dân Pháp. Hoaït ñoäng 3: tìm hiểu về chính sách cai trị về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đối với nước ta (10’) ? Em hãy cho biết chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đối với nước ta? HS: Dựa vào SGK, trả lời ngắn gọn GV: Chốt ? Theo em, chính sách văn hóa giáo dục của thực dân Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao? HS: Suy nghĩ, trả lời Không, vì thực dân Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục phong kiến, và chỉ mở một số trường, cơ sở văn hóa y tế để phục vụ cho mục đích đào tạo tay sai để thống trị nước ta được nhiều nhất. GV: phân tích rõ mục đích thi hành nền văn hóa, giáo dục của thực dân. Thông qua giáo dục phong kiến, thực dân muốn tạo ra lớp người chỉ biết phục tùng Sử dụng chính sách dùng người Việt trị người Việt Kìm hãm dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị Ngoài ra chúng còn dùng sách báo độc hại để tuyên truyền, theo hướng bần cùng hóa và ngu dân Tiếp tục duy trì thói hư tật xấu trong xã hội. I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP (1897-1914) 1. Tổ chức bộ máy nhà nước Thực dân Pháp chia nước ta thành ba kì (nằm trong liên bang Đông Dương) với ba chế độ cai trị khác nhau. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương do Pháp chi phối 2. Chính sách kinh tế - Nông nghiệp: Pháp cướp đoạt ruộng, lập đồn điền. - Công nghiệp: tập trung khai thác than, kim loại và một số ngành: Xi măng, điện, chế biến gỗ, - Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống vận tải đường bộ, đường sắt để bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự - Thương nghiệp: Độc quyền thị trường - Tài chính: Đề thêm hàng loạt thứ thuế mới Mục đích của các chính sách trên là nhằm vơ vét sức người sức của của nhân dân Đông Dương 3. Chính sách văn hóa, giáo dục Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến Về sau, bắt đầu mở trường học nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ việc cai trị và một số cơ sở văn hóa, y tế 4. Cuûng coá: (1’) GV khái quát toàn bộ nội dung đã học 5. Höôùng daãn hoïc taäp ôû nhaø: (1’) Làm bài tập 1, 143 SGK, chuẩn bị phần II IV. RÚT KINH NGHIỆM ..
File đính kèm:
- su_8_tiet_47_20150726_021252.doc